Chứng khoán và Chuyện bên lề

Mình hỏi bạn ơi, vẫn đang giữ và âm nhẹ :smiley:

1 Likes

Ngành cảng biển – Quá sớm để kỳ vọng sự hồi phục ngay đầu 2H2023

Nguồn: VDSC

  • Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, EU (thị phần xuất khẩu tương ứng là 28%, 12% và 11%) đều tăng trưởng âm. Ước tính 5T2023, giá trị xuất khẩu thông qua container đường biển sang các thị trường trên lần lượt là 21,9 tỷ USD (-19% YoY), 9,1 tỷ USD (-4% YoY) và 8,5 tỷ USD (-9% YoY). Trong hai tháng đầu Q2-2023, giá trị xuất khẩu sang thị trường Âu – Mỹ tiếp tục tăng trưởng âm hai chữ số, trong khi đó đã có những tín hiệu hồi phục đối với khu vực nội Á.
  • Khu vực Vũng Tàu chứng kiến mức sụt giảm về sản lượng đáng kể so với khu vực Hải Phòng, lũy kế 5T2023, tổng thông lượng container khu vực Hải Phòng và Vũng Tàu lần lượt đạt 2,4 triệu TEU (-5% YoY) và 1,8 triệu TEU (-25%).
  • Chỉ số PMI tháng 6/2023 của Việt Nam là 46,2 vẫn nằm ở dưới mức 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Tình trạng nhu cầu yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến giảm số lượng đơn hàng mới. Chúng tôi cho rằng, ngành cảng biển sẽ khó có thể sớm hồi phục ngay đầu 2H2023 như kỳ vọng trước đây bởi bức tranh về hoạt động thương mại còn ảm đạm.
    Tình hình xuất – nhập khẩu 5T2023

Giá trị ước tính xuất – nhập khẩu hàng hóa thông qua container đường biển 5T2023 lần lượt đạt 77 tỷ USD (-9% YoY) và 51 tỷ USD (-22% YoY), dù cho tốc độ tăng trưởng âm nhưng đà giảm có tín hiệu chững lại trong hai tháng đầu Q2-FY23 (hình 1).

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, EU (thị phần xuất khẩu tương ứng là 28%, 12% và 11%) đều tăng trưởng âm. Ước tính 5T2023, giá trị xuất khẩu thông qua container đường biển sang các thị trường trên lần lượt là 21,9 tỷ USD (-19% YoY), 9,1 tỷ USD (-4% YoY) và 8,5 tỷ USD (-9% YoY) (hình 2). Trong hai tháng đầu Q2-FY23, giá trị xuất khẩu sang thị trượng Âu – Mỹ tiếp tục tăng trưởng âm hai chữ số, trong khi đó đã có những tín hiệu hồi phục đối với khu vực nội Á.

  • Dù dòng chảy thương mại còn yếu tuy nhiên tốc độ sụt giảm đã có những tín hiệu chững lại ở hai thị trường Mỹ và Châu Âu (hình 3) do người tiêu dùng tại hai thị trường trên vẫn phải dành phần lớn thu nhập để chi trả cho chi phí thuê nhà và dịch vụ, thay vì mua sắm những mặt hàng không thiết yếu như dệt may, giày dép, đồ gỗ mỹ nghệ (các mặt hàng chiếm tổng tỷ trọng lên tới trên 40% giá trị hàng xuất khẩu sang Âu – Mỹ).
  • Tín hiệu phần nào tích cực hơn tại thị trường nội Á mà trong đó Trung Quốc thời kỳ mở cửa là nhân tố chính thúc đẩy toàn khu vực. Ước tính giá trị XK hàng container lũy kế hai tháng đầu của Q2-FY23 đạt 4,1 tỷ USD (+3% YoY), đóng góp chính bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm linh kiện, điện tử (khoảng 45% giá trị được vận chuyển bằng đường biển). Ngoài ra, các mặt hàng rau quả, và giày dép có tỷ trọng tương ứng là 11% và 7% cũng có đóng góp đáng kể khi lần lượt tăng trưởng 260% và 14% svck.

Đặc điểm các công ty Việt Nam sẽ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất để gia công sau đó mang đi xuất khẩu. Sự sụt giảm giá trị/đơn hàng xuất khẩu cũng khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm sâu. Lũy kế 5T2023, ba thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc và khối ASEAN (thị phần nhập khẩu tương ứng là 35%, 12% và 11%) tiếp tục tăng trưởng âm, và chưa có những tín hiệu hồi phục trong những tháng gần đây. Kết hợp cùng với này cũng phù hợp với chỉ số PMI của Việt Nam liên tiếp ở dưới mức 50 điểm trong những tháng gần đây, thể hiện nhu cầu mở rộng sản xuất tương đối yếu và các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tích trữ hàng tồn kho.

Khu vực Vũng Tàu chịu mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn so với khu vực Hải Phòng

Lũy kế 5T2023, tổng thông lượng container khu vực Hải Phòng và Vũng Tàu lần lượt đạt 2,4 triệu TEU (-5% YoY) và 1,8 triệu TEU (-25%), mức giảm đáng kể của khu vực Vũng Tàu xuất phát từ việc khu vực cảng nước sâu ở Vũng Tàu phục vụ chủ yếu các tuyến hải trình dài của thị trường Âu – Mỹ, vốn đang bị ảnh hưởng nặng bởi nhu cầu tiêu dùng suy yếu. Trong khi đó, khu vực Hải Phòng vốn là điểm đến của các hãng tàu khai thác thị trường nội Á với mức độ suy giảm ít trầm trọng hơn.

