Chứng sỹ săn tin!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/3

=> DOANH NGHIỆP

  1. PVS: Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tham gia Wind Energy Asia 2023 ở Đài Loan

  2. PVT: Tương lai PVTrans trong bức tranh ngành vận tải biển

  3. HBC: Sau thông tin bị thầu phụ đòi tiền, Chủ tịch HBC khẳng định sẵn sàng “gán nợ” bằng đất đai, tài sản

  4. DCM: Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

  5. BSR: Lên kế hoạch 2023 lãi ròng lao dốc 89% dựa trên giả định giá dầu Brent là 70 USD/thùng, và tỷ giá USD/VND là 23.500 đồng.

  6. VPB đang ở trong giai đoạn thương lượng cuối cùng để phát hành 15% vốn cho SMFG, thương vụ này được cho sẽ củng cố nền tảng tăng trưởng của VPBank

_

  1. DPM: Chủ tịch quỹ SAM gửi đơn từ nhiệm tại Đạm Phú Mỹ

😎 YEG: 15 nhà đầu tư sắp góp vốn vào Yeah1

  1. CTR: Viettel Construction ước lãi trước thuế 2 tháng đầu năm tăng trưởng 20%

  2. CII: Tất toán xong 62% nợ trái phiếu phải trả trong năm 2023

  3. CII: Thay đổi thời gian chốt sách cổ đông tham gia ĐHĐCĐ năm 2023 thêm hơn nửa tháng

  4. DXG: Chỉ mở bán duy nhất 1 dự án 6.500 căn hộ trong năm nay, tiếp tục lỡ hẹn mở bán DXH Riverside

  5. TNS: Một công ty thép trên sàn bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

  6. NVL: SSI Research dự báo VNM ETF sẽ mua 11,3 triệu cổ phiếu Novaland

  7. VTR: Vietravel Airlines chuẩn bị nguồn lực khai thác thị trường Trung Quốc

  8. ICN: Đột nhiên có EPS hơn 31.000 đồng, trả cổ tức 250%: Điều gì đã xảy ra?

  9. HPX: Hải Phát Invest giải thể một công ty sau 9 tháng góp vốn

  10. PJT: UBCKNN xử phạt Pjtaco do không có thành viên HĐQT độc lập

  11. HAGL dùng 30 triệu cổ phiếu Chăn nuôi Gia Lai bảo lãnh cho khoản vay của một công ty con

  12. Sợi Thế Kỷ muốn rót gần 300 tỷ đồng vào công ty Unitex

  13. PVS - điểm đến dòng tiền khối ngoại trên HNX trong tháng 2

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. L14: Chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn tiếp tục đăng ký bán ra 304.800 cổ phiếu Licogi 14

  2. FTS: Một tổ chức ngoại tiếp tục “trung bình giá xuống” cổ phiếu FTS, đăng ký mua vào 1 triệu cp

  3. Vinaconex (VCG): Cổ đông lớn nhất đăng ký bán 13 triệu cổ phiếu

  4. Giao dịch lớn cổ phiếu (13/3): BBS, TGG, IVS, NQB, VCG, CAP, XHC, SCS, FTS, APH

_

  1. DIG: Muốn mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn để giảm dư nợ trái phiếu về 900 tỷ đồng

  2. HĐQT YEG vừa duyệt kế hoạch phát hành 45 triệu cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) nhằm huy động 450 tỷ.

_

=> CỔ TỨC

  1. Đường Quảng Ngãi (QNS) dự lãi năm 2023 giảm 22%, chia cổ tức tỷ lệ 15%
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Đóng cửa phiên hôm nay thị trường đã mất hỗ trợ MA20 và lực bán hoàn toàn áp đảo, mặc dù khối ngoại vẫn tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng 384 tỷ tuy nhiên chỉ số cũng như đa số các mã đều có mức giảm tương đối mạnh như nhóm chứng khoán, thép, dầu khí.

  • VN-Index đóng cửa ở mốc 1.040,13 điểm, giảm 12,67 điểm tương đương 1,2%, thanh khoản đạt 10.400 tỷ đồng cao hơn phiên hôm qua.

  • Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 385 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index rơi về mốc 1.040 điểm

  • Cùng chiều khối ngoại, tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng hơn 230 tỷ đồng

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp trên sàn HOSE

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý nâng lượng tiền lên cao nhất trong 4 tháng, top 10 danh mục đầu tư còn 2 cổ phiếu bất động sản

  2. “Soi” kế hoạch kinh doanh các công ty chứng khoán năm 2023

  3. TPBank, HDBank, Techcombank công bố lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023

  4. Tháng 2, giá trị giao dịch bình quân tại HNX tăng 35%

  5. Tháng 2/2023, sức mua của nhà đầu tư nước ngoài trên UPCoM giảm 60%

_

  1. Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

  2. Các doanh nghiệp đang phải trả lãi suất bao nhiêu để “đánh đổi” cho sự chấp nhận giãn nợ của trái chủ?

  3. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% chậm giải ngân, cho biết trong số khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất và đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, có khoảng 67% khách hàng phản hồi “không có nhu cầu”

  4. Tỷ lệ CAR của các ngân hàng tại Việt Nam đang tiệm cận với tiêu chuẩn thế giới. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của các ngân hàng.

  5. TS. Hồ Quốc Tuấn: Nghị định 08 đã ‘cấp cứu’ xong cho thị trường TPDN nhưng ‘căn bệnh’ vẫn còn

  6. NHNN tiếp tục xu hướng hút ròng trên thị trường mở.

_

=> VIỆT NAM

  1. Nguồn cung tăng mạnh, giá thịt lợn, gà lông chìm sâu dưới đáy

  2. Quảng Ngãi: Xuất khẩu khởi sắc

  3. UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn vì giải ngân vốn đầu tư công đầu năm quá thấp

  4. 11 tháng liên tiếp, giá cá tra xuất khẩu sang Brazil ở mặt bằng hơn 3 USD/kg.

  5. Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,3% năm nay

  6. Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan trong Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn

  7. Lo phá sản, 36 nhà đầu tư điện gió, mặt trời gửi kiến nghị lên Thủ tướng

  8. VSSA: Nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, nhiều nhà máy sản xuất đường mía hết chỗ chứa

  9. Hà Nội chi 8.300 tỷ xây cầu Thượng Cát 8 làn xe bắc qua sông Hồng ngay trong năm 2023

  10. Theo Hệ số điều chỉnh sắp được áp dụng, giá đất ở tại TP. HCM sẽ được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá nhà nước, còn đất nông nghiệp gấp 38 lần trong năm 2023.

  11. VinFast bàn giao 416 ô tô điện trong tháng 2

  12. VinFast VF6 và VF7 lộ giá bán tại Mỹ, dự kiến chỉ từ 700 triệu đồng - thấp hơn nhiều so với Hyundai Kona EV, Ioniq 5

  13. Tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giảm

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, Hang Seng, KOSPI, TOPIX, Nikkei đều giảm trên 2%

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn quay đầu tăng nhẹ sau phiên giảm mạnh 13/3

  3. Chỉ số biến động Cboe (VIX), thường được coi là thước đo sự sợ hãi của Phố Wall, tăng gần 2 điểm lên 26,52 điểm. Đây là mức cao nhất kể từ cuối năm 2022 và gần vùng mà nhà đầu tư đánh giá là rất rủi ro.

  4. Dow Jones giảm phiên thứ 5 liên tiếp, cổ phiếu ngân hàng vẫn bị bán tháo mạnh

  5. Trước khi sụp đổ, SVB báo lãi 55 quý liên tiếp, tỷ lệ nợ xấu 0,18%

  6. Thị trường trái phiếu toàn cầu đang có những dấu hiệu thể hiện rằng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất trong nhiều năm đã gần đến điểm kết thúc.

  7. Các nhà đầu tư Trung Quốc bày tỏ lo lắng về sự an toàn tài sản của họ sau khi Thụy Sĩ đóng băng hàng tỷ USD tài sản của Liên bang Nga.

  8. Một thông cáo chung từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/3 cho biết tất cả người gửi tiền tại ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) sẽ có thể tiếp cận toàn bộ tiền của mình ngay trong ngày 13/3, kể cả số tiền trên hạn mức bảo hiểm thông thường là 250.000 USD.

  9. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 16/3, hướng sự chú ý của các nhà phân tích đến việc các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này sẽ tăng lãi suất đến mức nào trong những tháng tới để kiểm soát lạm phát.

  10. Các cổ đông đâm đơn kiện CEO và CFO của ngân hàng SVB. Reuters dự báo đây là đơn kiện đầu tiên trong số rất nhiều vụ kiện mà SVB sẽ phải đối mặt.

  11. Oxford Economics - Du lịch châu Á-TBD sẽ phục hồi 50% so với trước đại dịch COVID-19

  12. Các phương tiện truyền thông đang sử dụng từ “phá sản” để chỉ sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB). Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, cách dùng từ như vậy là chưa chính xác, bởi SVB hiện mới chỉ đang thuộc diện kiểm soát của Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).

  13. Thị trường vũ khí 2022: Nhập khẩu của Ukraine tăng 67 lần, Nga tiếp tục mất thị phần xuất khẩu

  14. Lợi ích cho Trung Quốc và Trung Đông khi quan hệ Iran - Saudi được nối lại

  15. Các nhà kinh tế do Reuters khảo sát dự báo CPI tháng 2 sẽ tăng 0,4% so với tháng liền trước và cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không kể giá lương thực và năng lượng, CPI lõi tháng 2/2023 được dự báo tăng 0,4% so với tháng 1 và 5,5% so với một năm trước.

  16. Vụ SVB phá sản: Hệ thống tài chính Brazil và Argentina chịu tác động

  17. Mua lại giá 1 bảng, HSBC chuẩn bị bơm 2 tỷ bảng thanh khoản vào SVB UK nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh tại SVB UK tiếp tục diễn ra bình thường.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nhà phát hành USDC hợp tác với Ngân hàng Cross River sau sự sụp đổ của Silicon Valley

  2. Binance muốn mua lại CoinDesk thông qua CoinMarketCap

  3. BTC tăng từ mức thấp nhất trong 24 giờ là 20.575 USD lên gần mốc 24.900 USD, tương ứng tăng hơn 17% tại chiều ngày 14/3

  4. Gần đây đã có dòng tiền đổ vào, thậm chí, ‘gã khổng lồ’ Binane đã tuyên bố sẽ sử dụng 1 tỷ BUSD trong quỹ Sáng kiến ​​và phục hồi ngành để mua BTC, ETH và BNB.

  5. Meta ngừng hỗ trợ NFT trên Facebook và Instagram

  6. Binance tạm ngừng nạp rút đồng bảng Anh vì đối tác Paysafe thôi hỗ trợ

  7. OKCoin tạm ngưng dịch vụ nạp USD và giao dịch OTC vì ngân hàng đối tác đóng cửa

_

  1. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết mới đây cho biết sản lượng dầu thô đá phiến của Mỹ tại 7 khu vực khai thác lớn nhất dự kiến sẽ tăng trong tháng 4 lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2019.

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,02 USD (-2,7%), xuống 72,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,90 USD (-2,35%), xuống 78,78 USD/thùng.

_

  1. Giá vàng SJC tăng thêm 200 nghìn đồng, chạm mốc 67 triệu đồng/lượng

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh 45,8 USD lên 1.913,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt nhẹ và về gần 1.910 USD/ounce vào cuối ngày

  3. Vàng thế giới tăng lên cao nhất kể từ đầu tháng 02/2022

  4. Sau sự kiện SVB, giá vàng tăng vọt vượt mốc 1.900 USD/ounce và sắp tới sẽ là 2.000 USD?

_

  1. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng, với giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng vượt ngưỡng 130 USD/tấn, do lợi nhuận của các nhà máy thép được cải thiện và triển vọng nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – tăng đã nâng đỡ thị trường, song mối lo ngại về quy định đã hạn chế đà tăng.

  2. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên có tuần tăng thứ 5 liên tiếp.

  3. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 7% do dự nhu cầu trong tuần tới tăng, với lượng khí đốt cung cấp cho nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng.

  4. Giá ngô và đậu tương trên sàn Chicago giảm, trong khi giá lúa mì hồi phục sau khi chạm mức thấp nhất 20 tháng trong tuần trước đó.

Vàng SJC 66.9 tr/lượng

USD 23,740 đồng

Bảng Anh 29,107 đồng

EUR 25,959 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Chứng khoán toàn cầu xanh rực sau báo cáo lạm phát Mỹ, giá dầu tụt xuống đáy 3 tháng

“Chúng ta đã chứng kiến một phiên tăng kiểu ‘xả hơi’ ngày hôm nay vì hai lý do. Thứ nhất là hệ thống ngân hàng đã ổn định trở lại một phần và báo cáo CPI không gây bất ngờ. Nhưng tôi cho rằng chúng ta chưa hoàn toàn thoát khỏi rắc rối”…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (14/3), góp đưa chứng khoán toàn cầu chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp trước đó, sau khi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố ở mức phù hợp với dự báo, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất với bước nhảy ngắn trong cuộc họp vào tuần tới. Trong khi đó, mối lo về nhu cầu khiến giá dầu thô sụt hơn 4% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng.

