Dạ
bác trước chuyên văn thì phải =)))
cảm ơn bác đã tiếp thêm ô xi cho ae
chúc bác 1 ngày vui vẻ
Mỗi lần chun nổi lên là dấu Hiệu gì vậy cổ cơ bản àh
Hê hê
Bác CHun vẫn đang 100% tiền à có vụ gì đấyyyy bác
Trên thông Thiên Văn - dưới tường Địa Lý đây rồi xin mời xã giao bác một ly Cafe gió nhé
Có biến gì á bác? Nghe k ổn r! :))
BỮA TIỆC THỊNH SOẠN CẢ THẬP KỶ CHUẨN BỊ KHAI MÀN
Tại hạ nâng ly rượu vang trước
CÒN CÁC BÁC ???
Bác Chun thức dậy lái TNI đi bác
LÃI SUẤT VÀ THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Cả tháng nay dường Fed đang chiếm quá nhiều spotlight trên tất cả các mặt báo tài chính. Cái này cũng dễ hiểu khi những con số lạm phát của Mỹ lên cao kỷ lục trong 4 thập kỷ và đi kèm với đó là giai đoạn chuyển giao chính sách tiền tệ đầy “gấp gáp” của các Big Boy toàn cầu.
Vấn đề là câu chuyện lạm phát của Mỹ đã không còn mới và dĩ nhiên Fed phải hành động, nhưng key ở đây là Fed sẽ hành động “thô bạo” đến đâu mà thôi. Cá nhân mình cho rằng lần này Fed sẽ mãnh liệt và vội vàng hơn lần Tapering và Rate Hike năm 2014-2017 rất nhiều. Rồi mọi chuyện sẽ ra sao thì không ai biết, nhưng Trâu Bò mà đánh nhau thì Ruồi Muỗi cũng nên hạn chế nhảy nhót.
Đó là câu chuyện của nước Mỹ, còn Việt Nam thì sao, mình thấy giai đoạn này trong nước còn hay hơn nhiều. Chúng ta đang có một tháng giêng rất khác, rất đáng để ngồi mổ xẻ cùng nhau.
Thực sự giai đoạn này mặt trận nào cũng hay hết, từ vĩ mô, giá vàng, tỷ giá, áp lực lạm phát cho đến lãi suất. Nhưng viết dài quá anh em lại than đọc mệt nên bài này chỉ đề cập đến lãi suất, chủ đề mình cho rằng đáng quan sát kỹ nhất, những cái kia thì viết sau vậy.
Đã 5 năm rồi kể từ năm 2017, SBV chưa bao giờ phải duy trì OMO sau tết nguyên đán để giải khát thanh khoản hệ thống ngân hàng. Nhưng năm nay thì rất khác, nhu cầu thanh khoản sau tết lại còn cao hơn trước tết và lãi suất ON ghi nhận mặt bằng 3.3% vượt xa lãi suất Chiết khấu và Repo [Nhìn hình 1]. Chúng ta phải hiểu rằng lãi suất mà SBV công bố là lãi suất bình quân, như vậy có không ít ngân hàng đã phải cắn răng chấp nhận con số 5-6%.
Mặc dù số dư OMO cao điểm chưa quá lớn, chỉ ở mức 20k tỷ đồng, nhưng với những dấu hiệu bên trên nó thể hiện rằng cú giật lãi suất này không còn mang tính mùa vụ mà là nhu cầu thanh khoản thật của hệ thống. Đã 2 năm rồi chúng ta mới thấy điều này. Nó mách bảo rằng giai đoạn lãi suất siêu thấp cận Zero có thể đã qua rồi và chúng ta phải tập làm quen với điều đó.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng dậy sóng trong 1 tháng qua cũng một phần nào xác nhận cho những lăn tăn của chúng ta. Để khỏi rối mắt thì hình 2 mình chỉ để lãi suất huy động ở 3 kỳ hạn khác nhau tại nhóm NHTM cổ phần lớn. Không khó để nhận ra sức nóng không chỉ xuất hiện ở kỳ hạn trung và dài mà ở cả các kỳ hạn ngắn. Đáng có một cái gì đó rất đáng quan sát kỹ vào giai đoạn này. Bạn nào muốn biết ngân hàng nào hành động quyết liệt nhất trong cuộc đua này thì xem thêm hình 3.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao thanh khoản hệ thống ngân hàng lại nóng ở giai đoạn này. Mình cho rằng có 3 nguyên nhân: (1) Tăng trưởng huy động vốn của Bank quá yếu, mức Gap tăng trưởng huy động và tín dụng lên tới gần 5% và duy trì từ tháng 6/2021 đến giờ, Bank không khát vốn sao được. (2) Từ nửa cuối năm 2021 SBV không còn bơm tiền dồn dập qua kênh mua ngoại tệ, đây là kết quả của chủ ý muốn VND mạnh lên từ cuối năm 2020 và đi kèm với đó là do ảnh hưởng của dịch nên BOP Việt Nam cũng không còn thặng dư lớn như những năm trước đó. (3) Lạm phát trong nước năm 2022 kỳ vọng cao đã gây sức ép nhất định lên Model chung của thị trường.
