Chuyện hôm qua như nước chảy về đông

Cơn sốt chứng khoán đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, cả thành thị lẫn nông thôn. Người ta nghe nhiều về những nhà đầu tư giàu lên nhờ trúng chứng khoán, những người tậu nhà, xe hơi, đồ cổ… Nhưng có một thực tế ít ai nhắc là nhiều gia đình đang điêu đứng, khóc thầm, thậm chí đang đối mặt với nợ nần, phá sản.

Người giàu cũng khóc

TP. HCM những ngày qua liên tục từ 36 độ C trở lên, càng làm cho căn nhà của ông Nguyễn Hòa V. tại An Phú, quận 2 thêm ngột ngạt. Chứng khoán sốt, làm cho ông và vợ, thậm chí hai đứa con trai cưng của ông đều “thống nhất cao” dồn vốn để giàu hơn. Thế là, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quán cà phê vào loại sang trọng nhất Sài Gòn của ông trên đường 3 Tháng 2 được đem thế chấp lấy tiền đầu tư vào cổ phiếu của một ngân hàng thương mại cổ phần. Tổng số vốn mà ông và vợ quyết dồn vào gần 16 tỉ đồng. Trong đó, 10 tỉ đồng có từ việc cầm giấy tờ của quán cà phê đồ sộ trên, 6 tỉ còn lại là tiền của gia đình và nhà cửa được vét sạch.

Thời điểm ông mua, cổ phiếu của ngân hàng trên chưa niêm yết (OTC), thì giá của cổ phiếu này đang cao ngất nghễu, sát mức 150.000 đồng /cổ phiếu. Sau khi sở hữu toàn bộ số cổ phiếu của ngân hàng này với giá trị gần 16 tỉ đồng vào đầu tháng 2/2007 thì chỉ có đúng ba buổi tối đầu tiên là ông và vợ ông “ngủ trọn giấc” vì cổ phiếu may mắn… đứng giá. Bước qua những ngày đầu tuần thứ hai của tháng 2 thì cổ phiếu này bắt đầu xuống giá liên tục.

Cứ mỗi ngày, khi các trang tin điện tử đưa tin về việc cổ phiếu ngân hàng trên giảm xuống một vài giá thì tài sản của ông H. lại “teo” mất vài trăm triệu đồng, hoặc chí ít cũng vài chục triệu đồng. Đến giữa tháng 4/2007, thì sự lo lắng không chỉ ở mức độ “liều” của ông bà H. nữa rồi mà đang trở thành đề tài của nhiều người và đặc biệt là của ngân hàng đã cho ông H. vay tiền. Bởi tổng số tiền 16 tỉ đồng của ông nay chỉ còn một nửa giá trị. Vì giá cổ phiếu này chỉ còn giao động từ 70.00 - 80.000 đồng/cổ phiếu, và từ đó đến nay không nhích lên được tí nào.

Dù có vô số thông tin liên quan đến ngân hàng này như tăng vốn điều lệ, lợi nhuận quý I/2007 cao, chia cổ tức năm 2006 cao… cũng không ăn thua, bởi tình hình chung là hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều đã rớt giá thê thảm, duy chỉ có một cổ phiếu còn tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Mà cổ phiếu ngân hàng ông H. chọn lại rớt giá mạnh nhất.

Bây giờ ông H. muốn sống bình yên với một ngày thu lời vài triệu đồng từ quán cà phê cũng rất khó. Vì số tiền trên chưa đủ đóng lãi ngân hàng. Nguy hiểm hơn là nguy cơ bị phát mãi tài sản để thu hồi nợ đang đến rất gần với ông. Tính đến thời điểm hiện tại, cả lỗ và đóng lãi ngân hàng, ông đã chính thức mất trắng 8 tỉ đồng. Và không biết con số này đã dừng lại chưa. Mất tiền, đứa con trai đầu đang chuẩn bị lên đường đi du học ở Úc cũng đã tạm thời… ở nhà chờ. Vì ông còn đâu tiền đóng vào tài khoản theo yêu cầu phía nước bạn.

Một đại gia khác cũng vừa tìm lại nụ cười sau một thời gian “khóc thầm” vì chứng khoán. Những ngày tháng 5/2007, tin ông Hoàng Văn B., đại lý phân phối cấp một của một sản phẩm gạch men cao cấp (công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam) ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, trúng đậm gần 15 tỉ đồng sau khi đầu tư vào cổ phiếu Sacombank (mã chứng khoán STB) đã nhanh chóng lan truyền khắp TPHCM.

Thế nhưng, những người bạn thân ông B. không hề thấy ông tỏ vẻ phấn khởi, vui mừng trước món lời trên. Thậm chí ông không đãi bạn bè đến bữa nhậu, không mua đất đai, nhà cửa gì mà vẫn rất… bình thản. Bởi ít người biết, trước đó chưa đầy một tháng, khi thị trường bị “nhuộm màu đỏ” liên tục thì bảy loại cổ phiếu trên sàn mà ông sở hữu đã “ngốn” mất của ông gần đúng 15 tỉ đồng. Ông đã bán tháo tất cả đúng vào thời điểm giá rẻ nhất và chấp nhận thương đau.

