Chứng sỹ săn tin!

Cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.730 tỷ đồng trong tuần 16-20/5

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.727 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có 1.723 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.584 tỷ đồng.Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã SSI với giá trị 603 tỷ đồng.

Sau 6 tuần giảm điểm liên tiếp, VN-Index đã có sự hồi phục trở lại trong tuần 16-20/5. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tương ứng tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 16.021 tỷ đồng/phiên, giảm 16,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm gần 15% xuống còn 14.807 tỷ đồng/phiên.

Trong tuần giao dịch vừa qua, cá nhân trong nước quay trở lại đóng vai trò giúp thị trường có sự hồi phục tốt trở lại trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại đều không còn duy trì được giao dịch tích cực.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.727 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có 1.723 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã SSI với giá trị 603 tỷ đồng. HPG và VIC đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 519 tỷ đồng và 304 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DPM bị bán ròng mạnh nhất với 233 tỷ đồng. DCM và VHC đều bị nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.584 tỷ đồng, trong đó có 1.631 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất mã VIC với 169 tỷ đồng. VHM và DIG bị bán ròng lần lượt 168,8 tỷ đồng và 166 tỷ đồng. Chiều ngược lại, FPT được mua ròng mạnh nhất với 86 tỷ đồng. MWG và HSG được mua ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 67 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng trở lại 142 tỷ đồng tại sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 139.320 cổ phiếu.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã DPM với 221 tỷ đồng. VNM và MSN đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 147 tỷ đồng và 134 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND cũng được mua ròng 129 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 576 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG cũng bị bán ròng 422 tỷ đồng. STB, VIC và VCB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

NGUỒN: NDH

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm chứng khoán là tâm điểm

Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có 4 mã giảm giá là SAB, VHM, VJC hay VIC.Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh như TVS, VCI, CTS, CSI, BVS…

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20/5), VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tương ứng tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm. Như vậy, thị trường chứng khoán đã có giao dịch tích cực trở lại sau 6 tuần đi xuống liên tiếp.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 16.021 tỷ đồng/phiên, giảm 16,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm gần 15% xuống còn 14.807 tỷ đồng/phiên.

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu biến động tích cực trở lại. Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có 4 mã giảm giá là SAB của Sabeco (HoSE: SAB) giảm 3,8%, VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) giảm 1,8%, VJC của Vietjet (HoSE: VJC) giảm 0,5%, VIC của Vingroup (HoSE: VIC) giảm 0,3%.

Ở chiều ngược lại, BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) giao dịch tích cực nhất nhóm này khi tăng đến gần 24,7% chỉ sau một tuần giao dịch. MBB của Ngân hàng Quân đội (HoSE: MBB) cũng tăng 12%. Hai mã khác trong top 30 vốn hóa tăng trên 10% là GVR của Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) và MSN của Masan ([HoSE: MSN).

Tăng giá

Tâm điểm của thị trường trong tuần qua thuộc về nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tại sàn HoSE, TVS của Chứng khoán Thiên Việt (HoSE: TVS) tăng mạnh nhất với 29,2%. Tiếp sau đó, VCI của Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HoSE: VCI) cũng tăng 23,5%. Trong top 10 cổ phiếu tăng giá sàn HoSE còn có một cổ phiếu chứng khoán là CTS của Chứng khoán Vietinbank (HoSE: CTS) với 21%.

Cổ phiếu PVD của PVDrilling (HoSE: PVD) cũng có mức tăng giá mạnh với 22%.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Tại sàn HNX, CEO của Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) đứng đầu mức tăng giá với 28,3%. Hai cổ phiếu ngành chứng khoán là SHS của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ([HNX: SHS) và BVS của Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) tăng lần lượt 23,4% và 21,7%.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường thuộc về một “tân binh” của sàn UPCoM là DSD của DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD) với 61%. Doanh nghiệp này thành lập năm 2012. Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực: Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản (thăm dò, khai thác mỏ nước khoáng nóng); Kinh doanh nhà hàng; Khu lưu trú, nghỉ dưỡng; Cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao; Dịch vụ thư giãn tăng cường sức khỏe (spa, tắm khoáng nóng, tắm bùn,…); Tổ chức khai thác tour du lịch sinh thái,…Công ty Cổ phần DHC Suối Đôi hiện đang là chủ đầu tư của Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, nằm tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn UPCoM đều có thanh khoản thấp. CSI của Chứng khoán Kiết thiết Việt Nam (UPCoM: CSI) có thanh khoản tốt nhất trong top 10 tăng giá sàn này. CSI tăng gần 32% chỉ sau một tuần giao dịch.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Giảm giá mạnh nhất sàn HoSE là RDP của Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) với 14,6%. Hai mã SC5 của Xây dựng Số 5 (HoSE: SC5) và VFG của Khử trùng Việt Nam (HoSE: VFG) cũng đều giảm trên 10%, tuy nhiên, thanh khoản của hai mã này thuộc diện rất thấp với chỉ từ vài trăm đến vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Ở sàn HNX, THD của Thaiholdings (HNX: THD) giảm mạnh nhất với gần 34% chỉ sau một tuần giao dịch. Hiện thị giá của THD chỉ còn 56.000 đồng/cp, trong khi có thời điểm, THD đạt 277.000 đồng/cp hồi cuối năm 2021. HĐQT Thaiholdings vừa ra Nghị quyết thông qua phương án điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021. Cụ thể, chấp hành theo công văn số 1428 của của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Bộ Công an (C03), Thaiholdings thông qua phương án Thaigroup (công ty con thuộc tập đoàn) hoàn trả số tiền đã giao dịch với công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh theo đúng quy định của pháp luật. Số tiền hoàn trả là 840 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thaigroup sẽ nhận lại cổ phần của CTCP Bình Minh Group (chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh) kèm hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án. Trên báo cáo tài chính năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Thaiholdings sẽ giảm từ 1.156 tỷ đồng còn 424 tỷ đồng, tương ứng giảm 732 tỷ đồng.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, cổ phiếu giảm mạnh nhất là E12 của XD Điện VNECO 12 (UPCoM: E12) với hơn 50%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này ở mức rất thấp với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ 2.280 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

NGUỒN: NDH

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản

TTO - Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân tích, đánh giá những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong và ngoài nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 23-5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết cho đến nay, sau khi cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển rõ nét.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, thực chất về các báo cáo, tờ trình của Chính phủ. Trong đó, bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống dịch COVID-19 năm 2022; các kế hoạch 5 năm 2021-2025; chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 2.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đặc biệt, lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản ở trong và ngoài nước.

Từ đó đánh giá sát, đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, chỉ rõ những khó khăn, thách thức phải vượt qua và hiến kế, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách năm 2022.

Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng giao thông quan trọng: vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá đây là các dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, sử dụng đa dạng các nguồn vốn gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và gói kích thích kinh tế…

Các dự án khi đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng và từng địa phương.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV - Ảnh: QUOCHOI.VN

Ông Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về sự cần thiết, cấp bách của các dự án; phân kỳ đầu tư. Tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống quy hoạch của quốc gia, của địa phương, cũng như hình thức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng hấp thụ vốn.

Đồng thời, có ý kiến về năng lực của địa phương, các cơ chế chính sách đặc thù triển khai dự án, tiến độ hoàn thành. Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương có dự án đi qua… nhằm đảm bảo tính khả thi về cân đối nguồn vốn và tổ chức triển khai dự án, khắc phục tình trạng quyết định đầu tư nhanh nhưng quá trình triển khai chậm, kéo dài, gây lãng phí, phân tán, dàn trải nguồn lực.

**Hiến kế siết chặt kỷ luật và xử lý vi phạm về tài chính, ngân sách nhà nước**

Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, không coi đây là "việc đã rồi", tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Đồng thời phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của những bất cập, tồn tại kéo dài nhiều năm qua như: ước thu khác xa so với thực tế, lập dự toán thu thấp; phân bổ, giao dự toán chậm, nhất là về công tác chuẩn bị đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; chi chuyển nguồn ngân sách còn quá lớn; sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, cơ quan chức năng khác chưa đạt mục tiêu…

Từ đó tập trung đóng góp ý kiến để siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm về tài chính, ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác này cũng như hiệu quả, chất lượng xem xét quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Tuổi Trẻ Online

Lạm phát toàn cõi châu Âu

TTO - Lạm phát trong khối Liên minh châu Âu (EU) năm nay dự báo sẽ đạt 6,8%, chủ yếu do chiến sự Nga - Ukraine và sự đình trệ của quan hệ kinh tế giữa Nga và phần còn lại của châu Âu.

Lạm phát toàn cõi châu Âu - Ảnh 1.

Lạm phát lan khắp ngóc ngách châu Âu - Ảnh: REUTERS

Giá tiêu dùng đã tăng ở mọi ngóc ngách tại châu Âu khiến kỳ vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 của các thành viên trong khối bị cản trở, trong khi người lao động thì “sấp ngửa” với muôn ngàn nỗi lo cơm áo.

Lo làm không đủ ăn

Làm nghề lái taxi tại Klaipeda, thành phố lớn thứ ba ở Lithuania, anh Antanas Jonauskas cảm nhận rất rõ tác động trực tiếp của lạm phát đến cuộc sống hằng ngày.

“Với 1 đồng euro bây giờ, bạn còn chẳng mua được một bịch đậu phộng rang bé xíu để mà lót dạ nữa. Giá cả đang ngoài tầm kiểm soát và chẳng có hy vọng mong manh nào là nó sẽ sớm hạ nhiệt”, anh Jonauskas nói.

Công ty taxi của Jonauskas đã cho phép tăng giá cước, nhưng thu nhập của anh vẫn đứng y nguyên do nhiều yếu tố. Khách du lịch ngày càng ít, khách Nga và Belarus vắng bóng, trong khi những người Ukraine ở Lithuania thì lại phải đo đếm từng xu mỗi lần chi tiêu.

