[Chuyện Chăn Nuôi] Ngồi trà đá bàn chuyện con heo

, ,

Quá tuyệt vời bác

DBC vì sao lại hút tiền cực lớn Dabaco thông qua kế hoạch tỷ USD năm 2024

Kế hoạch năm ngoái cũng xêm xêm bác ạ

Năm nay đã được cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ vượt mọi chỉ tiêu kế hoạch. Bác chờ nhé

Tự doanh mua ròng DBC liên tục thế này thì nhỏ lẻ còn đâu hàng nữa nhỉ? Bán bao nhiêu lệnh múc cân lên bấy nhiêu Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 2/1: ASM, DXG và DBC liên tục được mua gom lượng lớn

DBC hôm nay chịu áp lực bán khi thị trường điều chỉnh mạnh. Nhưng lực cầu quá tốt giúp DBC vẩn vững vàng tăng nhẹ. Nhìn chung là cổ phiếu mạnh hơn thị trường nhiều dù gặp vùng đỉnh 1 năm.

Ái nữ nhà “đại gia nuôi heo” Nguyễn Như So muốn bán bớt 1 triệu cổ phiếu DBC khi thị giá tăng bốc 40% sau vài tháng

![Ái nữ nhà “đại gia nuôi heo” Nguyễn Như So muốn bán bớt 1 triệu cổ phiếu DBC khi thị giá tăng bốc 40% sau vài tháng](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2024/1/10/dabaco-phat-trien-thanh-cong-vacxin-17048511117701764477984-73-0-448-600-crop-1704851116362643550962.jpg “Ái nữ nhà “đại gia nuôi heo” Nguyễn Như So muốn bán bớt 1 triệu cổ phiếu DBC khi thị giá tăng bốc 40% sau vài tháng”)

DBC ghi nhận đà tăng mạnh kể từ đầu quý 4/2023 tới nay, hiện đạt 25.800 đồng/cp, tương ứng mức tăng 43% sau hơn 3 tháng. Nếu so từ đầu năm 2023, thị giá đã tăng tới 83%.

Trong thông báo mới nhất, bà Nguyễn Thị Tân Hòa đã đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam. Nếu thành công, bà Hoà sẽ giảm sở hữu xuống còn gần 4,4 triệu cổ phiếu, chiếm 1,8% vốn điều lệ. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 11/1 đến ngày ngày 7/2/2024. Mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

Bà Hoà là con gái ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Việt Nam. Ông So hiện nắm hơn 58 triệu cổ phiếu DBC, tương ứng 24,16% vốn. Ngoài hai cha con, gia đình Chủ tịch Dabaco còn 4 cá nhân khác nắm giữ trực tiếp cổ phiếu DBC gồm con gái Nguyễn Thu Hiền nắm 1,15% vốn điều lệ; con gái Nguyễn Hà Chi nắm 0,96% vốn điều lệ; em trai Nguyễn Văn Chuyện nắm 224 cổ phiếu và em trai Nguyễn Văn Khương nắm 149 cổ phiếu.

Động thái bán bớt cổ phiếu của bà Hoà ghi nhận trong bối cảnh cổ phiếu DBC diễn biến tích cực. Thị giá ghi nhận đà tăng mạnh kể từ đầu quý 4/2023 tới nay để chốt phiên 9/1 đạt 25.800 đồng/cp, tương ứng mức tăng 43% sau hơn 3 tháng. Nếu so từ đầu năm 2023, DBC đã tăng tới 83%.

Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính bà Hòa có thể thu về khoảng 26 tỷ đồng nếu hoàn tất bán ra cổ phiếu.

Screen Shot 2024-01-09 at 22.31.05.png

Về Dabaco, luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu đạt 8.496 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt chưa tới 19 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 229 tỷ thực hiện trong cùng kỳ 2022, riêng lãi quý 3 giảm tới 94% xuống còn hơn 12 tỷ đồng.

Theo giải trình, DBC cho biết tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, lạm phát, một số nguyên liệu chính nhập khẩu dùng cho thức ăn chăn nuôi luôn biến động. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, do năm trước công ty mẹ thực hiện ghi nhận một phần doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản dẫn đến kết quả kinh doanh giữa hai kỳ kế toán có sự chênh lệch.

Trong năm 2023, Dabaco Việt Nam đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 24.562 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 569 tỷ đồng. Như vậy, sau 3/4 chặng đường nhưng công ty chỉ mới hoàn thành hơn 3% mục tiêu lãi.

Mới đây, HĐQT DBC đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 25.380 tỷ đồng. Công ty lên mục tiêu lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 804 tỷ và 730 tỷ đồng.

Untitled 2.png

Nguồn: Ái nữ nhà "đại gia nuôi heo" Nguyễn Như So muốn bán bớt 1 triệu cổ phiếu DBC khi thị giá tăng bốc 40% sau vài tháng

Tin ra cho lái đè. Vậy là đã rũ bỏ xong. Tàu bắt đầu nhịp mới

Mới: 20 container lợn giống Dabaco nhập khẩu từ Pháp vừa đáp chuyên cơ xuống Nội Bài

Liên tiếp đón tin vui, trên thị trường cổ phiếu DBC tăng mạnh, áp sát mức đỉnh 1 năm.
Theo tin từ Tập đoàn Dabaco (mã chứng khoán: DBC), hôm nay ngày 10/1/2024, 20 container lợn giống cụ kỵ nhập khẩu từ Pháp đã cập bến Nội Bài.