Rất may, vốn nổi tiếng có máu mặt trong làm ăn nên ông B. không vì thế mà bỏ chạy. Ông đã được các trợ lý tư vấn đầu tư vào cổ phiếu Sacombank. Thời điểm ông mua vào, STB có giá 70.000 đồng/cổ phiếu, đến khi bán giá gần 150.000 đồng/cổ phiếu, ông lãi hơn 100% số vốn bỏ ra để đầu tư cổ phiếu này. Khoản lời này may mắn bù đắp được những ngày lỗ khiến ông đứng ngồi không yên trước đó. Nên dù có trúng đậm như thế nhưng thực chất ông là một trong số ít người vào cái “nghề tay trái” này mà vẫn giữ được vốn sau một thời gian “tham chiến” với thị trường.

Quy luật chuyển hóa… tiền!

Chị Nguyễn Thị Thủy có căn nhà bề thế ở đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, Phú Nhuận. Chị công tác trong một công ty của ngành dầu khí. Vốn nhanh nhạy và sống trong tập thể công ty có đội ngũ biết chớp thời cơ nên khi thị tường nóng lên vào cuối năm 2006, đầu 2007 chị đã cùng với một số người trong công ty kiếm được kha khá từ một số cổ phiếu OTC. Sau vài tháng, một số cổ phiếu như cao su Tây Ninh, cao su Đồng Phú, Hoàng Anh Gai Lai… đã mang về cho chị hơn một tỉ đồng - số tiền mà vợ chồng anh chị làm công suốt đời mơ không thấy. Chị đã chiều lòng đức lang quân, cho anh đổi chiếc Ford Laser mua gần 5 năm nay sang Mitsubishi Grandis với giá 34.000USD. Hàng ngày, vợ chồng chạy tới chạy lui giao dịch, mua bán cổ phiếu trên xế hộp hiện đại và tiện nghi, nở mặt nở mày với bè bạn.

Thế nhưng, sau hai tháng gặp lại chị, tôi toàn nghe được những lời than vãn, chau mày, thay vì những nụ cười như trước. Số là sau khi trúng cổ phiếu OTC, chị mở tài khoản và lên sàn cho… chuyên nghiệp. Đưa cuốn sổ cho tôi xem, chị liệt kê: mua vào FPT ngày 27/2/2007, giá 672.000 đồng/cổ phiếu; 27/3 giảm xuống 513.000 đồng; 23/4 còn 456.000 đồng. Sốt ruột, chị cứ ngồi chờ nó lên lại để bán, nhưng chờ mãi thêm 10 ngày nữa, đến 2/5/2007 thì giá còn 425.000 đồng. Chị đành cắn răng bán ra, lỗ hơn 400 triệu đồng. Ngày 2/2/2007, mua GMD (cổ phiếu của Gemadept) giá 199.000 đồng/cổ phiếu, ngày 5/2/2007 tăng lên 208.000 đồng. Nhưng đó là ngày tăng duy nhất chị được nếm mùi. Chị cứ liên tưởng đến sự tăng trưởng theo kiểu “bão” như FPT trước đây.

Nhưng không, sau đúng một tháng, cổ phiếu này bắt đầu giảm đến ngày 20/3 giảm xuống 175.000 đồng và 20/4/2007 giảm xuống 158.000 đồng/cổ phiếu. Chị lại phát hoảng bán ra, lỗ 40.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền “hao” theo phi vụ GMD là 200 triệu đồng. Một cổ phiếu khác cũng khiến chị mất một nửa trong số 500 triệu đồng bỏ ra để đầu tư vào đó, sau một tháng chịu đựng. Chưa hết, sau nhiều ngày ngồi nhìn nó tăng, ngày 12/3/2007, chị quyết định “đón đầu” bằng cách mua cổ phiếu HAP (CTCP Hapaco) với giá 115.000 đồng/cổ phiếu, nhưng không vui cho chị khi đó chính là ngày đỉnh cao của HAP trên sàn. Bởi ngay những ngày sau đó, cổ phiếu này cứ giảm liên tục, cho đến 4/5/2007 thì đã giảm gần một nửa giá trị, còn 61.000đồng/cổ phiếu, là ngày chị buộc phải bán ra.

Ngoài ra còn bốn cổ phiếu niêm yết khác đã làm chị lỗ gần 500 triệu nữa. Tổng cộng, sau khoảng hai tháng gia nhập đội quân nhà đầu tư chuyên nghiệp, chị đã mất gần 1,5 tỷ đồng. Chị ngồi đúc kết kinh nghiệm sau nhiều ngày đi vay mượn tiền của bố mẹ, anh chị em để đóng tiền lời ngân hàng bằng câu của các bậc tiền bối: “Đúng là tiền không tự sinh ra, nó chỉ chuyền từ túi người này sang túi người khác”.

Đây cũng là câu nói mà trong một lần trả lời phỏng vấn, một chuyên gia kinh tế của ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đã ví von với chúng tôi. Chuyên gia này sau khi đọc câu trên cho chúng tôi nghe đã hỏi ngược chúng tôi: “Theo anh, có những người trúng đậm, mua nhà, sắm xe thì tiền từ đâu ra?”. Rồi ông tự trả lời: “Thì phải có nhiều người khác bị rỗng túi chứ. Tiền không tự sinh ra mà!”.

“Chạy” để được… lỗ tiền tỷ!

