Thấy nản rồi bác ơi
Bụt hiện lên và bảo: Sao con nản? Con đi cùng VNI, mua từ nền hộp trồi đáy, sao con phải nản?
Ăn Khế Có ngàn vàng, may túi ba gang chuẩn bị đựng
Tài Khoản e bây giờ mã lỗ mã lãi, (vì có mã e vào sau nên bị âm) e tính ôm kệ xừ nó, vì thấy vĩ mô tốt (nào mỹ, nào TQ đến thăm), chính sách tiền tệ ổn, lãi suất quá thấp…, mỗi tội tây nó táng kinh khủng làm vnindex k ngóc cổ nổi. Ôm cổ nằm im được ko bác, để còn tập trung làm việc chính nữa
2020-2021 nhà đầu tư góp vốn vào các quỹ thấy Covit rồi kinh tế ảm đạm đòi rút sạch . 2022 thấy thị trường ngon Fomo và …bùm
Nói chung là, 1205 là đáy thì cứ canh muh xơi trong nền hộp
E tưởng hộp 1025-1075 bác ơi
Canh cái hộp trong dãy chuỗi số 1025…1055…1075…1095…1100… 1115 1125 1130 1155 1175 1190…1205 1225
Lục lại nền Zero và nền 1, 2, 3
Cơ bản không có nhiều tiền để mua theo các nền hộp đấy a ạ, ví dụ đang tích nền 1125 là đã mua 1 lượt rồi và lượt đó đang bị âm, bỏ 1115 thì còn nhiều bên dưới 1105 …1100.1095…1075 thì sao đủ được ạ
Cuối tuần chúc nhà bác Hổ vui và bình an! Cơ bản là đi e đi tìm phương pháp cho m mà chưa đc nên buồn đó bác Hổ.
Đạo Chứng! Chứng Đạo!
Chúc một ngày vui vẻ.
Lỗ Tấn kể một câu chuyện trong bài tán văn “Lập Luận” như sau: Một nhà sinh được bé trai, lấy làm mừng rõ vô cùng. Ngày bé trai đầy tháng được bế ra ngoài đón khách. Đương nhiên là cả nhà muốn nghe những lời chúc tốt đẹp.
Một người khách nói: “Đứa bé này rồi sẽ phát tài!” Cả nhà không ngớt lời cảm tạ.
Một người khách khác nói: “Đứa bé này rồi sẽ làm quan!” Người khách được cung phụng chu đáo.
Một người nữa nói: “Đứa bé này rồi sẽ chết!” Lập tức bị cả nhà xúm vào cho một trận.
Nói phải chết là điều tất nhiên, nói phú quý là điều nói dối. Nói dối thì được tốt, nói điều tất nhiên thì bị đánh.
Trong câu chuyện này, Lỗ Tấn đã miêu tả sinh động mối quan hệ giả dối giữa con người với nhau. Ngài nói, “Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có 4 cái lớn thì người là 1. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.”
Vậy Đạo là gì? Ngài nói, “Đạo mà nói được không phải là đạo thường. Danh mà nói được thì không phải là dành thường!”
Còn thế nào là tự nhiên? Như con trâu, con ngựa sinh ra đã có 4 chân, ngày ngày gặm cỏ tươi, uống nước suối, chạy nhảy tung tăng trên thảo nguyên, trong rừng rậm, thế là tự nhiên. Con người lấy dây cương choàng lên đầu ngựa, dây thừng xuyên qua mũi trâu, đóng móng sắt cho ngựa, nhốt chúng vào một nơi, thế là phản tự nhiên.
Ngay như con người, “Tự nhiên” là muốn chỉ cái bản tính thiên nhiên của họ, những suy nghĩ hồn nhiên của con người. Tự nhiên mâu thuẫn với giải dối. Theo ngài, “chân” đồng nghĩa với "tự nhiên, “chân” cũng là “tự nhiên” vậy. Tất cả những cái đó là đặc tính cơ bản của “Đạo”.
Chữ “Đạo” khái quát đầy đủ tư tưởng của Lão Tử
Lưu Ngôn: Ngài tôn kính! Đối với người bình thường thì tư tưởng của ngài là huyền diệu, sâu xa, chỉ có thể hiểu một phần, không thể hiểu được thực chất. Lúc này, vãn bối mong ngài nói tường tận hơn.