Nhập lợn giống cụ kỵ từ Pháp, Dabaco khẳng định vị thế công ty chăn nuôi hàng đầu

Đây không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ 3 Dabaco nhập khẩu lợn giống từ Pháp. Việc nhập khẩu lợn giống từ các nước tiên tiến có những giống tốt nhất là để thực thi chiến lược gia tăng năng lực đàn lợn giống cho hệ thống công ty của Dabaco.

Sau khi định hình thành công việc phát triển tập đoàn theo mô hình 3F (Feed - Farm - Food), Dabaco liên tục bổ sung năng lực cho tập đoàn từ khâu nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi đến con giống cũng như các trung tâm chăn nuôi gà, lợn và các trung tâm giết mổ, chế biến sâu.

Lô lợn giống lần này là một trong số những nỗ lực gia tăng năng lực cho mảnh ghép Farm của tập đoàn. Đàn lợn giống cụ kỵ được cán bộ, nhân viên của Dabaco áp tải từ Pháp về Việt Nam sau quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng từ nguồn.

Hình ảnh những chú lợn giống cụ kỵ tại Pháp

Đây là lô lợn giống cụ kỵ đầu tiên của Dabaco nhập từ Pháp cập bến năm nay. Trước đó năm 2023 doanh nghiệp đã nhiều lần nhập lô lớn những chú lợn giống cụ kỵ chất lượng cao từ Pháp để trả lời cho lời hứa cam kết đem lại chất lượng con giống tốt nhất cho người chăn nuôi Việt Nam của Dabaco.

image

Hình ảnh những container lợn giống cụ kỵ của Dabaco tại sân bay

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi vẫn còn khó khăn, Dabaco vẫn luôn nỗ lực đảm bảo chất lượng đàn lợn tốt nhất. Việc nhập khẩu lợn từ Pháp là động thái cho thấy Dabaco đang liên tục mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng cơ hội từ thị trường F&B đang phục hồi mạnh mẽ tại Việt Nam.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, việc Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa liên tục đẩy mạnh đàn lợn giống không chỉ có ý nghĩa trong việc cung cấp con giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất cho công ty mà còn góp phần ổn định thị trường con giống và sản lượng thịt lợn mỗi năm.

1 Likes

Kế hoạch của BLD DBC năm nay rất kỹ và có tầm . Kế hoạch doanh thu tỷ $ sẽ đạt được với rất nhiều thuận lợi trước mắt. Vốn hóa rồi cũng có lúc lên tỷ $

Up cái bản phân tích về DBC năm 2024 có thể có gì cho anh em quan tâm tham khảo nhé. Bài phân tích rất hay và chi tiết Up File Miễn Phí — Download — BaoCaoPhanTich_DBC_012024.pdf&utm_medium=&utm_campaign=****

1 Likes

Giá heo tăng thế này. DBC cũng sẽ sớm vượt cản 28 để bay thôi

Dabaco tổng kết năm 2023, vaccine dịch tả heo châu Phi sắp đi đến ‘hồi kết’?

Năm 2023, Tập đoàn Dabaco đã “gặt hái” được nhiều thành công quan trọng để doanh nghiệp có thể vững vàng bứt phá trong năm 2024.

Cuối tuần qua, Tập đoàn Dabaco (DBC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023 & Triển khai kế hoạch SXKD năm 2024. Tại hội nghị này, một thông tin quan trọng được lộ diện: Vaccine dịch tả lợn Châu Phi của Dabaco sắp sửa đi đến “hồi kết”.

Hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu dù chăn nuôi gặp vô vàn khó khăn

Tại hội nghị, Dabaco thông qua kết quả doanh thu (bao gồm cả doanh thu nội bộ) năm 2023 là 22.194 tỷ đồng. Công ty chưa lộ diện số liệu lợi nhuận cả năm nhưng theo nội dung buổi họp, Dabaco không hoàn thành kế hoạch Đại hội cổ đông giao phó.

Lý giải nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch, Dabaco cho biết kinh tế năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga – Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát. Xu hướng thu hẹp tiêu dùng; giá nguyên liệu tăng cao; các ổ dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương, dịch tả lợn Châu Phi vẫn là vấn đề nhức nhối của ngành chăn nuôi; tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm nóng hơn bao giờ hết… Ngoài ra, nền kinh tế ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc do biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên người và vật nuôi.

Chính bởi thế, hội nghị nhìn nhận dù năm 2023 là năm Dabaco chưa hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cả năm nhưng trong bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực F&B nói riêng gặp vô vàn khó khăn, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ đã không thể trụ vững thì kết quả hoàn thành được 90,3% kế hoạch doanh thu để tiến đến mục tiêu tỷ USD doanh số (tính gộp cả doanh thu nội bộ) năm 2024 là đáng khích lệ.