Mình cũng xin khẳng định là chẳng có mối tưởng quan nào giữa việc Fed QT/Hike Rate với việc lãi suất Việt Nam tăng mạnh cả, nó chỉ là sự trùng hợp mà thôi, mỗi thị trường đang có những vấn đề riêng của nó.
Vậy tình trạng nhu cầu thanh khoản tăng cao và lãi suất huy động tăng nhanh có diễn ra trong 1 thời gian dài và đáng nguy hại hay không? Câu trả lời của mình KHÔNG, nhưng mình xin nhắc lại quan điểm cá nhân xuyên suất là chu kỳ lãi suất siêu thấp ở Việt Nam cũng đã qua rồi, chúng ta nên tập làm quen dần.
Tại sao mình cho rằng vấn đề thanh khoản và lãi suất tăng sẽ không duy trì trong thời gian dài và sẽ không vượt ngoài tầm kiểm soát. Có 3 gạch đầu dòng:
(1) Trong 3 lý do mình đưa ra cho vẫn đề tăng lãi suất thì lý do thứ 2 sẽ được xử lý trong thời gian tới. Cá nhân mình cho rằng BOP năm 2022 sẽ tích cực hơn 2021 rất nhiều, ngoại tệ vào Việt Nam sẽ tích cực hơn và SBV sẽ quay trở lại với việc bơm tiền qua mua ngoại tệ. 2 lý do còn lại có liên thông với nhau và sẽ cân bằng dần khi năm 2022 các ngân hàng lớn sẽ quyết liệt thay đổi bản thân và công nghệ. Ngoài ra kênh tiền gửi cũng sẽ dần lấy lại mức độ hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác.
(2) Để ý lợi suất Bond Yield trong nước thì thấy trong 1 tháng vừa qua yield vẫn tương đối ổn định [Hình 4], mặc cho lãi suất hệ thống ngân hàng liên tục biến động. Nó thể hiện tiền trong thị trường tài chính dư thừa vẫn còn nhiều, đủ hấp dẫn thì dòng tiền sẽ dịch chuyển.
(3) Trong 1 năm đầu khi Fed tăng lãi suất và thu hẹp QE, những áp lực liên thông sang thị trường tài chính Việt Nam là không nhiều.
Như vậy câu chuyện Lãi suất đầu năm mình đã kể khá đầy đủ rồi. Xin nhấn mạnh là những ý kiến trong bài viết hoàn toàn là chia sẻ cá nhân, nó có thể đúng hoặc sai bởi giới hạn năng lực của người ghõ phím.
Xin cảm ơn #Wichart đã tài trợ dữ liệu để viết bài này và xin kính chúc anh chị em bạn hữu gần xa một năm mới thật nhiều sức khoẻ, may mắn, tài lộc và thành công.
- Khai bút đầu năm, Thằng nghiện dữ liệu - Trần Ngọc Báu
Chúc mừng pic bác Chun được ghim tận trên đỉnh trường sơn
quote lại cho khách quan, bài Chun viết trước giờ mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Tết
Chào cả nhà mình năm mới
Chính xác là Phiên giao dịch đầu năm mới âm lịch
Năm 2022 chắc nhiều khó khăn thử thách hơn năm cũ anh chị à
2022 : Chun sẽ luôn đặt tâm thế mình luôn phải thận trọng
Chun nghĩ 2 phiên đầu năm “rực rỡ một tí” rồi đâu lại vào đấy. Tức là dòng tiền sẽ tiếp tháo chạy khỏi các mã mang nặng tính đầu cơ như … (Đâu đó 200 mã, vì nhạy cảm, đụng chạm chỗ này chỗ kia Chun xin không nêu tên các mã ra đây)
Chun có chút kỳ vọng dòng Bank
Còn dòng Thép & dòng Chứng tiếp tục dao cùn cứa cổ
Muôn đời nay hễ TT xấu dòng chứng cắm đầu lao dốc đầu tiên
Vài dòng suy nghĩ của Chun trước giờ mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm mới âm lịch - Xuân Nhâm dần. Có gì sai sót mong anh chị lượng thứ.