Hai người bạn của tôi cách đây ba tuần đã ký hợp đồng “chuyển nhượng công ty” cho một công ty địa ốc có tiếng tại Gia Lai với giá 30.000USD. Gặp tôi, Hoàng - Giám đốc Công ty TMDV địa ốc S (có trụ sở tại khu Bàu Cát, Tân Bình) không giấu được nỗi thất vọng bởi tâm huyết mà Hoàng và một người bạn cùng quê Quảng Nam vừa phải “bán đứt” cho người khác. Tốt nghiệp Đai học Luật TPHCM cách đây sáu năm, Hoàng chạy vạy huy động vốn cùng với bạn cho ra đời công ty cách đây ba năm. Vừa vững vàng được một tí thì hai ông chủ con này đã máu me làm giàu nhanh hơn bằng chứng khoán. Gom góp vốn, vay nóng, tổng cộng được 600 triệu đồng vào đầu năm nay.

Đúng lúc thị trường sôi động nhất, Hoàng lên sàn, đặt mua cổ phiếu blue-chip trên sàn SJS (một công ty thuộc nhóm Sông Đà). Ngày 26/2/2007, Hoàng dùng 400 triệu mua SJS với giá 400.000đồng/cổ phiếu. Sau khi đặt lệnh mua được 1.000 cổ phiếu hạng sang, Hoàng khấp khởi mừng vì lúc đó rất khó mua.

Nhưng chỉ vài ngày sau, cổ phiếu này từ từ tuột dốc theo thị trường. Ngày 1/3 còn 380.000đồng, ngày 7/5 còn 355.000 đồng… Cứ như thế, mỗi ngày mỗi cổ phiếu Hoàng sở hữu “biến mất” vài chục ngàn đồng. Đến ngày 20/4/2007, giá cổ phiếu này chỉ còn 300.000 đồng và đến 2/5/2007, ngày mà Hoàng “không chịu nổi nhiệt” phải bán ra với giá 260.000đồng/cổ phiếu, lỗ 140 triệu đồng.

Hoàng nghe lời tư vấn: cái nào giảm đến ba phiên cứ mua vào. Nhưng hỡi ôi, trong tháng 4/2007, nhiều cổ phiếu giá rẻ mà Hoàng mua cứ “tuột” liên tục nhiều phiên, thấy giảm lại bán. Thế là “cái chết từ từ” đã diễn ra, đúng như khi xây dựng biên độ tăng giảm của các cơ quan chức năng chỉ giới hạn mức độ tăng giảm tại HoSTC là 0,5%/phiên, nhằm hạn chế “cái chết đột ngột” của nhà đầu tư. Hai anh bạn tôi sau hai tháng lao vào nghề mới này đã “đóng học phí” hơn 400 triệu đồng. Chịu không nổi tiền lãi vì hơn nửa số tiền là vay nóng, không còn cách nào khác, hai ông chủ nhỏ đành tìm môi giới bán công ty. Giờ phải lang thang tìm cơ nghiệp khác với chút tiền ít ỏi còn lại. Hoàng ngao ngán: “Âu cũng là bài học trên đường đời thôi!”.

Ở đường Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu, có quán nhậu Hương P. vốn rất đông khách VIP thân tình của chủ quán. Nhưng hai tuần nay khách đến thì cửa quán đóng im lìm. Chú nhóc bảo vệ chỉ đứng bên trong cổng nói với ra “quán tạm đóng cửa” mỗi khi có ai đến. Chủ quán là chị Vi, quê gốc Hà Nội vào lập nghiệp tại Vũng Tàu, hiện đang “nằm vùng” tại TPHCM để kêu người bán hai lô đất ở quận 2.

Cũng vì máu me với chứng khoán, chị đã mang giấy tờ của quán nhậu trên thế chấp ngân hàng vay 2 tỉ để lên sàn. Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, chị rải đều mua gần 10 loại cổ phiếu khác nhau, nhưng đến cuối tháng 4/2007 thì chỉ có một cổ phiếu có lời, một loại huề vốn, còn lại đều “rớt” nặng. Nặng nhất là giữa tháng 3/2004, chị Vi mua vào 10.000 cổ phiếu HTV (CTCP Vận tải Hà Tiên) với giá 63.000đồng/cổ phiếu.

Vì khi đó, HTV thuộc dạng “hàng hiếm” trên thị trường nên việc đặt lệnh mua cũng rất khó khăn. Chị phải nhờ một người quen làm việc tại một công ty chứng khoán có ít tài khoản mới “chen” vào được. Sau khi lệnh được thông báo ok, chị mừng hớn hở vì có rất nhiều người đặt mua cổ phiếu này nhiều ngày mà vẫn không được. Rồi hôm sau, 13/3/2007, cổ phiếu này tăng lên 66.000 đồng, chị nhẹ nhõm đi phần nào. Nhưng không ngờ, đó chỉ là “phút huy hoàng” chóng qua của cổ phiếu này, vì sau đó đến những ngày cuối tháng 3 thì giảm liên tục qua các phiên. Đến ngày 27/3 đã giảm xuống 49.000 đồng, ngày 4/4 xuống 45.000 đồng.