Ảnh: Tập đoàn Dabaco

>> Con gái Chủ tịch HĐQT Dabaco bán xong 1 triệu cổ phiếu, DBC bật tăng mạnh

3 điểm nhấn 2023 tạo tiền đề bền vững cho 2024

Trong năm 2023, Tập đoàn Dabaco đã “gặt hái” được nhiều thành công quan trọng để doanh nghiệp có thể vững vàng bứt phá 2024.

Thứ nhất, Dabaco mở rộng hợp tác với các tập đoàn trong và ngoài nước, đối tác quan trọng của các nước có nền nông nghiệp phát triển như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada… Đây là tiền để quan trọng giúp công ty mở ra những cơ hội, thị trường kinh doanh mới.

Thứ hai, tập đoàn đã gia tăng mạnh mẽ quy mô đàn heo cụ kỵ chất lượng cao để tăng tốc mở rộng đàn trong bối cảnh tổng đàn lợn cả nước có thể bị ảnh hưởng trong bối cảnh người chăn nuôi giảm đàn và dịch bệnh gây tổn hại tổng đàn lợn.

Cùng với việc gia tăng đàn lợn chất lượng cao, Dabaco tiếp tục đẩy mạnh cứu phát triển nhiều dòng sản phẩm mới trong hoạt động chế biến sâu. Hiện, Dabaco đang phát triển mạnh mẽ dòng sản phẩm thức ăn cho thuỷ sản, dầu ăn dinh dưỡng cao cấp, các sản phẩm chế biến từ gà…Chủ trương của công ty là tích cực tung ra những sản phẩm có chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng như cầu cũng như thị hiếu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Điểm sáng thứ ba cũng là điều giới đầu tư đón đợi đó là: vaccine dịch tả lợn Châu Phi…Hội nghị lần này, Dabaco cho biết tập đoàn đã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các bước cuối cùng để đưa vắc xin dịch tả lợn Châu Phi DACOVAC-ASF2 được chính thức lưu hành.

Thương mại vắc xin sẽ mở ra một mảng kinh doanh mới cho Dabaco. Với thị trường vắc xin quy mô hàng tỷ USD tính theo quy mô đàn lợn, việc thương mại được vắc xin cho loại dịch bệnh tồn tại hàng trăm năm trên thế giới mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp như Dabaco.

Vaccin dịch tả heo châu Phi của Dabaco đang hoàn thiện những bước cuối cùng

Kế hoạch lãi gần 730 tỷ đồng năm 2024 đã tính đến các khó khăn của thị trường

Dabaco xác định định hướng của công ty là phát triển mạnh mẽ lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín (Feed - Farm - Food). Công ty sẽ tận dụng các cơ hội từ lĩnh vực kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh đảm bảo tiêu chí phát triển xanh và bền vững.

Năm 2024, Dabaco đặt kế hoạch 25.380 tỷ đồng doanh thu (đã bao gồm doanh thu nội bộ) và 729,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Kế hoạch này từng được Dabaco công bố vào cuối tháng trước khi giá thịt lợn hơi đang neo quanh vùng 50-52.000 đồng/kg, hiện tại giá thịt lợn hơi đã ổn định quanh vùng 56-58.000 đồng/kg cùng với nhu cầu gia tăng dịp tết.

Theo Dabaco, kế hoạch kinh doanh 2024 của công ty được xây dựng trên cơ sở đánh giá thận trọng và đã tính toán các thách thức, khó khăn của thị trường.

Nguồn bài viết: Dabaco tổng kết năm 2023, vaccine dịch tả heo châu Phi sắp đi đến ‘hồi kết’?

Romania muốn làm đầu mối nhập khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi từ Việt Nam

Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết phía Romania bày tỏ mong muốn là đầu mối nhập khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi từ Việt Nam để cung cấp cho cả thị trường châu Âu. Hai bên sẽ đàm phán cụ thể hóa việc mua bán vaccine dịch tả lợn châu Phi…

Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam làm việc với đoàn Tổng cục Vệ sinh dịch tễ, Thú y và an toàn thực phẩm quốc gia Romania.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc song phương với đoàn Tổng cục Vệ sinh dịch tễ, Thú y và an toàn thực phẩm quốc gia Romania (ANSVSA).

VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI DO VIỆT NAM SẢN XUẤT ĐƯỢC QUỐC TẾ QUAN TÂM

Tại buổi làm việc, Trưởng đoàn phía Romania là ông Alexandri Nicolae Bociu - Tổng cục trưởng ANSVSA - Quốc vụ khanh Romania, cho biết quy mô nền nông nghiệp Romania hiện lớn thứ 6 ở châu Âu song quan hệ hợp tác lĩnh vực này giữa hai nước còn hạn chế.

Đặc biệt, xuất khẩu nông sản giữa hai bên còn chưa tương xứng tiềm năng. Hiện tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai quốc gia mới chỉ ở ngưỡng 500 triệu USD, trong đó thương mại nông sản rất thấp. Do đó, cần tăng cường quan hệ hợp tác, thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai quốc gia.

