Khét quá b nhỉ
Nghỉ chút đã 20% rồi😂 lại bung
Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành
Theo báo cáo từ các đại lý ủy quyền của Apple (AAR) tại Việt Nam, mẫu iPhone 14 Pro Max hiện đã cháy hàng khi nhận về hơn 80% tỷ lệ quan tâm từ người dùng. Khách hàng muốn mua sẵn các phiên bản 128 GB và 256 GB của dòng máy này phải chờ tới tháng 12.
Lợi dụng tình trạng khan hàng, lái buôn iPhone đang kiếm lời 3-5 triệu đồng/máy iPhone 14 Pro Max.
Dòng iPhone 14 Pro với lượng quan tâm thấp hơn, chiếm 10-15%, được nhiều lái buôn bán lại nhanh kiếm lời 1-2 triệu đồng/máy.
THU LỜI HÀNG CHỤC TRIỆU ĐỒNG
Anh Thế Duyệt (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ với Zing bản thân đặt được 3 máy iPhone 14 Pro Max và một máy iPhone 14 Pro trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Các nền tảng này sẽ giao máy nguyên seal (niêm phong) tới khách hàng nên bán được giá cao hơn so với máy đã kích hoạt tại AAR.
Cám ơn bác
Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường, hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định, và khả năng khiến cho cảm xúc không phá huỷ nền tảng đó. Cuốn sách này đưa ra khuôn khổ trí tuệ chuẩn mực một cách chính xác và rõ ràng. Bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc.
Chúc bác Chun ngày mới tốt lành
Phân Tích Một Doanh Nghiệp Bắt Đầu Từ Đâu?
Thị trường giảm 30% từ đỉnh,PE hiện tại tương đương vụ khủng hoảng covid 2020, thời điểm đó ai VNINDEX về 650 ai cũng sợ, cuối cùng những nhà đầu tư thực thụ lao vào múc lấy múc để để rồi xxx lần sau khi thị trường bắt đầu 1 con sóng mới. Thật sự cơ hội lộ ra rất nhiều nhưng không phải ai cũng nhận ra bởi mọi người đều sợ, sợ cái cảm giác mua xong lại lỗ, sợ cái màu đỏ của tài khoản và sợ cả cái dấu - . Nhiều anh em đu đỉnh 1500 thì đã chuyển sang trạng thái sang chấn tâm lý, ám ảnh , tương lai chỉ một màu đen. Hãy bõ qua định kiến thị trường, quá khứ đau thương mà nhìn thực tại khách quan, nếu tính từ giá sau chia thì SSI giảm 70%, VND 65%, HPG 60%, HSG 75%, STB, TCB, CTG,đều giảm 50 - 60%, nhóm bđs KCN NLG 65%, IDC 50%…và hàng loạt penny mốc cống giảm 60-80%. Những cổ phiếu anh em dám mua trần mấy tháng trước mà bây giờ còn 1/3 hoặc nữa giá lại sợ sao ??? Giai đoạn vùng đáy này không giống kéo xả vung đỉnh cứ mua là lãi, nên chiến lược đầu tư tốt nhất là tích sản những cổ phiếu thật sự tốt, doanh nghiệp tăng trưởng trở lại vào chu kỳ sau, giá cổ phiếu sẽ tăng ở con sóng mới. Nền kinh tế lúc suy lúc thịnh nhưng sẽ không tàn, thị trường lúc mạnh lúc yếu nhưng vẫn sẽ còn, rồi đến khi mọi người nhận ra mọi thứ quá rẻ, tương lai sáng lạng thì giá cổ phiếu đã tăng vài trăm % rồi. Đó là đỉnh, nơi chết chóc thật sự, nên nhớ người mua đáy chỉ trầy xước vài vết nhỏ vì nằm gai nếm mật, còn người đu đỉnh thì bõ mạng nơi đỉnh cao.