Từ đó đến nay cổ phiếu này luôn quanh quẩn 40.000 - 50.000 đồng/cổ phiếu. Chờ hoài không thấy tăng, chị đã bán với giá bằng một phần ba giá mua, tiếp tục lỗ. Tổng cộng chị đã “hao” hơn một tỉ đồng sau mấy tháng “cầm cự”. Sốt ruột với những khoản tiền mất đi nhiều so với doanh thu từ quán nhậu, chị đành phải đóng cửa quán để đi tìm người bán đất trả nợ ngân hàng. Hơn chục nhân viên phục vụ tại quán được chị thông báo: “Các anh chị muốn đi đâu làm thì đi. Tôi tạm thời nghỉ ngơi”.

Năm ngày trước, tại con hẻm nằm bên hông chợ Bàn Cờ, quận 3, hàng xóm chứng kiến cảnh hai vợ chồng ông Huy cãi vả ầm ĩ bên trong nhà. Rồi một chiếc bàn với đầy ly tách bay vèo từ trong nhà ra trước con hẻm sau cú “điên máu” của ông Huy. Số là còn hai ngày nữa ông đưa con trai về Thừa Thiên - Huế xây lăng cho bố mẹ. Ông bảo vợ đưa số tiền 70 triệu đồng hai vợ chồng để dành để ông mang đi. Vợ ông ấm ớ mãi rồi mới khai ra đã mua cổ phiếu OTC của một công ty cao su.

Vợ ông đưa cho ông xem biên lai đóng tiền và mấy tờ giấy gọi là “hợp đồng mua cổ phần” của công ty ấy. Giá mua là 98.000đồng/cổ phần, nhưng hiện tại giá chỉ còn 60.000 đồng mà kêu bán hoài cũng chẳng ai mua. Biết cận ngày ông lo việc đại sự, bà đã nhờ hết mấy bà hàng xóm kêu bán trước đó cả tuần nhưng vẫn không được. Trước đó, vợ ông đã được mấy người này “tư vấn” cho cách kiếm tiền này tại tiệm gội đầu. Bây giờ bà chỉ biết năn nỉ chồng… tha tội.

— đang  nghĩ về Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu.

1 Likes

Tóm tắt là múc nhé anh em :grin:

1 Likes

Múc FPT hả bác =))

Tào lao

1 Likes

E đùa thôi e vẫn cầm PET của bác này =))

1 Likes

Ngày mới tốt lành nhé cả nhà. Hàng khỏe cứ khỏe

1 Likes

Chúc cả nhà ngày mới tốt lành

Chào cả nhà mình ngày mới. Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành !!!
hình ảnh

Chào cả nhà mình ngày mới. Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành !!!
Lavenda A

PET cưng - Con chào các cô chú buổi sáng ạ



1 Likes

MỚI SÁNG SỚM MÀ NGƯỜI TA LAO RA ĐƯỜNG NHIỀU QUÁ !

Sáng nay, trái gió trở trời mình không ngủ được, khó ở trong người nên dậy sớm hơn chút để dạo một vòng HN, từ ngoại thành cửa ngõ thủ đô tới trung tâm thành phố. Lúc này là hơn 2h trời HN buổi sáng không khí trong lành nhất là mạn Thanh Niên hướng Hồ Tây, còn đoạn Lê Văn Lương -Tố Hữu kéo dài thì sương sớm giăng kín đường về quê ngoại, cứ tưởng như mình đang lang thang ở một miền quê nào đó trong cái đất nước dễ thương, tươi đẹp này.

Mới đây mình có đọc đâu đó bài báo: 10 ĐIỀU NÊN LÀM TRƯỚC KHI CHẾT - Giờ xin bổ sung điều thứ 11: Bạn nào ăn vạ ở HN 15-20-30 năm nên giả bộ, giả bộ thôi nhé: Một hôm nào đó dậy sớm, thật sớm khoảng 3h sáng và đi xe vòng quanh TP để cảm nhận 1 HN khác lạ trong mắt ta… Nhưng cái mình muốn nói ở đây không phải là ba cái trò bay bổng, lãng mạn vớ vẩn đó, cái thời cắp sách tới trường đó qua lâu rồi em à. Cái thuở chùm phượng vĩ e cầm là tuổi tôi 18 nó đã là quá khứ rồi. Nỗi lo cơm áo gạo tiền nó xoay anh như chong chóng đến nỗi giờ ra đường chờ đèn vàng, đèn đỏ mà canh từng giây em à !

Giờ mới vào đề nè: Mới sáng sớm mà người ta lăn ra ngoài đường kiếm sống nhiều quá, nếu ai ở mạn cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy hay Long Biên có dịp dậy sớm lúc 2-3h sáng sẽ thấy từng đoàn xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh, 5 bánh, thậm chí cả Toyota Venza thồ, chở… lỉnh kỉnh, lặc lè hàng hóa, tôm, cá, thịt, rau, củ quả từ hướng ngoại thành đổ bộ vào HN , đặc biệt là từ điểm tập kết chợ đầu mối Long Biên mới thấy sức sống mãnh liệt đồng thời cũng là tính năng động của con người nơi đây. Có những lúc mình phải thốt lên: Trời ơi, giờ này người ta đi đâu ngoài đường mà lắm thế? Ai cũng cắm đầu cắm cổ chạy như thể hôm nay là ngày tận cùng của thế gian, mạnh ai nấy chạy, thỉnh thoảng có vài chú cơ động lượn lờ lúc quãng vắng, chạnh lòng chợt nhớ câu nói của người xưa: BÒN NƠI KHỐ RÁCH ĐÃI NƠI HỒNG QUẦN.