Ngài Quốc vụ khanh Romania thay mặt Romania cám ơn Việt Nam đã quyết định tặng cho Romania 10.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi. Phía Romania đã sẵn sàng nhận số vaccine này và ANSVSA sẽ là cơ quan trực tiếp đứng ra nhận.

Romania mong muốn là đầu mối nhập khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi từ Việt Nam để cung cấp cho cả thị trường châu Âu. Romania cũng tin tưởng sau cuộc họp, hai bên sẽ cụ thể hóa việc nhập khẩu vaccine cho cả thị trường châu Âu.

Theo Ngài Quốc Vụ Khanh Romania, ANSVSA là cơ quan thuộc Chính phủ Romania đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. ANSVSA quản lý cấp quốc gia tất cả các vấn đề trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - từ nguyên liệu tới các vấn đề liên quan tới người tiêu dùng. Cơ quan này chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị dự thảo luật cũng như tiến hành đánh giá rủi ro trong các lĩnh vực gồm: an toàn thực phẩm và an toàn thức ăn chăn nuôi, các chất gây ô nhiễm, dư lượng các sản phẩm bảo vệ thực vật, xuất nhập khẩu các sản phẩm động vật và thực vật, truy xuất nguồn gốc và nhãn mác thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gien, bệnh lây truyền từ động vật, thuốc thú y và dư lượng, sức khỏe và phúc lợi động vật và kháng kháng sinh.

Về phía đoàn nông nghiệp Việt Nam, trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, cho biết hiện vaccine dịch tả lợn châu Phi do Việt Nam sản xuất đã qua hơn 1,5 năm đưa ra tiêm phòng cho đàn lợn, với khoảng 1 triệu liều đã được sử dụng. Lợn tiêm phòng đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, tỉ lệ lợn được tiêm vaccine có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao, đạt trung bình trên 95%.

Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã nhập khẩu vaccine này từ Việt Nam và phản hồi rất tốt về chất lượng vaccine. Việt Nam hiện có hai công ty có thể xuất khẩu đủ vaccine theo yêu cầu của thị trường Romania. Về khả năng ký kết thỏa thuận hợp tác mới trong lĩnh vực thú y giữa hai nước: Việt Nam đã nhận được đề xuất của phía Romania. Việt Nam sẽ tham vấn các cơ quan liên quan, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định và hy vọng sẽ sớm thống nhất được với phía Romania.

THÚC ĐẨY GIAO THƯƠNG NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ ROMANIA

Ông Alexandri Nicolae Bociu bày tỏ hy vọng Việt Nam cũng sẽ nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng nông sản Romania, do Romania có hệ động thực vật rất phong phú cũng như cây trồng sử dụng ít hóa chất hơn so với các nước khác.

Romania mong Việt Nam xem xét mở cửa thị trường, cấp giấy phép và hướng dẫn quy trình cụ thể để Romania có thể xuất khẩu được các sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, trứng, mật ong, thủy sản, ngũ cốc.

Phía Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết Cục Thú y Việt Nam từ năm 2017 cũng đã thông báo cho phía Romania về các yêu cần đáp ứng cũng như cần thiết phải đánh giá rủi ro đối với các sản phẩm phía Romania có nhu cầu xuất khẩu sang Việt Nam. Hồ sơ phía Romania cung cấp còn chưa đầy đủ và chưa được bổ sung theo yêu cầu. Các yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin đã được phía Việt Nam gửi thông qua Đại sứ quán Romania tại Hà Nội. Tháng 1/2024, phía Việt Nam tiếp tục nhận thêm 1 bộ hồ sơ của Romania.

Thứ trưởng Hoàng Trung cho hay việc hoàn thiện hồ sơ được tiến hành càng nhanh thì việc mở cửa thị trường sẽ được khẩn trương xem xét. Về trình tự xem xét: Các vấn đề kỹ thuật liên quan xuất khẩu thịt gà và mật ong của Romania sẽ được xem xét trước, sau đó mới đến thịt lợn, thịt bò. Hy vọng sau khi nhận được đầy đủ thông tin từ phía Romania, Việt Nam sẽ cử đoàn kỹ thuật sang đánh giá cụ thể trên thực địa.

Phản hồi ý kiến của đoàn Việt Nam, ngài Quốc vụ khanh mong phía Việt Nam gửi lại yêu cầu bổ sung thông tin cho phía Romania và ông sẽ là người trực tiếp nhận yêu cầu của phía Việt Nam thời gian tới. Ngài Quốc vụ khanh khẳng định: “Một tuần sau khi nhận được yêu cầu của phía Việt Nam, phía Romania sẽ có phản hồi cụ thể”.

Liên quan đến việc xuất khẩu các nông sản khác như ngũ cốc, hoa quả của Romania vào Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Trung thông tin: Theo quy định mới của Chính phủ Việt Nam, cỏ kế đồng đã được loại ra khỏi danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi đối với xuất khẩu của Romania.