Viktoras, chủ tiệm bánh ở Klaipeda, trả lời tờ BNE IntelliNews cho biết anh không loại trừ khả năng lạm phát sẽ khiến anh phải đóng cửa tiệm bánh mà cha mẹ mình gầy dựng.

“Giá bột mì đã tăng phi mã cộng thêm sự gián đoạn nguồn cung lúa mì đang gây khó khăn cho thị trường. Thiệt hại ở Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga - hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất ở châu Âu - khiến chúng tôi thậm chí không biết vụ thu hoạch mùa thu tới thế nào”, anh thợ làm bánh nói.

Từ hàng tạp hóa đến điện nước đều tăng giá đang khiến người làm công ăn lương khó khăn hơn trong mua sắm.

Vytautas Snieska, giáo sư về kinh tế tại khoa kinh tế và thương mại Đại học Công nghệ Kaunas (Lithuania), cho biết trong bối cảnh giá chi trả cho những hàng hóa, dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản như sưởi và thực phẩm đều tăng, những người có thu nhập thấp là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

“Đơn giản thế này, nếu trước đây họ đã chật vật để kiếm đủ tiền sinh hoạt phí thì với mức giá cao do lạm phát hiện nay, họ hết cách xoay xở”, chuyên gia Snieska nhận định.

Khi Tuổi Trẻ liên hệ để hỏi về lạm phát và giá cả sinh hoạt, chị Trịnh Tuyết Linh, sống ở Hà Lan, cho biết lạm phát ở Hà Lan cũng rất cao, 9,6% trong tháng 4-2022. Giá nhiều mặt hàng sản xuất công nghiệp đã tăng hơn 1/3 do giá nguyên liệu đầu vào như kim loại, giấy, phân bón… cũng tăng mạnh.

Lạm phát toàn cõi châu Âu - Ảnh 3.

(Thống kê tháng 4-2022 của Eurostat) - Dữ liệu: HỒNG VÂN - Đồ họa: N.KH.

Năng lượng kéo giá cả tăng theo

1/3 các nước EU có lạm phát từ 10% trở lên, trong đó các nước ở khu vực Baltic như Estonia, Lithuania và Bulgaria có mức tăng giá tiêu dùng cao nhất.

Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát hằng năm trong tháng 4-2022 ở Estonia đứng đầu toàn khối với 19,1%. Giá điện và giá gas ở quốc gia này tăng ở mức cao nhất trong toàn EU.

Cơ quan thống kê của Estonia cho biết trong tháng 4-2022 giá năng lượng tăng 38%, sau đó là giá thực phẩm, bia rượu, thuốc lá, hàng hóa và dịch vụ. Bên ngoài EU, tại Anh, lạm phát trong tháng 4-2022 của vương quốc này là 9%, mức cao nhất trong 40 năm.

Điểm chung của lạm phát tại các nước châu Âu, dù trong hay ngoài EU, là do giá năng lượng tăng - hậu quả của xung đột Nga - Ukraine.

Theo Eurostat, giá năng lượng chiếm hơn một nửa trong tỉ lệ lạm phát chung hằng năm ghi nhận ở mức 7,4% của châu Âu. Trong khi đó, năm 2021 lạm phát ở đây chỉ là 1,6%. Các biện pháp trừng phạt Nga và các biện pháp đáp trả của Nga cũng khiến giá xăng, dầu và gas tăng trên toàn cầu.

Ủy ban châu Âu (EC) dự báo nền kinh tế EU nói chung có thể chỉ tăng trưởng với tốc độ 2,7% trong năm nay, thấp hơn 1,3% so với ước tính trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và những ngân hàng trung ương khác của châu Âu đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát dù đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế. Tại châu Âu, khu vực đồng euro chỉ tăng 0,4% trong quý đầu của năm 2022, cho thấy khả năng suy thoái là có thật.

Trả lời báo Guardian, phó chủ tịch EC, ông Valdis Dombrovskis, cho biết chiến sự tại Ukraine làm tổn thương sự tăng trưởng kinh tế của EU.

“Yếu tố tiêu cực bao trùm là giá năng lượng tăng vọt khiến lạm phát tăng cao kỷ lục, gây căng thẳng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ở châu Âu. Dù EU sẽ vẫn tăng trưởng trong năm nay và năm sau nhưng mức tăng sẽ thấp hơn nhiều so với dự kiến trước đây”, ông Dombrovskis nêu.

Nguồn bài viết: Lạm phát toàn cõi châu Âu - Tuổi Trẻ Online

G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hợp tác năng lượng

Ngày 22/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có rất nhiều hoạt động tiếp xúc, trao đổi trước thềm Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) Alok Sharma, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành, Tập đoàn Vestas Wind Systems ông Henrik Anderson và Chủ tịch Ngân hàng phát triển mới (NDB) Marcos Troyjo.

Tại cuộc tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp tổng thể, toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn nhằm thực hiện các cam kết đã đưa ra tại COP26.

image

Phó Thủ tướng chia sẻ việc vừa bảo đảm an ninh năng lượng để phục vụ mục tiêu tăng trưởng vừa giảm phát thải là một bài toán rất phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về nguồn lực, công nghệ, năng lực quản trị, do đó Việt Nam mong muốn Anh, EU và các nước G7 khác sớm có cam kết cụ thể hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma bày tỏ ấn tượng và cho rằng Việt Nam đã quyết định đúng đắn khi đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 tại COP 26, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy triển khai cam kết này, nhất là việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Alok Sharma đánh giá Việt Nam có nhiều thế mạnh về năng lượng tái tạo, cho biết tại cuộc họp tháng 3/2022, theo đề xuất của Anh, các thành viên G7 đã thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách các nước G7 ưu tiên hợp tác năng lượng.

Ông Alok Sharma mong muốn các nước G7 và Việt Nam sẽ sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Tại cuộc tiếp Chủ tịch WEF Borge Brande, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chuyển lời hỏi thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.

Phó Thủ tướng đề nghị WEF tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong việc định hình các xu thế phát triển, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

image

Hai bên vui mừng nhận thấy mối quan hệ đối tác Việt Nam - WEF ngày càng phát triển tích cực và thực chất. Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả và nâng cao vị trí của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ tịch WEF đồng tình với các định hướng và quan điểm phát triển của Việt Nam, bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam – WEF, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, tận dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển đổi năng lượng, đào tạo kỹ năng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong kỷ nguyên mới. WEF sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam tổ chức Đối thoại chiến lược quốc gia lần thứ 2 trong thời gian tới.

Tại cuộc tiếp ông Henrik Anderson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Vesta Wind System, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm và nỗ lực của Tập đoàn trong việc tham gia phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và hướng đến quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia.

Theo đó, tổng nhu cầu về nguồn điện của Việt Nam đến năm 2025 là hơn 100.000 MW, năm 2030 là 150.000 MW, trong đó, nhu cầu năng lượng tái tạo đến năm 2025 là hơn 36.000 MW, 2030 là gần 50.000 MW và tổng nhu cầu năng lượng tái tạo trung bình chiếm hơn 30% tổng nhu cầu điện.

Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và tài chính tham gia, phát triển năng lượng tái tạo, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Chủ tịch Vestas chia sẻ Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường trọng điểm của Tập đoàn trong thời gian tới. Tập đoàn sẵn sàng trao đổi và phối hợp với Chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh của ngành năng lượng Việt Nam, theo đó mong muốn Việt Nam sớm hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và có cơ chế giá cho năng lượng tái tạo ổn định.

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới (NDB) Marcos Troyjo đánh giá cao sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong những thập kỷ qua và Việt Nam sẽ là ngôi sao sáng trong phát triển kinh tế thời gian tới.

image

NDB mong muốn hợp tác và cung cấp các hỗ trợ tài chính cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới (NDB) Marcos Troyjo cho biết các hoạt động của NDB được thiết kế phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng quốc gia nhằm phát huy hiệu quả cao nhất, tập trung vào các khoản vay trong lĩnh vực như năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, quản lý nguồn nước và vệ sinh, phát triển đô thị bền vững và hợp tác và hội nhập kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chia sẻ đây là những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu đầu tư lớn. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm tham gia vào các tổ chức tài chính đa phương, trong đó Việt Nam có quan hệ song phương tốt đẹp, lâu đời và thân thiết với các nước thành viên hiện tại của NDB.

Đây là cơ sở để Việt Nam mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Ngân hàng NDB trong tương lai khi có điều kiện thuận lợi và phù hợp.

Nguồn: G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hợp tác năng lượng

Thu nhập khác tác động mạnh đến kết quả của doanh nghiệp cao su trong quý đầu năm

Sau khi tạo đáy trong tháng 9/2021, giá cao su thế giới trong quý 1/2022 đã có đà phục hồi ấn tượng. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp cao su trong nước ghi nhận kết quả khả quan trong 3 tháng đầu năm.

Trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu đẩy mạnh phục hồi kinh tế cũng như tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Đông Âu, nhu cầu cũng như giá của các loại nguyên vật liệu nói chung và cao su nói riêng đã có nhiều biến động.

Tuy phục hồi mạnh, giá cao su quý 1/2022 vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, theo CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR), giá bán mủ cao su bình quân thấp hơn 9% so với quý đầu năm 2021, với hơn 42 triệu đồng/tấn.