Lão Tử: Thực thì tư tưởng của ta rất dễ hiểu, bao hàm chữ “Đạo”. “Đạo” đã khái quát đầy đủ nội dung tư tưởng của ta.
Lưu Ngôn: Chính vì chữ “Đạo” này mà lũ vãn bối đã đau đầu hoa mắt, chưa biết thế nào. Vậy, cuối cùng thì “Đạo là gì?”
Lão Tử: Ta không hề phát minh ra chữ “Đạo.” Từ Lâu, chữ đó đã được dùng rộng rãi. Trong Chu Dịch, Quốc Ngữ và Tả Truyện đã xuất hiện chữ “Đạo”, hàm nghĩa của nó hoặc chỉ con đường hoặc chỉ đạo lý. Chữ sau được dẫn ra từ chữ trước. Con đường mọi người đi có đường to, đường nhỏ, đường quanh co, nhưng đều gọi chung là con đường. Tư tưởng và hành vi của con người phải tuân theo một đường hướng nào đó, gọi chung là đạo lý. Chữ “Đạo” và “Đạo trời” dùng trong Quốc Ngữ và Tả Truyện thường là chỉ “Đạo lý”, bao hàm ý nghĩa phép tắc tự nhiên, mang nhiều ý nghĩa triết học.
Lưu Ngôn: Rất rõ ràng, “Đạo” của ngài là “Đạo lý!”
Lão Tử: Có những đạo lý nhất định. “Đạo” của ta được phát triển từ “Thiên đạo quan”, là quy luật chung hình thành từ những khái quát trừu tượng về trời đất và vạn vật. Có thể nói, hệ thống tư tưởng của ta được xây dựng trên cơ sở của “Đạo”, lấy “Đạo” làm trung tâm, là phạm trù cao nhất. “Đạo” là phép tắc tự nhiên của vật, là thuộc tính tự nhiên của thế giới vật chất vĩnh hằng.
Lưu Ngôn: Ngài đã biểu đạt “Đạo” như thế nào?
Lão Tử: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh!” (Đạo mà nói được không phải là đạo thường. Danh mà nói được thì không phải là dành thường!)
Lưu Ngôn: Mong ngài giải thích cụ thể hơn.
Lão Tử: Thứ nhất, “Đạo” là danh từ, chỉ thực chất và cái gốc của vũ trụ; nói tới nguyên lý, chân lý, quy luật… Thứ hai, “Đạo” là động từ, chỉ giảng giải, biểu đạt… Cũng vậy, thứ nhất, “Danh” là danh từ, chỉ hình thái của “Đạo”, thứ hai, “Danh” là động từ, có nghĩa là thuyết minh.
Như vậy thì, "Đạo có thể nói thành lời, nhưng không phải là “Đạo” nói chung, hình thái của “Đạo” có thể nói rõ, nhưng không phải là hình thái thông thường.
Lưu Ngôn: Trong quan niệm của lũ vãn bối thì “Đạo” chỉ quy luật, những quy luật cụ thể muôn hình vạn trạng như: đạo trị học, đạo dùng bình, đạo kinh doanh… Xem ra, “Đạo” mà ngài nói, về hình thái khác với “Đạo” cụ thể chăng?
Lão Tử: Đúng vậy. Ta khái quát đơn giản “Đạo” thành:
"Có vật hỗn nhiên mà thành,
Sinh trước trời đất.
Không nghe, không thấy,
Độc lập mà không đổi.
Vận hành tuần hoàn không mỏi.
Có thể là mẹ thiên hạ,
Ta không biết tên,
Gọi là Đạo.
Miễn cưỡng còn gọi là Đại.
Lưu Ngôn: Tại sao lại gọi “Đạo” là “Đại” vậy?
Lão Tử: “Đạo” là hỗn hợp chưa phân, tồn tại khách quan trước khi trời đất phân giải, “Đạo” bao trùm lên tất cả không đâu là không có, vì vậy gọi là “Đại”.
Lưu Ngôn: Hình thái của “Đạo” hoặc “Đại” mà ngài nói tới là như thế nào?
Lão Tử: Ta khái quát chúng bằng vài câu:
“Đạo” mập mờ,
Như có như không;
Mập mờ nhưng lại có hình.