Bên cạnh đó, Trưởng đoàn Việt Nam mong phía Romania tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi đối với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào Romania. “Quan hệ giữa hai nước đang rất tốt đẹp. Điều đó được khẳng định trong cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng vào sáng cùng ngày”, Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh.

Đồng thời, Thứ trưởng Hoàng Trung nhắc lại lời của Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Romania mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông, thủy sản như tôm, cá, cà phê, các loại trái cây của Việt Nam. Đề nghị hai bên hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và ứng phó biến đổi khí hậu; hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, giáo dục – đào tạo, văn hóa, du lịch.
nguồn: Romania muốn làm đầu mối nhập khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi từ Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi có thể phải dừng hoạt động, Tập đoàn Dabaco (DBC) hưởng lợi lớn?

Hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi trên cả nước sẽ buộc phải di dời hoặc ngưng hoạt động từ đầu năm 2025 khi các quy định mới của Luật Chăn nuôi có hiệu lực. Điều này dự kiến sẽ thúc đẩy tích cực hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dabaco (mã cổ phiếu DBC).

Các doanh nghiệp chăn nuôi khép kín như Tập đoàn Dabaco sẽ hưởng lợi trực tiếp từ quy định mới của Luật Chăn nuôi.

Theo đánh giá mới đây của hãng chứng khoán Agribank (Agriseco), với vị thế là doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã cổ phiếu DBC - sàn HoSE) sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2025, các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, và khu dân cư sẽ buộc phải di dời. Điều này sẽ khiến hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi trên cả nước phải ngưng hoạt động.

Các chuyên gia đánh giá, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp, nhất là trong điều kiện có nhiều dịch bệnh và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy việc di dời các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là xu thế tất yếu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam hình thành một nền chăn nuôi lớn, hiện đại, có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất thực phẩm của thế giới.

Bên cạnh đó, Luật Chăn nuôi cũng đưa ra khái niệm về đơn vị vật nuôi, mật độ nuôi. Đây là những khái niệm mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăn nuôi, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh và các tác động đến môi trường xung quanh.

Việc triển khai các quy định mới này sẽ càng thúc đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch thị phần từ các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ sang các doanh nghiệp lớn đã hoàn thiện chuỗi giá trị như Tập đoàn Dabaco với mô hình chăn nuôi khép kín 3F (từ trang trại đến bàn ăn).

Cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt sau các đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi vừa qua. Trong đó, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm mạnh 50% từ mức 4 triệu hộ vào năm 2021 xuống còn 2 triệu hộ vào đầu năm 2023. Hiện nguồn cung heo hơi từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm khoảng 38% tổng nguồn cung toàn thị trường.

Ngược lại, bất chấp các khó khăn của thị trường trong năm 2023 vừa qua, Tập đoàn Dabaco vẫn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại. Tập đoàn này đã triển khai Dự án chăn nuôi Thanh Hóa (Công suất: 5.600 lợn nái, 77.400 lợn thương phẩm); Dự án lợn giống Phú Thọ - giai đoạn 3 (Công suất: 4.800 lợn nái, hơn 70.000 lợn thương phẩm). Hai dự án này giúp tăng tổng quy mô đàn của Tập đoàn Dabaco thêm 25% so với trước đó.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu DBC của Tập đoàn Dabaco từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: “Tập đoàn Dabaco (DBC): Sẽ sớm đưa vaccine dịch tả lợn châu Phi ra thị trường” trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Bên cạnh đó, nguồn cung từ các doanh nghiệp 3F cũng ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn các hộ chăn nuôi nhờ tuân thủ vệ sinh an toàn chuồng trại; đồng thời, các doanh nghiệp không có tình trạng bán tháo chạy dịch, giúp hạn chế biến động giá trên thị trường.

Xét về kết quả kinh doanh, trong năm 2023, Tập đoàn Dabaco ghi nhận tổng doanh thu thuần 11.110 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2022. Nếu không tính năm 2022 thì đây là kết quả kinh doanh thấp nhất 15 năm của tập đoàn chăn nuôi này, chủ yếu do giá heo hơi sụt giảm mạnh.

Agriseco hiện dự báo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Dabaco sẽ phục hồi tích cực trong năm 2024 nhờ: biên lợi nhuận cải thiện khi giá heo hơi đang dần phục hồi và giá thức ăn chăn nuôi giảm sâu; mảng vaccine phòng chống dịch tả heo châu Phi đem lại nguồn thu mới; và gia tăng chiếm lĩnh thị phần từ các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

Nguồn: Hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi có thể phải dừng hoạt động, Tập đoàn Dabaco (DBC) hưởng lợi lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024: Dabaco (DBC) mời cổ đông tham quan nhà máy vaccine

Với cổ đông mê phim Đào, Phở và Pinano, tham dự ĐHĐCĐ Dabaco cũng sẽ có thêm cơ hội tự thưởng cho mình những phút giây thư giãn.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm cũng là thời điểm các doanh nghiệp bắt đầu những công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên nhằm thông qua kết quả kinh doanh năm trước, trình kế hoạch kinh doanh năm nay.