Diễn biến giá cao su thế giới quý 1/2022 so với năm trước tính đến ngày 17/05/2022

Nguồn: Trading Economics

Do ảnh hưởng từ giá cao su, đa phần doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành đều tăng so với cùng kỳ. Theo dữ liệu từ VietstockFinance, tổng doanh thu từ cao su và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trong ngành trong quý đầu năm 2022 lần lượt đạt 4,186 tỷ đồng và 1,493 tỷ đồng, tăng 11% và 45% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao su trong quý 1/2022

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Tuy phần lớn doanh nghiệp đều có doanh thu tăng trưởng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có kết quả lợi nhuận khả quan. Cụ thể, Cao su Bà Rịa (UPCoM: BRR) và Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) đều có doanh thu tăng trưởng ở mức 2 chữ số, lần lượt là 32% và 20%, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 37% và 78%. Theo giải trình của 2 doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến sự ngược chiều này là do sự sụt giảm về lợi nhuận từ thanh lý vườn cây cao su so với quý 1/2021.

Ở chiều ngược lại, thu nhập từ thanh lý vườn cây cao su lại chính là yếu tố quan trọng giúp lợi nhuận của Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) gấp hơn 3 lần cùng kỳ dù doanh thu thuần chỉ tăng 33%. Cụ thể, thu nhập từ nhượng bán, thanh lý vườn cây cao su đạt hơn 39 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý đầu năm 2021.

Tuy không ghi nhận thu nhập đột biến từ thanh lý vườn cây cao su nhưng Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) vẫn có thu nhập khác tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2022.

Đối với PHR, khoản thu nhập đột biến đến từ việc thu tiền bồi thường thực hiện dự án KCN hơn 289 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận. Đây là tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao đất thực hiện dự án KCN VSIP 3. Tương tự, nguyên nhân khiến thu nhập khác của GVR tăng mạnh phần lớn nhờ khoản tiền bồi thường hơn 293 tỷ đồng.

Bên cạnh các doanh nghiệp tăng trưởng, vẫn có nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả lợi nhuận đi lùi như Cao su Sông Bé (UPCoM: SBR), Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC), Cao su Hòa Bình (HOSE: HRC), Cao su Đồng Phú - Đắk Nông (UPCoM: DPD). Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của các doanh nghiệp này giảm mạnh, dù giá cao su thế giới trên đà tăng.

Quay trở lại với mảng kinh doanh chính, dù doanh thu của một số doanh nghiệp giảm mạnh nhưng hiệu quả kinh doanh dường như đã được cải thiện khi biên lãi gộp của phần lớn các doanh nghiệp đều tăng. Trong đó, SBR là doanh nghiệp có mức biên lãi gộp cao nhất trong ngành cũng như có mức chênh lệch so với cùng kỳ lớn nhất với mức biên lãi gộp đạt 40%.

Biên lãi gộp của các doanh nghiệp cao su trong quý 1/2022

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Trong bối cảnh giá cao su thế giới tăng liên tục trong quý 1 năm nay, đa số các doanh nghiệp cao su có xu hướng gia tăng lượng hàng tồn kho, chủ yếu là thành phẩm mủ cao su. Nguyên nhân có thể do sự kỳ vọng của doanh nghiệp về việc giá cao su có thể quay lại đỉnh lịch sử và tiến xa hơn nữa.

Hàng tồn kho của các doanh nghiệp cao su trong quý 1/2022

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Dù tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm, từ giữa tháng 4 đến nay, giá cao su thế giới đã bắt đầu điều chỉnh và vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu. Dù vậy, giá cao su hiện vẫn nằm trong vùng giá trung bình giai đoạn quý 2/2021 nên có thể sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh quý 2/2022 của các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên nếu giá tiếp tục giảm, khả năng cao kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp cao su sẽ nhuốm màu tiêu cực.

Nguồn: Fili

Dòng tiền rất yếu, blue-chips đang kéo thị trường xuống

Lực cầu quá mỏng đang là nguyên nhân chính khiến thị trường trồi sụt giảm dần trong phiên sáng nay. Hầu hết các lệnh mua chỉ căng giá thấp trong khi lượng cổ phiếu có lời về tài khoản nhiều lên. Kết quả là độ rộng ngày càng thu hẹp, chỉ số lẫn cổ phiếu giảm với mức thanh khoản cực thấp…

Nhóm trụ vẫn đang chịu sức ép từ phía bán.

Lực cầu quá mỏng đang là nguyên nhân chính khiến thị trường trồi sụt giảm dần trong phiên sáng nay. Hầu hết các lệnh mua chỉ căng giá thấp trong khi lượng cổ phiếu có lời về tài khoản nhiều lên. Kết quả là độ rộng ngày càng thu hẹp, chỉ số lẫn cổ phiếu giảm với mức thanh khoản cực thấp.

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết tụt xuống 6.547 tỷ đồng, giảm 14% so với phiên trước và lại thấp nhất trong 7 phiên. HoSE khớp chưa tới 6 ngàn tỷ đồng.

Thị trường không đón nhận thêm thông tin bất lợi nào dịp cuối tuần, chứng khoán thế giới giằng co, giá dầu tăng… Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp vẫn là dòng tiền suy yếu ở vùng giá cao khi nhà đầu tư từ chối nâng lệnh mua.

VN-Index vẫn thể hiện vài nhịp giằng co trong nửa đầu phiên sáng nay, nhưng từ khoảng 10h30 trở đi thì suy yếu hẳn. Độ rộng của chỉ số này lúc 9h30 vẫn là 239 mã tăng/116 mã giảm. Thậm chí đến 10h30 vẫn là 221 mã tăng/182 mã giảm. Tuy nhiên đến hết phiên sáng, số tăng chỉ còn 153 mã tăng/259 mã giảm.

VN-Index lúc đạt đỉnh đầu phiên cũng tăng 0,47% so với tham chiếu, nhưng kết phiên giảm 0,87%, tương đương mất 10,77 điểm. VN30-Index từ chỗ tăng 0,4% giờ đang giảm 1,19%.

Blue-chips là sức ép chính khiến các chỉ số lao dốc và ảnh hưởng tới tâm lý chung trên thị trường. Độ rộng VN30 chỉ có 6 mã tăng/24 mã giảm. Những cổ phiếu đang gây tác động nặng nhất là VIC giảm 1,54%, BID giảm 2,17%, VCB giảm 1,06%, VHM giảm 1,2%, VPB giảm 2,29%. Tuy nhiên đây chưa phải là các mã rơi mạnh nhất mà chỉ là ảnh hưởng vốn hóa nhiều nhất. Nhóm giảm sâu hơn phải kể tới SSI mất 4,75%, STB giảm 3,47%, PDR giảm 2,42%.

VN30-Index giảm mạnh cho thấy lực kéo xuống sáng nay chủ đạo từ blue-chips.

VN30-Index giảm mạnh cho thấy lực kéo xuống sáng nay chủ đạo từ blue-chips.

Độ rộng cũng khá hẹp ở các rổ cổ phiếu vừa và nhỏ. Tuy vậy mức giảm chỉ số nhóm này vẫn nhẹ nhất: Midcap chỉ mất 0,43%, Smallcap vẫn tăng 0,16%. Độ phân hóa nhẹ vẫn cho thấy sức hấp dẫn ở các cổ phiếu riêng lẻ. Ví dụ nhóm phân bón có DCM tăng 4,14%, DPM tăng 0,36% thanh khoản khá tốt nằm trong Top 10 thị trường. Nhóm thép có NKG vẫn xanh nhẹ. Ngay như cổ phiếu ngân hàng nhỏ cũng tăng bất chấp các mã blue-chips cùng ngành lao dốc, như VBB, PGB, NVB, SHB, SGB, NAB…

Yếu tố thanh khoản đang là lực cản chính trên thị trường, vì bên chủ động tạo thanh khoản lúc này lại là người bán. Ở các cổ phiếu có lực xả lớn thì thanh khoản lên cao, đi kèm với mức giảm giá rõ hơn. Chẳng hạn STB, SSI, DIG, VPB đang là những cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường sáng nay thì đều rơi trên 2%.

Nhóm cổ phiếu dầu khí đang có nhiều mã tăng khá, nhưng thanh khoản cũng không lớn. GAS thuộc số ít mã trong rổ VN30 còn tăng; SBR, OIL, PVC, PVD, PVS cũng đang trên tham chiếu. Nhóm giảm “đều” là chứng khoán trừ hai mã là IVS và TVS. Tới 19 cổ phiếu ngành này giảm trên 2%.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng 185,2 tỷ đồng với cổ phiếu trong rổ VN30. Tổng giá trị bán khoảng 372,3 tỷ đồng, chiếm 18% thanh khoản của rổ này. SSI bị xả nhiều nhất với 59,2 tỷ đồng ròng, VIC -37,3 tỷ, VNM -24,4 tỷ, VHM -19,5 tỷ, HPG -18,4 tỷ. Phía mua, nhờ chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng 53,1 tỷ và BCM mua ròng 43,4 tỷ, nên tổng vị thế ròng của khối này trên HoSE chỉ còn -106 tỷ đồng.

Thị trường liên tục xác lập mức thanh khoản thấp kỷ lục mới cho thấy vai trò của dòng tiền mang tính quyết định. Dù rằng nhà đầu tư căng giá mua rất thấp để chờ đợi áp lực chốt lời ngắn hạn, nhưng nếu dòng tiền không hưng phấn hơn thì chuyển động sẽ vẫn kém tích cực.

Nguồn bài viết: Dòng tiền rất yếu, blue-chips đang kéo thị trường xuống - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp, RON95 vượt mốc 30.000 đồng/lít

Liên bộ Công thương - Tài chính vừa phát thông tin về việc điều chỉnh giá xăng dầu.

Cụ thể, giá xăng E5RON92 tăng thêm 680 đồng/lít, từ mức 28.959 đồng/lít lên 29.639 đồng/lít.

Xăng RON95-III tăng 670 đồng/lít, từ mức 29.983 đồng/lít lên 30.653 đồng/lít.