Phiên này chứng khiến sự gia tăng trở lại của lợi suất trái phiếu ở cả Mỹ và châu Âu sau khi giảm chóng mặt vì giá trái phiếu tăng vọt trong phiên trước đó. Lợi suất tăng cho thấy tâm lý lo sợ rủi ro trên thị trường tài chính đã giảm bớt.

Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,4% trong tháng 2, giảm so với mức tăng 0,5% ghi nhận trong tháng 1. Tính trong vòng 1 năm, CPI tháng 2 tăng 6%, giảm so với mức tăng 6,4% trong kỳ 1 năm tính đến tháng Giêng.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhẹ sau khi số liệu trên được công bố, phản ánh kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới nhưng với bước nhảy nhỏ 0,25 điểm phần trăm thay vì bước nhảy lớn 0,5 điểm phần trăm.

“Những con số trong báo cáo từ báo cáo CPI là phù hợp với kỳ vọng và không nói lên rằng Fed không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất. Fed vẫn còn những lựa chọn khác nhau, và đó là điều tốt”, nhà quản lý quỹ Jamie Cox của Harris Financial Group nhận định.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 336,26 điểm, tương đương tăng 1,06%, chốt ở 32.1555,4 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,68%, đạt 3.920,56 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,14%, đạt 11.428,15 điểm.

Toàn bộ 11 nhóm cổ phiếu ngành chính trong S&P 500 đều chốt phiên trong trạng thái tăng. Nhóm ngân hàng bật tăng, hồi phục lại một phần thiệt hại sau những phiên bán tháo vì vụ sụp đổ của các nhà băng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.

Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 1,53%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 12 và là phiên tăng đầu tiên trong vòng 4 phiên trở lại đây. Cổ phiếu ngân hàng châu Âu tăng 2,5%, một ngày sau khi trải qua phiên bán tháo mạnh nhất trong hơn 1 năm.

Chỉ số MSCI All-World của chứng khoán thế giới đảo ngược xu thế giảm vào đầu phiên và chốt phiên với mức tăng 0,84%, đánh dấu phiên tăng đầu tiên trong 6 phiên.

Cách đây mới 1 tuần, giới đầu tư nhận ra một “thực tế phũ phàng” rằng lãi suất trên thế giới có thể sẽ còn tăng nhiều và giữ ở mức cao trong thời gian lâu hơn so với dự kiến. “Nhưng bây giờ, khả năng Fed tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm là gần như không còn. Thị trường quá đỗi mong manh”, ông Cox nhận định.

Trong vòng chưa đầy 1 tuần, 3 ngân hàng Mỹ “sập tiệm”. Vụ sụp đổ của SVB, nhà băng chuyên phục vụ giới công nghệ, đã khiến giới đầu tư hoảng loạn và đổ xô mua những tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.

Ngày thứ Ba, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s cắt giảm triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mỹ xuống “tiêu cực” từ “ổn định” trước đó - động thái báo hiệu khả năng cắt giảm điểm tín nhiệm.

Chỉ trong vòng vài ngày, cổ phiếu ngân hàng trên toàn cầu đã mất hàng trăm tỷ USD giá trị, trong khi thị trường trái phiếu chính phủ có một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều thập niên.

Gần cuối phiên, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng 19,5 điểm cơ bản, đạt 4,225%; lợi suất của kỳ hạn 10 năm tăng 0,12 điểm cơ bản, đạt 3,637%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 2 năm tăng lên mức 2,883% sau khi giảm 73 điểm cơ bản trong phiên trước.

Ở thời điểm ngày thứ Hai, mức lãi suất đỉnh kỳ vọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm còn 3,4% từ mức 4,1% vào thời điểm ngày thứ Năm tuần trước. Thị trường tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn khi đánh giá rủi ro tài chính.

“Chúng ta đã chứng kiến một phiên tăng kiểu ‘xả hơi’ ngày hôm nay vì hai lý do. Thứ nhất là hệ thống ngân hàng đã ổn định trở lại một phần và báo cáo CPI không gây bất ngờ. Nhưng tôi cho rằng chúng ta chưa hoàn toàn thoát khỏi rắc rối”, Giám đốc đầu tư Saira Malik của Nuveen nhận định với hãng tin CNBC. Bà Malik cho rằng vụ sập SVB có thể dẫn tới việc thắt chặt các quy chế giám sát và khởi động cho một chu kỳ tín dụng thắt chặt, rất có khả năng kéo theo suy thoái kinh tế.

Giá dầu giảm mạnh phiên này vì lo ngại biến động tài chính có thể dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 4,1%, chốt ở 77,45 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau ở New York giảm 4,6%, còn 71,33 USD/thùng.

Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất của cả hai loại dầu kể từ ngày 9/12 và là phiên giảm phần trăm mạnh nhất kể từ đầu tháng 1. Ngoài ra, trên phương diện kỹ thuật, giá cả hai loại dầu đều rơi vào trạng thái bán quá mức (oversold) lần đầu tiên trong nhiều tuần trở lại đây.

Giá tiền ảo BTC tăng lên gần 25.000 USD - mức cao nhất 9 tháng, nâng tổng mức tăng trong 4 phiên vừa qua lên 30%. Lúc hơn 7h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá BTC đứng ở 24.784 USD, tăng gần 2,4% so với cách đó 24 tiếng.

Cơ quan giám sát tài chính bang New York nói rằng việc đóng cửa Signature Bank “không liên quan gì đến tiền ảo”.

1 Likes

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/3

  • FRT: Ông Nguyễn Việt Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT – HOSE) đã bán ra 300.000 cổ phiếu FRT từ ngày 20/2 đến 14/3 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Việt Anh đã giảm sở hữu tại FRT xuống còn hơn 515.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,44%. Ngay sau đó, ông Việt Anh đăng ký bán tiếp 300.000 cổ phiếu FRT từ ngày 20/3 đến 18/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

  • YEG: CTCP Tập đoàn Yeah 1 (YEG – HOSE) thông qua việc triển khai chào bán 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 15 nhà đầu tư cá nhân với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 03 năm. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.

  • SBT: Legendary Venture Fund 1, cổ đông lớn của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT – HOSE) đã mua vào 800.000 cổ phiếu SBT trong ngày 09/3. Qua đó, nâng sở hữu tại SBT lên hơn 47,27 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,02%.

  • BWE: CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE – HOSE) thống nhất mua cổ phần tại CTCP Cấp thoát nước Long An, với số lượng mua dự kiến tương ứng tỷ lệ sở hữu 20% đến 100% số cổ phần có quyền biểu quyết của Cấp thoát nước Long An.

  • ADG: FSN Asia Private Ltd, tổ chức có liên quan đến ông Cho Chang Hyun – Thành viên HĐQT CTCP Clever Group (ADG – HOSE) đã mua bất thành hơn 8,56 triệu cổ phiếu ADG đăng ký mua từ ngày 09/2 đến 09/3, do chưa hoàn thành đăng ký thủ tục chuyển quyền sở hữu với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và VSD.

  • DGC: CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC – HOSE) thông qua việc mua hơn 3,09 triệu cổ phiếu TSB, tương ứng tỷ lệ 45,9% từ người có liên quan là bà Bùi Thị Hà Thu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.

  • VNL: Ngày 22/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2022 của CTCP Logistics Vinalink (VNL – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 23/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán bắt đầu từ ngày 21/4/2023.

  • CTF: CTCP Auto City (CTF – HOSE) thông qua phương án phát hành hơn 3,8 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II – quý III/2023.

  • SDN: Ngày 21/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của CTCP Sơn Đồng Nai (SDN – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 22/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/3/2023.

  • SDC: Ngày 23/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của CTCP Tư vấn Sông Đà (SDC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 24/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 6%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/6/2023.

1 Likes

Thành lập 5 tổ công tác đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

## Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 đến ngày 25 hằng tháng.


Ảnh minh họa

Cụ thể, thành lập 05 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước), cụ thể:

Tổ công tác số 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Tổ công tác số 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Tổ công tác số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Ủy ban dân tộc, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Tổ công tác số 4

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.

Tổ công tác số 5

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

Thành phần tham gia các Tổ công tác của Lãnh đạo Chính phủ gồm Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng Tổ công tác do Tổ trưởng quyết định.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng báo cáo chung của Tổ công tác tại buổi kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác sau khi Tổ công tác đã thực hiện kiểm tra.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng các cơ quan quy định trên có trách nhiệm tham gia hoặc cử Lãnh đạo Bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ số liệu giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trước ngày 27 hằng tháng.

Bộ, ngành, địa phương báo cáo về tình hình giải ngân cuối mỗi tháng

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở số liệu giải ngân do Bộ Tài chính cung cấp hằng tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai danh sách các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra (có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước) trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đồng thời, hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản về tình hình giải ngân cuối mỗi tháng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phục vụ các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, gửi lãnh đạo Chính phủ (Tổ trưởng) trước ngày 10 hằng tháng.

Xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, đôn đốc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra xây dựng báo cáo tình hình giải ngân đến cuối mỗi tháng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ trước ngày 05 tháng sau (theo mẫu báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn).

Thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 - 25 hằng tháng

Quyết định nêu rõ thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 đến ngày 25 hằng tháng.

Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Đánh giá việc chấp hành quy định về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 băn 2023, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác.

Báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra

Thủ tướng yêu cầu các Tổ công tác phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu, cử cán bộ phối hợp thực hiện và giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.

Thủ tướng giao các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo giải quyết tháo gỡ các vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.

Nguồn bài viết: Thành lập 5 tổ công tác đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

1 Likes

Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Hà (HHG) bị phạt tiền, đình chỉ giao dịch chứng khoán

## Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Hà (mã: HHG) bị phạt số tiền 165 triệu đồng và đình chỉ giao dịch trong hai tháng do có hành vi vi phạm hành chính là giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho viết đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lưu Huy Hà (Địa chỉ số nhà 360 đường Trần Thánh Tông, phường Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) số tiền 165 triệu đồng theo quy định do có hành vi vi phạm hành chính là giao dịch ngoài khoảng thời gian Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin.

Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố thông tin về việc ông Lưu Huy Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Hà (mã: HHG) đăng ký bán 2,2 triệu cổ phiếu HHG trong khoảng thời gian 22/8/2022 - 30/8/2022. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của HNX, ông Lưu Huy Hà đã bán 2,2 triệu cổ phiếu HHG vào ngày 16/8/2022.

Ngoài bị phạt tiền, Chủ tịch HHG bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn hai tháng (mức trung bình của khung phạt từ một đến ba tháng) theo quy định. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Hà HHG bị phạt tiền đình chỉ giao dịch cổ phiếu

Trước đó, ngày 9/3, HNX có thông báo về việc cổ phiếu HHG của công ty Hoàng Hà có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết theo quy định do công ty có kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tục (2020 – 2022).

HNX cho biết sẽ xem xét tiến hành huỷ bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HHG. Ngoài ra, HNX đề nghị công ty có văn bản phản hồi về vấn đề nêu trên chậm nhất trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo.

CTCP Hoàng Hà (HHG) được thành lập từ tháng 9/2001 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Năm 2010, HHG tăng vốn lên 136 tỷ đồng, và bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên HNX từ ngày 28/7/2010. Công ty kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ, bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác…

Theo BCTC kiểm toán năm 2022, HHG ghi nhận doanh thu hơn 104 tỷ đồng, tăng gần 11% nhưng lỗ ròng xấp xỉ 58 tỷ đồng, cải thiện hơn mức lỗ gần 69 tỷ đồng năm 2021. Lỗ lũy kế của HHG tính đến ngày 31/12/2022 tăng lên mức gần 192,5 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu HHG bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 05/04/2021 tuy nhiên vẫn duy trì thanh khoản trung bình khoảng 230.000 đơn vị/ phiên. Tại thời điểm kết phiên 14/03, giá cổ phiếu HHG đứng ở mức tham chiếu 1.200 đồng/cp.

Chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc khi ngân hàng Credit Suisse lâm vào thế khó

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt đi xuống trong phiên 15/3 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Credit Suisse nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Quy mô tài sản của Credit Suisse lớn gấp ba lần so với Silicon Valley Bank (SVB).

Logo ngân hàng Credit Suisse ở trụ sở chính tại thành phố Zurich, Thụy Sỹ. (Ảnh: Reuters).

Tính đến 22h00 ngày 15/3 theo giờ Việt Nam (tức 10h sáng cùng ngày theo giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 600 điểm, tương đương 1,8%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đi xuống tương ứng 1,3% và 1,7%.

Tại châu Âu, chỉ số DAX của Đức rớt 2,74%, các chỉ số FTSE của Anh và CAC của Pháp cùng sụt trên 3%, chỉ số Stoxx 600 đại diện toàn châu Âu cũng đỏ 2,3%.

Trong lúc các nhà đầu tư vẫn chưa hết bất an sau sự sụp đổ liên tiếp của hai ngân hàng tại Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, thị trường lại có thêm lý do để lo lắng khi cổ phiếu Credit Suisse có lúc cắm đầu 30% trong phiên sáng 15/3.

Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ hai tại Thụy Sỹ và là một trong những nhà băng lớn nhất châu Âu, đồng thời có hoạt động đáng kể tại Mỹ.

Theo Bloomberg, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Saudi – cổ đông lớn nhất của Credit Suisse – ngày 15/3 đã trả lời “tuyệt đối không” khi được hỏi có xem xét bơm thêm vốn cho ngân hàng Thụy Sỹ này hay không.

Ngân hàng Quốc gia Saudi (SNB) mua 9,9% cổ phần của Credit Suisse vào năm 2022 khi nhà băng Thụy Sỹ này phát hành cổ phiếu để huy động 4,2 tỷ USD nhằm phục vụ một cuộc cải tổ chiến lược toàn diện với mục tiêu cải thiện mảng ngân hàng đầu tư và giải quyết hàng loạt vấn đề về quản trị rủi ro và tuân thủ.

“Chúng tôi không thể góp thêm vốn vì nếu làm vậy thì chúng tôi sẽ vượt ngưỡng sở hữu 10%. Đây là vấn đề về pháp lý”, Reuters dẫn lời ông Al Khudairy, Chủ tịch SNB nói hôm 15/3.

Tuy nhiên, ông Khudairy nói thêm rằng SNB rất hài lòng với kế hoạch cải cách của Credit Suisse và cho rằng ngân hàng Thụy Sỹ này nhiều khả năng sẽ không cần thêm vốn.

Cùng ngày 15/3, ông Ulrich Koerner, CEO của Credit Suisse, khẳng định tình hình thanh khoản của ngân hàng mình đang “rất, rất khỏe” và “Chúng tôi hoàn thành và vượt gần như tất cả yêu cầu của cơ quan quản lý”.

Ông Axel Lehmann, Chủ tịch Credit Suisse, từ chối bình luận khi được hỏi liệu ngân hàng của ông có cần sự hỗ trợ của chính phủ trong tương lai hay không. “Chúng tôi được nhà nước quản lý, chúng tôi có tỷ lệ vốn mạnh, bảng cân đối kế toán rất vững chắc. Chúng tôi đang nỗ lực toàn diện, vì vậy đây không phải là vấn đề thảo luận”.

Tại Mỹ, cổ phiếu Bank of America có lúc giảm 2%, Wells Fargo rớt 5%, JPMorgan Chase giảm 4,8%. Ở châu Âu, cổ phiếu HSBC giảm 4,7%, UBS mất 7,4%.

Tính đến cuối năm 2022, Credit Suisse Group có tổng tài sản hơn 531 tỷ franc Thụy Sỹ, tương đương 575 tỷ USD. Trong khi đó, Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng mới sụp đổ cuối tuần vừa qua tại Mỹ, có tổng tài sản khoảng 200 tỷ USD.

Nguồn bài viết: https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/chung-khoan-my-va-chau-au-lao-doc-khi-ngan-hang-credit-suisse-lam-vao-the-kho-422023315224211483.htm

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/3

=> DOANH NGHIỆP

  1. Ông Phạm Nhật Vượng đăng ký bán 50,7 triệu cổ phiếu VIC từ ngày 21/3 đến 19/4.

  2. Từng so kè từng đồng vốn hóa, giờ đây VPBank sắp lớn gấp rưỡi Techcombank, gần đuổi kịp ông lớn VietinBank

  3. ACV: Ngôi sao sàn UPCoM: Vốn hoá xếp thứ 6 thị trường, sở hữu gần 33.000 tỷ tiền mặt, chủ đầu tư siêu dự án gần 5 tỷ USD

  4. VNDirect: Định giá của SMFG đối với VPBank đang cao hơn 70% so với hiện tại

  5. VIB: ĐHĐCĐ - Lên kế hoạch lãi năm 2023 đạt 12.200 tỷ đồng, chia cổ tức tổng tỷ lệ 35%

  6. VIB: Kỳ vọng room tín dụng được cấp năm 2023 lên tới 25%

  7. LPB: LienVietPostBank có thể lãi 5.100 tỷ đồng trong năm 2023

😎 SBT: Quỹ đầu tư của Singapore đã nâng sở hữu lên hơn 7% vốn

_

  1. Biwase muốn thâu tóm chi phối CTCP Cấp thoát nước Long An

  2. HHV: Hạ tầng Giao thông Đèo cả vay nợ công ty mẹ 300 tỷ đồng

  3. FPT: Đề xuất đầu tư nhiều dự án giáo dục, chuyển đổi số tại Hà Tĩnh

  4. Hòa Bình (HBC) đề xuất gán thiết bị tồn kho để cấn trừ nợ cho nhà thầu phụ

  5. Cơ điện lạnh (REE): Mục tiêu lãi 2.700 tỷ đồng năm 2023, trong đó dự lãi 930 tỷ đồng từ BĐS

  6. BCM: Becamex chuyển nhượng một phần dự án 2,2ha cho SetiaBecamex, dự thu 222 tỷ đồng

  7. CTD: Chủ tịch Coteccons nhắn nhủ người lao động không “công kích, hả hê” trước khó khăn của đồng nghiệp

  8. GEX: GELEX và Frasers Property Vietnam hợp tác xây dựng khu công nghiệp chất lượng cao

  9. LIX: Bột giặt LIX lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 225 tỷ năm 2023, giảm 14%

  10. AIC: Bảo hiểm Hàng không có CEO mới trước thềm bán vốn cho cổ đông Hàn Quốc

  11. IBC: Shark Thuỷ gặp mặt xin lỗi phụ huynh tại Tp.HCM, sẽ mở lại 30-33 trung tâm trên toàn quốc

  12. QTP: Kỳ vọng “đánh bay” 1.092 tỷ tiền nợ, mã cổ phiếu của công ty này dự kiến tăng 35% trong năm nay

  13. Hóa chất Đức Giang muốn mua lại gần 50% vốn Ắc quy Tia Sáng từ một cá nhân

  14. RCC: Liên danh Công trình Đường sắt ‘độc diễn’ ở gói thầu hơn 340 tỷ đồng

  15. PCE: Công ty con của Đạm Phú Mỹ đặt mục tiêu lãi năm 2023 giảm 21%

  16. DXG: VNDirect dự báo sức khỏe tài chính của Đất Xanh sẽ gặp áp lực lớn trong 2024-2025 nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện

  17. HQC: Sau gần 1 năm chuyển nhượng tài sản cho vợ Chủ tịch, (HQC) mới công bố thông tin

  18. HQC: Thấy gì từ việc tăng nhanh, giảm vội của cổ phiếu ‘ông trùm’ nhà ở xã hội?

  19. DIC Corp (DIG) giải thể chi nhánh Vũng Tàu

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KOS: 10 triệu cổ phiếu KOS vừa được “sang tay”

  2. FRT: Phó tổng giám đốc FPT Retail liên tiếp bán ra cổ phiếu công ty

_

  1. TCD: Tracodi muốn mua lại trước hạn 240 tỷ đồng trái phiếu

  2. DIG: Tiền đâu mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn?

_

=> CỔ TỨC

  1. SGR: Mục tiêu lãi sau thuế 315 tỷ đồng năm 2023. Địa ốc Sài Gòn dự kiến trình Đại hội cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, trong đó dành 60 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%. Nếu được thông qua, dự kiến thời gian thực hiện trong quý 3/2023

  2. Ngân hàng đầu tiên chốt phương án chia cổ tức năm 2022, tỷ lệ chia 15% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu

  3. Lợi nhuận tăng mạnh sau khi sửa báo cáo tài chính, NT2 chuẩn bị chi hàng trăm tỷ tạm ứng cổ tức

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index trở lại cao điểm 1.060, khối ngoại gom hơn 11 triệu cổ phiếu HDB sau 2 tuần

  • Nhóm chứng khoán, bất động sản đồng loạt tăng trần sau thông tin giảm lãi suất điều hành

  • Quán tính tăng giá chiều nay chậm lại đáng kể, nhưng vẫn từ từ đi lên. VN-Index kết phiên tăng 2,12% tương đương +22,06 điểm so với tham chiếu. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ phiên ngày 20/2/2023 (+27,38 điểm). Chỉ số cũng đóng cửa ở mức cao nhất, thể hiện sức mạnh được duy trì đến cuối ngày.

  • Thanh khoản thị trường phiên chiều sụt giảm mạnh gần 22% trên hai sàn, cho thấy sự hưng phấn đua giá đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên sự sụt giảm này được bù lại bằng hoạt động giải ngân mạnh mẽ của khối ngoại, trong khi nhà đầu tư vẫn găm hàng, giúp mặt bằng giá cổ phiếu tiếp tục lên cao

  • Tự doanh CTCK mua ròng tích cực gần 400 tỷ đồng, giải ngân cổ phiếu vốn hóa lớn

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Khối ngoại trở lại mua ròng, dòng tiền từ Thái Lan đứng ngoài “cuộc chơi”. Sau giai đoạn bất ngờ bán ròng kéo dài từ giữa tháng 2 đến hết tuần đầu tiên của tháng 3, khối ngoại đã trở lại mua ròng liên tiếp trong 6 phiên gần nhất trên HoSE với tổng giá trị gần 2.300 tỷ đồng. Dù vậy, tính chung trong một tháng trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng gần 1.000 tỷ đồng.

  2. [Cập nhật] Lịch tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2023 của OCB, MBB, TPB, HDG, DBT, CII

_

  1. Big4 giảm lãi kỳ hạn 12 tháng xuống còn 7,2%

  2. Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán sẽ phản ứng ra sao?

  3. Vì sao NHNN giảm lãi suất điều hành thời điểm này nhưng lại không điều chỉnh trần lãi suất huy động?

  4. Thành viên Masterise Homes phát hành 2.300 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 6%/năm

  5. FiinRatings: 67 doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu với tổng dư nợ hơn 89.300 tỷ đồng

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá heo hơi rớt xuống dưới 50.000 đồng/kg, mỗi con heo xuất chuồng nông dân lỗ 1 triệu đồng

  2. Thái Nguyên: Sản xuất công nghiệp nỗ lực tăng tốc

  3. Khó khăn về thị trường và đơn hàng, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16,7%

  4. Dù Việt Nam đã mở cửa giao thương từ tháng 3/2022, nhưng thị trường hàng không quốc tế không đạt được các chỉ số phục hồi như kỳ vọng. Có ý kiến cho rằng, phải cuối năm 2024, hàng không Việt Nam mới đạt được lượng khách quốc tế như năm 2019.

  5. Các lãnh đạo cấp cao Vingroup, Sungroup, IPPG, BRG, Vietjet nói gì tại cuộc họp với Thủ tướng?

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục tắm máu sau phiên phục hồi kỹ thuật, giảm từ 2,5% đến 3,15%

  3. Dow Jones tăng 336 điểm khi lạm phát giảm tháng thứ 8 liên tiếp, cổ phiếu ngân hàng phục hồi

  4. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã quyết định xem xét giải ngân thêm 5,3 tỷ USD cho Argentina nhằm hỗ trợ quốc gia Nam Mỹ này giảm thiểu những khó khăn về tài chính.

  5. Quỹ Ark của Cathie Wood: Mặc nhà đầu tư “cháy tài khoản” hơn 10 tỷ USD, một quỹ ETF vẫn hiên ngang “ẵm” hơn 300 triệu USD phí quản lý. Theo thống kê mới nhất của ft…com, quỹ đầu tư Ark Investment Management đã kiếm được hơn 300 triệu USD phí quản lý kể từ khi thành lập cách đây 9 năm, trong lúc “quét sạch” 10 tỷ USD của các nhà đầu tư trong cùng một khoản thời gian.

  6. Cổ phiếu của hãng hàng không United Airlines sụt giảm sau khi dự báo thua lỗ trong quý đầu tiên năm 2023 do số lượng các chuyến bay ít hơn so với các tháng khác và chi phí nhiên liệu tăng cao.

  7. Chat GPT-4 ra mắt: Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trường luật với điểm số thuộc nhóm 10% cao nhất

  8. Samsung xây 5 nhà máy chip bán dẫn mới

  9. Các giám đốc SVB bán ra 84 triệu USD cổ phiếu trong hai năm, dấy lên nghi ngờ về giao dịch nội gián

  10. Facebook sa thải thêm 10.000 nhân viên. Công ty đã sa thải 11.000 nhân viên vào tháng 11 năm ngoái.

  11. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh vẫn ở mức thấp kỷ lục

  12. Cổ phiếu xuống gần mức thấp kỷ lục, ‘đói’ tiền gửi sau khi mất 120 tỷ USD: Tình hình ở Credit Suisse giờ ra sao?

  13. Theo ước tính của Bloomberg Economics, trong số 227 tỷ mà Nga thu về từ xuất khẩu hàng hóa trong năm ngoái, khoảng 1/3 đã được tiết kiệm ở nước ngoài. Số tiền này trở thành một “điểm nóng” mới khi Mỹ cùng các đồng minh vẫn đang tìm cách thắt chặt các biện pháp trừng phạt.

  14. Cụ thể, Nga có khoảng 80 tỷ USD “nằm” rải rác trong các tài sản như tiền mặt, bất động sản và các khoản đầu tư vào thực thể ở nước ngoài. Đây là khoản dự trữ ngầm và là kết quả của thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục, giúp duy trì ngân sách cho Điện Kremlin.