Sau mấy năm trầm lắng, năm nay kỳ Đại hội đồng cổ đông doanh nghiệp nhận được sự chú ý của giới đầu tư, người quan tâm. Ngay từ những ngày đầu, khi phần lớn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn công bố lịch chốt quyền, thì nhiều bất ngờ đã xảy ra.

Hòa Phát mời nhà đầu tư đi tham quan khu liên hợp gang thép Dung Quất

Đầu tiên, Hòa Phát công bố thông tin, khoảng vài tuần trước ngày Đại hội sẽ mời các nhà đầu tư đi tham quan khu liên hợp gang thép Dung Quất. Doanh nghiệp sẽ bao chi phí ăn trưa tại khách sạn, một đêm ngủ khách sạn trước hoặc sau ngày tham quan, có xe đưa đón từ sân bay về khách sạn theo khung giờ cố định.

Đây đúng là đãi ngộ khá đặc biệt của Hòa Phát với cổ đông. Tuy vậy suất mời không nhiều, thời gian tham quan trong 3 ngày, mỗi ngày 100 suất. Trong đó riêng ngày đầu tiên dành cho các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán. Trên thư mời ghi rõ, 2 ngày tiếp theo, dành cho các môi giới công ty chứng khoán và nhà đầu tư cá nhân.

>> Hòa Phát (HPG) bao mọi chi phí, mời NĐT tham quan dự án Dung Quất trước thềm họp cổ đông

Với số lượng đông đảo hơn 179.000 cổ đông tính đến kỳ họp đại hội đồng cổ đông năm ngoái, số khách mời này chiếm tỷ lệ không quá lớn. Bên cạnh đó các cổ đông ở xa muốn về tham quan khu liên hợp cũng tốn kém thêm tiền vé máy bay. Bất cập là, nếu nhanh tay đăng ký được cả đi tham quan, và cũng muốn đi họp Đại hội đồng cổ đông, nhà đầu tư phải mất đến 2 lần di chuyển do thời gian họp phải vài tuần sau đó.

Dabaco sẽ mời cổ đông tham quan nhà máy sản xuất vaccine

Ngày 14/3 tới đây Tập đoàn Dabaco sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội dự kiến diễn ra trong tháng 4 tới đây tại trụ sở chính công ty, số 35 đường Lý Thái Tổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

Tại Dabaco, vấn đề nóng sốt nhất năm nay mà nhà đầu tư, cổ đông quan tâm là vaccine dịch tả lợn châu Phi và nhà máy sản xuất vaccine. Dabaco là một trong 3 doanh nghiệp tại Việt Nam tiên phong nghiên cứu thành công vaccine này, giải bài toán khó trăm năm cho cả thế giới. Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam cũng đã được các nước “để mắt” tới, Romania mong muốn là đầu mối phân phối thuốc tại thị trường châu Âu, Philippines cũng đã thử nghiệm thành công và muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này. Thị trường tỷ đô đang mở ra với các doanh nghiệp Việt.

Trước đó Dabaco đã công bố thông tin hợp tác với WINSUN tích cực nghiên cứu, phát triển các sản phẩm vaccine, chế phẩm sinh học khác dùng trong chăn nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam.

WINSUN cũng đã cử chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm để tư vấn, hỗ trợ sát sao DABACO trong quá trình xây dựng hoàn thiện nhà máy sản xuất vaccine và triển khai các dự án nghiên cứu, sản xuất vắc xin mà DABACO đang thực hiện.

Không chỉ vậy, để “đón đầu” cơ hội, Dabaco đã cho xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất vaccine hiện đại với tiêu chuẩn WHO GMP và đã sẵn sàng hoạt động.

Thông tin “nóng” nhất chúng tôi vừa nhận được, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 này, Dabaco sẽ mời cổ đông đi tham quan nhà máy sản xuất vaccine vừa hoàn thành.

image

Phối cảnh nhà máy sản xuất vaccine của Dabaco

Đi xem phim Đào, Phở và Piano

Bộ phim đang tạo ra được nhiều kỷ lục, thu hút sự chú ý của người quan tâm hiện nay là “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim càng được chú ý nhiều hơn khi nhiều người “săn” vé không thành, phe vé “thổi” giá lên cao.

Thậm chí trang web đặt vé online được cho là bị “sập” càng khiến hiện tượng cháy vé diễn ra rộng hơn, sức nóng của bộ phim lại càng cao hơn.

>> Rạp chiếu tự đánh sập web để tăng sức nóng phim ‘Mai’, ‘Đào, Phở và Piano’?

Chắc nhiều người sẽ thắc mắc, đang nói tới đại hội cổ đông của doanh nghiệp, đang nói tới các món quà “đặc biệt” mà doanh nghiệp vừa hé lộ trước thềm Đại hội cổ đông, thì nhắc phim làm gì? Đặc biệt là khi vừa nhắc tới Dabaco - một doanh nghiệp có tiếng trong ngành chăn nuôi?

Thực tế, it nhà đầu tư biết được, ngoài chăn nuôi, Dabaco còn có hệ thống rạp chiếu phim tại 4 trung tâm thương mại lớn nhất Bắc Ninh. Cập nhật mới nhất, giá vé xem phin Đào, Phở và Pinano tại các rạp chiếu phim Dabaco vẫn ở mức 45.000 đồng/vé.