Giai đoạn này cực kì chán nãn, mua xong hàng về nhiều khi lỗ, dòng tiền không có, tăng vài phiên đã chửng lại, đây là giai đoạn tốt nhất để anh em trao dồi thêm kiến thức, đầu tư một cách nghiêm túc thay vì hóng hớt 800 cái hội nhóm, diễn đàn đọc hết tin từ Fed bên Mỹ, sau đó ngó qua Trung đông xem nhóm Opec làm gì, rồi lại hóng hớt Nga – Ukraine khi có tin tức, nhưng kiến thức về doanh nghiệp, thứ quyết định giá cổ phiếu lại không có để rồi người ta phím mua con gì thì mua con đó, lỗ thì lại đổi “chuyên gia tư vấn”. Trên thị trường này nếu không liên tục học hỏi thì con sóng sau anh em vẫn sẽ lỗ như con sóng trước, chẳng có gì khá khẩm hơn đâu… Hôm nay mình chia sẽ với anh em những điều căn bản nhất trong phân tích doanh nghiệp mà 8 năm qua với hàng trăm lần đu đỉnh mình học được.
Đầu tiên, anh em cần phải biết chung chung về doanh nghiệp mình trước khi đi phân tích, đừng nhảy vào học ngay phân tích cao siêu mà không nắm rõ doanh nghiệp mình như thế nào. Mới vào anh em hãy tập đọc ngay báo cáo thường niên của doanh nghiệp vì trong đây là đầy đủ thông tinh nhất, còn báo cáo tài chính chỉ là những con số kết quả của hoạt động kinh doanh thôi. Mình sẽ lấy báo cáo thường niên của HPG làm ví dụ vì là ngành sản xuất, thương mại sẽ gần gủi với ae nhất. Những ngành khó hơn là dịch vụ, tài chính.
Trong báo cáo thường niên anh em nên tập trung trọng tâm ở 3 phần đầu là được. 3 phần này gồm:
- Thông tin chung: phần này cho anh em biết danh sách các công ty con, đa phần doanh nghiệp đều hoạt động theo mô hình tập đoàn với nhiều công ty bên dưới hoặc Mẹ - con, vì doanh nghiệp tách bạch ra nhiều cty con để dễ quản lý, tách bạch tài chính, dòng tiền, nếu quy mô quá lớn mà hoạt động nhiều lĩnh vực trên 1 công ty thì rất dễ toang. Đối với doanh nghiệp hãy chú ý các công ty con này, đôi khi tài sản chìm ở cty con rất lớn, khi ghi nhận vốn đều lệ như vậy nhưng giá trị tài sản gấp cả chục lần, đến khi mở bán dự án thì lợi nhuận rất khủng.
Có một phần khá thú vị mà mọi người hay bõ qua đó chính là lịch sử hình thành, phần này là quá khứ nhưng có thể đối chiếu với giá cổ phiếu, xem ở những mốc thời gian đó giá cổ phiếu sẽ biến động như thế nào ngoài các tác động của thị trường.
Phần rủi ro cũng khá quan trọng, nhưng đa số các doanh nghiệp điều nói dài dòng lê thê, anh em nên rút ý chính thành vài rủi ro thôi, ví dụ như rủi ro tài chính là giá than, quặng quan trọng nhất vì nó chiếm phần lớn trong giá vốn bán hàng, theo dõi xu hướng những mặt hàng này để dự đoán chi phí sản suất của HPG bị ảnh hưởng ra sao.