  15. Răn đe của phương Tây không đủ mạnh, xuất khẩu một mặt hàng quan trọng từ UAE sang Nga tăng gấp 7 lần

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Khoảng 10h tối qua, đồng tiền số hàng đầu BTC tăng mạnh lên đến 26.533 USD, đạt mức kỷ lục trong 9 tháng sau khi về lại giao dịch quanh ngưỡng 24.500 USD

  2. Cá voi Ethereum tích lũy thêm 600 triệu USD ETH

  3. Binance dừng miễn phí giao dịch BTC, trừ các cặp với stablecoin TUSD

  4. USDC ghi nhận lần đốt stablecoin lớn nhất lịch sử, quy đổi 4,5 tỷ USD kể từ ngày 10/03

  5. NYDFS bác bỏ phát ngôn “Mỹ đóng cửa Signature Bank để thanh trừng ngành tiền mã hóa”

  6. Ngân hàng Australia thực hiện chuyển stablecoin xuyên biên giới

_

  1. Big Oil “rủng rỉnh” tiền mặt nhưng không biết đầu tư vào đâu

  2. OPEC: Lượng dầu thô dư thừa khiêm tốn do nhu cầu tạm lắng

  3. Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên chiều 15/3, trong bối cảnh việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) điều chỉnh tăng nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc và lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu về vụ phá sản ngân hàng Mỹ gần đây.

  4. 3 phiên gần nhất, dầu Brent và WTI đều giảm trên 8%

  5. EU sẽ sớm công bố các bước khởi động kế hoạch mua chung khí đốt

  6. Cơ quan thống kê Destatis cho biết việc Đức nhập khẩu dầu thô của Nga đã ngừng gần như hoàn toàn trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).

  7. Dữ liệu cho thấy sản lượng dầu thô mà Đức nhập khẩu từ Nga đã giảm 99,9% trong tháng 1, xuống chỉ còn 3.500 tấn, trong khi con số này cùng kỳ năm ngoái là 2,8 triệu tấn.

_

  1. Sohu: Nga và Trung Quốc thúc đẩy mô hình ba bước thách thức vị thế của đồng USD

  2. Sau phiên chỉnh nhẹ, vàng thế giới tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 1.910 USD/ounce

_

  1. Giá thép tăng lên mức cao nhất 9 tháng, do triển vọng nhu cầu được cải thiện, khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm vào mùa xuân và nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế hồi phục.

  2. Giá cao su tại Nhật Bản giảm phiên thứ 7 liên tiếp trong 8 phiên, do giá dầu giảm và niềm tin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ và thận trọng trước số liệu lạm phát được đưa ra vào cuối ngày.

Vàng SJC 66.7 tr/lượng

USD 23,750 đồng

Bảng Anh 29,087 đồng

EUR 26,035 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

SVB phá sản là điều tốt cho thị trường chứng khoán?

## Ngân hàng SVB sụp đổ khiến không ít nhà đầu tư hoang mang. Tuy nhiên, chuyên gia chứng khoán lại cho rằng SVB phá sản lại có thể là ‘‘thiên nga đen’’ tích cực đối với thị trường chứng khoán (TTCK), trong đó có Việt Nam.

Cú knock out

Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ bất ngờ sụp đổ chỉ trong 48 giờ đồng hồ khiến giới đầu tư hoang mang. Bởi nó có thể khiến hệ thống ngân hàng, hoặc các đối tác khác sụp đổ dây chuyền.

Nhìn lại, sự việc SVB sụp đổ cho thấy bản thân đơn vị này đang lỗ 1,9 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản lỗ này không đáng kể so với khối tài sản khổng lồ trên 200 tỷ USD của SVB. Các chuyên gia phân ích cho rằng, SVB đã “chơi một ván cờ” cực kỳ rủi ro.

Ảnh nguồn SSI.

Cụ thể, SVB tập trung chủ yếu huy động vốn trong lĩnh vực công nghệ, với những khoản huy động ngắn hạn. Người gửi tiền rút bất kỳ khi nào họ cần. Trong khi đó, SVB lấy tiền đó để đi mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được thế chấp bằng các khoản vay mua nhà là những tài sản dài hạn.

Khi Fed liên tục tăng lãi suất quá nhanh đã khiến các doanh nghiệp rút vốn mạnh. Khi đó, trái phiếu, cổ phiếu chưa đến hạn. SVB buộc phải bán tháo với giá rẻ, khiến cho ngân hàng này thua lỗ nặng. Giá trị những khoản đầu tư trái phiếu của SVB thua lỗ nặng, càng bán càng lỗ. Chỉ sau 48 giờ ngân hàng này đã sụp đổ.

Bản thân SVB đã mạo hiểm trong đầu tư, nhưng một yếu tố thúc đẩy quá trình sụp đổ nhanh của ngân hàng này chính là lãi suất tăng quá nhanh và quá mạnh. Chuyên gia gọi việc tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giống như một cú đấm hạ knock out đối với tổ chức tín dụng đang ốm yếu như SVB.

SVB sụp đổ lại là điều tốt cho TTCK?

Tại sao trước tin tức xấu như vậy, TTCK Việt Nam vẫn tăng ngay trong phiên 13/3 và ngày 14/3 chỉ giảm hơn 12 điểm, nhưng đến 15/3 VN-Index đã tăng mạnh hơn 22 điểm. Nhiều chuyên gia cho rằng, SVB sụp đổ lại là điều tốt cho TTCK Việt Nam nói riêng và TTCK toàn cầu nói chung.

Bởi vì giới đầu tư sớm nhận thấy, SVB sụp đổ khiến Fed hãm đà tăng lãi suất để tránh hiện tượng Domino.

Ngày 21 - 22/3 tới đây, Fed sẽ triển khai kỳ họp chính sách tháng 3. Trước đó, khi các báo cáo kinh tế và việc làm tháng 2 được công bố, thị trường dự báo có thể Fed tăng 0,5% lãi suất trong kỳ họp tháng 3 này.

Chỉ số Dollar-Index giảm. TTCK châu Á giảm không mạnh sau sự cố SVB. Ảnh nguồn VNDIRECT Research.

Tuy nhiên, khi sự cố SVB, thị trường đã chuyển sang dự báo với 2 kịch bản, đó là Fed có thể tăng 0,25% lãi suất; cũng có thể là không tăng thêm lãi suất.

Theo TS Cấn Văn Lực, nhiều khả năng Fed phải điều chỉnh kế hoạch theo hướng tăng ít hơn dự kiến và có thể dừng lại trong quý 2/2023.

Còn theo Goldman Sachs - Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia Mỹ nhận định, Fed có thể không tăng lãi suất sau 2 vụ sụp đổ của SVB và Signature Bank. Trước đó, Goldman Sachs dự báo Fed tăng 0,25% lãi suất trong kỳ họp tháng 3 này.

Chuyên gia chứng khoán tại SSI Research đánh giá, sự sụp đổ nhanh chóng của SVB có thể là yếu tố khiến Fed giảm đà tăng lãi suất. Trong nguy luôn có cơ, SVB có thể chính là ‘‘thiên nga đen’’ đưa quá trình tăng lãi suất nhanh và nguy hiểm của Fed đến hồi kết thúc sớm hơn dự tính.

Bởi, lãi suất là gánh nặng của TTCK. Ghi nhận năm 2022, khi Fed tăng lãi suất quá nhanh và mạnh, chỉ số VN-Index rơi mất 40% từ đỉnh. Nhiều cổ phiếu lần lượt mất đến 70 - 80% giá trị từ đỉnh. Do đó, khi Fed ngừng tăng lãi suất, TTCK sẽ củng cố khả năng tạo đáy cho một chu kỳ tăng mới.

Còn theo chuyên gia chứng khoán tại VNDIRECT Research, tác động của sự kiện SVB lên tài chính khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam là không lớn. Bởi, sự phục hồi ổn định của nền kinh tế Trung Quốc và thị trường bất động sản, tín dụng quốc gia này đã qua giai đoạn khó khăn nhất, khi doanh số bán nhà bắt đầu tăng trưởng dương từ tháng 2/2023.

Nhìn chung TTCK châu Á phản ứng tương đối “bình tĩnh” trong phiên 14/3, chỉ có chứng khoán Sigapore, Nhật Bản, Ấn Độ mất hơn 1%. Mặt khác, đồng USD dự kiến yếu hơn sau sự kiện SVB cũng là yếu tố tích cực đối các nước mới nổi

VNDIRECT Research dự báo, TTCK Việt Nam thận trọng trong nửa đầu năm 2023. Nghị quyết 33/NQCP vừa được ban hành ngày 11/3, trong đó lưu ý về vấn đề tái cấu trúc các khoản nợ của DN bất động sản.

Đây là một trong nhữngthông tin thị trường khá mong chờ trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài từ các quỹ ETFs, ước khoảng 4 nghìn tỷ đồng dự kiến vào Việt Nam. Đây là yếu tố tích cực cho thị trường trong nước.

VNDIRECT Research khuyến cáo, áp lực lãi suất, tỷ giá và bài kiểm tra năng lực thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn còn đó. Vì vậy nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy, quan sát các diễn biến tiếp theo của thị trường thế giới.

Nhà đầu tư nên ưu tiên “mục tiêu phòng thủ” trong ngắn hạn với các nhóm cổ phiếu giá trị/hoặc cổ tức hấp dẫn. Trong nửa đầu năm 2023, đà tăng của VN-Index sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp.

2 Likes

HAG: Bầu Đức ngậm ngùi thừa nhận nuôi heo không có lãi, dự báo thị trường còn nhiều khó khăn

Giá lợn giảm liên tục 4 tháng nhưng chưa có dấu hiệu dừng

Sau chuỗi ngày giảm mạnh, trong ngày 14/3, giá lợn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp tục giảm. Trong đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 46.000 - 49.000 đồng/kg.

Địa phương có mức giá thu mua cao nhất là Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội vẫn đang thu mua lợn hơi với giá 49.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cao tiếp tục neo ở mức thấp nhất khu vực là 46.000 đồng/kg. Tại các tỉnh, thành còn lại, giá lợn hơi hôm nay ghi nhận ở mức 47.000 - 48.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi giảm rải rác và dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg.

Tương tự, tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay ghi nhận giảm cao nhất 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, 50.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp. Trong khi đó, ghi nhận mức giảm sâu hơn 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại tỉnh Trà Vinh đang được thu mua với giá thấp nhất là 49.000 đồng/kg.

Tại một khu chợ ở Hà Nội, giá bán lẻ các mặt hàng thịt lợn đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với một tháng trước, giá bán thịt ba chỉ 120.000 đồng/kg, sườn non khoảng 130.000 đồng/kg.

Bầu Đức bán thịt heo không có lãi

Giá lợn giảm đang gây khó khăn cho người chăn nuôi trong nước. Theo tính toán của người chăn nuôi, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi cao, thì người chăn nuôi lợn đang chịu thua lỗ. Trong đó, bầu Đức là một trong những người bị ảnh hưởng khi nắm trong tay mảng heo ăn chuối.

Tổng doanh thu tháng 2/2023 của HAGL đạt 665 tỷ đồng, trong đó ngành chăn nuôi đóng góp 212 tỷ đồng. Sản lượng heo thịt trong tháng 2/2023 đạt 41.689 con.


Ảnh minh họa

Trong chia sẻ mới đây, nhìn lại năm 2022, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HAGL - đánh giá bằng 2 chữ “khó lường”. Trong nửa đầu năm, tình hình kinh doanh rất thuận lợi nhưng cuối năm thay đổi phức tạp.

Ông Đức nhận xét vào giai đoạn cuối năm, giá heo giảm xuống thấp dẫn đến kết quả không như kỳ vọng, nhưng may mắn là giá chuối tăng. HAGL may mắn hơn các doanh nghiệp khác là tận dụng chuối thải để nuôi heo, nên không những không lỗ mà vẫn có lãi. Nếu không có chuối, heo của HAGL chắc chắn lỗ.

“Hiện tại, ngành heo vẫn ở trong tình trạng giá thấp và sức mua yếu. Với tình hình này, nông dân chắc chắn lỗ và dẫn đến hiện tượng bỏ chuồng. Phía doanh nghiệp chưa chắc có tình trạng này”, ông Đức đánh giá.

Hiện nay, 70% cung heo trên thị trường đến từ các hộ nông dân. Khi họ bỏ chuồng sẽ xảy ra hiện tượng quá bán, giá heo sau đó sẽ tăng lại khi hụt cung và dự kiến tháng 4-5/2023 sẽ hồi phục.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đó chỉ là hy vọng. Thị trường luôn không nói trước được điều gì. Do đó, HAGL sẽ xây dựng kế hoạch thận trọng để cố gắng duy trì mảng heo “không lãi không lỗ”. Nếu thuận lợi, thị trường hồi phục vào tháng 4-5 như dự báo và HAGL dự kiến không có lợi nhuận cho mảng nuôi heo.

Nhận định biến động của giá thịt lợn, bầu Đức dự kiến tập trung vào mảng cây trồng như chuối, sầu riêng khi giá các mặt hàng này đang lên cao.