Vé xem phim Đào, Phở và Piano tại rạp Dabaco

Vậy nếu quan tâm, sau kỳ họp Đại hội đồng cổ đông của Dabaco, cùng doanh nghiệp đi tham quan nhà máy sản xuất vaccine, cổ đông có thể “tự thưởng” thêm cho mình.

Sau khi chương trình kết thúc, cổ đông có thể “tự thưởng” cho mình vài tiếng thư giãn, rủ nhau đến các trung tâm thương mại nơi có rạp chiếu phim Dabaco và thưởng thức bộ phim, không phải chịu sự xếp hàng dài ở nhiều nơi.

Gần tới ngày Khánh thành nhà máy vacxin. Ai chưa có hàng thì tranh thủ múc dưới 30. Ai có hàng thì giữ chặt nhé

Giá heo hơi tăng vọt, cổ phiếu chăn nuôi ‘thu hút ánh nhìn’ của thị trường

Giá heo hơi tiếp tục tăng trên cả nước là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu chăn nuôi được các nhà đầu tư săn đón.

Giá heo hơi ngày 20/3 tiếp tục tăng nhẹ tại nhiều địa phương trên cả nước, đạt mức bình quân 58.700 đồng/kg.

Tại các tỉnh phía bắc, giá heo hơi tại Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ và Thái Bình cùng lên chung mức 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Heo hơi tại tỉnh Hải Dương cũng tăng 1.000 đồng, đạt 60.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại các địa phương còn lại trong khu vực được thu mua ổn định trong khoảng 56.000-60.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi cũng có xu hướng nhích lên ở một số nơi, hiện được thu mua trong khoảng 56.000-60.000 đồng/kg. Tại tỉnh Ninh Thuận, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng lên 58.000 đồng/kg.

Thị trường giao dịch sôi động nhất vẫn ở các tỉnh, thành phía nam, giá heo hơi tại đây cũng nhỉnh hơn ở các khu vực khác khi nhiều địa phương mua đến 60.000 đồng/kg như Đồng Nai, Vũng Tàu, Kiên Giang…

Heo hơi tại các tỉnh Bình Phước, Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng trong khoảng 58.000-61.000 đồng/kg, sau khi tăng 1.000 đồng. Thương lái tại Bình Dương mua heo hơi với giá 60.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng.

Trong khi đó, Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam vẫn đang giữ giá thu mua heo hơi loại 1 ở mức 61.000-62.000 đồng/kg. Theo nhận định của công ty này, giá heo hơi khó có thể tăng cao hơn trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện, nhiều bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp đang giảm công suất hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn heo từ các nước xung quanh có thể được thẩm lậu qua biên giới nếu giá heo nội địa chênh lệch.

Giá heo hơi tiếp tục tăng trên cả nước. Ảnh minh họa

Giá heo hơi liên tục tăng cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng mạnh. Bất chấp sóng gió, nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi trên sàn trở lại cực kỳ mạnh mẽ và thu hút của những người tham gia thị trường.

>> Đại gia thịt mát báo lỗ, Bầu Đức muốn bán chuỗi heo ăn chuối

Cổ phiếu nhà “heo ăn chay” BAF của BAF Việt Nam đã tăng 7% so với thời điểm đầu năm, dù trong năm 2023, tình hình kinh doanh của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam không mấy khả quan khi báo lỗ gần 30 tỷ đồng.

Hay như cổ phiếu HAG của nhà Hoàng Anh Gia Lai cũng đã tăng 1,27% lên 11.850 đồng/cp trong phiên sáng ngày 20/3.

Trong khi đó, Tập đoàn Dabaco đi theo mô hình 3F nên niềm vui đang “kép”. Dabaco không chỉ đón tin vui giá heo hơi đầu ra tăng mạnh mà còn hưởng lợi khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ở vùng đáy nhiều năm. Bên cạnh đó, thông tin nhà đầu tư kỳ vọng là vaccine dịch tả lợn châu Phi được công ty nghiên cứu thành công chờ ngày sản xuất thương phẩm.

Hiện tại, Dabaco không chỉ có nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà khắp cả nước mà còn có hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn. Dabaco cũng có nhà máy sản xuất dầu thực vật (dầu nành) nhờ đó tận dụng được phế phẩm từ sản xuất dầu ăn để làm thức ăn chăn nuôi.

Ghi nhận nhiều tin vui cùng lúc, cổ phiếu DBC tăng mạnh thời gian qua. Trong phiên sáng 20/3, cổ phiếu DBC tiếp tục tăng mức 30.650 đồng/cp (tăng 11% so với thời điểm đầu năm).

Diễn biến giá cổ phiếu DBC từ đầu năm đến nay

Một trong những yếu tố khiến cổ phiếu DBC tăng mạnh là thanh khoản cổ phiếu DBC cũng đạt mức cao kỷ lục với số lượng khớp lệnh hơn 24 triệu cổ phiếu trong phiên 11/3.