Mập mờ nhưng lại có vật.
Sâu xa tăm tối nhưng bên trong có tinh,
Tinh là thật, thực đáng tin.
Lưu Ngôn: Qua mấy lời trên chúng ta có thể thấy, “Đạo” là thứ không nhìn thấy, không nghe thấy, mập mờ không sờ thấy được, song nó lại “có hình”, “có tinh”, là thực thể có thuộc tính vật chất, tồn tại thực sự. Nhưng Trang Tử lại lấy hai chữ “không biết” để giải thích “đạo”, hỏi hiểu “đạo” như vậy đã chính xác chưa?
Lão Tử: Trang Tử đã nói như thế nào?
Lưu Ngôn: Trong Tri Bắc Du, Trang Tử kể cho chúng ta nghe câu chuyện:
Chuyện về họ Tri cầu đạo. Trước hết, Tri hỏi Vô Vi Vị thế nào là đạo, hỏi mấy lần mà Vi Vị vẫn chưa trả lời. Cái chính là Vô Vi Vị cũng chưa biết trả lời ra sao. Sau đó, Tri hỏi sang Cuồng Khuất, người này nói, “Ta biết trả lời chuyện này như thế nào, nhưng tiếc cái đang định nói thì lại quên mất.” Cuối cùng, Tri đến gặp Hoàng Đế, kể rõ mọi chuyện về Vô Vi Vị và Cuồng Khuất. Hoàng Đế nói: “Có thể coi Vô Vi Vị là người hiểu rõ Đại Đạo, vì hắn chẳng biết gì cả. Cuồng Khuất là ngwoif mới tiếp cận với Đạo, vì cuối cùng hắn đã quên hết. Còn ngươi và ta cái gì cũng biết, muốn biết tất cả, muốn biểu đạt tất cả, nên trước sau chẳng có cách gì tiếp cận được với Đạo.”
Lời ngụ ngôn của Trang Tử cơ hồ muốn cho chúng ta hay, người “không biết gì” là người hiểu đạo nhất, còn người biết nhiều lại chẳng có cách gì tiếp cận Đạo. Dưới gầm trời này sao lại có những nghịch lý như vậy?
Lão Tử: Cách nói của Trang Tử là cách nói vòng vo về “Đạo”. Có thể do sự nhầm lẫn của ta về sự mập mờ của đạo, tức là đạo vô hình, vô trạng, vô tượng đã hình thành những suy nghĩ của Trang Tử.
Lưu Ngôn: Ngài đã nói về “Đạo” còn có phần mập mờ chăng?
Lão Tử: Ta từng nói:
Nhìn mà không thấy mới nói là vô hình,
Lắng mà không nghe mới nói là vô thanh,
Bắt mà không được mới coi là vô tích.
Ba cái ấy không thể phân rõ,
Vốn nó hỗn hợp thành một thể.
Trên nó thì không sáng,
Dưới nó thì không tối,
Không biết gọi là gì,
Rốt lại là vô vật,
Thế gọi là hình trạng vô hình trạng,
Hình tượng của cái không có vật.
Đó tức là mập mờ.
Ở đây ta muốn nhấn mạnh, là căn nguyên vật chất sau cùng của sự vật, là quy luật tổng thể của sự vật, “Đạo” có đặc điểm không giống bất kỳ sự vật cụ thể nào. Đâu ngờ hậu thế sau này lại có ý khác.
Sau khi nói đạo là “mập mờ”, tiếp đó ta có nói: “Theo nó thì không thấy đuôi, đón nó thì không thấy đầu. Nắm cái đạo xưa để chế ngự cái có nay, để biết cái đầu mối của xưa. Đó gọi là rường mối của đạo”. Như thế là nói, đạo có thể đón, có thể theo, có thể nắm. Vậy đạo là vật có tính quy luật, có thể đón, có thể theo, có thể nắm thì sao lại không thể biết được?
Lưu Ngôn: Việc ngài bàn về “Đạo” theo khái niệm triết học là có ý nghĩa tích cực, nhất là về mặt nhận thức cơ bản thể của vũ trụ. “Đạo” được coi là vật tồn tại cao nhất, cơ bản nhất trong vũ trụ, “Đạo” có trước trời đất, mang tính vĩnh hằng “Độc lập và không đổi”, là thực thể vận động không ngừng, còn bản thể vũ trụ tuy vô hình vô danh, chúng ta không cảm giác được, nhưng thực tế nó còn đang tồn tại, củng cố tư duy của chúng ta.