Dự báo còn nhiều khó khăn

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng đàn lợn cả nước hiện khoảng 28,6 triệu con. Ước cả năm 2023, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn, tăng từ 5-5,5% so với năm 2022.

Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,5 triệu tấn, tăng 4%; sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 2,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2022.

Các chuyên gia nhận định, sức mua giảm mạnh, trong bối cảnh dư cung còn tiếp diễn, dự báo giá thịt lợn còn giảm tiếp.

Ảnh minh họa

Bộ Công thương cũng nêu những khó khăn trong năm nay khiến sức mua giảm. Theo bộ đánh giá, năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

“Ngân hàng Thế giới mới đây cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay xuống còn 1,7%, thay vì 3% đưa ra trước đó”, Bộ Công thương thông tin.

Bộ này cũng cho hay, mức tăng trưởng chậm lại đang xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế phát triển. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái.

Như vậy để thấy rằng, sức tiêu thụ sẽ còn giảm khi người dân thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.

2 Likes

Ông Võ Thành Đàng gom được bao nhiêu sau 13 lần đăng ký mua cổ phiếu QNS?

## Ông Võ Thành Đàng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) liên tục đăng ký gom cổ phiếu QNS trong thời gian gần đây nhưng thực tế, ông Đàng chỉ mua một tỷ lệ nhỏ so với đăng ký trong nhiều lần liên tiếp.

Cụ thể, từ ngày 16/2 đến ngày 13/3, ông Võ Thành Đàng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi chỉ mua được 73.600 cổ phiếu QNS trong tổng đăng ký 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ mua thành công là 7,36% tổng lượng đăng ký để nâng sở hữu từ 7,38% lên 7,4% vốn điều lệ.

Lý do được ông Võ Thành Đàng đưa ra khi không mua hết số lượng cổ phiếu đã đăng ký do điều kiện thị trường chưa phù hợp.


Từ đầu năm 2022 tới nay, ông Võ Thành Đàng đã 13 lần đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu QNS. Hình minh họa

Thêm nữa, từ ngày 20/3 đến ngày 18/4, ông Võ Thành Đàng tiếp tục đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 7,68% vốn điều lệ.

Điểm đáng lưu ý, từ đầu năm 2022 tới nay, ông Võ Thành Đàng đã 13 lần đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu QNS. Tuy nhiên, có 5 lần không mua vào cổ phiếu nào và 8 lần mua một lượng nhỏ cổ phiếu so với đăng ký, tỷ lệ mua trung bình trong 8 lần đăng ký vừa qua là 36,6%.

Đường Quảng Ngãi là doanh nghiệp có tiếng trong phân khúc ngành sữa khi sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy - hiện đang chiếm thị phần sữa đậu nành hộp giấy lớn nhất.

Nhắc đến doanh nhân Võ Thành Đàng, giới doanh nhân và các nhà đầu tư nhắc ngay đến Đường Quảng Ngãi và thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy. Bên cạnh con đường sự nghiệp đồng hành cùng Đường Quảng Ngãi, trên thị trường chứng khoán cái tên Võ Thành Đàng cũng thường xuyên hiện diện thông qua các giao dịch cổ phiếu QNS.

Ông Võ Thành Đàng
Ông Võ Thành Đàng

Trong hơn 30 năm đồng hành cùng QNS và 6 năm hành trình của cổ phiếu QNS trên sàn chứng khoán, vị lãnh đạo này được biết đến với việc “chỉ mua – không bán” đối với cổ phiếu QNS. Vợ ông Đàng - bà Võ Thị Cẩm Nhung hiện cũng đang nắm hơn 10,6 triệu đơn vị QNS - tương ứng giá trị gần 400 tỷ đồng.

Đường Quảng Ngãi đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2023

Năm 2023, Đường Quảng Ngãi lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu tăng nhẹ 2% song lợi nhuận lại đi lùi 22% so với thực hiện năm 2022.

Cụ thể, theo tài liệu họp ĐHĐCĐ năm 2023, QNS đặt kế hoạch doanh thu 8.400 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.008 tỷ đồng, giảm 22% so với thực hiện trong năm 2022.

Về kế hoạch cổ tức, QNS dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức 30% (trong đó, đã chia tổng cộng 15% bằng tiền và còn lại 15% bằng tiền chưa chia cổ tức). Bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến tối thiểu 15%.

Cũng trong các tờ trình đại hội, năm nay, QNS đưa ra ba phương án phát hành cổ phiếu ESOP. Cụ thể, nếu tốc độ tăng trưởng tạo vốn (lợi nhuận sau thuế và khấu hao cơ bản) trong năm 2023 tăng từ 7,5% đến dưới 15%, công ty sẽ phát hành 1% số lượng cổ phiếu đang lưu hành thưởng cho nhân viên.

Nếu tốc độ tăng trưởng tạo vốn năm 2023 từ 15% lên dưới 20%, mức phát hành cổ phiếu ESOP lên tới 2% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Cuối cùng, nếu như tốc độ tăng trưởng tạo vốn năm 2023 từ 30% trở lên, mức cổ phiếu ESOP lên tới 3% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Cổ phiếu ESOP dự kiến bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm, nguồn tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động của công ty và giá phát hành sẽ theo giá sổ sách kế toán tại thời điểm 31/12/2023.

REE Corp lên kế hoạch lãi gần nghìn tỷ từ bất động sản

Tập đoàn đa ngành này đặt mục tiêu phát triển 2 dự án bất động sản và mở rộng diện tích cho thuê trong năm nay, qua đó kỳ vọng thu lãi 930 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE Corp) mới công bố báo cáo thường niên 2022, thông tin chi tiết về kết quả hoạt động cũng như định hướng kinh doanh năm nay của các mảng hoạt động chính.

Năm ngoái, tập đoàn đa ngành này ghi nhận kết quả cao nhất kể từ khi cổ phần hóa với doanh thu tăng trưởng 61% lên 9.372 tỷ đồng và lãi ròng tăng 45% đạt mức kỷ lục 2.693 tỷ đồng.

Lên kế hoạch cho năm 2023, REE Corp đặt mục tiêu doanh thu 10.962 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với năm ngoái. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế công ty mẹ nhích nhẹ lên 2.700 đồng, vẫn là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tỷ đồngTỷ đồngCHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA REE CORPDoanh thuLãi ròngNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022KH202302.5k5k7.5k10k12.5k50010001500200025003000

Xét theo cơ cấu, mảng truyền thống là năng lượng vẫn đem về nguồn thu lớn nhất với con số dự kiến 5.198 tỷ đồng, chiếm gần phân nửa tổng doanh thu nhưng giảm 3% so với năm trước. Lợi nhuận mảng này ở mức 1.351 tỷ đồng, giảm 19% so với thực hiện năm 2022.

Lãnh đạo công ty cho biết đề xuất một kế hoạch thận trọng do tiềm ẩn những khó khăn về vĩ mô và địa chính trị dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài, các điều kiện thủy văn được dự báo sẽ trở nên bất lợi hơn, trong khi REE sở hữu danh mục nhà máy thủy điện chiếm hơn 50% tổng công suất lắp đặt.

Ngoài ra, khung giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp có hiệu lực từ ngày 7/1 là một tín hiệu tích cực cho thị trường, song mức giá thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng, đặt ra nhiều thử thách để đạt được mức sinh lời kỳ vọng, khiến tốc độ phát triển các dự án mới chững lại.

REE Energy dự kiến tiếp tục gia tăng danh mục tài sản thêm 100 MW, chủ yếu vào các dự án năng lượng tái tạo theo định hướng chiến lược của Quy hoạch Điện VIII, đồng thời tận dụng cơ hội M&A và phát triển dự án mới.

Mảng cơ điện lạnh đem về nguồn thu lớn tiếp theo với 3.383 tỷ đồng và lợi nhuận kỳ vọng 160 tỷ đồng, đều tăng trưởng 20%. Công ty sẽ đẩy mạnh phân phối cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư công, đầu tư phân xưởng nhà máy mới và du lịch - khách sạn.

KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN CÁC MẢNG KINH DOANH CỦA REECORP

Đáng chú ý nhất là mảng bất động sản (bao gồm phát triển dự án và cho thuê văn phòng) được đặt nhiều kỳ vọng. Chỉ tiêu doanh thu 2.230 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 930 tỷ đồng; lần lượt tăng 115% và 61% so với năm trước.

Công ty cho biết sẽ có 2 dự án mới (Phú Hội và Bồ Xuyên) về phân khúc nhà ở trong năm, kỳ vọng cải thiện đáng kể kết quả của khối này; đồng thời tiếp tục phát triển quỹ đất mới để mở đường cho việc phát triển các dự án mới trong tương lai.

Theo đó, riêng lĩnh vực phát triển bất động sản được kỳ vọng sẽ đạt kết quả đột biến trong năm nay với mức doanh thu 1.144 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 405 tỷ đồng, tương ứng gấp hơn 6 lần năm ngoái.

Đối với hoạt động cho thuê văn phòng, REE lên kế hoạch các tòa nhà văn phòng đạt tỷ lệ lấp đầy là 98,5% với lợi nhuận mục tiêu 525 tỷ đồng. Tòa nhà E.Town 6 cũng sẽ được hoàn thành trong quý IV và đưa vào vận hành để nâng tổng diện tích cho thuê lên 181.652m2.

Mảng kinh doanh lớn cuối cùng là nước & môi trường đặt mục tiêu thu 151 tỷ và có lãi 335 tỷ đồng, đều giảm nhẹ so với năm ngoái. REE Water sẽ tập trung tìm kiếm các cơ hội mua bán và sáp nhập (M&A) các nhà máy sản xuất và cấp nước tư nhân nhằm mở rộng quy mô danh mục tài sản.

Nguồn bài viết: REE Corp lên kế hoạch lãi gần nghìn tỷ từ bất động sản - Tài chính - Chứng khoán - ZINGNEWS.VN

Bamboo Airways có nhóm nhà đầu tư mới thay ông Trịnh Văn Quyết

Nhà đầu tư mới của Bamboo Airways sẽ hỗ trợ tài chính cho hãng và giúp ông Trịnh Văn Quyết một khoản tiền để khắc phục hậu quả vụ án (nếu có).

Thông tin trên được đại diện Bamboo Airways cho VnExpress biết chiều 16/3. Gần một năm qua, để duy trì hoạt động bình thường và phát triển, Bamboo Airways đã nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư mới để hỗ trợ hãng về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm tái cơ cấu.

Hiện tại, Bamboo Airways cho biết đã tìm được nhà đầu tư mới để thay thế cho các cổ đông cũ là ông Trịnh Văn Quyết và các cổ đông liên quan. Nhưng hãng hàng không này từ chối công bố danh tính và cho biết “sẽ công bố trong thời gian tới”.

Đồng thời, nhà đầu tư mới đã đồng ý kế thừa và chịu trách nhiệm các nghĩa vụ thực hiện thanh toán nợ gốc và lãi đối với các khoản vay trước đây. Bởi các cổ đông cũ đã dùng cổ phần của hãng bay này để cầm cố, thế chấp tại ngân hàng. Đồng thời, nhà đầu tư mới cũng hỗ trợ cho ông Quyết một khoản tiền riêng được nộp vào tài khoản phong tỏa của cơ quan cảnh sát điều tra để khắc phục hậu quả (nếu có) theo vụ án.

Hồi tháng 4/2022 - sau sự cố của các lãnh đạo cấp cao FLC, Cục Hàng không cho biết tại Bamboo Airways, FLC góp hơn 3.580 tỷ đồng, tương đương 51,24% (ông Quyết nắm 30,3% vốn FLC, tương đương 1.088 tỷ đồng); ông Quyết góp hơn 2.800 tỷ đồng, tương đương 40,03%. Như vậy, tổng vốn góp của cựu Chủ tịch FLC, Bamboo Airways khoảng 3.890 tỷ đồng, chiếm 55,5% vốn tại hãng bay này.

Với vai trò là tổ chức phát hành, Bamboo Airways cho biết đã tích cực hỗ trợ thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông cũ cho nhà đầu tư mới. Doanh nghiệp khẳng định việc chuyển nhượng được thực hiện dưới sự giám sát và chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đầu tháng này, Chủ tịch HĐQT FLC Lê Bá Nguyên cũng thông báo tập đoàn này sẽ chuyển nhượng cổ phần tại Bamboo Airways. Đây là một trong những kế hoạch để tái cấu trúc FLC. Theo ông Nguyên, hãng bay này chưa thể có lãi nên năm 2021, FLC đã phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư trên 373 tỷ đồng và tăng mạnh trích lập dự phòng 3.642 tỷ đồng cho năm ngoái.

Bamboo Airways vẫn đặt mục tiêu chiếm 30% thị trường nội địa. Hiện tại, hãng đã hoạt động 21/22 sân bay trong nước và dự kiến khai thác toàn bộ vào cuối tháng 4 với đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau. Với thị trường quốc tế, hãng mở thêm nhiều tuyến thường lệ đến châu Âu, Australia.