Dầu diesel giảm 1.100 đồng/lít, từ 26.650 đồng/lít xuống còn 25.550 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 760 đồng/lít, từ 25.160 đồng/lít xuống còn 24.400 đồng/lít. Dầu mazut giảm 970 đồng/ký, từ mức 21.560 đồng/kg xuống còn 20.590 đồng/kg.

Liên bộ Công thương - Tài chính cho biết không trích lập quỹ bình ổn đối với xăng mà chỉ sử dụng 100 đồng/lít với xăng E5RON92 và 300 đồng/lít với xăng RON95, trong khi đó trích sử dụng quỹ bình ổn với các mặt hàng dầu ở mức 300 - 400 đồng/lít.

Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014. Như vậy, giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

image

Nguồn: Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp, RON95 vượt mốc 30.000 đồng/lít - Tuổi Trẻ Online

Sau khi số Luna nắm giữ tụt từ 1,6 tỷ USD xuống 2.200 USD, Chengpeng Zhao - nhà sáng lập tỷ phú của sàn giao dịch Binance –-đăng tweet hài hước: “Lại nghèo”.

Ngày 17/5, ông Zhao chia sẻ một bài báo của Fortune trên trang cá nhân kèm bình luận: “Poor again” (Lại nghèo). Được biết, khoản đầu tư của Binance vào đồng tiền mã hóa Luna đã giảm mạnh từ 1,6 tỷ USD chỉ một tháng trước xuống còn 2.200 USD tuần này.

Tỷ phú Binance đăng tweet: ‘Lại nghèo’ - Ảnh 1.

Chengpeng Zhao. (Ảnh: Reuters)

Trong tweet đăng ngày 16/5, ông Zhao cho biết Binance - sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới - nắm giữ 15 triệu token Luna sau khi đầu tư 3 triệu USD vào mạng Terra vào năm 2018. Theo ông Zhao, sàn chưa bao giờ đụng đến số token này.

Đầu tháng 4, khi đồng Luna lập đỉnh, 15 triệu Luna trị giá khoảng 1,6 tỷ USD. Song, hiện nay, chúng chỉ còn khoảng 2.200 USD. Coin được giao dịch ở mức 0,0001468 USD vào ngày 19/5.

Hai tuần qua, Luna rơi thẳng đứng sau khi token TerraUSD mất chốt với đồng USD. Giá trị của hai đồng token gắn bó chặt chẽ. Khi giá TerreUSD giảm, nhà đầu tư nhanh chóng bán tháo, dẫn đến sự lao dốc của Luna. Theo Business Insider, TerraUSD và Luna rơi tự do dẫn đến hơn 50 tỷ USD trên giấy tờ bị “bốc hơi”.

Ông Zhao hối thúc nhóm phát triển Terra bồi thường cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu tiên và Binance cuối cùng để bảo vệ người dùng.

Bất chấp bình luận “lại nghèo” của mình, ông Zhao, 45 tuổi, vẫn là tỷ phú. Theo ước tính của Bloomberg, tài sản ròng của ông vào khoảng 14,8 tỷ USD tính đến ngày 19/5. Phần lớn tài sản đến từ 70% cổ phần trong Binance, theo tạp chí Forbes. Giá trị thị trường của Binance được cho là gấp 6 lần đối thủ gần nhất, CoinBase. Binance thu về 14,6 tỷ USD phí giao dịch năm 2021, theo MarketWatch.

Nguồn: Genk

Ông Trần Đình Long: Kế hoạch kinh doanh năm nay thách thức nhưng Hòa Phát sẽ không ngừng tiến lên

Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay giảm từ 13% đến 27,3%.Mức cổ tức cho năm 2021 sẽ là 35%, 30% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt.

Ngày 24/5, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Tại buổi họp, lần đầu tiên ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc - người thuộc thế hệ lãnh đạo mới của công ty xuất hiện trên bàn chủ tọa để đưa đến cho các cổ đông thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo chia sẻ của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát, cuộc họp thường niên năm nay muộn hơn so với mọi năm là do doanh nghiệp muốn họp trực tiếp thay vì trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp giai đoạn đầu năm. Số lượng cổ đông của Hòa Phát là 160.000, cao nhất trong số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

ab68478321e2e1bcb8f3.jpg

Kế hoạch kinh doanh năm nay trình cổ đông gồm doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu kinh doanh năm nay ghi nhận tăng trưởng gần 7% về mặt doanh thu nhưng giảm từ 13% đến 27,5% về lợi nhuận.

Trước nhiều ý kiến cho rằng công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thấp, ông Long cho rằng các cổ đông sẽ thấy được những khó khăn của ngành thép sau kết quả kinh doanh quý II, quý III và cả năm nên ban lãnh đạo công ty phải đặt ra mục tiêu thận trọng.

Tuy nhiên, về dài hạn, vị Chủ tịch đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất tự tin Hòa Phát sẽ không ngừng lại, sẽ liên tục tiến lên. Tập đoàn đang triển khai dự án Dung Quất 2 và đồng thời nghiên cứu về Hòa Phát 3 với công suất 6,5 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.

Năm 2021, tập đoàn đạt 149.680 tỷ đồng doanh thu, tăng 66% so với 2020; lãi sau thuế đạt 34.521 tỷ đồng, gấp 2,6 lần. Về phương án chia cổ tức 2021, HĐQT đề xuất trả tỷ lệ 35% gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Thời gian thực hiện quý II và III.

Trước thắc mắc cổ đông về công ty có lượng tiền mặt cao (hơn 40.000 tỷ đồng - PV) nhưng cổ tức thấp, Chủ tịch Hòa Phát cho biết công ty không thể chia cao hơn vì công ty đang cần rất nhiều vốn để đầu tư trong thời gian tới nên không thể tăng thêm, đặc biệt là dự án Dung Quất 2.

Theo đó, dự án với công suất 6,5 triệu tấn HRC cần tới khoảng 75.000 - 80.000 tỷ đồng. Các ngân hàng cho vay 35.000 tỷ đồng còn lại Hòa Phát phải thu xếp. Doanh nghiệp cần khoảng 30.000 tỷ đồng tiền không để kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu trả nợ, mua nguyên vật liệu…Vì vậy, với lượng tiền mặt đang có, sau khi chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% thì thậm chí Hòa Phát phải tăng thêm vay nợ.

Chia sẻ thêm, Giám đốc Tài chính Phạm Thị Kim Oanh cho biết lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính công ty mẹ là hơn 17.000 tỷ đồng, chia ở mức tối đa là 38%. Phần vốn của công ty mẹ quá thấp nếu so với các công ty thành viên. Vì vậy, mức cổ tức tối đa có thể chia là 35%.

hpg-4456-1653363538.png
Mức chia cổ tức Hòa Phát qua các năm

Trước một ý kiến cổ đông cho rằng việc công ty phát hành thêm cổ phiếu chỉ là “giấy lộn”, ông Trần Đình Long phản đối quan điểm này cho rằng quy mô hiện nay của Hòa Phát bằng hơn 1.000 công ty bình thường. Vì vậy công ty cần rất nhiều vốn để duy trì hoạt động nên mới phải phát hành thêm cổ phiếu. Ngân hàng hiện nay chỉ cho vay tối đa khoảng 30.000 tỷ đồng, khó có thể giúp doanh nghiệp nay vay số tiền lớn.

Tại phiên thảo luận

- Kế hoạch mảng bất động sản của công ty thế nào?

- Ông Trần Đình Long: Mục tiêu vào top 3 công ty bất động sản. Cách làm là theo trào lưu chung mua đất, mua dự án để làm. Thời gian vừa qua, do phát hành trái phiếu dễ dàng nên doanh nghiệp BĐS nhiều tiền, mua nhiều dự án dẫn tới giá cao. Hiện Hòa Phát chưa mua dự án BĐS nào. Hòa Phát có tiền, uy tín, nên đi các địa phương xin đấu thầu, phát triển dự án…Triển vọng tốt đẹp do tham gia đầu tư từ đầu, có tiền, không chịu áp lực về tài chính.

- Dự án bất động sản Hưng Yên tại sao chưa mở bán?

- Ông Trần Đình Long: Dự án BĐS ở Hưng Yên thủ tục pháp lý chưa xong, chưa thể mở bán. Dự án lúc đầu từ năm 2004, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng nhưng hiện tại cơ chế đã thay đổi.

- Việc xuất khẩu thép của Hòa Phát đang như thế nào?

- Ông Trần Đình Long: Trung Quốc phong tỏa ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ thép. Lúc đầu kỳ vọng chiến tranh Nga - Ukrania dẫn tới thiếu thép, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Định hướng xuất khẩu 5-15% vì nhiều rủi ro.

Mỏ quặng mua ở Nam Australia đang làm thủ tục với chính quyền, kỳ vọng tới cuối năm sẽ có chuyến quặng đầu tiên. Thành công nhất là đã tiến vào được thị trường khó này, dự kiến mua thêm mở ở Bắc Australia. Mục tiêu quốc tế hóa hơn nữa, mong muốn mở nhà máy ở nước ngoài.

- Ông Long có mua thêm cổ phiếu HPG không?

- Ông Trần Đình Long: Tôi và gia đình sẽ không bán lượng cổ phiếu hiện tại vì không có nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Hòa Phát và tôi mua cổ phiếu để hỗ trợ khi giá xuống. Vì nguồn lực thì có hạn, nên nếu phần mua thêm này thì xin ý kiến cổ đông cho phép bán.

- Công ty có tăng năng lực sản xuất thép không?

  • Ông Trần Đình Long: Các nhà máy của công ty đã đến giới hạn, nên sản lượng chỉ có thể tăng khoảng 3%. Công ty đang đợi nhà máy Dung Quất 2 xong thì mới có thể tăng sản lượng sản xuất.