- Phần báo cáo BGĐ: Phần này rất quan trọng, nhưng cẩn thận đừng để bị cuốn theo những lời lẻ hoa Mỹ của BGĐ, năm rồi tôi đạt được kỷ lục abc xyz nhưng năm sau tôi sụt giảm thì cũng sấp mặt, những con số này là con số của quá khứ.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh có lẽ là phần cốt lõi nhất trong báo cáo, Hãy luôn chú ý đến phần mang tính “Quyết Định”. Thép và sản phẩm thép đóng góp lớn nhất vào doanh thu của HPG, còn nông nghiệp và bds thì quá nhỏ, bõ qua khỏi mất thời gian, mình không có định giá để thâu tóm doanh nghiệp nên những thứ nhỏ nhặt bõ qua, bóc tách chi tiết vào những thứ này chỉ tốn thời gian. Tập trung vào sản phẩm thép và thép là 2 thứ giúp HPG tăng mạnh doanh thu, đặc biệt là thép, đóng góp tới 83% lợi nhuận. Vậy thép sẽ là thằng ưu tiên số 1 và sản phẩm thép ưu tiên số 2 mà mình cần theo dõi giá, vì giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, còn lúc nãy ta xem phần báo cáo rủi ro thì thấy than cốc, quặng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí cấu thành nên giá vốn. vậy chốt lại là xem xu hướng giá của 4 loại mặt hàng: thép và sản phẩm thép (tạo doanh thu), than cốc và quặng sắt (tạo lợi nhuận). Giá thép và giá sản phẩm thép mà giảm nhanh hơn giá than cốc, quặng sắt thì dễ vỡ trận nếu sản lượng hàng bán không tăng hoặc tăng yếu, giá trứng gà, thịt gà hay bds có tăng chục lần cũng chẳng bù đắp nổi lợi nhuận của HPG. Ngoài lề xíu, anh em cần theo dõi sát sao nguồn tạo tiền, những doanh nghiệp cùng ngành có thể khác nguồn tạo tiền, ví dụ như ngành chứng khoán, 3 công ty đầu có nguồn tạo tiền từ tự doanh, môi giới, và cho vay margin, nhưng những cty nhỏ hơn chỉ có duy nhất nguồn tạo tiền từ tự doanh, mà nguồn từ tự doanh thì biến động cực mạnh, lúc lãi vài trăm %, lúc lỗ chổng đít.
Các chỉ số tài chính như vòng quay hàng tồn kho, ROE, ROA, cơ cấu tài sản, nguồn vốn anh em nên đối chiếu với các công ty cùng ngành để chọn doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành, và nhớ xem xu hướng tăng giảm, lý do vì sao lại tăng giảm như vậy. Những chỉ số này khá quan trọng vì nó là dữ liệu đã được xử lý, nói lên rất nhiều thứ, còn số liệu từ báo cáo tào chính quý là số liệu sơ cấu (số liệu thô chưa qua xử lý), nhưng số liệu trong báo cáo thường niên hơi cũ vì khi tung ra bản báo cáo thường niên vào tháng 3,4 của năm sau, khá muộn. Nên nếu được thì anh em lập bảng công thức xử lý số liệu cho từng quý (phần này nói sau).
Phần kế hoạch sản xuất anh em đọc lướt sơ qua thấy điểm nào ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu (thép và sản phẩm thép) thì lưu ý, không thì bõ qua.
- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: phần báo cáo này quan trọng nhất là cho biết sản lượng sản xuất của doanh nghiệp, hãy lục lại các báo cáo thường niên cũ hay thông tin internet nào đó xem công suất tối đa sản lượng hiện tại để xem đã đạt điểm max công suất hay chưa, nếu tối đa công suất mà doanh nghiệp không thể tăng sản lượng vào năm sau thì khả năng cực cao cổ phiếu sẽ cắm đầu ngay vì doanh thu chỉ cần đi ngang, chi phí chỉ cần nhích nhẹ là lãi mỏng lại, nhiều thằng cạnh tranh hơn nữa, tăng chi phí hoa hồng, marketing v.v.v… nếu thấy những dự án được đầu tư mới thì hãy lấy viết ghi lại sản lượng, công suất, và thời gian hoàn thành đưa vào hoạt động của dự án đó, vì chỉ cần đưa vào hoạt động dự án mới thì doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng mạnh ngay, hãy nhớ là tập trung vào dự án của các mảng chính.
Chú ý đến tình hình đầu tư các dự án lớn, xem nó tới đâu để dự đoán điểm bùng nổ doanh thu và lợi nhuận, nếu đoán sai thì cùng lắm vài tháng kẹp hàng.