Nguồn bài viết: Bamboo Airways có nhóm nhà đầu tư mới thay ông Trịnh Văn Quyết - VnExpress Kinh doanh

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 16/3

=> DOANH NGHIỆP

  1. PV Power (POW) điều chỉnh tăng thêm 230 tỷ đồng LNST sau kiểm toán

  2. Hợp nhất SVC Holdings, “ông trùm BOT” Tasco đặt mục tiêu doanh thu 2023 cao kỷ lục, gấp 21 lần năm trước, lợi nhuận 600 tỷ đồng

  3. NVL: Đăng ký mua 44,5 triệu cổ phiếu Novaland (NVL), con gái Chủ tịch Bùi Thành Nhơn chỉ gom vào 19,35 triệu đơn vị

  4. ASM: Đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 1.312 tỷ đồng

  5. HAG: Bầu Đức ngậm ngùi thừa nhận nuôi heo không có lãi, dự báo thị trường còn nhiều khó khăn

  6. DPM: “Cá mập” Shark Tank xin rời ghế HĐQT Đạm Phú Mỹ (DPM) vì “bận việc nhà”

  7. Hậu chuyển nhượng, Ông Phạm Nhật Vượng và cổ đông liên quan vẫn nắm 63% vốn Tập đoàn Vingroup

_

😎 CTD: Chủ tịch - các công ty xây dựng Việt Nam tự tin có thể xây dựng sân bay Long Thành đúng hạn

  1. EVF: EVN Finance chuẩn bị họp ĐHCĐ, đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 560 tỷ đồng trong năm 2023

  2. QCG: Quốc Cường Gia Lai lợi nhuận đi lùi, rủi ro nợ ngắn hạn vượt vốn chủ sở hữu 958 tỷ đồng

  3. VDS: Doanh thu môi giới ước giảm gần 30%, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn đặt kế hoạch lãi hơn 200 tỷ trong năm 2023

  4. PHR: Cao su Phước Hòa đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi hơn 50% năm 2023

  5. SJS: ĐHĐCĐ Sudico: Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn 80% trong năm 2023, tập trung cho dự án trọng điểm Nam An Khánh

  6. ST8: Đặt kế hoạch lãi 2023 giảm 85%, cổ phiếu vẫn tăng mạnh nhất HOSE từ đầu năm

  7. Tập đoàn Dược Bảo Châu (BCH) đăng ký niêm yết 21,5 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE

  8. MIG: Bảo hiểm Quân đội bổ nhiệm tổng giám đốc mới

  9. Tổng Giám đốc LienVietPostBank từ nhiệm

  10. Chủ tịch HĐQT Thibidi xin từ nhiệm

  11. NVL: Nova Consumer bảo lãnh cho công ty con vay tối đa 100 tỷ đồng

  12. KHD: Ngừng khai thác do không còn trữ lượng, quá khứ từng đều đặn thu cả trăm tỷ mỗi năm nhưng dần lao dốc và thua lỗ

  13. VIC: Nhà máy sản xuất pin điện cho VinFast sắp vận hành trong tháng 3: Quy mô 24 triệu cell pin/năm, 1.000 công nhân liên tục làm việc suốt ngày đêm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. QNS: Ông Võ Thành Đàng gom được bao nhiêu sau 13 lần đăng ký mua cổ phiếu QNS? Liên tục đăng ký gom cổ phiếu QNS trong thời gian gần đây nhưng thực tế, ông Đàng chỉ mua một tỷ lệ nhỏ so với đăng ký trong nhiều lần liên tiếp.

  2. KPF: Chị gái Chủ tịch Đầu tư tài chính Koji vừa thoái toàn bộ vốn tại công ty

  3. DGC: Dragon Capital mua vào 400.000 cổ phiếu Hóa chất Đức Giang phiên 13/3

_

  1. Ngân hàng Bản Việt phát hành thêm 55.063.500 cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu

_

=> CỔ TỨC

  1. V12: Không hoàn thành kế hoạch năm, Xây dựng số 12 vẫn chia cổ tức 10% bằng tiền

  2. VGR: Lãi tăng gấp đôi sau 3 năm, VGR sắp trả thêm đợt cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%

  3. SEB: Sẽ trình Đại hội chia cổ tức bổ sung 2022, tỷ lệ 13%

  4. Cao su Phước Hoà (PHR) dự báo lợi nhuận công ty mẹ giảm 36%, đề xuất cổ tức tối thiểu 3.000 đồng/cp năm 2023

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thanh khoản lại mất hút, cổ phiếu quay đầu giảm cả loạt

  • Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh nhưng thị trường không có nhiều biến động thất thường. Xu hướng giảm giá là quá rõ và định hình từ sáng, đến hết phiên cũng không có nỗ lực thay đổi trạng thái một cách rõ ràng.

  • VN-Index kết phiên giảm 1,39%, tương đương mất 14,79 điểm. So với mức tăng hơn 22 điểm hôm qua thì thị trường vẫn còn chút ít hi vọng. Dù vậy với thông tin hỗ trợ “nặng ký” như giảm lãi suất mà thị trường vẫn phập phù như vậy tức là sự đồng thuận rất kém.

  • Một điểm nữa là thị trường vẫn đang thiếu vắng dòng vốn trong nước. Lẽ ra đợt tái cơ cấu ETF này phải có sự cộng hưởng thanh khoản. Sự kiện lớn như quyết định giảm lãi suất mà vẫn không thể lôi kéo được dòng tiền vào là điều đáng tiếc, vì sẽ không có thông tin hỗ trợ nào tốt hơn vào lúc này.

  • Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10.557 tỷ đồng - giảm hơn 12% so với phiên trước; giá trị trên HOSE đạt 9.402 tỷ đồng.

  • Phiên này, khối ngoại mua ròng 87 tỷ đồng trên sàn HOSE trong đó cổ phiếu HSG hút ròng gần 73,2 tỷ đồng; VRE được gom 52 tỷ, HPG với hơn 38 tỷ.

  • Phiên 16/3: Tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng, tâm điểm chứng chỉ quỹ Diamond

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Đặt kế hoạch lợi nhuận 2023 lùi sâu: BSR, DCM, DPM đang thận trọng hay “bổn cũ soạn lại”? Không ít lần các doanh nghiệp như Lọc hóa dầu Bình Sơn, Phân bón Cà Mau, Đạm Phú Mỹ… “cài số lùi” cho mục tiêu lợi nhuận năm mới nhưng đến “phút chót” trước khi công bố kết quả kinh doanh cả năm lại điều chỉnh tăng các chỉ tiêu kinh doanh.

  2. Thị trường chứng khoán đang “khát” những “tân binh” chất lượng. Từ đầu năm 2022 đến nay, các hoạt động IPO và lên sàn chứng khoán lại diễn ra rất ảm đạm. Những cái tên niêm yết đáng chú ý như Gelex Electric (GEE), Gỗ An Cường (ACG) hay “ông lớn” ngành điện EVNGENCO 3 (PGV), Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) chuyển sàn từ UpCOM sang HoSE đều không tạo ra được hiệu ứng nào thực sự rõ rệt.

  3. Theo số liệu từ Fubon, trong ngày 15/3, lượng ccq của Fubon FTSE Vietnam ETF đã tăng thêm 21,5 triệu đơn vị, đồng nghĩa việc quỹ đã mua vào khoảng 241 triệu TWD (~8 triệu USD) cổ phiếu Việt Nam. Ước tính với tốc độ như hiện tại, Fubon ETF sẽ giải ngân hết số vốn huy động đợt 5 trong khoảng 20 phiên.

_

  1. Sau loạt chính sách “nóng” Nghị quyết 33, Nghị định 08 và quyết định của NHNN giảm lãi suất điều hành: Thị trường bất động sản tác động ra sao?

  2. Thống đốc NHNN: Khả năng tài chính thường hạn chế doanh nghiệp tiếp cận vốn

  3. NHNN tăng cấp công cụ bơm thanh khoản sau khi giảm lãi suất điều hành. Thay vì kỳ hạn 7 ngày, NHNN đã sử dung hợp đồng cho vay cầm cố giấy tờ có giá có kỳ hạn 28 ngày để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

  4. Theo ông Trần Ngọc Báu – CEO Wigroup, việc giảm lãi suất chính sách có phần đón đầu và dứt khoát này thể hiện NHNN đã chính thức xác nhân việc bắt đầu quay trở lại với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên không gian giảm lãi suất tiếp tục của NHNN là không nhiều bởi trước đó Việt Nam đã duy trì một nền lãi suất rất thấp và mới chỉ tăng 2% trong đợt tăng lãi suất vừa qua.

  5. NHNN nghiêm cấm ngân hàng dùng “chiêu” lách vượt trần lãi suất huy động

  6. Vụ án F88 vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP HCM

  7. STB: Khách hàng mất gần 47 tỷ đồng trong tài khoản, Sacombank lại chỉ hỗ trợ tạm ứng 15 tỷ

_

=> VIỆT NAM

  1. Đề xuất doanh nghiệp Việt được thế chấp BĐS cho tổ chức tài chính nước ngoài

  2. Giá sắt thép tăng cao giúp ngành thép có lợi, song lại tạo áp lực lên các doanh nghiệp dùng thép làm vật liệu sản xuất, đẩy các nhà thầu xây dựng vào cảnh “đứng ngồi không yên”, nhiều công trình có thể vỡ tiến độ.

  3. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm ở nhiều địa phương có quy mô công nghiệp lớn, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đã thấp hơn nhiều số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

  4. Hà Nội sắp có siêu dự án Thành phố Thông minh 4,2 tỷ USD đặt tại Đông Anh? Đại diện Tập đoàn Sumitomo bày tỏ mong muốn lãnh đạo Thành phố để đẩy nhanh quá trình điều chỉnh quy hoạch 1/500 của dự án, nhanh chóng triển khai khởi công công trình vào thời điểm năm kỷ niệm 2023 này

  5. Sản lượng kỳ vọng tạo điểm uốn từ năm 2024, doanh nghiệp thép và tôn mạ có thể “tới hồi thái lai”?

  6. Mặc dù tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm tới 13,4% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng do xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nên cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 3,44 tỷ USD…

  7. VNDirect: ‘Tăng trưởng quý I dự báo đạt 5,6%, kinh tế sẽ tăng tốc trong các quý tiếp theo’

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, đa phần thị trường lớn giảm trên 1%

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn phục hồi nhẹ sau các phiên giảm mạnh gần đây

  3. Lo khủng hoảng ngân hàng bùng lên ở châu Âu, Thuỵ Sỹ vội tung “phao cứu sinh” cho Credit Suisse bằng cách bơm 54 tỷ USD dưới dạng công cụ cho vay có bảo đảm và thanh khoản ngắn hạn.

  4. JPMorgan Chase: Fed sẽ cung cấp 2.000 tỷ USD thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Mỹ

  5. Nhà đầu tư mua trái phiếu giá chiết khấu tới 70%, chờ SVB phá sản để thu lợi

  6. Hệ thống thanh toán kỹ thuật số của FED sắp ra mắt, hứa hẹn sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ di chuyển của tiền trên khắp thế giới.

  7. Mỹ có động thái cứng rắn với ByteDance: Bán cổ phần hoặc TikTok bị cấm

  8. ByteDance ‘bốc hơi’ gần 100 tỷ USD giá trị khi làn sóng cấm TikTok diễn ra ở nhiều nơi

  9. Công ty mẹ Facebook thay đổi trọng tâm: Không dồn lực cho metaverse, chuyển hướng sang AI và đẩy mạnh sự hiệu quả

  10. Trung Quốc khai trương tuyến đường sắt chở hàng trực tiếp đến châu ÂuTrung Quốc khai trương tuyến đường sắt chở hàng trực tiếp đến châu Âu

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, đã bắt đầu dừng các giao dịch gửi và rút tiền bằng đồng bảng Anh, sau 1 tháng có động thái tương tự với đồng USD.

  2. Giá BTC tăng 50% từ đầu năm, đánh bại vàng và cổ phiếu

  3. Circle rút gần 4 tỷ USDC ra khỏi lưu thông

  4. Shibarium bị phát hiện copy code của chain khác nhưng quên đổi chainID, giá SHIB giảm 10%

  5. Tài phiệt Trung Quốc bị bắt vì tội lừa đảo crypto hàng tỷ USD

  6. Mỹ và Châu Âu đánh sập máy trộn crypto ChipMixer, truy nã nhà sáng lập người Việt

  7. Chiều này, BTC đang dịch quanh ngưỡng 24.900 USD

_

  1. Pakistan đang tìm cách mua dầu của Nga với giá 50 USD/thùng, khi quốc gia Nam Á này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng thanh khoản và dự trữ ngoại hối.

  2. Equinor phát hiện mỏ dầu thứ 8 ở Biển Bắc. Trữ lượng của mỏ này ước tính khoảng 24 - 84 triệu thùng dầu quy đổi, trong đó dầu mỏ nhiều hơn khí đốt

  3. Liên minh OPEC+ tuyên bố sẽ theo đuổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã nhất trí hồi tháng 10 cho đến cuối năm nay.