Đặc biệt, khối ngoại mua ròng 1,6 triệu cổ phiếu DBC, tương đương 48,96 tỷ đồng. Trước đó, phiên 7/2, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2 triệu cổ phiếu trong phiên - lực mua ròng lớn nhất với cổ phiếu ngành chăn nuôi trong thời gian qua.

https://nguoiquansat.vn/gia-heo-hoi-tang-vot-co-phieu-chan-nuoi-thu-hut-anh-nhin-cua-thi-truong-121365.html

Nhóm cổ phiếu chăn nuôi tăng mạnh, DBC áp sát đỉnh cũ

Giá heo hơi trên cả nước đã bật tăng khá mạnh trong thời gian gần đây. Điều này đã tiếp tục củng cố triển vọng phục hồi của các doanh nghiệp chăn nuôi heo như Dabaco (DBC), nông nghiệp BAF, Hoàng Anh Gia Lai.

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu chăn nuôi đồng loạt tăng mạnh, trong đó có cả HPG của “đại gia” trứng gà Hòa Phát.

DBC áp sát đỉnh cũ

Kết phiên giao dịch ngày 26/3, cổ phiếu DBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam tăng 2,77% lên mức 31.500 đồng/cp, áp sát đỉnh cũ.

So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu DBC đã tăng 15%. Dabaco cũng là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi "hiếm hoi’ có mức tăng mạnh này.

Hiện tại, Dabaco không chỉ có nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà khắp cả nước mà còn có hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn. Công ty cũng có nhà máy sản xuất dầu thực vật (dầu nành) nhờ đó tận dụng được phế phẩm từ sản xuất dầu ăn để làm thức ăn chăn nuôi.

Một trong những yếu tố khiến cổ phiếu DBC tăng mạnh là thanh khoản cổ phiếu DBC cũng đạt mức cao, thậm chí có phiên như ngày 11/3 đã có đến hơn 24 triệu cổ phiếu được trao tay.

Khối ngoại cũng đang tìm đến cổ phiếu này khi liên tục hút ròng. Trước đó, phiên 7/2, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2 triệu cổ phiếu trong phiên - lực mua ròng lớn nhất với cổ phiếu ngành chăn nuôi trong thời gian qua.

Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai cũng có phiên tăng 1,21%, trở lại vùng giá hồi đầu tháng 3 nhưng vẫn thua xa mức giá xấp xỉ 15.000 đồng đạt được cuối tháng 1/2024.

HAGL mới đây đã chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHCĐ năm 2024. Thời gian họp dự kiến sẽ trong tháng 5. Tại Đại hội năm nay, nhà đầu tư không phải “đoán” tỷ lệ chia cổ tức, bởi sẽ không có, dù năm vừa qua công ty lãi lớn.

Chưa thể trở lại đỉnh cũ thời năm 2022, nhưng BAF gần đây tạo dấu ấn khi có chuỗi 9 phiên không giảm điểm, trong đó có 2 phiên tham chiếu.

Sức hút của nhóm cổ phiếu chăn nuôi

Thứ nhất, giá heo hơi liên tục tăng mạnh trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thấp khiến các doanh nghiệp chăn nuôi hưởng lợi, cũng làm gia tăng sức hút nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi. Từ đầu năm 2024 đến nay trên thị trường khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, giá heo hơi đã liên tục tăng. Giá heo hơi trên cả nước đã chạm mốc 62.000 đồng/kg so với vùng giá 55.000 đồng/kg hồi đầu năm. Vùng giá xuất heo hơi này giúp người chăn nuôi có lãi khá tốt.

Bên cạnh giá heo hơi đầu ra tăng cao, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (ngô, đỗ tương…) lại ở vùng thấp nhất nhiều năm. Đây là lợi thế cho những doanh nghiệp có hệ sinh thái khép kín, có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn để đáp ứng nguồn thức ăn cho đàn lợn và bán ra thị trường như Dabaco.

Thứ 2, Việt Nam được ghi danh trên trường quốc tế khi là nước đầu tiên nghiên cứu thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi, giải bài toán khó tồn tại cả trăm năm nay. Đây cũng là niềm vui cho ngành chăn nuôi trong nước nói riêng và quốc tế nói chung.

Đồng thời với đó, đây cũng là cơ hội mở ra thị trường tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt. Dabaco là một trong 3 doanh nghiệp Việt tham gia nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Vaccine dịch tả lợn châu Phi DACOVAC-ASF2 hiện đang trong giai đoạn thẩm định cuối cùng của cơ quan chức năng trước khi cấp giấy chứng nhận lưu hành. Đây là một trong 3 mã vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi được triển khai tại Việt Nam.

Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm vào ngành chăn nuôi trong nước, nhiều phiên giao dịch xuất hiện lệnh mua ròng khối lượng lớn, đặc biệt với cổ phiếu DBC. 3 yếu tố kể trên đang tạo ra sự quan tâm lớn của cộng đồng nhà đầu tư vào cổ phiếu chăn nuôi.

Nguồn: [Chuyện Chăn Nuôi] Ngồi trà đá bàn chuyện con heo