- Ông Long có nhận định thế nào về việc đẩy mạnh đầu tư công hiện nay đầu tư công?

  • Ông Trần Đình Long: Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn vừa qua. Đó là một tỏng những cứu cánh cho ngành thép, vật liệu xây dựng. Ông hy vọng rằng việc này sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của các công ty trong ngành xây dựng.

- Định hướng số hóa của công ty là trong sản xuất hay những hoạt động quản trị?

- Ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng Giám đốc: Chuyển đổi số là một chương trình lớn. Tập đoàn Hoát Phát không đi ngoài xu hướng chung với các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty đang có lộ trình 5 -10 - 20 năm. Ngoài vấn đề về kinh phí, khả năng tiếp cận của cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp đang có công ty thép Hòa Phát Dung Quất có những công nghệ mới trong sản xuất, hoạt động ổn định và có thể triển khai trên toàn hệ thống tập đoàn trong thời gian tới.

- Về công tác quản lý chi phí tài chính, công ty có cơ chế quản lý nào để tránh thất thoát không?

Ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng Giám đốc: Chi phí của Hòa Phát luôn rẻ nhất thị trường. Vấn đề về thanh toán chuẩn chỉ nên dẫn đến giá vốn luôn là thấp nhất do xây dựng được uy tín với đối tác. Phần vật tư ban lãnh đạo kiểm soát sát sao nên phần đầu tư không xảy ra thất thoát.

Nguồn: NDH

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn trên sàn chứng khoán thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn trên sàn chứng khoán thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn chi trả cổ tức đều đặn hàng chục % mỗi năm

Ngày 27/5 tới đây, APFCO sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt 2/2021 với tỷ lệ 25% qua đó nâng tổng mức cổ tức cho cổ đông năm 2021 lên 40% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 10%.

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4 khiến hầu hết cổ phiếu đầu cơ giảm sâu đã mở ra cơ hội để các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh ổn định chứng tỏ giá trị. APF của CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO) là một ví dụ khi không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng bán tháo, thậm chí còn đang “nhăm nhe” vượt đỉnh cũ.

Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 65.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 14% từ đầu năm và chỉ còn kém chưa đến 10% so với đỉnh lịch sử đạt được hồi giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm mới chào sàn tháng 6/2017.

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức hàng chục % “đều như vắt chanh” - Ảnh 1.

Cổ phiếu APF “nhăm nhe” vượt đỉnh

APFCO được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 12,2 tỷ đồng. Đến nay, APFCO đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất tinh bột sắn và cồn Ethanol. Bên cạnh một phần xuất bán nội địa, các sản phẩm của APFCO chủ yếu phục vụ xuất khẩu đi các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Nhờ đó, APFCO tạo ra hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm và liên tục tăng trưởng từ năm 2016. Đến năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp này đã đạt gần 5.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Sau giai đoạn thu lãi đều đặn trên dưới trăm tỷ mỗi năm (2015-2019), APFCO bất ngờ lãi đột biến hơn 230 tỷ đồng năm 2020 trước khi con số này giảm xuống gần 183 tỷ đồng năm 2021.

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức hàng chục % “đều như vắt chanh” - Ảnh 2.

Lợi nhuận giảm so với con số kỷ lục năm 2020 nhưng APFCO vẫn duy trì chi trả cổ tức cao cho cổ đông. Ngày 27/5 tới đây, doanh nghiệp này sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt 2/2021 với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt. Thời gian chi trả vào ngày 10/6. Như vậy, cổ đông của APFCO sẽ nhận được tổng mức cổ tức cho năm 2021 lên đến 40% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10%.

APFCO vốn được biết đến là doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức cao đều đặn hàng chục %. Mức cổ tức cho năm 2020 là 50% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu; năm 2019 là 20% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu; năm 2018 là 30% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu,… Đỉnh điểm vào năm 2015, doanh nghiệp này chi cổ tức bằng tiền với tỷ lệ đến hơn 66%.

Bên cạnh những đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu, từ sau khi lên sàn, APFCO đã một lần thực hiện tăng vốn thông qua chào bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 5:1 với giá 36.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 10/2017. Hiện tại, vốn điều lệ của doanh nghiệp này đã tăng gấp 16 lần thời điểm ban đầu lên mức 200 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức hàng chục % “đều như vắt chanh” - Ảnh 3.

APFCO có truyền thống chi trả cổ tức cao

Năm 2022, APFCO đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 100 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, cổ đông APFCO còn thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản xuất điện năng lượng mặt trời và mua, bán điện.

Trong quý đầu năm, APFCO ghi nhận 1.761 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ so với cùng kỳ tuy nhiên LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ lại tăng đến gần 80% lên mức 83,5 tỷ đồng nhờ tiết giảm mạnh giá vốn. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành 83,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau một quý.

Về định hướng phát triển, APFCO đang tập trung phát triển sản phẩm tinh bột biến tính với kế hoạch sản lượng 2022 tăng 30% so với năm trước. Sản phẩm có hiệu quả kinh doanh cao và đa phần được xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2021, công ty đã bước đầu đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giao dịch với các khách hàng lớn như Vedan.

Trong năm 2021, APFCO đã đưa vào hoạt động Nhà máy bột biến tính tại Đăk Tô với công suất 150 tấn/ngày, nâng tổng công suất lên 450 tấn/ngày. Đến trước tháng 9/2022, công ty dự kiến sẽ hoàn thành việc nâng cấp Nhà máy bột sắn Sepone lên 300 tấn/ngày và đang hoàn thiện pháp lý đầu tư dự án tinh bột sắn tại Attapue và Salavan. Ngoài ra, APFCO còn có kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu lên 100.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn trên sàn chứng khoán thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Đột ngột chặn dòng vốn: Cạn nguồn cung bất động sản

Trong thông tin gửi báo chí về thị trường bất động sản tháng 5, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã có nhận định đáng chú ý liên quan đến tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp…

“Chính sách “khóa van” tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung bất động sản”, văn bản của VARS nhấn mạnh. Sở dĩ, Hội Môi giới bất động sản đưa ra cảnh báo này là bởi thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết họ đang gặp khó khăn “kép” về nguồn vốn khi ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đồng loạt siết chặt. Việc chặn dòng vốn vào bất động sản một cách cực đoan và đột ngột khiến nhiều dự án không thể triển khai, nhiều dự án dở dang cũng phải ngừng hoạt động… càng làm hạn chế nguồn cung nhà ở vốn đang khan hiếm. Từ đó đẩy giá nhà đất tăng cao.

70% VỐN ĐẦU TƯ LÀ VAY TỪ NGÂN HÀNG

Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển được trên 10 năm nay. Quy mô thị trường chưa phải là lớn so với các nước khác trong khu vực, nhưng điều đáng chú ý là có tới 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng; 65% tài sản đảm bảo vốn vay là bất động sản. Đến nay, sau thời kỳ cho vay ồ ạt, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang cẩn trọng hơn với các dự án bất động sản.

Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng, trong thời gian gần đây, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trên thị trường tài chính của không ít doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia nên đang bị kiểm soát gắt gao.

Cũng bàn tới thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân tích rõ: Về tín dụng ngân hàng, tính đến hết quý 1/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng dự nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm, là kết quả của việc kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào bất động sản.

Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất động sản hiện tại chỉ chiếm khoảng 35%, tương đương 0,78 triệu tỷ đồng, phần lớn là các khoản cho vay mua và sửa chữa nhà ở. Như vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng dành cho kinh doanh bất động sản (đầu tư các dự án) không chỉ giảm tốc, mà còn giảm cả về tỷ trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường, buộc phải tìm các nguồn vốn khác.

Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp - lựa chọn ưu tiên đứng thứ hai sau nguồn tín dụng ngân hàng thì từ vài sự vụ gần đây, cả cơ quan chức năng lẫn công chúng đang dần trở nên e ngại với hình thức huy động vốn này. Việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4 có thể là hậu quả đầu tiên của những e ngại đó.

“Các doanh nghiệp bất động sản sẽ không còn tự do phát hành trái phiếu như trước, bởi sự can thiệp hủy bỏ kết quả phát hành là điều khó dự đoán. Đồng thời, mục đích phát hành đang được các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao, tránh những hệ lụy có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư cá nhân - những người chưa thực sự hiểu về tình trạng trái phiếu cũng như khả năng thanh toán/vỡ nợ của các tổ chức phát hành”, ông Đính nhận định.

Đột ngột chặn dòng vốn: Cạn nguồn cung bất động sản - Ảnh 1

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản cũng cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vận hành lành mạnh và hiệu quả hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân sau những động thái kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nhu cầu bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở đang không ngừng tăng, với động lực chính đến từ cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.

Nguồn cung bất động sản từ trước đến nay chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhu cầu, do những ách tắc trong các thủ tục cấp phép dự án…Trong tình hình giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng mạnh do bất ổn địa chính trị, việc tăng trưởng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách “khóa van” tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.

ĐẨY GIÁ TĂNG CAO MỘT CÁCH PHI LÝ

“Chặn những nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), trong khi việc thu hút nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản…), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài) cần nhiều thời gian để có thể vận hành ổn thỏa, khiến nguồn cung bất động sản bị thắt chặt, đẩy mức giá tăng lên một cách không hợp lý. Giá bất động sản tăng lên bất thường cũng đẩy chi phí sản xuất các ngành liên quan (bán lẻ, sản xuất công nghiệp…) tăng lên. Từ đó có thể gây tổn hại đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay”, ông Đính nhìn nhận.