  4. Trong 4 phiên gần nhất, dầu Brent giảm 11% về 74 USD, WTI cũng giảm 12% về 67,70 USD. 2 loại dầu đang giao dịch tại mức thấp nhất 15 tháng (12/2021)

_

  1. Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã phục hồi trong hai tháng đầu năm 2023 khi tiêu dùng và đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy sự phục hồi sau sự gián đoạn của đại dịch, bất chấp những thách thức về nhu cầu toàn cầu yếu và sự suy thoái dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản.

  2. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng, khi số liệu hoạt động của Trung Quốc trong tháng 1/2023 và tháng 2/2023 cho thấy sự phục hồi kinh tế.

  3. Mối lo ngại về Credit Suisse và sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley vào tuần trước, cùng với đó là đồng USD tăng mạnh đã kéo hầu hết các mặt hàng đều giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 15/3, giá dầu thấp nhất hơn 1 năm, đồng, thép, cao su, cà phê và đường… đồng loạt giảm, duy chỉ giá vàng tăng hơn 1%.

  4. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 5%, chịu áp lực bởi thị trường tài chính bán tháo do lo ngại về Credit Suisse, dấy lên mối lo sợ về ngân hàng và kìm hãm nhu cầu đối với tài sản rủi ro, cùng với đó là dự báo nhu cầu sưởi ấm thấp hơn cũng gây áp lực giá.

  5. Giá cà phê arabica thấp nhất 6 tuần

  6. Giá lúa mì và ngô tại Mỹ tăng do nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh và sự không chắc chắn về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen khi thời hạn chót sắp đến.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,750 đồng

Bảng Anh 28,920 đồng

EUR 25,702 đồng

Nguồn: Thông Tô

FPT lên kế hoạch lợi nhuận hơn 9.000 tỷ trong năm 2023, tăng trưởng 18%

## Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ, tiết lộ kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận mục tiêu tăng trưởng khoảng 18% so với mức thực hiện năm 2022.

Theo kế hoạch kinh doanh vừa công bố, doanh thu mục tiêu của FPT năm 2023 là 52.289 tỷ đồng, tăng 18,8% so với mức thực hiện năm 2022. Trong đó, doanh thu từ khối công nghệ dự kiến đạt 31.150 tỷ đồng, tăng trưởng 20,9%; doanh thu từ khối viễn thông đạt 16.739 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6%; doanh thu từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác đạt 4.400 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh nhất ở mức 25,1%.

FPT lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 9.055 tỷ đồng, tăng 18,2% so với mức thực hiện năm 2022.

Trong đó, lợi nhuận từ khối công nghệ chiếm chủ lực, dự kiến đạt 4.166 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng ở mức 23,8%. Lợi nhuận từ khối viễn thông dự kiến đạt 3.230 tỷ đồng, từ khối giáo dục, đầu tư và hoạt động khác dự kiến đạt 1.659 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 14,6% và 12,2%.

Trong giai đoạn 2023-2025, FPT dự kiến phát triển thêm các chi nhánh tại khu vực Mỹ La tinh, Bắc Mỹ, Trung Đông và Đông Âu.

Về kế hoạch đầu tư năm 2023, FPT sẽ dành 1.800 tỷ đồng tỷ đồng đầu tư vào khối công nghệ để mở rộng các khu tổ hợp văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM… cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh.

Công ty sẽ dành 2.300 tỷ đồng đầu tư vào khối viễn thông, cụ thể là các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu.

FPT cũng dành ra 1.700 tỷ đồng đầu tư vào khối giáo dục, mở rộng các khuôn viên tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, mở rộng thêm 7 điểm trường phổ thông mới tại các tỉnh thành.

Tổng chi phí đầu tư dự kiến cho năm 2023 là 5.800 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, FPT sẽ tiến hành chia cổ tức 10% bằng tiền trong quý II tới sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt. Trước đó, công ty đã chia cổ tức 10% trong năm 2022 với số tiền đã chia là khoảng 1.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, FPT cũng sẽ tiến hành chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt.

Năm 2023, FPT dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương số tiền dự chi là hơn 2.100 tỷ đồng.

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận được thông qua tại ĐHĐCĐ 2022.

Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của FPT, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.

Mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài của FPT cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 21.594 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước, tạo đà tăng trưởng tốt cho năm 2023.

Doanh thu khối viễn thông của FPT tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.730 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6%, đạt 2.818 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15,5%, đạt 13.954 tỷ đồng.

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh cũng đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng giáo dục của FPT, với mức tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.712 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: FPT lên kế hoạch lợi nhuận hơn 9.000 tỷ trong năm 2023, tăng trưởng 18%

Em trai bầu Đức muốn thoái sạch vốn khỏi Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL đang nắm giữ gần 320 triệu cổ phiếu HAG và từng chia sẻ bản thân không bao giờ chơi chứng khoán.

Ông Đoàn Nguyên Thịnh, em trai ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HOSE: HAG) đăng ký bán toàn bộ 488.934 cổ phiếu HAG từ ngày 22/3 - 20/4.

Phương thức giao dịch dự kiến là thoả thuận hoặc khớp lệnh trên sàn, mục đích giao dịch là nhằm cân đối nhu cầu tài chính cá nhân. Tạm chiếu theo thị giá kết phiên 17/3 của HAG (7.600 đồng/cp), ước tính vị cổ đông này sẽ thu về khoảng 3,7 tỷ đồng từ việc thoái vốn.

Về người có liên quan, hiện Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đang nắm giữ gần 320 triệu cổ phiếu HAG. Trong chuyến đi thực địa ngày 8/12/2022 (Việt Nam, Lào và Campuchia), bầu Đức từng chia sẻ với cổ đông rằng “Tôi không bao giờ chơi chứng khoán . Con gái tôi mua 10 triệu cổ phiếu đó nhưng không phải để bán ra”.

Ông Đức nhấn mạnh bản thân chỉ làm kinh doanh và chưa bao giờ mở hay có ý định mở tài khoản riêng, cũng như lấy tài sản làm tài sản riêng.

Ở diễn biến khác, mới đây HAG đã cập nhật kết quả kinh doanh tháng 2/2023 với 665 tỷ đồng doanh thu - tăng 30,6% so với tháng 1 và 108 tỷ đồng lợi nhuận.

Nguồn bài viết: Em trai bầu Đức muốn thoái sạch vốn khỏi Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

Người giàu cũng thắt chặt chi tiêu, Thế giới Di động (MWG) tuyên bố sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ chân khách hàng

“Công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để chia sẻ những khó khăn khi khách hàng đang có tâm lý thắt chặt chi tiêu… bao gồm cả nhóm người tiêu dùng nhạy cảm về giá cả”, văn bản MWG ghi.
Người giàu cũng thắt chặt chi tiêu, Thế giới Di động (MWG) tuyên bố sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ chân khách hàng
Ghi nhận đáng chú ý tại tờ trình của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho ĐHĐCĐ thường niên 2023, tình hình kinh doanh đang giảm mạnh hơn dự đoán, tâm lý mua sắm thận trọng đã lan sang nhóm khách hàng có tiền.

Trước đó, Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Đức Tài đã nhấn mạnh 2022 là năm lạ lùng, và khó khăn dự kéo dài đến quý 3 năm sau. 2023 cũng là năm MWG không còn giữ được “phong độ” tăng 2 chữ số. Dù vậy, theo kết quả ghi nhận sơ bộ những tháng đầu năm, sức mua điện thoại và điện máy đang giảm mạnh hơn dự báo.

Nếu trước đây, những đơn vị bán đồ điện tử như MWG hay Digiworld chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu mua sắm sụt giảm, nguyên nhân nhóm khách hàng trung cao cấp vẫn chịu chi tiền cho sản phẩm giá trị cao, thì ghi nhận mới nhất từ MWG cho thấy: “Tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu sản phẩm lâu bền và giá trị cao đang diễn ra với cả khách hàng trung cao cấp do suy giảm niềm tin tiêu dùng trước những thách thức của nền kinh tế. Trong khi, khách hàng có nhu cầu ở phân khúc thấp hơn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vay tiêu dùng thông qua hình thức trả góp”.

Trước áp lực này, MWG đề ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận gần như đi ngang với 135.000 tỷ và 4.200 tỷ đồng. MWG cho biết, Công ty sẽ theo dõi sát sao diễn biến thị trường và đưa ra điều chỉnh phù hợp.

anh-chup-man-hinh-2023-03-18-luc-20.23.04.png
anh-chup-man-hinh-2023-03-18-luc-20.25.29.png
Chiến lược năm nay của MWG là nỗ lực duy trì doanh thu và ưu tiên bảo về dòng tiền. Đặc biệt, việc thu hút và giữ chân khách hàng MWG đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng để Công ty tiếp tục gia tăng thị phần cũng như tăng trưởng khi nhu cầu hồi phục.

Nên, “Công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để chia sẻ những khó khăn khi khách hàng đang có tâm lý thắt chặt chi tiêu, chủ động đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, tăng cường giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng, bao gồm cả nhóm người tiêu dùng nhạy cảm về giá cả”, văn bản MWG ghi.

Ở diễn biến khác, đại diện một hệ thống siêu thị Nhật Bản lớn tại Việt Nam mới đây cũng bày tỏ lo ngại về việc khách hàng thắt chặt chi tiêu.

“So sánh với giai đoạn Covid-19, người tiêu dùng giảm tần suất đi mua nhưng số lượng mỗi lần mua hàng tăng mạnh. Còn bây giờ, tần suất đi mua giảm và số lượng hàng mua cũng có nguy cơ giảm trong thời gian tới, khi người dân chỉ mua những mặt hàng thiết yếu”, đại diện hệ thống này cho hay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự phóng, hiện doanh nghiệp vẫn trong thời gian đo lường xem dự phóng này có ảnh hưởng đến doanh thu hay không, từ đó mới lên chiến lược ứng phó phù hợp.

Trở lại với MWG, năm nay Công ty cũng tập trung kiểm soát chặt chẽ và giảm đáng kể các hạng mục chi phí lớn bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, tài chính, nhân sự, chi phí hàng tồn kho… để đảm bảo sức chống chịu của doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường nhiều thách thức.

Kế hoạch cho từng chuỗi của MWG, cụ thể:

Thứ nhất, chuỗi Điện Máy Xanh và Thế giới Di động: duy trì doanh thu, tối ưu danh mục hàng hoá. MWG cũng nhấn mạnh, biên lợi nhuận hai chuỗi này sẽ thấp hơn do sức mua yếu và Công ty tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi.

Thứ hai, chuỗi Bách Hoá Xanh: MWG đánh giá khúc hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh (và cả dược phẩm) đang có xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng cũng diễn ra, thông qua việc họ sẽ lựa sản phẩm cùng công dụng với mức giá thấp hơn.

Năm 2023, Công ty cũng sẽ thay đổi cách thức vận hành kho để đảm bảo hàng hoá song song giảm hàng hao hụt, giảm tỷ lệ huỷ hàng tươi sống tạo dư địa tăng biên lợi nhuận, cải thiện hiệu suất logistics.

Cuối cùng, chuỗi An Khang và AVAKids: Ngưng mở rộng và chỉ giữ những cửa hàng có lợi nhuận dương. Năm 2023 sẽ tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chặt chi phí vận hành và giảm lỗ.

https://markettimes.vn/nguoi-giau-cung-that-chat-chi-tieu-the-gioi-di-dong-mwg-tuyen-bo-san-sang-hy-sinh-loi-nhuan-de-giu-chan-khach-hang-20192.html

NKG: Tạm dừng xây dựng nhà máy tôn 4.500 tỉ tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

Trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng, việc Nam Kim tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ được đánh giá là quyết định phù hợp, giúp đảm bảo an toàn tài chính và tránh lặp lại tình trạng khó khăn như giai đoạn 2018 - 2019.

Nhà máy tôn Nam Kim

Vào hồi tháng 4 năm ngoái, Thép Nam Kim đã hé lộ kế hoạch đầu tư dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỉ đồng.

Khác với Hòa Phát, tập trung vào sản phẩm thượng nguồn thì Nam Kim tăng tốc cho các sản phẩm hạ nguồn như tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh).

Việc xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ sẽ bắt đầu vào quý 4/2022 và kéo dài trong ba giai đoạn (mỗi giai đoạn 400.000 tấn) đến cuối năm 2026. Sản phẩm mới sẽ là thép mạ sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao hơn so với sản phẩm tôn mạ hiện nay của Nam Kim chủ yếu dùng trong xây dựng.

Lãnh đạo Nam Kim cho biết, sẽ đầu tư nhà máy mới trên cơ sở thận trọng, trong giai đoạn 2022-2024, cân đối vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận giữ lại và khấu hao cho dự án. Công ty chưa cần thiết phải vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay.

Nam Kim hiện có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp 2,2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm.

Các giai đoạn xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ

Theo thông tin từ Mirae Asset, Nam Kim đã tạm dừng xây dựng dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ suy giảm nhanh chóng. Mirae Asset cho rằng đây là quyết định phù hợp giúp đảm bảo an toàn tài chính của Nam Kim và không lặp lại tình trạng khó khăn như giai đoạn 2018 - 2019.

