Tình hình là cổ đông ôm ceo sẽ
Bên mình cty ck . Bsc khóa ma gin . Mình xin ko đươc . Nó nói ubck ko cho con này magin
Ảnh anh , nguyễn chuyên gia, sau khi phân tich chán đi full ma gil cổ thép và bank. Giờ nhìn đep trai hơn
CEO sắp tới chỉ cần 2 triệu cổ có khi tím rồi. Không còn ai muốn bán đâu.
Cái kiểu càng tăng thanh khoản càng teo chỉ có những siêu cổ mới có
vốn hóa lên 15k tỷ tức là lên 56 gấp 2 giá hiện nay thì e chốt gốc. lãi thì để lại đến 100 rồi chốt
m mở vps vẫn margin được mà? mà bh mn dùng vps nhiều, mở nhanh dễ, gặp ai giới thiệu qua là mở vps luôn tiện
bác mới vào hàng ah?
Nhiều bác trong này múc từ giá dưới 11 giữ đến giờ đấy. Tầm này không cướp nhanh thì không có vé lên tàu.
Trước lỡ mồm bào 3x bán giờ đổi thành 5x nhé
Sẽ còn lên tới 100 đầu năm 2022 đấy bác. Cụ 7 và 8 nhốt hết lại rồi.
Thực ra hàng giờ nhỏ lẻ cầm mấy đâu điều đó là thưa sức
Mai cứ đặt tràn dc tý gì hay tý đó
CEO: Đầu tư vào Giáo dục, Tập đoàn CEO mở ra cơ hội để lao động trẻ thay đổi tương lai
Đầu tư chứng khoán | 20 phút
Chia sẻĐăng lạiBình luận (8)
Được biết đến là một trong những chủ đầu tư lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn CEO hiện còn là đơn vị hàng đầu phái cử điều dưỡng sang Nhật. Doanh nghiệp tự hào khi trở thành cầu nối cho hơn 6.000 thực tập sinh sang Nhật Bản trong những năm qua.
Trung bình mỗi năm, Tập đoàn CEO sử dụng 1.000 - 1.500 nhân lực trong ngành dịch vụ tham gia vận hành hệ thống các khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. Để có thể tự chủ số lượng cũng như chất lượng nhân lực theo nhu cầu, nhiều năm qua, Tập đoàn CEO đã chuyển hướng tự đào tạo thông qua việc thành lập Trường Cao đẳng Đại Việt từ năm 2008.
Hiện đây là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành dịch vụ Du lịch - Khách sạn và Điều dưỡng không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn đáp ứng nhu cầu của các nước phát triển như Nhật Bản. Thực hiện giảng dạy theo mô hình đào tạo kép, đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp, Trường có 4 khoa, 2 trung tâm đào tạo tại hai cơ sở chính là Hà Nội và Bắc Ninh.
Ông Đoàn Văn Minh - Tổng giám đốc Tập đoàn CEO chia sẻ về vấn đề này.
Ông có thể chia sẻ lý do Tập đoàn CEO quyết định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Từ những năm tháng đầu tiên khởi nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn CEO Đoàn Văn Bình đã khát khao đầu tư vào con người. Nếu vì lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không chọn đầu tư vào con người và giáo dục.
Nhưng chúng tôi cho rằng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào, dù công nghệ phát triển đến đâu, máy móc không thể thay thế được trái tim và nụ cười, yếu tố con người và nền tảng giáo dục bởi vậy luôn quan trọng.
Tập đoàn CEO nhận thấy hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ở trong nước và thế giới ngày càng tăng cao. Việc đầu tư vào giáo dục là đầu tư trực tiếp vào con người, qua đó góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội nói chung và Tập đoàn nói riêng. Do đó, nhiều năm nay, phát triển nguồn nhân lực đã trở thành 1 trong 5 lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp.
Hiện Trường Cao đẳng Đại Việt - thành viên của Tập đoàn CEO - tập trung đào tạo những ngành nghề là thế mạnh của trường, cũng là những lĩnh vực mà xã hội cần nhu cầu nhân lực rất lớn như du lịch, điều dưỡng, chăm sóc sắc đẹp…
Trường Cao đẳng Đại Việt có đặc điểm gì khác biệt so với các cơ sở giáo dục khác thưa ông?
Với triết lý Đổi mới chương trình đào tạo - Tối đa hoá thời gian - Truyền cảm hứng cho sinh viên, cùng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết, Trường Cao đẳng Đại Việt luôn đề cao phương pháp giáo dục kết hợp lý thuyết với thực hành.
Ngay từ năm nhất, sinh viên của trường đều được tham gia thực tập, thực hành tại chính các khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao của Tập đoàn CEO. Với chương trình học kéo dài 2 năm, sinh viên chỉ dành một thời gian ngắn để học kiến thức cơ bản tại lớp học và 90% thời gian còn lại là được trực tiếp thực hành tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn CEO ở Phú Quốc. Đây cũng là lợi thế mà không phải cơ sở đào tạo ngành du lịch, khách sạn nào cũng có được.
Đặc biệt, trường cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm tại các chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, công ty lữ hành của Tập đoàn CEO và các doanh nghiệp là đối tác lớn của nhà trường.
Cách làm này không chỉ giải được bài toán nhân sự tại các khu nghỉ dưỡng của chính Tập đoàn CEO mà trong tương lai dài hạn, còn có thể cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ kỹ năng và có khả năng làm việc tại các dự án tiêu chuẩn quốc tế trong nước và khu vực.