Một số bạn trẻ quan niệm phải có một công việc thật oách còn những việc chân lấm tay bùn, những việc không sang, xịn, mịn thì không làm. Nhìn vậy mà không phải vậy đâu con ơi??? đôi khi những việc chân lấm tay bùn này lại nuôi việc chính con ạ ! Thậm chí như lời bác vợ chồng già ở cây xăng Ngã Tư Sở thì: “Nhìn cái xe thồ với mấy ghánh hàng vậy chứ nó nuôi 2 thằng con nhà chú thành tài đấy, 1 thằng giờ là BS Khoa ngoại BV Bạch Mai, 1 thằng làm cho công ty Nhật ở KCN Bắc Ninh. Nghèo thì nghèo cũng phải ráng cho thằng Tèo đi học con ơi…” - Từng lời nói thốt ra là từng đấy lời tự hào của người cha già kham khổ.

Đôi khi mình tự hỏi: Ở cái đất nước này, ở cái xứ sở Thiên đường này có bao nhiêu kỹ sư, bác sĩ nhờ những gánh xôi, gánh rau của những ông bố bà mẹ lam lũ mà thành tài.

Có ai muốn lăn ra ngoài đường dãi nắng dầm mưa đâu hả mẹ? nhưng không phải đến bây giờ HN này mới có những cảnh đó đâu, HN này bao nhiêu năm nay vẫn thế, người ta làm kinh lắm chỉ là mày không nhận ra thôi.

Vẫn biết là thế nhưng mình cảm nhận được một điều rất rõ: Kinh tế khó khăn, suy thoái, mọi ngành nghề đều đi xuống thì người ta lăn ra đường mà kiếm sống ngày càng nhiều hơn. Trong số những quán xá đầu đường xó chợ đó, những ngành nghề tưởng chừng chỉ dành cho lao động tay chân, ông bà già, “tầng lớp dưới xã hội” lại thấp thoáng bóng dáng của những trí thức đạo mạo một thời không xa, có thể họ đang thất thế, lỡ thời, ẩn mình chờ đợi chứ không hẳn họ chọn mấy công việc này làm nghiệp đâu ! Mới ngày hôm qua đây thôi họ vẫn còn là những nhân viên cổ cồn, thậm chí là những ông chủ lớn, nhân viên ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kỹ sư, luật sư… Những ngành nghề thời thượng, quý phái, sang trọng một thời. Mới ngày nào một bước lên xe, xuống kiệu kẻ đón người đưa, có người cầm ô, cầm dù, văn phòng sáng loáng, máy lạnh chạy phà phà, ca ra vát thẳng tắp, ruồi đậu trượt chân té chết mấy sư đoàn rồi… Nhưng biết đâu đây lại là cơ hội trải nghiệm bản thân, tôi luyện bản thân… Lý sự theo kiểu triết lý thì: HOẠN NẠN MỚI BIẾT CHÂN TÌNH - TÌM THẤY CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN - CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN hay CÁI KHÓ BÓ CÁI KHÔNG? LỬA THỬ VÀNG GIAN NAN THỬ SỨC.

Hà Nội năm thứ nhất sau Đại dịch.

1 Likes

Phiên bản gốc được viết bởi Chunjunxo 18.12.2011

Sài Gòn buổi sáng thời buổi khó khăn​

Sáng nay, trái gió trở trời Chun không ngủ được, khó ở trong người, dạo một vòng SG, từ vùng ven tới trung tâm SG hoa lệ. Cảm nhận đầu tiên, trời SG buổi sáng đẹp, mát mẻ dễ chịu vô cùng, nhất là miệt An Sương trở ra hướng Củ Chi, sương sớm giăng kín đường về quê ngoại, cứ tưởng như mình đang lang lang ở một miền quê nào đó trong cái đất nước dễ thương, tươi đẹp này. Đã lâu lắm rồi mình mới dậy sớm lúc 4h sáng, phải 17-18 năm rồi Chun nhỉ, cái độ còn học cấp 3 trường Nguyễn Khuyến sáng nào cũng chạy bộ ra sân Phú Thọ đá banh đến trưa mới về đi học, nói đến đây lại nhớ da diết các bạn học cấp 3…

Mới đây Chun có đọc đâu đó bài báo: 10 ĐIỀU NÊN LÀM TRƯỚC KHI CHẾT - Giờ xin bổ sung điều thứ 11: Bạn nào ăn vạ ở SG 15-20-30 năm nên, giả bộ, giả bộ thôi nhé: Một hôm nào đó dậy sớm, thật sớm khoảng 3h-4h sáng và đạp xe ra Củ Chi hay Bình Chánh để cảm nhận một Sài Gòn khác lạ trong mắt ta… Nhưng cái mình muốn nói ở đây không phải là ba cái trò bay bổng, lãng mạn vớ vẩn đó, cái thời đó qua lâu rồi em à, cơm áo gạo tiền nó xoay anh như chong chóng đến nỗi giờ ra đường chờ đèn vàng, đèn đỏ mà canh từng giây em à, mình không chen lấn, xô đẩy chúng nó chạy trước mình thì sao? Mà chen lấn, vội vội vàng vàng để làm gì, người nhà cấp cứu hả? hay ai chết? No, no, đừng hiểu lầm như thế… vội vàng để chạy ra quán nhậu với đồng đội thôi.