Đồng quan điểm, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát mới đây của Vietnam Report cho rằng bên cạnh những lực đẩy hỗ trợ, ngành bất động sản trong năm 2022 cũng gặp nhiều thách thức, chướng ngại khi việc kiểm soát dịch bệnh của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng như tốc độ phục hồi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh áp lực lạm phát. Cùng với đó là những bất ổn chung về địa chính trị, nguồn cung trên thị trường chưa có nhiều cải thiện do những vướng mắc về mặt pháp lý và nguồn vốn.

Nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại nếu lạm phát vượt mức mục tiêu, lãi suất cho vay tăng lên có thể gây tác động ngược, thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng trầm lắng nhưng mức giá sẽ không giảm như giai đoạn 2011-2013 do thiếu nguồn cung. Doanh nghiệp bất động sản cũng như người mua nhà sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro khi mà dự án khó triển khai đúng kế hoạch do thiếu vốn.

Hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa được xử lý triệt để

Dự báo diễn biến thị trường trong năm 2022, các chuyên gia nhận định, tình trạng sốt đất có thể sẽ tiếp tục xảy ra, nhưng với xác suất thấp hơn 2021. Nguyên nhân là bởi hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa được xử lý triệt để. Tuy nhiên, sốt đất không chỉ do những nguyên nhân trên, mà có thể là kết quả của những chính sách vĩ mô, quy hoạch tổng thể chính thức từ chính quyền.

“Về mặt chính sách, việc các cơ quan chức năng có những quyết sách cụ thể tiếp theo ra sao với việc siết tín dụng bất động sản sẽ có tác động quan trọng bậc nhất với những diễn biến của phân khúc căn hộ, nhà liền thổ và bất động sản nghỉ dưỡng. Các chính sách nhằm điều tiết dòng vốn “chảy” nhiều hơn vào các ngành sản xuất và hướng đến những người có nhu cầu ở thực nhằm giúp họ có được chốn an cư là hết sức quan trọng và cần thiết. Những chính sách như vậy sẽ từng bước khiến cho thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung phát triển ổn định và bền vững hơn. Việc đảm bảo sự cân bằng giữa việc duy trì sự năng động của thị trường, ngăn chặn nguy cơ hình thành “bong bóng” bất động sản và đáp ứng nhu cầu thực có ý nghĩa lớn trong việc ổn định thị trường vĩ mô để tiếp tục hướng đến các mục tiêu chung cho toàn xã hội”, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam nêu quan điểm.

Hội Môi giới bất động sản cũng kiến nghị các cơ quan chức năng, bên cạnh việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính nhiều rủi ro, cần có những chính sách bảo vệ chính các doanh nghiệp bất động sản làm ăn chân chính. Nguồn vốn cần được khơi thông cho mọi ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có bất động sản. Ngoài ra, đã đến lúc các cơ quan chức năng đề xuất những quy định cởi mở hơn để các doanh nghiệp thu hút vốn nước ngoài, cũng như các sản phẩm đầu tư hiệu quả như quỹ đầu tư bất động sản (REIT), chứng khoán hóa bất động sản, Quỹ tiết kiệm nhà ở…

Nguồn bài viết: Đột ngột chặn dòng vốn: Cạn nguồn cung bất động sản - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cổ đông Hòa Phát chất vấn tại sao mục tiêu lợi nhuận đi xuống, Chủ tịch Trần Đình Long nói ngành thép nhiều khó khăn

Tập đoàn Hòa Phát dự kiến lợi nhuận năm 2022 đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng, thấp hơn mức 34.521 tỷ đồng của năm ngoái. Chủ tịch Trần Đình Long cho biết ngành thép gặp nhiều khó khăn do chiến tranh Nga - Ukraine và

01-05-2022Khối tiền mặt và tiền gửi của Hòa Phát lần đầu vượt 2 tỷ USD

29-04-2022Hòa Phát lên kế hoạch lợi nhuận 25.000 – 30.000 tỷ đồng, thấp hơn thực hiện năm 2021

Đại hội cổ đông sáng 24/5 của Tập đoàn Hòa Phát. (Ảnh Đức Quyền).

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên sáng 24/5, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết hoạt động ngành thép năm 2022 có nhiều khó khăn.

“Quý vị cứ đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III, quý IV đi rồi sẽ thấy. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nói.

Nguyên nhân thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện coke tăng 100 - 200 USD/tấn, ông Long chỉ ra. Nguyên nhân thứ hai là chính sách Zero COVID của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép giảm.

Khi xung đột Nga - Ukraine mới bùng ra, nhiều người cho rằng ngành thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc bớt đi hai đối thủ cạnh tranh do Nga và Ukraine đều là hai nhà sản xuất thép lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải màu hồng như vậy, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ.

Ông Long cũng trấn an cổ đông bằng khẳng định: Trong bất cứ hoàn cảnh nào Hòa Phát cũng luôn có kết quả tốt nhất ngành thép, hơn tất cả doanh nghiệp khác.

Sau phát biểu của ông Long, cổ phiếu HPG có lúc giảm 1% còn 36.400 đồng/cp.

Sáng nay 24/5, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Theo tài liệu đã công bố hồi cuối tháng 4, hai nội dung chính sẽ được cổ đông thảo luận là kế hoạch kinh doanh năm 2022 và phương án cổ tức năm 2021.

Hội đồng quản trị Hòa Phát đề xuất phương án doanh thu hợp nhất năm nay 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử Hòa Phát.

Lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, cao hơn kết quả năm 2020 nhưng thấp hơn 13-28% so với năm 2021 như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Quý I vừa qua, Hòa Phát ghi nhận doanh thu khoảng 44.400 tỷ và lãi sau thuế 8.200 tỷ, tức là đã thực hiện khoảng 28% mục tiêu doanh thu và 27% kế hoạch lợi nhuận.

Kế hoạch lợi nhuận của Hòa Phát năm 2022 thấp hơn thực hiện năm 2021.

Về cổ tức năm 2021, Hòa Phát đề xuất phương án chi trả tổng tỷ lệ 35%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.

Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HPG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 50.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 30 cổ phiếu HPG mới. Nhiều cổ đông tại đại hội thường niên sáng 24/5 đã đề xuất Hòa Phát nâng tỷ lệ cổ tức tiền mặt lên 10%, tương đương 1.000 đồng/cp.

Nguồn: Vietnambiz

1 Likes

DIG: DIC Corp (DIG) thành lập thêm chi nhánh, muốn tham gia dự án đường cao tốc

Văn bản thành lập chi nhánh: https://www.dic.vn/uploads/files/2022/05/23/2022-05-23-DIG-CBTT-th-nh-l-p-chi-nh-nh-DIC-VEC.pdf

Thông tin báo:
Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) vừa công bố thông tin về việc thành lập thêm chi nhánh.

Theo đó, công ty dự kiến thành lập chi nhánh Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Ban chỉ đạo dự án đường cao tốc Việt Nam (viết tắt: Chi nhánh DIC-VEC).

Chức năng của chi nhánh mới là thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để tham gia đấu thầu làm tổng thầu của dự án đường cao tốc; công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường cao tốc và một số dự án giao thông khác; các công việc khác theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Công ty cũng đồng thời bổ nhiệm ông Chu Văn Thanh, Giám đốc chi nhánh DIC Him Lam, Phó Ban chỉ đạo thường trực, kiêm nhiệm chi nhánh DIC-VEC.

DIC Corp (DIG) thành lập thêm chi nhánh, muốn tham gia dự án đường cao tốc.

Ở diễn biến khác, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa bán ra 1,85 triệu cổ phiếu DIG để giảm sở hữu về còn 17,7% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/5. Được biết, trước giao dịch, số lượng cổ phiếu DIG do Thiên Tân nắm giữ là hơn 90,3 triệu cổ phiếu, tương đương 18,07% vốn.

Trước đó, Công ty Cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam liên tục bán ra cổ phiếu DIG. Tổng số lượng cổ phiếu DIG mà Him Lam đã bán ra kể từ đầu năm 2022 đến nay là hơn 42,7 triệu đơn vị, mỗi giao dịch đều thu về hàng trăm tỷ đồng.

Gần đây nhất, trong 2 phiên 20/4 và 27/4, Him Lam đã bán ra hơn 4,3 triệu cổ phiếu DIG, đưa tỷ lệ sở hữu từ 5,856% giảm xuống còn 4,987%. Tổng số cổ phiếu DIG còn nắm giữ là hơn 24,9 triệu đơn vị. Với việc giảm tỷ lệ sở hữu về dưới 5%, Him Lam đã chính thức không còn là cổ đông lớn của DIC Corp.

Về phía DIC Corp, doanh thu quý I của công ty ghi nhận gần 520 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 24,5% lên 33,3%, doanh nghiệp thu về hơn 172 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 40% cùng kỳ.

DIC Corp báo lãi sau thuế trên 61 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng thu về khoảng 677 triệu đồng mỗi ngày.

Theo giải trình, DIC Corp cho biết doanh thu thuần và tài chính ba tháng đầu năm phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản, chẳng hạn như chuyển nhượng căn hộ dự án Gateway Vũng Tàu và dự án CSJ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án Nam Vĩnh Yên, chuyển nhượng nhà thô dự án Hiệp Phước. Đó cũng là yếu tố bổ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ.