Đứng ở khía cạnh của nhà tuyển dụng, cách làm này sẽ giảm 1/3 chi phí so với hình thức sử dụng lao động bên ngoài, bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thiếu hụt lao động khi tỷ lệ chuyển việc trong các ngành dịch vụ thường ở mức cao.
Bên cạnh việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực để cung ứng cho chính các khu nghỉ dưỡng của mình trên cả nước, Tập đoàn CEO còn cung ứng xuất khẩu lao động sang các thị trường phát triển. Đến nay, Tập đoàn đã trở thành cầu nối cho hơn 6.000 thực tập sinh sang Nhật Bản.
Tập đoàn CEO thường xuyên hợp tác với các đối tác Nhật Bản để mở rộng thị trường cho thực tập sinh trong nước
So với thị trường trong nước, việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thị trường khó tính như Nhật Bản thường đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Tập đoàn CEO làm thế nào để đáp ứng những yêu cầu đó, xin ông chia sẻ?
Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản, ngay từ ban đầu, ngoài kiến thức chuyên môn, chúng tôi tập trung vào các yếu tố sau để giúp người lao động có thể thích ứng được với thị trường lao động quốc tế: Thứ nhất, đó là nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ; Thứ hai là phát triển kỹ năng tay nghề; Thứ ba là đề cao ý thức, tác phong kỉ luật vốn đặc biệt được coi trọng tại các quốc gia như Nhật Bản; Thứ tư là đào tạo cho các bạn trẻ kiến thức cần thiết như phong tục tập quán, luật pháp của nước sở tại.
Để làm được như vậy, Tập đoàn CEO đã dành sự đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cũng như tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao và đội ngũ chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm trực tiếp tham gia đào tạo các học viên, giúp các em trau dồi kiến thức tốt nhất để có thể thích nghi và làm tốt công việc ngay khi mới sang Nhật.
Nhiều người lao động đặt cược số phận, cuộc đời và kỳ vọng rất lớn vào tấm vé xuất khẩu lao động nước ngoài. Tập đoàn CEO chia sẻ như thế nào với ước mơ, trăn trở đó của người lao động?
Nhiều bạn trẻ thường khá lo lắng khi xác định ra nước ngoài lao động và trải qua thời gian đào tạo dài, chi phí không hề nhỏ. Thấu hiểu tâm lý đó, Tập đoàn CEO đã tìm nhiều cách để có chế độ hỗ trợ thực tập sinh về tài chính và đưa ra những chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho thực tập sinh.
Chẳng hạn, với ngành hộ lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ vốn, thực tập sinh không cần chuẩn bị nhiều về tài chính và có thể được trả chậm. Với cách làm này, chúng tôi mong muốn có thể mở ra cơ hội để các lao động trẻ phát triển và thay đổi tương lai của mình, mặc dù cách làm này có thể tạo ra không ít rủi ro về kinh doanh. Đây là cách làm mà chưa một công ty phái cử nào từng thực hiện đối với thực tập sinh tại Nhật Bản.
Một phép tính như thế này, mỗi năm, công ty phái cử được 1.000 lao động, mỗi em có thu nhập mang về 200 triệu đồng thì 1.000 em đóng góp về cho đất nước 200 tỷ đồng. Với 6.000 em mà chúng tôi đã phái cử thành công sang Nhật Bản, mỗi em hoàn thành hợp đồng ít nhất là 3 năm (chưa kể một số lĩnh vực như hộ lý, xây dựng… được gia hạn hợp đồng thêm 2 năm, 5 năm) thì tổng thu nhập nguồn ngoại tệ đóng góp cho đất nước đã trên 3.000 tỷ đồng.
Do đó, dù biết cách làm của mình có những rủi ro nhất định nhưng Tập đoàn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó vì lợi ích lâu dài của đất nước và các thế hệ lao động trẻ. Về tầm nhìn dài hạn đối với mảng Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu chúng tôi hướng đến là nằm trong Top 10 công ty phái cử, Top 5 thị trường Nhật Bản, mỗi năm phái cử 2.000 lao động sang thị trường Nhật Bản.
2.000 con người đó có thể thay đổi tương lai, thay đổi cả số phận của gia đình họ. Hạnh phúc của những doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực như chúng tôi là giúp người khác tìm thấy hạnh phúc. Tập đoàn CEO sẽ theo đuổi khát vọng và trăn trở ấy đến tận cùng, để nhìn thấy nhiều hơn nụ cười và thành công của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.
ai chốt rồi tiếc thôi, vào được vị thế đẹp, bán đi rồi cash out được thì tốt, bán xong lại nhảy sang mã khác chứ để tiền ngồi im làm sao chịu được.
Siêu cổ là phải 100. x10.
Nhìn những gì CEO đang có xứng đáng vốn hóa tỷ đô. Lãnh đạo vượt được bao khó khăn, xứng đáng ngồi mâm tỷ phú đô la.
Tối qua ngồi nghiên cứu dự án Sonasea Vân Đồn, thấy đúng đẳng cấp quốc tế. Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa, hội tụ đủ cả.
Thị trường chứng khoán đợt tới chốt các cổ sản xuất, cổ bank, buộc phải hội tụ về bất động sản. Lực cầu của xã hội, thì sẽ rất bền và đi rất xa. Nó không phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hay tay to nào cả.
giờ xem ai gồng lãi giỏi hơn, hay được mấy chục % đã trớ hết r