Vào đề: Mới sáng sớm mà người ta lăn ra ngoài đường kiếm sống nhiều quá, nếu ai ở miệt Bình Chánh, Nhà Bè có dịp dậy sớm lúc 4-5h sáng sẽ thấy từng đoàn xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh, 5 bánh gùi, thồ, chở… lỉnh kỉnh, lặc lè hàng hóa, tôm, cá, thịt, rau, củ quả từ hướng Miền Tây về SG, đặc biệt là từ điểm tập kết chợ đầu mối Bình Điền, mới thấy sức sống mãnh liệt đồng thời cũng là tính năng động của người SG. Có những lúc mình phải thốt lên: Trời ơi, giờ này người ta đi đâu ngoài đường mà lắm thế? Ai cũng cắm đầu cắm cổ chạy như thể hôm nay là ngày tận cùng của thế gian, mạnh ai nấy chạy, thỉnh thoảng có vài chú áo xanh, áo vàng lượn lờ lúc quãng vắng, chạnh lòng chợt nhớ câu nói của người xưa: BÒN NƠI KHỐ RÁCH ĐÃI NƠI HỒNG QUẦN.

Còn nhớ ngày mình mở cái quán Ốc Bụi Sài Gòn ngay chân cầu số 7 bờ Kênh Nhiêu Lộc, chính xác là ngày 11/11/2011… lúc ấy cả khu đó chỉ có vợ chồng cô chú khoảng ngoài 60 bán đồ ăn sáng : cơm tấm, bún thịt nướng giá 10.000/phần, cô chú kể thời gian đầu mới bán mỗi ngày bán được khoảng 40-60 phần, sau đó tăng dần, và đến năm 2011 thì trung bình ngày bán 600 - 700 phần/ngày - Qua đây mới thấy được Bài học SỨC MẠNH CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ - SỨC MẠNH ĐÁM ĐÔNG - SỨC MẠNH TRUYỀN MIỆNG (Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ còn đồn xa hơn nữa con ơi !)… Bây giờ sau 2 năm quay lại, cũng cái đoạn bờ kè ngắn củn đó, xuất hiện thêm 5 cái xe đẩy bán cơm tấm sườn bì, bún thịt nướng chưa kể lúc nhúc vô số xe đẩy hay đơn giản là cái bàn cóc và vài cái ghế nhựa (cũng cóc luôn) người ta lăn ra ngoài đường, tràn ra ngoài đường chỉ thiếu nước ngồi ngay giữa đường mà bán mà buôn nữa thôi, ôi thôi thì đủ thứ cơm hàng cháo chợ: Cà phê, cơm, phở, bún riêu, mù quảng, bánh canh, sữa tươi, sữa đậu nành, đậu xanh… hầm bà lằng thập cẩm… có nhà cả vợ chồng tranh thủ chút thời gian buổi sáng ra bán đồ ăn sáng, sau đó họ lại lao vào công việc chính của họ. Nhưng như Chun từng lăn lóc trò chuyện tâm sự với họ thì: Nhìn vậy mà không phải vậy đâu con ơi, đôi khi việc phụ lại nuôi việc chính… Thậm chí như lời bác vợ chồng già đầu hẻm quán Ốc Bụi Sài Gòn : “Nhìn cái xe đẩy với mấy cái bàn cóc vậy chứ nó nuôi 2 thằng con nhà chú thành tài đó con, 1 thằng giờ là BS Khoa ngoại BV Chợ Rẫy, 1 thằng làm cho công ty Nhật ở KCN Biên Hòa đó con. Nghèo thì nghèo cũng phải ráng cho thằng Tèo đi học con ơi…” - Từng lời nói thốt ra là từng đấy lời tự hào của người cha già kham khổ… Đôi khi mình tự hỏi: Ở cái đất nước này, ở cái xứ sở Thiên đường này có bao nhiêu kỹ sư, bác sĩ nhờ những gánh xôi, gánh chè của những ông bố bà mẹ lam lũ mà thành tài…

Chợt đắng lòng khi ngày ngày chứng kiến cảnh: Một đoàn xe đủ thể loại của các ban ngành đoàn thể mà bên công quyền vẫn gọi là PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH hùng hổ đi tuần tra, dọn dẹp lòng lề đường, từng bóng áo cam, áo vàng, áo xanh trai tráng, dũng mãnh lao tới, vun vút như con thoi, như tập trận, oai hùng lẫm liệt giằng lấy từng cái bàn cóc, cái ghế cóc của những ông bố, bà mẹ lưng còng, mồ hôi nhễ nhại…Dẫu đôi khi ta tự nhủ, tự bào chữa: LUẬT LÀ LUẬT - KHÔNG BÀN CÃI NHÉ, AI CŨNG DU DI, NHÂN ĐẠO THÌ XÃ HỘI NÀY, ĐẤT NƯỚC NÀY CÒN RA CÁI THỂ THỂ THỐNG GÌ NỮA… Nhưng lòng mình vẫn sắt lại, quặn đau khi chứng kiến những hình ảnh ấy - MẸ ƠI ĐOÁI THƯƠNG XEM NƯỚC VN - Có ai muốn loăn ra ngoài đường dãi nắng dầm mưa mà bươm chãi đâu hả Mẹ?