Trong đây có phần cơ cấu cổ đông mình nghĩ không nên quan tâm nhiều, khi ae quan tâm quá mức mà góc nhìn không đủ rộng dễ sinh ra thuyết âm mưu có ông kẹ này ông kẹ kia vào thì giá lên trời, cái gì mù mờ quá thì nên bõ qua.
Vậy là tạm ổn, những phần khuyến khích đọc thêm thôi chứ không trọng tâm. Anh em đọc liên tục 2 3 cái báo cáo thường niên thì cơ bản đã hiểu rõ 70% doanh nghiệp rồi, không chắc ăn nhưng cũng biết tương lai doanh nghiệp “có thể” như thế nào, nếu có mùi thì cắt lỗ sớm khi lỡ mua đỉnh, mọi thứ vẫn ổn thì cứ giữ. Khi hiểu biết rồi thì anh em cũng tránh bị dắt mũi bởi những ông “thầy vẽ”, những “chuyên gia vĩ mô” nói bậy nói bạ ngoài kia. Hãy nhớ anh em phải đọc 2 3 báo cáo thường niên thì mới thấy doanh nghiệp thay đổi như thế nào, chứ đọc 1 báo cáo thì dễ chết vì nhiều doanh nghiệp cố tình book lợi nhuận làm giá cổ phiếu như bán công ty con, chuyển dự án…v… những thứ book 1 lần rồi về máng lợn.
Nguồn : Thanh Hải Stock
nhiều tâm sự
Dường như ai đi ngang cửa,
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.
Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Làm sao về được mùa đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa đông
Mùa thu cây cầu đã gãy
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về
Em ơi đông lại về, từ trăm năm lạnh giá.
Tim em như ngừng thở, từ sau ân tình đó.
Em nghe không mùa đông, mùa đông.
Ngày nào ta xa nhau, em bước sâu trong vùng tối nhạt nhòa.
Từng mùa đông theo qua, anh đã quen với đường đời băng giá.
Trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi.
Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ rằng người yêu tới.
Đêm chia ly em về, đường khuya em bật khóc.
Anh xa em thật rồi, làm sao quên mùi tóc.
Em hỡi em! Có phải tình băng giá là cuộc tình đẹp trên thế gian.
Tuần Quan Trọng Của VN-Index - Phải chuẩn bị từ bây giờ
Đây là bài viết cực kỳ quan trọng, về tư duy đầu tư giai đoạn này. Thời cơ nghìn năm sẽ sinh ra trong 1-2 quý tới. Sau đó sẽ không còn nữa. Bão rồi cũng sẽ tan.
Lưu ý về bài viết: Luôn bám sát những gì đang xảy ra. Luôn là “Trọng yếu” hiện tại. Không nên dùng nó để mua bán cổ phiếu. Tất cả các bài viết nhằm mục đích chia sẻ “Năng lực đầu tư”, đóng góp vào phát triển cộng đồng nhà đầu tư nói chung.
(1) Về FED, mình nghĩ FED người ta sẽ tăng lãi suất thêm 0.75 vào tuần sau. Đưa lãi suất lên 4%. Và tháng 12 có thể là 0.5 lên 4.5%. Có thể là đỉnh của lãi suất Mỹ tại 6th năm 2023.
Vấn đề không phải là lãi suất Mỹ nữa. Nó thật sự không quan trọng bây giờ. Vấn đề là “PHẢN ỨNG CỦA NHNN Việt Nam” sẽ như thế nào? Nó thật sự rất quan trọng trong bối cảnh nhiều thứ đang bủa vây. Liệu rằng NHNN có thắt chặt tiền tệ hơn nữa hay không? Chờ đợi và VN-Index sẽ bị ảnh hưởng bởi “Trọng yếu” này. Xu thế vẫn là bình thường đến xấu hơn nếu có.
3 thành tố quan trọng là: (1) Lãi suất điều hành có tăng 1% hay không? (2) tỷ giá đã tăng rất mạnh lên gần 25.000 liệu có bức phá lên 26.000 hay không? Mức này là đã tăng 15.5%. (3) Lãi suất huy động liệu có tiếp tục tăng nữa hay không?. Hiện Tăng trưởng tín dụng, đã cạn room làm cho dòng tiền hoạt động giảm đi làm khó VN-Index tăng trong giai đoạn này.