Năm 2022, đại hội cổ đông DIG giao kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43% và 48% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, kết thúc quý I, DIG mới hoàn thành chưa đầy 5% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Nguồn: DIG: DIC Corp (DIG) thành lập thêm chi nhánh, muốn tham gia dự án đường cao tốc | Công bố thông tin

1 Likes

Đột ngột chặn dòng vốn: Cạn nguồn cung bất động sản

Trong thông tin gửi báo chí về thị trường bất động sản tháng 5, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã có nhận định đáng chú ý liên quan đến tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp…

“Chính sách “khóa van” tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung bất động sản”, văn bản của VARS nhấn mạnh. Sở dĩ, Hội Môi giới bất động sản đưa ra cảnh báo này là bởi thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết họ đang gặp khó khăn “kép” về nguồn vốn khi ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đồng loạt siết chặt. Việc chặn dòng vốn vào bất động sản một cách cực đoan và đột ngột khiến nhiều dự án không thể triển khai, nhiều dự án dở dang cũng phải ngừng hoạt động… càng làm hạn chế nguồn cung nhà ở vốn đang khan hiếm. Từ đó đẩy giá nhà đất tăng cao.

70% VỐN ĐẦU TƯ LÀ VAY TỪ NGÂN HÀNG

Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển được trên 10 năm nay. Quy mô thị trường chưa phải là lớn so với các nước khác trong khu vực, nhưng điều đáng chú ý là có tới 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng; 65% tài sản đảm bảo vốn vay là bất động sản. Đến nay, sau thời kỳ cho vay ồ ạt, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang cẩn trọng hơn với các dự án bất động sản.

Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng, trong thời gian gần đây, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trên thị trường tài chính của không ít doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia nên đang bị kiểm soát gắt gao.

Cũng bàn tới thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân tích rõ: Về tín dụng ngân hàng, tính đến hết quý 1/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng dự nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm, là kết quả của việc kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào bất động sản.

Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất động sản hiện tại chỉ chiếm khoảng 35%, tương đương 0,78 triệu tỷ đồng, phần lớn là các khoản cho vay mua và sửa chữa nhà ở. Như vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng dành cho kinh doanh bất động sản (đầu tư các dự án) không chỉ giảm tốc, mà còn giảm cả về tỷ trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường, buộc phải tìm các nguồn vốn khác.

Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp - lựa chọn ưu tiên đứng thứ hai sau nguồn tín dụng ngân hàng thì từ vài sự vụ gần đây, cả cơ quan chức năng lẫn công chúng đang dần trở nên e ngại với hình thức huy động vốn này. Việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4 có thể là hậu quả đầu tiên của những e ngại đó.

“Các doanh nghiệp bất động sản sẽ không còn tự do phát hành trái phiếu như trước, bởi sự can thiệp hủy bỏ kết quả phát hành là điều khó dự đoán. Đồng thời, mục đích phát hành đang được các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao, tránh những hệ lụy có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư cá nhân - những người chưa thực sự hiểu về tình trạng trái phiếu cũng như khả năng thanh toán/vỡ nợ của các tổ chức phát hành”, ông Đính nhận định.

Đột ngột chặn dòng vốn: Cạn nguồn cung bất động sản - Ảnh 1

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản cũng cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vận hành lành mạnh và hiệu quả hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân sau những động thái kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nhu cầu bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở đang không ngừng tăng, với động lực chính đến từ cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.

Nguồn cung bất động sản từ trước đến nay chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhu cầu, do những ách tắc trong các thủ tục cấp phép dự án…Trong tình hình giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng mạnh do bất ổn địa chính trị, việc tăng trưởng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách “khóa van” tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp.

ĐẨY GIÁ TĂNG CAO MỘT CÁCH PHI LÝ

“Chặn những nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), trong khi việc thu hút nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản…), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài) cần nhiều thời gian để có thể vận hành ổn thỏa, khiến nguồn cung bất động sản bị thắt chặt, đẩy mức giá tăng lên một cách không hợp lý. Giá bất động sản tăng lên bất thường cũng đẩy chi phí sản xuất các ngành liên quan (bán lẻ, sản xuất công nghiệp…) tăng lên. Từ đó có thể gây tổn hại đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay”, ông Đính nhìn nhận.

Đồng quan điểm, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát mới đây của Vietnam Report cho rằng bên cạnh những lực đẩy hỗ trợ, ngành bất động sản trong năm 2022 cũng gặp nhiều thách thức, chướng ngại khi việc kiểm soát dịch bệnh của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng như tốc độ phục hồi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh áp lực lạm phát. Cùng với đó là những bất ổn chung về địa chính trị, nguồn cung trên thị trường chưa có nhiều cải thiện do những vướng mắc về mặt pháp lý và nguồn vốn.

Nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại nếu lạm phát vượt mức mục tiêu, lãi suất cho vay tăng lên có thể gây tác động ngược, thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng trầm lắng nhưng mức giá sẽ không giảm như giai đoạn 2011-2013 do thiếu nguồn cung. Doanh nghiệp bất động sản cũng như người mua nhà sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro khi mà dự án khó triển khai đúng kế hoạch do thiếu vốn.

Hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa được xử lý triệt để

Dự báo diễn biến thị trường trong năm 2022, các chuyên gia nhận định, tình trạng sốt đất có thể sẽ tiếp tục xảy ra, nhưng với xác suất thấp hơn 2021. Nguyên nhân là bởi hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa được xử lý triệt để. Tuy nhiên, sốt đất không chỉ do những nguyên nhân trên, mà có thể là kết quả của những chính sách vĩ mô, quy hoạch tổng thể chính thức từ chính quyền.

“Về mặt chính sách, việc các cơ quan chức năng có những quyết sách cụ thể tiếp theo ra sao với việc siết tín dụng bất động sản sẽ có tác động quan trọng bậc nhất với những diễn biến của phân khúc căn hộ, nhà liền thổ và bất động sản nghỉ dưỡng. Các chính sách nhằm điều tiết dòng vốn “chảy” nhiều hơn vào các ngành sản xuất và hướng đến những người có nhu cầu ở thực nhằm giúp họ có được chốn an cư là hết sức quan trọng và cần thiết. Những chính sách như vậy sẽ từng bước khiến cho thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung phát triển ổn định và bền vững hơn. Việc đảm bảo sự cân bằng giữa việc duy trì sự năng động của thị trường, ngăn chặn nguy cơ hình thành “bong bóng” bất động sản và đáp ứng nhu cầu thực có ý nghĩa lớn trong việc ổn định thị trường vĩ mô để tiếp tục hướng đến các mục tiêu chung cho toàn xã hội”, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam nêu quan điểm.

Hội Môi giới bất động sản cũng kiến nghị các cơ quan chức năng, bên cạnh việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính nhiều rủi ro, cần có những chính sách bảo vệ chính các doanh nghiệp bất động sản làm ăn chân chính. Nguồn vốn cần được khơi thông cho mọi ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có bất động sản. Ngoài ra, đã đến lúc các cơ quan chức năng đề xuất những quy định cởi mở hơn để các doanh nghiệp thu hút vốn nước ngoài, cũng như các sản phẩm đầu tư hiệu quả như quỹ đầu tư bất động sản (REIT), chứng khoán hóa bất động sản, Quỹ tiết kiệm nhà ở…

NGUỒN: VNECONOMY

Tiềm năng quá thầy @sieucophieu12345 quá thầy ới :smiley:

3 topic hot nhất của A7 tại f247:
1. Câu chuyện đầu tư kinh điển, kinh khủng, kinh dị !@@ hiếm gặp trong đời
2. Góc nhìn khác về CEO cho ae nào muốn quan tâm đào kho báu
3. Tổng hợp vĩ mô, thăng hạng, định hướng chiến lược vnidex, câu chuyện quan trọng của lịch sử

Vốn hoá HPG ‘bốc hơi’ nghìn tỷ sau phát biểu của Chủ tịch Trần Đình Long

TPO - Về cuối phiên giao dịch, lực cầu bắt đáy tăng vọt đã giúp hàng loạt cổ phiếu hồi phục. VN-Index dao động với biên độ lớn, lên tới 30 điểm trong phiên hôm nay. Tâm điểm của phiên giao dịch là HPG. Vốn hoá HPG “bốc hơi” hơn 8.200 tỷ đồng sau phát biểu không mấy lạc quan về tình hình kết quả kinh doanh quý 2 của chủ tịch Trần Đình Long tại đại hội cổ đông.
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường trong nước liên tục giằng co, chỉ số dao động trong biên độ lớn, lên tới 30 điểm. Phiên chiều, VN-Index có lúc về sát 1.200 điểm, khi cổ phiếu thép la liệt nằm sàn. Tiền “bắt đáy” xuất hiện, cổ phiếu thoát sàn, nhóm vốn hoá lớn gia tăng ảnh hưởng tích cực, VN-Index lội ngược dòng cực mạnh, đóng cửa tăng hơn 14 điểm lên 1.233 điểm.

Tâm điểm thị trường hôm nay là HPG. Đây cũng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index, lấy đi của chỉ số hơn 2 điểm. HPG bị bán mạnh sau dự báo kém khởi sắc về ngành thép năm 2022, và kết quả kinh doanh quý tới của chủ tịch HPG Trần Đình Long.

Là doanh nghiệp 161 nghìn cổ đông, lớn nhất thị trường chứng khoán, thì thông tin này gây sức ảnh hưởng cực lớn tới HPG nói riêng, và thị trường nói chung. Sự ảnh hưởng của HPG đến thị trường chung đã được thể hiện rõ. Cổ phiếu này có thời điểm còn bị kéo xuống giá sàn khiến các mã khác trong nhóm thép bị “vạ lây”.

HPG đóng cửa giảm 5,03% xuống 34.900 đồng/cổ phiếu, HSG giảm 4,49, NKG giảm 5,5%, POM giảm 2,79%. Khối ngoại tiếp tục “xả mạnh” HPG, khi bán hơn 4,2 triệu cổ phiếu (145 tỷ đồng). Thanh khoản HPG tăng vọt gấp 4 lần phiên hôm qua, giá trị giao dịch hơn 1.151 tỷ đồng, cao nhất HoSE. Vốn hoá HPG “bốc hơi” hơn 8.200 tỷ đồng .