Không phải đến bây giờ SG này mới có những cảnh đó đâu Chun ơi, SG này bao nhiêu năm nay vẫn thế, người ta làm cũng dữ, nhưng chơi cũng kinh lắm… Làm ra làm, chơi ra chơi là vậy đó. Vẫn biết là thế nhưng em cảm nhận được một điều rất rõ: Kinh tế khó khăn, suy thoái, mọi ngành nghề đều đi xuống thì người ta lăn ra đường mà kiếm sống ngày càng nhiều hơn. Trong số những quán xá đầu đường xó chợ đó, những ngành nghề tưởng chừng chỉ dành cho lao động tay chân, ông bà già, “tầng lớp dưới xã hội” đó lại thấp thoáng bóng dáng của những trí thức đạo mạo một thời không xa, có thể họ đang thất thế, lỡ thời, ẩn mình chờ thời chứ không hẳn họ chọn mấy công việc này làm nghiệp đâu ! Mới ngày hôm qua đây thôi họ vẫn còn là những nhân viên cổ cồn, thậm chí là những ông chủ lớn, nhân viên ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kỹ sư, luật sư… Những ngành nghề thời thượng, quý phái, sang trọng một thời. Mới ngày nào một bước lên xe, xuống kiệu kẻ đón người đưa, có người cầm ô, cầm dù, văn phòng sáng loáng, máy lạnh chạy phà phà, ca ra vát thẳng tắp, ruồi đậu trượt chân té chết mấy sư đoàn rồi… Nhưng biết đâu đây lại là cơ hội trải nghiệm bản thân, tôi luyện bản thân… Lý sự theo kiểu triết lý thì: HOẠN NẠN MỚI BIẾT CHÂN TÌNH - TÌM THẤY CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN - CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN hay CÁI KHÓ BÓ CÁI KHÔNG? LỬA THỬ VÀNG GIAN NAN THỬ SỨC… Nhớ năm nào, à chính xác là 2008, đọc báo thấy miêu tả về Khủng khoảng Kinh Tế Thái Lan (sau đó lan ra cả ĐÔNG NAM Á), về những mảnh đời sa cơ thất thế: Tỷ phú đi bán dạo bánh mì ở bến xe, triệu phú về quê trồng lúa, bán báo, đánh giày… Mình thấy thương cho thảm cảnh của họ nhưng cũng nghi nghờ: Chắc bọn nhà báo lại ăn không ngồi rồi bốc phét chứ làm gì có chuyện này? Muốn biết chắc hay không thì nền kinh tế VN chỉ cần duy trì “đà tăng trưởng” như thế này thêm 5 năm nữa thôi thì sẽ biết tay nhau thôi mà, có khó gì đâu một buổi chiều, anh nắm tay em đi giữa trời sương Đà Lạt mộng mơ, em nhỉ? Những người trẻ & cả những người có tuổi, họ đang trách mình hay trách cái xã hội này? Ơ cái thằng này, mày còn nhớ thằng Z, thằng Y, thằng Z nó học chung lớp ĐH với mình không? giờ nó làm TGĐ, Phó TGĐ tập đoàn ALEMANTE RA GỐC ME NGỒI CHỜ rồi đó con, ngồi đó mà than thở, nghe đâu mới tậu căn biệt thự ở Phủ Tây Hồ… Đừng bao giờ ăn vạ tổ quốc. Đừng bao giờ hỏi tổ quốc đã làm gì cho tạ mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc? Hiểu chửa?

Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2: còn tiếp 18 trang - Xin chào và hẹn gặp lại.

1 Likes

Trong nguy có cơ… Chúc cả nhà mình ngày mới tốt lành

1 Likes

Ngày mai 14/10 năm Nhâm Thìn em tiếp tục làm cơm phục vụ miễn phí cho người nghèo. Anh em nào sắp xếp được thời gian qua hỗ trợ nhé.

LỜI CHÚC THIÊNG LIÊNG

Cứ mỗi lần “làm cơm” mình lại đến quán ngồi ở một góc & lặng lẽ quan sát. Quan sát xem bà con cô bác có hài lòng không? Có góp ý gì không? Quan sát xem các cô, các chú cần gì? Quan sát xem các bạn trẻ thiện nguyện phục vụ có chu đáo không? …. Các bạn trẻ thiện nguyện, họ là những người trẻ, rất trẻ, có bạn mới mười tám đôi mươi là đoàn viên Đoàn Phường 5, Q. Tân Bình, hay các cô chú ở Hội Chữ Thập đỏ Phường. Hơn một năm qua anh chị em đã đồng hành cùng anh em mình trong chặng đường dài phục vụ người nghèo, nói thì có vẻ to tát nhưng mình quan niệm: “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, chỉ là một chút đóng góp bé nhỏ đem lại niềm vui cho những đồng bào còn gian lao vất vả thiếu thốn của mình, thế thôi. Trong thời buổi công nghiệp thời nay, thời gian là vàng bạc, lo toan bộn bề cơm áo gạo của cuộc sống, tự đáy lòng mình cảm kích tấm lòng hy sinh, quảng đại của các bạn và các anh chị, cô chú ở Phường 5, Tân Bình.