Năm 2022, Nam Kim lỗ hợp nhất hơn 46 tỉ đồng sau thuế, trong khi năm trước lãi lớn hơn 2.562 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng âm hơn 66,7 tỉ đồng. Đây là năm đầu tiên Nam Kim báo lỗ kể từ năm 2012 khi ngành thép rơi vào thời kỳ khủng hoảng.

Sản lượng của Nam Kim trong năm vừa qua đạt 857.605 tấn, giả, 26,4% so với năm 2021, trong đó sản lượng tôn mạ đạt 686.248 tấn, giảm 32,4%, sản lượng ống thép tăng trưởng 14,2%, đạt 171.357 tấn. Thị trường xuất khẩu vẫn chiếm tỉ trọng chủ đạo là 57,5% trong sản lượng của Nam Kim, nhưng sản lượng giảm mạnh so với năm 2021, đạt mức 493.078 tấn.

Mirae Asset cho rằng, việc ngành bất động sản trầm lắng trong năm 2023, sẽ kéo theo nhu cầu thép trong nước sẽ khó có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản.

Trong năm 2023, một ông lớn khác trong ngành thép là Hòa Phát cho biết sẽ tập trung nguồn lực hoàn thành thủ tục pháp lý, đầu tư, xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Cùng với đó, Hòa Phát sẽ đưa vào chạy thử Nhà máy sản xuất container trong thời gian tới.

Vốn ngoại mua 36% thị trường, vốn nội… mất hút

Giao dịch đợt ATC tăng vọt khi các quỹ ETF tái cơ cấu, đẩy tổng thanh khoản sàn HoSE hôm nay lên mức hơn 10,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với hôm qua. Tuy nhiên khối ngoại chiếm xấp xỉ 36%, nghĩa là đằng sau con số thanh khoản tăng đó, vốn nội lại rất nguội lạnh…

VN-Index chiều nay rơi xuống mặt bằng thấp hơn hẳn phiên sáng.

VN-Index chiều nay rơi xuống mặt bằng thấp hơn hẳn phiên sáng.

Giao dịch đợt ATC tăng vọt khi các quỹ ETF tái cơ cấu, đẩy tổng thanh khoản sàn HoSE hôm nay lên mức hơn 10,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với hôm qua. Tuy nhiên khối ngoại chiếm xấp xỉ 36%, nghĩa là đằng sau con số thanh khoản tăng đó, vốn nội lại rất nguội lạnh.

Tổng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE phiên này ghi nhận tới gần 3.700 tỷ đồng, bán ra gần 3.084 tỷ đồng. Giao dịch là khá cân bằng và không tạo được biến động nào bất thường. Riêng rổ VN30 bị bán ròng tới 491,1 tỷ đồng khiến VN30-Index tăng không đáng kể 0,07% còn VN-Index vẫn giảm 0,22%.

Độ rộng cuối ngày cũng cân bằng với 187 mã tăng/178 mã giảm trong VN-Index. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, ít bị tác động bởi giao dịch tái cơ cấu, cũng không có gì đặc sắc: Midcap tăng 0,24%, Smallcap tăng 0,2%. Trong 178 mã giảm cũng chỉ có 52 mã giảm trên 1% và trong 187 mã tăng có 80 mã trên 1%. Về tổng thể, thị trường chỉ dao động hẹp. Hiếm khi nào các quỹ ETF tái cơ cấu thị trường lại bình lặng như vậy.

Điểm nhấn hôm nay là thanh khoản và có tín hiệu đáng ngại hơn. Ngay cả khi có lượng lớn cổ phiếu được sang tay đợt cuối thì giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết cũng chỉ tăng 11% so với hôm qua, đạt 9.718 tỷ đồng, còn thấp hơn cả 2 phiên giữa tuần này. Tỷ trọng vốn ngoại mua hôm nay quá lớn nhưng thanh khoản không đột biến là tín hiệu cần chú ý. Rõ ràng là nếu nhà đầu tư chờ đợi đợt tái cơ cấu cuối cùng để giao dịch thì phần vốn nội phải cao. Thực tế lại khác, chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài mua bán với nhau, còn trong nước giao dịch nhỏ.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực bán mạnh từ khối ngoại.

Diễn biến thị trường chiều nay nhìn chung là nguội lạnh, VN-Index tiếp tục hạ xuống mặt bằng giá thấp hơn buổi sáng. Tuy nhiên đó là do ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ví dụ VCB chiều nay tụt tới 2,2% so với giá thời điểm cuối phiên sáng, đóng cửa dưới tham chiếu 2,2%; VHM tụt 3,13%, chốt giảm 3,58%; VNM rớt thêm 1,06%, chốt giảm 2,49%… Các cổ phiếu này đều xuất hiện lực bán mạnh trong đợt ATC. Số liệu cuối ngày cho thấy HPG bị bán ròng 399,5 tỷ đồng, VNM bán ròng 140,8 tỷ, VHM bán ròng 65,4 tỷ, VCB -62,1 tỷ…

Do lực mua đối ứng của nhà đầu tư trong nước quá kém nên những cổ phiếu bị bán lớn hầu hết đều tụt giá sâu hơn ở đợt cuối. Về khía cạnh tích cực, các nhà đầu tư muốn mua có thể mua được giá tốt nhất trong phiên. Ngược lại, tín hiệu tiêu cực là đã không có dòng tiền đối ứng đủ tốt để cân bằng giá.

Sau đợt tái cơ cấu này, thị trường chỉ còn trông đợi vào giao dịch mua của quỹ Fubon. Tuy nhiên quỹ này cũng không giải ngân ồ ạt một lúc. Do đó khả năng cao thanh khoản những ngày tới sẽ trở lại mức thấp như cũ. Vốn nội suy yếu là tín hiệu bất lợi, vì không có gì đảm bảo khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng liên tục kéo dài. Trước thời điểm quỹ ETF tái cơ cấu hai tuần nay, khối ngoại đã duy trì bán ròng liên tục gần một tháng trời. Dòng vốn trong nước cũng suy yếu và không cân bằng được, kết quả là thị trường từ từ điều chỉnh giảm.

Người kế nhiệm Warren Buffett đang tích luỹ cổ phiếu Berkshire Hathaway

Greg Abel, người có thể sẽ kế nhiệm tỷ phú Warren Buffett với tư cách là CEO của Berkshire Hathaway, đã và đang tích luỹ cổ phần cho mình trong tập đoàn mà ông dự kiến nắm quyền điều hành. Cụ thể, ông Abel đã chi khoảng 68 triệu USD để mua lại một số cổ phiếu Berkshire, theo hồ sơ công khai vào ngày 3/10. Giá cổ phiếu hạng A của tập đoàn này đóng cửa ở 413.300 USD trong cùng phiên ở New York.

-3748-1664908248.jpg
Greg Abel, người có khả năng cao nhất trở thành người kế nhiệm của ông Warren Buffett tại Berkshire Hathaway. Ảnh: Bloomberg.

Động thái mua cổ phiếu Berkshire của ông Abel có thể giúp giải toả phần nào mối quan tâm của các cổ đông: Abel, người đang quản lý các doanh nghiệp phi bảo hiểm của Berkshire, lại không nắm giữ nhiều cổ phiếu của tập đoàn, không giống như vị lãnh đạo lâu năm Warren Buffett.

“Việc Abel mua cổ phiếu Berkshire giúp ông ấy gắn kết hơn với các cổ đông của tập đoàn khi chuẩn bị lên nắm quyền điều hành công ty. Đây là một động thái quan trọng của Abel vì việc mua số cổ phiếu trị giá gần 70 triệu USD cho thấy sự nghiêm túc của ông và thời điểm mua cũng mang đến một thông điệp tích cực về định giá của doanh nghiệp”, Ben Silverman, Giám đốc nghiên cứu của VerityData, nói.

Đợt mua cổ phiếu này làm tăng đáng kể cổ phần của ông Abel tại Berkshire. Ông sở hữu 5 cổ phiếu hạng A và hơn 2.000 cổ phiếu hạng B của tập đoàn tính đến ngày 2/3, theo hồ sơ công khai hồi đầu năm nay.

Abel là một trong những giám đốc được trả lương cao nhất tại Berkshire, với mức lương hơn 19 triệu USD trong năm 2021. Con số này tương đương với thu nhập của người đồng cấp Ajit Jain, người giám sát mảng bảo hiểm.

Agriseco: Sự sụp đổ của SVB không ảnh hưởng quá lớn đến thị trường Việt Nam

(ĐTCK) Agriseco cho rằng, sự sụp đổ của SVB nếu tác động tới thị trường Việt Nam cũng sẽ nghiêng nhiều về yếu tố tâm lý nhà đầu tư (nếu có), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về ngắn hạn sẽ không quá lớn.

image

Đối với thị trường quốc tế, Agriseco Research cho rằng, sự kiện SVB hiện mới chỉ tác động ngắn hạn tới tâm lý nhà đầu tư, và hiện các ngân hàng tại Mỹ vẫn còn cơ hội để tái cấu trúc danh mục chứng khoán kinh doanh nhằm giảm thiểu tác động từ việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Do đó, hiệu ứng domino tới các ngân hàng lớn của Mỹ hiện vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, Agriseco cho rằng có một số rủi ro tiềm ẩn nhà đầu tư cần phải chú ý trong thời gian tới.

Thứ nhất, ngay sau sự kiện SVB, các nhà đầu tư đã kỳ vọng nhiều hơn về việc Fed sẽ tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn hoặc không tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong trường hợp Fed giữ mức tăng 50 điểm phần trăm, giá trị các khoản trái phiếu đầu tư của ngân hàng có thể tiếp tục giảm giá và khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc cơ cấu nguồn vốn.

Thứ hai, thông tin về việc các ngân hàng khác bị phá sản có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý thị trường. Ví dụ, trong ngày 12/03, Signature Bank New York (SBNY) – có tệp khách hàng đặc thù trong lĩnh vực tiền số cũng đã tuyên bố phá sản, và sắp tới hoàn toàn có khả năng xuất hiện các ngân hàng khác rơi vào tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, Agriseco Research cho rằng rủi ro này hiện không lớn do tính đặc thù của khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, tiền số và cần nhu cầu vốn cao để trang trải hoạt động. Bên cạnh đó, tài sản của các ngân hàng nhìn chung có mức độ an toàn khá cao. Trong khi đó, quy mô tài sản của các ngân hàng này tương đối nhỏ (khoảng 100 - 200 tỷ USD, so với mức gần 900 tỷ USD (đã điều chỉnh lạm phát) của Lehman Brothers vào năm 2008.

Do vậy, các nhà phân tích cho rằng, tác động từ sự kiện một số ngân hàng tuyên bố phá sản tới thị trường quốc tế hiện đang dừng lại ở mức ảnh hưởng tâm lý, chứ chưa tác động nhiều tới yếu tố kinh tế. Mới đây, Fed và một số ngân hàng cũng đã có thêm động thái hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng, như trường hợp của First Republic Bank được hỗ trợ 70 tỷ USD, do đó có thể kỳ vọng tình trạng rút tiền hàng loạt sẽ giảm bớt trong thời gian tới.

Đối với thị trường Việt Nam, Agriseco Research nhận thấy sự sụp đổ của SVB nếu ảnh hưởng sẽ nghiêng nhiều về yếu tố tâm lý nhà đầu tư (nếu có), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về ngắn hạn sẽ không quá lớn.

Agriseco phân tích, năm 2007 - 2008, môi trường lạm phát, lãi suất và tỷ giá của Việt Nam đều ở mức cao trong lịch sử. Mặt bằng lãi suất ghi nhận ở vùng cao khoảng 20%/năm (lãi suất điều hành khi đó khoảng 12 - 14%/năm), trong khi tỷ giá thì có sự chênh lệch rất lớn giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen.

Bên cạnh đó, áp lực về giá hàng hóa như giá xăng dầu leo thang, tình trạng đầu cơ lương thực cũng khiến giá gạo tăng 20 - 40% từ tháng 04 - 06/2008. Trong khi đó, hiện tại các áp lực về lạm phát, tỷ giá và lãi suất đã phần nào giảm nhiệt, thông qua các quyết định và Nghị quyết được Chính phủ ban hành, sẽ giúp dòng vốn tín dụng của các ngân hàng, đầu tư của các doanh nghiệp phần nào được khơi thông.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay được giới hạn ở mức 34%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ vốn ngắn hạn đầu tư trung – dài hạn của các ngân hàng thương mại của Mỹ (đơn cử như SVB ghi nhận tỷ lệ 66% trong năm 2022).

Agriseco cũng ước tính tỷ trọng giá trị trái phiếu chính phủ (thường có kỳ hạn dài) của các ngân hàng thương mại hiện nay chỉ chiếm từ 2 - 13% tổng tài sản. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm thiểu rủi ro chênh lệch kỳ hạn và đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản.

Đặc biệt, SVB cũng không mở hoạt động kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam, do đó nền kinh tế sẽ không chịu tác động trực tiếp từ sự kiện này.

Nếu mức độ ảnh hưởng từ sự kiện này tới thị trường Mỹ không quá nghiêm trọng, thì tác động tới thị trường Việt Nam cũng sẽ không kéo dài”, Agriseco Research đưa ra kết luận.