Chân thành cám ơn chủ tịch Thiện Tuấn đã giới thiệu tiềm năng DIG còn gấp 5-7 Lần những gì A7 nói. Giải tỏa nỗi oan của A7 bị hàng nghìn kẻ tiểu nhân cắn xé là bơm thổi, làm giá

Thế quê tôi mà đếm đá thì quy ra cỡ 10.000 tỷ đô là ít :rofl:

Tôi tìm mấy cty muối mà ko có, đếm muối ngoài biển thì cỡ bọn apple, amazon tuổi con tôm luôn

1 Likes

Tìm thêm cty nào buôn Oxy nữa, đếm mới sướng

1 Likes

@Sieucophieu12345 ăn lỗi mồm rồi dùng kế ve sầu thoát xác, do Tuấn lắp nó mấy uy tín chứ ai nghĩ tới A7 câu kết úp bô…chờ uptrend tổ lái a7 ms xuất hiện nhỉ.

Đâu ra mà ăn lồi mồm, giá tb đội 7 vào cũng tầm 6x, cắt lỗ ở 1x đợt nọ rồi, phi vụ này 7 lỗ, ăn dc mâý chục tỏi từ đám học trò ngu thôi

Sao biết tụi nó cắt lỗ ở 1x vậy trời, tụi đó báo cáo ông à, show lên coi lấy uy tín nào. :v

Đọc bctc đi, quý 4 l14 nó bán hết rồi, quý 4 thì chỉ có vùng 1x chứ bn nữa

1 Likes

Quý 4 LFI bán hạch toán bctc cho L14 năm nay ko lỗ. Chốt sổ xong để làm báo cáo hợp nhất cả năm 2022 thì LFI mua lại cho năm mới 2023 có giá mua tốt.

1 Likes

Dig lên 4x tháng 5


Full giá 12

Dig 5x TP.HCM muốn làm 6 dự án BOT với gần 100.000 tỷ đồng

Nhằm huy động mọi nguồn lực nâng cấp, mở rộng các quốc lộ, đường kết nối liên vùng TP.HCM đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để áp dụng cho 6 dự án giao thông theo hình thức BOT với giá trị gần 100.000 tỷ đồng.

Dự án mở rộng QL.13 đoạn qua địa bàn TP, một trong những dự án trọng điểm về giao thông được TP.HCM muốn thực hiện theo hình thức BOT.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố về bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Theo đó, nhóm các cơ chế chính sách mới được đề xuất để phát triển giao thông trong bối cảnh nguồn ngân sách thành phố hạn chế, trong đó có áp dụng loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đối với các dự án đầu tư công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu.

Tiếp theo là chấp thuận cho TP.HCM xây dựng cơ chế đầu tư theo phương thức đối tác công tư - hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất hoặc tiền ngân sách trả chậm, trình Thủ tướng xem xét ban hành để triển khai thực hiện trên địa bàn .

Theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 - 2030 của TP.HCM, giai đoạn 2021-2025 tổng km đường dự kiến đầu tư khoảng 454 km, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 266.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách thành phố 92.000 tỷ đồng (chiếm 34,6%), vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP 174.000 tỷ đồng (chiếm 65,4%).

Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách thành phố hiện không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được thông qua, vốn bố trí cho lĩnh vực giao thông là 52.744 tỉ đồng, chỉ đạt 19,8% so với tổng nhu cầu vốn.

Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và QL.1, một trong các dự án BOT ở TP. HCM đã được triển khai và đưa vào khai thác.

Khi có cơ chế áp dụng hình thức hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu sẽ tạo điều kiện cho thành phố sớm đầu tư, mở rộng tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ theo lộ giới quy hoạch để giảm ùn tắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Có 6 dự án có thể xem xét thực hiện theo hình thức BOT. Đầu tiên là dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn An Lạc - giáp ranh Long An (dài 9,6km từ 4 lên 8 làn xe) với khoảng 12.876 tỷ đồng (chia 3 giai đoạn, ứng với 3 dự án).

Thứ hai là dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TP.HCM) theo quy hoạch, xây dựng hai cầu vượt trên quốc lộ 22 (tại nút Nguyễn Ảnh Thủ và nút Nguyễn Văn Bứa) với khoảng 1.200 tỷ đồng.

Thứ ba là dự án mở rộng quốc lộ 13 theo quy hoạch 40-60m với tổng mức đầu tư sơ bộ 12.192 tỷ đồng. Xây dựng hoàn chỉnh và kéo dài trục Đông - Tây về phía Nam nối ra đường vành đai 3 TP.HCM dài 9,7km, sơ bộ khoảng 13.837 tỷ đồng.

Hai dự án tiếp theo là đầu tư trục đường Bắc - Nam (đường Âu Cơ - KCN Hiệp Phước) dài 26,8km theo quy hoạch 40-60m sơ bộ 54.204 tỷ đồng, và đầu tư đường động lực (đường song song QL.50) dài 5,8km khoảng 3.816 tỷ đồng.

Nếu được thông qua cơ chế, TP.HCM sẽ cần thu hút khoảng 100.000 tỷ đồng xã hội hóa để thực hiện 6 dự án trên theo hình thức hợp đồng BOT.

Hiện TP.HCM đã triển khai 7 dự án BOT, gồm cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn một) đã kết thúc thu phí hoàn vốn. Ba dự án khác đang thu phí, gồm BOT An Sương - An Lạc, cầu Phú Mỹ, mở rộng xa lộ Hà Nội và QL.1.
Một dự án sắp thu phí là đường nối tuyến Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu. Hai dự án đang làm thủ tục dừng hợp đồng, gồm: đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn hai)…

Sở GTVT cho rằng việc xem xét làm sáu dự án BOT nói trên không làm thay đổi thủ tục hành chính theo quy định do chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hình thức hợp đồng BOT theo quy định của Luật PPP.

Phạm vi áp dụng nội dung cơ chế, chính sách chỉ xác định trên địa bàn TP.HCM. Trường hợp cơ chế thí điểm được áp dụng hiệu quả trên địa bàn TP.HCM sẽ là mô hình được nhân rộng và sẽ là cơ sở cập nhật, điều chỉnh đối tượng áp dụng của Luật Đầu tư theo phương thức PPP

My idol thầy tôi

Hỏi ô lần nữa My idol thầy ô là tay nào thế? :rofl:

2 Likes

Bđs time qua ngốn nhiều bỉm nhất đó, sắp tới nó sẽ chạy, đtc chạy rồi sẽ tới lượt nó thôi, 4x vs 5x là có cơ sở. Giờ cứ chim nó đã, khi nào thằng kiên nhẫn nhất cũng phải cắt thì lúc nó ắt chạy

song Tuấn lùa gà úp bô

1 Likes

Song Tuấn kết hợp HL, lùa gà úp bô ko trượt phát nào

Các bác cho em hỏi A7 đi đâu chơi rồi ạ? =)))))))))))))))

1 Likes

Tôi phục các ông thần quá @sieucophieu12345

Nghe đồn là phí lót tay cho thương vụ lùa gà này khá cao