Nổi bật trong nhóm cảng tại Hải Phòng là cụm cảng của GMD có mức sụt giảm về sản lượng cũng ở mức thấp hơn so với cả khu vực, dù công ty bị mất một tuyến dịch vụ khai thác thị trường Nhật Bản của hãng tàu COSCO nhưng bù lại bằng một tuyến của hãng tàu HAS/SJJ tập trung khai thác thị trường Trung Quốc, quốc gia có giá trị XNK với Việt Nam đạt 27 tỷ USD (cao gấp ba lần so với Nhật Bản).

Triển vọng hoạt động cảng biển tương đối ảm đạm trong tương lai gần

Chỉ số CPI của Mỹ và EU giảm mạnh (hình 5), chủ yếu do giá nhiên liệu thấp hơn, nhưng các chi phí khác như thuê nhà, thực phẩm vẫn tăng khá cao và chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập của người tiêu dùng (chiếm tỷ trọng lần lượt là 35%/13% trong rổ hàng hóa tính CPI của Mỹ và 7%/14% trong rổ hàng hóa tính CPI của EU). Do đó, người tiêu dùng tại các thị trường này vẫn sẽ ưu tiên cho các chi tiêu mang tính thiết yếu so với chi tiêu cho những hàng hóa tiêu dùng lâu bền như dệt may, túi xách, đồ gỗ nội thất - những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Âu – Mỹ.

Chỉ số PMI tháng 6/2023 của Việt Nam là 46,2 vẫn nằm ở dưới mức 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Tình trạng nhu cầu yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến giảm số lượng đơn hàng mới. Trong đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhanh hơn so với nội địa do nhu cầu thị trường quốc tế giảm.

Dựa vào những cơ sở nói trên, chúng tôi cho rằng, ngành cảng biển sẽ khó có thể sớm hồi phục trong Q3 2023.


Nguồn: cty ck Rồng Việt

Giá heo hơi đang nóng lên dần. Chắc phải chuyển sang ăn cá quá.

=> cái này sẽ làm cho tỉ giá của vnd mất giá hơn=> có lợi cho xuất khẩu(thuỷ sản, may mặc, gỗ…)
Chưa tới thời của bđs đâu. Tin mình đi. Ls cho vay chưa hạ nhiệt ngay lập tức được đâu. Quy trình sẽ là tao đỉnh-> giảm nhẹ-> đi ngang-> giảm nhẹ…. cho tới khi …

1 Likes

https://vietstock.vn/2023/07/chung-khoan-khoi-sac-quy-cua-dragon-capital-doi-chien-luoc-sang-tat-tay-vao-co-phieu-3358-1084491.htm

Chết dở. :expressionless: :expressionless: :expressionless:
Hổm là tin anh Lã. Giờ tới DC :pleading_face:

Trước thấy nói gom cả gẻ :kissing:

1 Likes

Chán ông đuôi ngựa lắm. Toàn lướt sóng.

1 Likes
1 Likes

Cái này đáng lưu tâm.


Nguồn: copy trên mạng
.
Đường màu đen hình SIN là chu kỳ kinh tế. Ở giai đoạn 1 là kinh tế suy thoái, dòng tiền có xu hướng chạy về với tài sản trú ẩn và ta sẽ có Trái phiếu tăng giá, cổ phiếu cùng với hàng hóa giảm giá; Giai đoạn 2 là kinh tế ở đáy suy thoái, lúc đó cổ phiếu chuyển mình tăng cùng trái phiếu nhưng hàng hóa vẫn đang trong thời kỳ đi xuống; Giai đoạn 3 là kinh tế phục hồi, cả ba thị trường: Trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa cùng đi lên; Giai đoạn 4 là kinh tế tăng trưởng mở rộng, dòng tiền có xu hướng thoát khỏi tài sản trú ẩn (Trái phiếu) để chạy sang tài sản rủi ro như cổ phiếu hàng hóa, kết quả là Bond giảm, Stock/commodities tăng; Giai đoạn 5 khi kinh tế tăng trưởng nóng đạt đỉnh, áp lực lạm phát cao xuất hiện, buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất đẩy lợi tức trái phiếu tăng lên kết cục là Bond càng giảm mạnh hơn nhưng cổ phiếu cũng suy yếu cùng trái phiếu. Thị trường duy nhất giữ được đà tăng giá lúc này là hàng hóa bởi vì kỳ vọng lạm phát gia tăng; Bước sang giai đoạn 6 thì cả ba bộ phận trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa sẽ cùng giảm sau khi kinh tế đạt đỉnh, dòng tiền co cụm và rút khỏi các thị trường, tài sản trú ẩn như bond hay tài sản rủi ro như cổ phiếu, hàng hóa cũng đều bị bán tháo giảm giá. Kết thúc stage 6 nền kinh tế quay lại stage 1.

Ps: vậy thì chúng ta đang ở đâu trên biểu đồ hình sin này. Hehe

1 Likes

chết dở toàn tin tốt, chạy ngay điii trước khiii mọi điều tồi tệ hơnnn =)))

1 Likes

Stage 3 à bác chủ pic

1 Likes

10 điểm cho sự sáng suốt.
.
.
.
Còn 90 điểm tớ tạm giữ lại,chưa chấm :kissing:

Hi vọng thế. :grinning:
Nhưng mà chỉ số SP500 của Mỹ thể hiện uptrend rồi đó.