Cập nhật phiên giao dịch ngày 31/10/2023:
-
Phiên giao dịch ngày 30/10/2023 TT bất ngờ dùng kịch bản đánh úp ATC chỉ trong 10 phút trước và sau ATC. Thật sự quá chán nản sau 3 lần vnindex nỗ lực hồi phục thất bại tạo bulltrap, thể hiện qua lực cầu yếu cho thấy nđt không còn mặn mà với việc mua đuổi giá cao sau phiên rút chân thứ 6 tuần trước.
-
Trong diễn biến thiếu tích cực của tt thì lại thêm vào vấn đề các nhóm cổ phiếu lại xuất hiện phân hóa mạnh: nhóm giữ giá giai đoạn trước như ck,bđs kcn hay bán lẻ tiếp tục gặp áp lực bán và có giá sàn cuối phiên, cổ phiếu bđs, thép rơi mạnh giai đoạn trước về quanh hỗ trợ MA200 bắt đầu có lực đỡ tốt tại đây.
+Cuối phiên thị trường giảm giá trên diện rộng nhưng các nhóm rơi trước như BĐS, Thép có trạng thái khỏe hơn, tạm thời chưa thủng đáy và giữ được cấu trúc tạo đáy ngắn hạn. Điểm đáng chú ý khác là các cổ phiếu ngân hàng phiên nay tham gia gây áp lực lên chỉ số, điển hình là TCB có liên quan đến nhóm cổ phiếu họ VIN và MSN rơi thủng hỗ trợ đầu tiên, theo sau là các mã như BID, STB… cắm đầu vào cuối phiên góp phần vào phiên giảm mạnh của thị trường. Lượng cp bắt đáy về 1 tỷ 2 cp nhưng kết phiên chỉ hơn 460 triệu, lực bán ko có, cp đang dần được nắm giữ bởi tạo lập.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
- Lại nóng chuyện “kho hàng” và nỗi ám ảnh phiên ATC
- Fubon ETF mua gần 300 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong tuần thị trường giảm sâu, gom loạt mã HPG, VIC, VHM
- Thời gian tới (từ 30/10 đến 7/11/23) sẽ là đáy của nhịp Bear Trap, đây có thể là thời điểm tốt nhất để mua vào với các nhà đầu tư có tầm nhìn cho chu kỳ tới năm 2026 – chuyên gia
- Thị trường chứng khoán: Áp lực mang tên DXY
- Mong manh vùng hỗ trợ
- Đóng cửa, VN-Index giảm 18,22 điểm (-1,72%), xuống 1.042,4 điểm; HNX-Index giảm 6,7 điểm (-3,07%), xuống 211,34 điểm; UpCoM-Index giảm 0,82 điểm (-0,98%), xuống 82,28 điểm
- Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Cơ hội cho các nhà đầu tư
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
- Đồng USD thường giảm giá vào cuối năm, năm nay có thể khác
- Evergrande được “trao cơ hội cuối cùng” khi phiên tòa yêu cầu tuyên bố phá sản của chủ nợ 31 tuổi được hoãn lại
- Thị trường tài chính đang đặt cược gần như chắc chắn rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất cho dù lạm phát ở Mỹ vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu…
- Châu Âu kiểm soát thâm hụt ngân sách tốt hơn Mỹ
- Kết phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,95%, xuống 30.696,96 điểm; chỉ số Hang Seng tăng 7,63% lên 17.406,36 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite tăng 3,77% lên 3.021,55 điểm
TIN VĨ MÔ TRONG NƯỚC
- Giới phân tích cho rằng, trong trường hợp đồng bạc xanh tiếp tục leo thang trên thị trường quốc tế, NHNN có thể phải sử dụng thêm các công cụ điều hành khác, bên cạnh tín phiếu để ổn định tỷ giá
- Kinh tế Mỹ mạnh bất ngờ, USD tăng vọt, áp lực cho Việt Nam?
- Tín dụng kinh doanh bất động sản tăng mạnh, ngân hàng khẳng định vẫn rót vốn cho dự án tiềm năng
- M&A trong giới ngân hàng: Thương vụ báo hiệu 1 thời bùng nổ mới
- Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 50.000 tỷ đồng, lãi suất VND liên ngân hàng biến động mạnh
- Chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng cao
- Nợ xấu tăng nhanh, bao giờ thì đạt đỉnh?
- Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản không dễ
- 10 tháng, cả nước xuất siêu 24,61 tỷ USD
- 10 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo thu về gần 4 tỷ USD, mức cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2009
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,37%
- Thị trường nhà chung cư đang được đánh giá là có triển vọng phục hồi sớm, thế nhưng tình trạng lệch pha cung - cầu vẫn tiếp diễn và giá bán tiếp tục tăng
- Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Lo ngại quy định đất ở trong xây dựng dự án nhà ở sẽ làm tắc nghẽn thị trường bất động sản
- Lãi suất giảm nhiệt, chính sách vay hấp dẫn, người mua nhà bắt đầu mạnh tay xuống tiền
- Thu hút vốn ngoại nhưng doanh nghiệp nội có tránh ‘bán mình’?
chuac cả nhà ngày mới nhiều niềm vui.
XU HƯỚNG DÒNG TIỀN: Tỷ trọng phân bổ dòng tiền TĂNG ở ngành Chứng khoán, Bán lẻ, Thép, Thực phẩm và GIẢM ở ngành Bất động sản, Ngân hàng, Hóa chất, Dầu khí, Nuôi trồng nông & Hải sản, CNTT. Ngoại trừ Bán lẻ, chỉ số giá tất cả các ngành cùng tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/11/2023, chỉ số VNINDEX tăng +1,12% đóng cửa ở mức 1.039,66 điểm.
Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 13.045 tỷ đồng. Giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 15.127,7 tỷ đồng, giảm -12,8% so với phiên liền trước, -11,6% so với trung bình 5 phiên và -9,3% so với trung bình 20 phiên.
Bất chấp biến động trồi sụt trong phiên, VNINDEX bật tăng cuối phiên nhờ lực mua chủ động kéo giá lên ở một số cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Dầu khí nhưng thanh khoản yếu đi cho thấy cầu vẫn thận trọng.
Độ rộng thị trường cải thiện đáng kể với 15/19 ngành tăng điểm và số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo bên giảm (328 mã tăng/187 mã giảm).
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
NĐT nước ngoài MUA ròng 86.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 400.6 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính, Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCI, HPG, SSI, PDR, VND, VNM, DGC, VIX, FRT, VCG
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bán lẻ. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, MWG, VPB, CTG, HDB, DXG, SAB, VRE, OCB
Fed giữ nguyên LS 5,25% - 5,5%. Cùng với đó, FOMC vẫn đang xác định mức độ thực hiện thêm các biện pháp chính sách trong trường hợp cần để đạt được mục tiêu. FOMC sẽ tiếp tục đánh giá số liệu bổ sung và tác động với chính sách tiền tệ
Tóm tắt về cuộc họp fed sáng nay
Các điểm quan trọng trong bài phát biểu của Fed:
Cân bằng tăng trưởng kinh tế - lạm phát – thị trường lao động của Mỹ tiếp tục thể hiện xu hướng tốt cho kịch bản “soft landing” mà Fed hướng đến, bao gồm tăng trưởng kinh tế mạnh (real GDP quý 3 Mỹ:
4.9%) ; lạm phát ổn định (Core PCE Mỹ ghi nhận 2 tháng liên tục mức thấp 3.8% - 3.7%) ; thị trường lao động cân bằng hơn (tăng trưởng lương được cân bằng ở thời
điểm hiện tại .
Fed quan điểm thận trọng về ảnh hưởng của đà bán tháo trái phiếu dài hạn hiện tại gây bất ổn đến điều kiện tài chính toàn cầu, cũng là áp lực lớn lâu nay ảnh hưởng đến các nền kinh tế nhóm yếu Emerging Market như Việt Nam. Quan điểm thận trọng này là yếu tố lớn cho hành động dừng tăng lãi suất kỳ họp này.
Các ảnh hưởng của chương trình Quantitative Tightening sẽ tiếp diễn trong khung thời gian dài, 6 – 9 tháng tới. (Mức hút ròng thanh khoản TPCP dài hạn từ chương trình QT hiện tại là 60 tỷ USD/tháng, dự keo dài đến tháng 08/2024).
Với những thông tin quan trọng tốt, làm đảo chiều áp lực lớn về thanh khoản – lãi suất trên thị trường TPCP Mỹ dài hạn lâu nay, các chỉ số chứng khoán toàn cầu đều thể hiện tích cực, bao gồm:
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh:
Đóng cửa phiên 01/11 , bộ ba chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng mạnh, ghi nhận đà hồi phục phiên thứ 3 liên tục, cho thấy sự khởi đầu tháng 11 rất sáng. Cụ thể:
Chỉ số Dow Jones tăng 221đ (0.67%), tăng đến 731đ trong 3 phiên gần đây (2.25%).
Chỉ số SP 500 tăng mạnh 44đ (1.05%), tăng đến 116đ trong 3 phiên (2.82%).
Chỉ số Nasdaq , chỉ số bị ảnh hưởng mạnh bởi thanh khoản, tăng 255đ (1.77%) , tăng đến 4% trong 4 phiên liên tục.
Áp lực lãi suất giảm mạnh:
Các chỉ số lợi suất TPCP dài hạn của Mỹ đều đóng cửa giảm mạnh trong phiên qua, giảm về vùng giá khá an toàn so với áp lực gần đây. Cụ thể:
Lợi suất TPCP 10 năm giảm mạnh còn 4.715%, thấp hơn nhiều so với vùng nguy hiểm 4.8% - 5.0% .
Lợi suất TPCP 30 năm giảm mạnh còn 4.948%, thấp hơn so với vùng nguy hiểm 5.1% - 5.3%.
Áp lực từ giá dầu giảm mạnh:
Giá dầu Brent đêm qua giảm mạnh gần 3% từ mức cao nhất $87/thùng, giảm còn $84.8/thùng, vùng giá thấp nhất 2 tháng, xóa tan ảnh hưởng giá dầu từ cuộc chiến tranh Israel-Hamas diễn ra lâu nay. Giá dầu giảm mạnh cũng làm giảm nhiệt áp lực lạm phát năng lượng mà thị trường lo ngại lâu nay.
Ảnh hưởng tới Việt Nam về mặt vĩ mô, CSTT
- Áp lực hút thanh khoản và tỷ giá có thể hạ nhiệt và Usd tự do sẽ về lại vùng 24.5 đổ xuống!!!
- Lãi suất tiếp tục có dư địa duy trì vùng thấp và kéo dài
Ảnh hưởng tới TT Chứng Khoán
- Dòng vốn ngoại ngưng rút và có thể đảo chiều mua ròng
- Tâm lý nhà đàu tư bình ổn trở lại!!!