Vì vậy, đề xuất “Đạo” trong một phạm trù cao nhất đã có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tư tưởng các triết gia Trung Quốc sau này.
https://suckhoecong.vn/dam-dao-voi-lao-tu-dao-ma-noi-duoc-khong-phai-la-dao-thuong-d81340.html
Đạo Chứng! Chứng Đạo!
Muốn Đạt Đạo Chứng, Đầu Tiên Chứng Sỹ phải Có Y Bát để Đựng Cháo!
Nhớ lấy mấy lời. Đạo Chứng = Đựng Cháo.
Muốn Đựng Cháo, Phải Có Y Bát, Có Y Bát thì Đựng Cháo, Có Đạo Chứng Có Y Bát =>> Chứng Đạo, Thàmh Chánh Quả, Có Chánh Quả là Đắc Chứng! Tỷ Phú chỉ là chuyện nhỏ. hehe
Không có Y Bát đựng cháo đừng bàn chứng cháo!
Nguyện Chúc Cả nhà và bất kỳ ai đọc tin này nghe thấy biết tin, thì Ngộ Đạo Chứng mau mau Đựng Cháo! Và Đạt Giác Ngộ, Chứng Đắc.
Không Tiền thì đóng bản đi chơi, lục tung các nền Zero, nền một muh xem chơi thế nào
Một Mùa Đông VNI
Hãy Múc Đi
Qua Một Mùa Đông
Hết mùa Ân Ái
Ta thấy cây trổ bông!
Chuyện VNI Cu Tèo
Chuyện là làng VNI Có Cu Tí, Cu Tèo quánh chứng,
Cu Tí hỏi Cu Tèo: Tèo, Cho Cu Tí hỏi 1 Tí, VNI có Cu không Tèo?
Cu Tèo bảo: Cu Tí, VNI mọi thứ đều có , tất cả có Tí muh không có Cu, VNI không Cu vì không như Cu Tí nghĩ đâu , nhưng VNI có tí như cu Tí Thấy.
Cu Tèo lại Hỏi cu Tí:
Cu Tí, Tí thấy VNI có Tèo không Tí?
Cu Tí Bảo: Cu Tèo, VNI tèo muh ko tèo, là vì Cu tên Tèo, nhưng là Cu Tèo nên Tèo có Cu, Tèo có Cu nên Cu không tèo, Cu không tèo, gọi là cu tèo mà không cu tèo.
Cú Tý hỏi Tiếp Cu Tèo:
VNI không Cu Tí Không Cu Tèo vậy thì cái gì?
Cu Tèo Bảo: VNI tèo tí muh do có cu nên tèo mà không tèo, tèo không cu mới tèo, tèo có cu thì không tèo
Tý hỏi tiếp: Tại sao?
Tèo Bảo:
Cu = Nguyên tử hóa học là Đồng, Đồng là viết tắt VND, là Tiền
Vậy, VNI có Cu là Có Tiền thì lảm sao Tèo?
Tý bảo: À, Cu = Đồng = Tiền Đồng! là do ls giảm phải không?
Cu Tèo bảo: Đúng rồi, Cu Ko Tèo vì Tiền không giảm , đang cung ra do ls giảm, nền cung tiền thiết lập mới
Cu = Đồng Mới, Nhiều lắm,
Tý hỏi Tèo: Nhiều là Nhiêu?
Tèo Bảo: Nhiều Đủ để VNI thấy 1205 là đáy!
Tý Bảo: Đáy ở đâu?
Tèo Bảo: Đáy trong núi Tu Di Chúa
Tý , Tèo: Ồ, Chúng ta cùng có chung 1 Cu, Cu tý , cu tèo = Cu = Đồng = Là Tiền
Nào! Cung mới, tiền mới, nền mới, hoa đồng tiền đón tết Hỷ
Cu Tý Cu Tèo: Thôi, Bàn nhiu thôi, bàn nữa thiên hạ chưởi cho.
Hehe
thủng 1100 về 900 đến nơi rồi
thì cái hộp diệu kỳ xuất hiện!