Chúc anh chị năm mới 2022 chân cứng đá mềm
Bác viết hay và bánh cuốn quá
Vì sao công ty Hồng Hoàng vốn 5 tỷ vay 1.400 tỷ với lãi suất 20% mua cổ phiếu ACB?
Câu chuyện CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có vốn điều lệ 5 tỷ đi vay một tổ chức nước ngoài 1.400 tỷ với lãi suất 20%/năm để mua trái phiếu của ACB khiến nhà đầu tư không khỏi nghi vấn. Nhất là trước đó, có nhiều quan hệ giao dịch giữa công ty này với gia đình nhà ông Trần Huy Hùng, chủ tịch HĐQT ACB.
CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (Công ty Hồng Hoàng) vừa công bố hoàn tất số trái phiếu trị giá hơn 1.402 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành ngày 29/10/2019, có kỳ hạn 5 năm.
Người sở hữu lô trái phiếu hơn 1.400 tỷ đồng này của CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng là một tổ chức đầu tư nước ngoài. Trái chủ có thể bán lại một phần hoặc bán lại toàn bộ trái phiếu mà mình đang nắm giữ cho tổ chức phát hành khi xảy ra sự kiện mua lại trước hạn theo qui định trong hợp đồng mua bán trái phiếu thỏa thuận với nhà đầu tư.
Tổ chức tư vấn, đại lý đăng kí lưu kí phát hành trái phiếu là Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Đáng chú ý, lãi suất của lô trái phiếu này “vượt mặt” Phát Đạt (14,5%) và Pharmacity (13%) và lên tới 20%/năm. Tên tuổi khá lạ lẫm và quy mô vốn khiêm tốn nhưng CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng vẫn huy động vốn nghìn tỷ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Chưa kể, với lãi suất vay 20%/năm, mỗi năm công ty Hồng Hoàng sẽ phải trả lãi vay lên tới 280 tỷ đồng một năm.
Được biết, CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, được thành lập vào năm 2016 do 3 thành viên trú tại cùng 1 địa chỉ sở hữu gồm ông Đặng Anh Tuấn, ông Đặng Anh Vũ và bà Phạm Thị Khánh Hồng.
Công ty có địa chỉ trụ sở chính tại 480 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, quận 3, TP HCM. Đây cũng là địa chỉ của CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan do bà Phạm Thị Khánh Hồng làm người đại diện pháp luật. Công ty Nghi Lan thành lập ngày 9/8/2019 với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm bà Trần Thị Minh Hà ; ông Phạm Nhã Nam và bà Võ Thị Tường Vy.
Bà Trần Thị Minh Hà cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh, doanh nghiệp vào tháng 2/2019 đã nhận chuyển nhượng 1,25% vốn điều lệ của ACB từ ông Trần Minh Hoàng (em trai của chủ tịch ACB Trần Hùng Huy).
Câu hỏi đặt ra, liệu CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh có phải là công ty “sân sau” của nhóm cổ đông gia đình ông Phạm Hùng Huy? Có hay không mối quan hệ khá “mật thiết” giữa công ty Hồng Hoàng với CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh.
Chưa dừng lại, mối quan hệ giữa Công ty Hồng Hoàng với “đế chế” nhà ông Trần Hùng Huy tiếp tục được đặt câu hỏi liên quan đến việc ACB bán ra 35,2 triệu cổ phiếu quỹ.
Theo đó, ngày 30/10, trước khi CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng hoàn tất phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, trên thị trường chứng khoán đã có tổng cộng 4 lệnh thỏa thuận cổ phiếu ACB tại mức giá 23.800 đồng với tổng khối lượng là 60.771.055 cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch là 1.446 tỷ đồng - đúng bằng số cổ phiếu ACB mà công ty Hồng Hoàng đang nắm giữ.
Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :
- NỢ/VCSH (nợ vay)
- TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
- CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
- TỒN KHO/Doanh thu
- CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
- LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
- SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
- DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.
Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :
-
GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
-
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.
Quan trọng nhất:
- CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
- CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
- CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Các quỹ lớn người ta quan tâm :
Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận
Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.
Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, LN khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.
Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:
CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.
có xập về 1200 ko nhỉ…hoang mang quá
Cái ác ôn của trò chơi này là : VNI giảm 2% từ đỉnh thì NAV nhiều anh chị giảm 20-30-40%
Bữa nay em vô bank đc hông anh Chun ưiiiii?