Trong số những cô chú tới đây già có, trẻ có, nhưng đa phần là các cô chú lớn tuổi rồi, có cụ em đoán trên 70 thậm chí 80 rồi… Cái cảm xúc lúc đó của mình, có một chút vui vì mình mang chút niềm vui nho nhỏ cho những cuộc đời buồn, nhưng xen lẫn đó là chút cảm xúc ngậm ngùi, chừng này tuổi rồi đáng lẽ giờ này các cụ xứng đáng được hưởng tuổi già an nhàn, vui vầy bên con cháu… đằng này… Tháng ba mươi ngày, dù mưa hay nắng, hè hay đông các cụ cũng phải lặn lộn, dãi nắng dầm mưa, lăn mình ra bươm chải với cuộc sống nhằm kiếm miếng cơm manh áo qua ngày, thương thay cũng một kiếp người, kẻ ăn không hết người làm không ra…. Trách ai? Ai trách? Trách cái xã hội này? Nói cái xã hội này thì chung chung quá, ai tạo ra cái xã hội này? Người ta không trách thì thôi sao mày phải trách? Trách thì làm được gì nhau? Tại sao mày không trách mày mà trách xã hội? Xã hội này có của riêng ai? Thôi thì… đừng ngồi đó mà trách đời, cứ làm được gì thì làm đi, nhỏ cũng được, không cần to tát đâu, nói ít thôi, làm nhiều vào… Làm việc thiện mà như thế là tâm cũng chưa tịnh đâu con à…

“Khách” đến quán vào ngày 14 âm lịch đủ mọi thành phần lao động chân tay, từ các cô chú, anh chị thu mua ve chai đến những cụ ông cụ bà bán vé số và đôi khi là những bạn sinh viên còn mang đồng phục, gắn phù hiệu của trường trên đường đi học về ghé vào đây luôn, đủ mọi lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước. Có cụ ở tít mãi tận Thái Nguyên, Bắc Cạn, nhưng đa phần đến từ khúc ruột miền Trung như Quảng Ngải, Quảng Nam Bình Định, Phú Yên…

Nhìn cách họ ăn mặc, nhìn những nếp nhăn trên trán họ, nét khắc khổ hằn lên trên khuôn mặt họ, mình tin họ là những người nghèo thật sự, là tầng lớp dưới cùng của xã hội. Các cô, các chú, các em đến quán ngày càng đông, có những hôm trời mưa dầm từ sáng đến chiều mà quán vẫn đông kín. Nhìn họ ăn, cách họ trò chuyện hỏi han nhau mình có cảm nhận; họ có đến ăn cơm là một lẽ, ngoài ra họ đến quán vì một lý do khác nữa, thấy họ trò chuyện với nhau có vẻ thân tình lắm, cứ như thân nhau từ lâu lắm rồi, cũng có thể họ là đồng hương từ một làng quê nghèo khó ở miền Trung cùng vào đây mưu sinh, và cũng có thể họ sống với nhau, làm cùng một công việc nhưng nhìn họ thân tình thì chẳng thấy gì sự ganh đua cạnh tranh với nhau ở đây cả, ở đây họ tìm thấy đồng hương, bạn bè, đồng nghiệp & cả niềm vui của những người cùng cảnh ngộ, cùng lứa tuổi mà khi rời khỏi đây không mấy ai hiểu & chia sẻ được với họ, kể cả con cháu họ.

Trước lạ sau quen, có người đến 1 lần, 2 lần, 3 lần, n lần riết rồi mình nhìn mặt là nhận ra họ. Trong số những con người lam lũ ấy mình ấn tượng nhất với một bác quê ở Phú Yên, năm nay bác ngoài 50 rồi, dáng cao gầy, tóc lấm tấm bạc. Cứ mỗi lần ăn xong bác lại gần mình và nói đúng một câu: “Chú cám ơn con nhiều, một miếng khi đói bằng một gói khi no, chúc con bình an & may mắn”, nói xong câu đó chú lại ra tất tả bước đi, lần nào cũng thế, chỉ một câu đó thôi. Hàng ngày trong công việc xã giao bạn bè, đồng nghiệp, người quen mình cũng nhận được rất nhiều lời chúc từ mọi người & tất cả đều đáng trân trọng, nhưng không hiểu sao mình vẫn thích nghe lời chúc đơn sơ mộc mạc của bác. Mình tin rằng, một niềm tin tâm linh rằng: Lời chúc của con người nghèo khổ và lam lũ này sẽ rất thiêng liêng với mình.

Chunjunxo

1 Likes

Hay quá bác @Chunjunxo

1 Likes

Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :

  • NỢ/VCSH (nợ vay)
  • TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
  • CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
  • TỒN KHO/Doanh thu
  • CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
  • LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
  • SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
  • DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.

Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :

  • GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)

  • HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.

Quan trọng nhất:

  • CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
  • CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
  • CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN

Các quỹ lớn người ta quan tâm :

Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận

Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.

Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, LN khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.

Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:

CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN

Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.

1 Likes

Tin bác Chun lần nữa

nữa hả

1 Likes

Lúc này mới cần phải tin bác Chun ạ.

nữa hả

1 Likes