10 mã giao dịch tiêu cực nhất hôm nay lấy đi của chỉ số chính gần 3,5 điểm, trong đó HPG chiếm hơn 2 điểm. Đà giảm bị lấn át nhờ giao dịch tích cực của nhóm vốn hoá lớn, dẫn đầu là MSN đóng góp 1,6 điểm. Theo sau là VCB, VNM, CTG, GAS, VPB, BCM, STB, MBB, BID. Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo trong số cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Trên HoSE, 17 cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong đó STB tăng trần. Chỉ có 2 mã giảm trên dưới 1% là SHB, SSB. MSB giữ tham chiếu.

Nhóm chứng khoán cũng giao dịch tích cực, sắc xanh chiếm áp đảo. BSI tăng trần, SSI tăng sát giá trần.

Đáng chú ý trong phiên hôm nay tiếp tục là nhóm thuỷ sản. IDI tăng trần, VHC, ANV, CMX, ACL… chìm trong sắc xanh. Kể từ đầu tuần, cổ phiếu thuỷ sản vẫn là nhóm tích cực bất chấp thị trường chung.

Tuy VN-Index đóng cửa tăng gần 15 điểm, nhưng sắc xanh chưa thể chiếm chủ đạo. Trên HoSE, 224 mã tăng giá, nhưng cũng có tới 210 mã giảm, VN30 góp công lớn kéo chỉ số, với 26 mã tăng, áp đảo 4 mã giảm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,57 điểm (1,2%) lên 1.233,38 điểm. HNX-Index tăng 5,3 điểm (1,76%) lên 305,96 điểm. UPCoM-Index giảm 0,51 điểm (-0,54%) xuống 93,12 điểm.

Thanh khoản thị trường tương đương phiên hôm qua với giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 12.057 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 190 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào DCM, DPM, STB, CTG, DGC…

Nguồn: Tiền phong

Hai “đại gia” bảo hiểm kinh doanh có lãi nhưng đầu tư tài chính chưa hiệu quả

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội lưu ý một số khoản đầu tư của PVI và PJICO ngót nghét cả chục năm mới thu được một ít vốn…

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra 2 đơn vị bảo hiểm đầu tư tài chính chưa hiệu quả

Theo đó, năm 2021, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Riêng trong lĩnh vực bảo hiểm có 2 doanh nghiệp được kiểm toán là Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) và Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO).

Kết quả cho thấy 2 doanh nghiệp bảo hiểm được kiểm toán đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, kinh doanh có lãi.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu của Bảo hiểm PVI là 1.072,52 tỷ đồng và 11,78%; PJICO là 227,46 tỷ đồng và 11,9%. Biên khả năng thanh toán của PJICO bằng 119% biên khả năng thanh toán tối thiểu…

Song, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra hai đơn vị này đầu tư tài chính chưa hiệu quả.

Cụ thể, Tổng công ty Bảo hiểm PVI đầu tư 200 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long từ năm 2010 chưa thu được lãi (đã thu gốc 32,03 tỷ đồng), dự phòng rủi ro đã trích 167,97 tỷ đồng; còn 02 khoản đầu tư góp vốn 20,90 tỷ đồng vào Tổng công ty Bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí và Công ty Cổ phần Điện Việt Lào không có lợi nhuận hay cổ tức được chia từ khi nhận bàn giao (năm 2011) của PVI. Ngoài ra, từ năm 2015 đến 31/12/2020 Tổng công ty Bảo hiểm PVI phải trả 1,97 tỷ đồng phí quản lý 2 khoản đầu tư này cho Công ty Quản lý quỹ PVI.

PVI tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Sau khi được cổ phần hoá, PVN hiện còn nắm giữ 35% vốn tại đây, là cổ đông lớn thứ 2 sau HDI Global (nắm giữ 38,2% vốn). PVI cung cấp các sản phẩm chính trong lĩnh vực Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối) và hàng hải, tài sản – kỹ thuật…

Một cái tên khác được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới là PJICO. Nhiều khoản đầu tư của PJICO phải trích lập dự phòng rủi ro với tỉ lệ cao. Cụ thể: PJICO đầu tư 23,8 tỷ đồng cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam thì phải trích lập dự phòng tới 58,1%. Khoản đầu tư 7,97 tỷ đồng cổ phiếu Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng phải trích lập dự phòng 46,2%; đầu tư 3,34 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO, trích lập dự phòng 31,3%.

Hiện, Nhà nước đang nắm giữ 40,95% vốn tại PJICO, thông qua Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Nguồn bài viết: Hai "đại gia" bảo hiểm kinh doanh có lãi nhưng đầu tư tài chính chưa hiệu quả - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nga nói không có ‘hạn chót’ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine

TTO - Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này cố tình giảm nhịp chiến dịch quân sự tại Ukraine nhằm cho phép dân thường di tản và Matxcơva không “đuổi theo hạn chót” cho chiến sự này.

Nga nói không có hạn chót cho chiến dịch quân sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Ảnh: TASS

“Các lệnh đình chiến được tuyên bố và hành lang nhân đạo được lập nhằm đưa người khỏi các khu dân cư bị bao vây. Dĩ nhiên việc này làm giảm tốc độ cuộc tấn công nhưng được thực hiện có chủ ý nhằm tránh thương vong cho dân thường”, Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói ngày 24-5 tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng của liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Cùng lúc, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, ông Nikolai Patrushev, cũng đưa ra tuyên bố rằng Nga cuối cùng sẽ đạt được tất cả các mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraine.

“Chúng tôi không đuổi theo các hạn chót”, ông Patrushev nói trong phỏng vấn với báo Argumenty i Fakty của Nga ngày 24-5. Quan chức này nhắc lại rằng chiến dịch quân sự của Nga nhằm phi phát xít hóa Ukraine và số phận của Ukraine sẽ do người dân nước này định đoạt.

Các phát biểu này cho thấy chiến sự tại Ukraine sẽ còn kéo dài. Ukraine và phương Tây nhận định chiến dịch của Nga đang mất đà do chịu tổn thất nặng về người, thiết bị và vấp phải sự kháng cự mạnh từ Ukraine.

Trong khi đó, ngày 23-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo khoảng 20 quốc gia đã đưa ra các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine gồm đạn pháo, hệ thống phòng thủ bờ biển và xe tăng, phương tiện bọc thép… Ngoài ra, một số nước đề nghị tham gia huấn luyện cho quân đội Ukraine.

Trong số vũ khí được hứa tài trợ cho Kiev bao gồm tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch. Harpoon là tên lửa hành trình có thể lướt trên mặt biển để nhắm mục tiêu cách đến 300km. Bình thường tên lửa Harpoon được gắn trên tàu hoặc máy bay, nhưng Đan Mạch là quốc gia duy nhất có các hệ thống trên đất liền để bảo vệ bờ biển.

Nguồn bài viết: Nga nói không có 'hạn chót' cho chiến dịch quân sự ở Ukraine - Tuổi Trẻ Online

Ba Lan ngừng hợp đồng mua khí đốt với Nga trước hạn

TTO - Ngày 23-5, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, mà không chờ đến khi hợp đồng này hết hạn vào cuối năm 2022.

Ba Lan ngừng hợp đồng mua khí đốt với Nga trước hạn - Ảnh 1.

Ba Lan ngừng hợp đồng mua khí đốt với Nga trước hạn - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters cho biết Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa viết trên Twitter ngày 23-5 rằng: Ba Lan đã quyết định chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ với Nga về đường ống dẫn khí đốt Yamal.

Ông Piotr Naimsky, bộ trưởng phụ trách an ninh năng lượng của Ba Lan, nói: “Sau 30 năm, có thể nói rằng mối quan hệ trong ngành công nghiệp khí đốt giữa Ba Lan và Nga đã không còn”.

Cụ thể, Chính phủ Ba Lan đã thông qua nghị quyết để chấm dứt hợp đồng có từ năm 1993 về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Ba Lan vào ngày 13-5. Tuy nhiên, thông báo chính thức mới được công bố ngày 23-5.

Cùng với Bulgaria và Phần Lan, Ba Lan đã không chấp nhận cơ chế thanh toán bằng đồng rúp mới mà Tổng thống Vladimir Putin công bố hồi cuối tháng 3-2022.

Bà Moskwa cho biết, việc hủy hợp đồng là một diễn tiến tự nhiên sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan hồi tháng trước. Ba Lan cáo buộc hành động của Nga là vi phạm hợp đồng.

Đoạn đường ống Yamal nối Nga với Tây Âu qua Ba Lan thuộc sở hữu của liên doanh giữa Công ty Gazprom của Nga và Công ty khí đốt Ba Lan PGNiG, hoạt động dưới sự kiểm soát của Công ty truyền tải khí đốt nhà nước Gaz-System của Ba Lan. Trước đây, nó được sử dụng để bơm khí đốt tự nhiên từ Nga.

Sau khi bị Nga ngừng cung ứng khí đốt, Ba Lan đã và đang sử dụng nguồn cung cấp ngược lại từ Đức qua đường ống này.

Bà Moskwa khẳng định các thỏa thuận liên chính phủ với Nga vi phạm luật pháp châu Âu nên sẽ không còn được áp dụng. Đường ống Yamal đang hoạt động theo luật châu Âu.

Cuối tháng 3-2022, Nga yêu cầu “các quốc gia không thân thiện” - những nước tham gia trừng phạt và đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga - phải thanh toán hợp đồng năng lượng bằng đồng rúp. Ba Lan từ chối đáp ứng yêu cầu này.

Nguồn bài viết: Ba Lan ngừng hợp đồng mua khí đốt với Nga trước hạn - Tuổi Trẻ Online