(Nhà đầu tư nên nghĩ rằng các kịch bản xảy ra sẽ cho kết quả rất khác biệt lên VN-Index)
(2) Về ảnh hưởng từ trái phiếu BĐS
Mấy bài viết vừa qua, mình mô tả những gì đang diễn ra. Không hề có ý nói TT xấu tốt gì cả. Rõ ràng TTCK tác động đến nhiều nhóm ngành mà chẳng liên quan gì… Nhất là vỡ trái phiếu này chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Bằng tư duy 23 năm trên TTCK này, bằng nghiên cứu rất thấu đáo về các nước. Bằng tư duy hệ thống để diễn tả “Những gì sẽ xảy ra” nhằm mục đích dành cho những nhà đầu tư ít kinh nghiệm hơn hiểu rõ. Hoàn thiện năng lực đầu tư.
=> VTP đã chính thức đi vào giai đoạn “Xử lý tồn đọng” đây là việc rất tốt cho kinh tế Việt Nam sau này. Cũng là bài học đắt giá phát triển đất nước. Kinh nghiệm quý báu cho nhà đầu tư. Chắc chắn xử lý xong phải tốn 5-10 năm. Hơn 4xxK tỷ. Chiếm 2.xx tổng phương tiện thanh toán đất nước. Đây là rõ ràng tác động rất lâu dài lên TT BĐS (không phải TTCK). Không nên nhầm lẫn.
=> Anh em trong ngành xây dựng, nhà thầu cho một số “tập đoàn BĐS”. Đang gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí ngừng thi công. Giá BĐS bắt đầu giảm “Đáng kể”, nó rất nhạy cảm dễ dẫn đến mất thanh khoản của nhiều công ty là “Rất đang hiện hữu”. Đó chẳng qua là “Liều mạng vung tay quá” Vay chồng vay để phát triển dự án. Vay kịch kim xong chưa hài lòng, đi phát hành trái phiếu (cả usd), Nợ đến mức 300% đến 1000% vốn chủ sở hữu. Thì làm sao tránh được mất thanh khoản. Nếu xảy ra dây chuyền thì làm sao? Phải nên hiểu thật rõ bên trong và bối cảnh hiện tại.
=> Anh em cũng lưu ý. Đây là một cuộc tái cấu trúc ngành BĐS chắc chắn sẽ xảy ra. Là có lợi cho phát triển đất nước. Đưa ngành này trong thế an toàn hơn. Không thể có chuyện nợ gấp 8-10 lần vốn tự có được. Sẽ nguy hại cho đất nước. Ai không kiểm soát được thì sẽ chết và công ty khác lên ngôi. Công ty BĐS cũng có công ty này công ty kia. Việc lạm dụng không phải ai cũng quá mức, vẫn có nhiều công ty “rất cân đối” tóm lại công ty làm sai thì nhận hậu quả thôi. Sự đau đớn của ngành này xảy ra nhưng tốt về lâu dài.
=> Vấn đề là sau VTP thì đến công ty nào được “Tái cấu trúc”. Rồi đến công ty nào nữa?. Vấn đề này để các bạn tự hình dung và theo dõi.
=> Việc TTCK xuất hiện nhiều tin đồn là vậy. Vì dây chuyền đang xảy ra khiến giới đầu tư lo ngại. Chúng ta nên ý thức rằng cả trái phiếu và dư nợ là mối lo ảnh hưởng của họ cũng chẳng có gì sai. TTCK rất nhạy cảm với tin đồn. Khi VN-Index giảm mạnh chưa chắc do tin hay cái gì? Làm sao biết được?
(Tốt nhất là nên hiểu thật rõ, còn làm gì thì là việc của mỗi người)
(3) Dòng tiền trên TTCK suy giảm là một mối nên quan tâm
=> Chúng ta thấy DJ tăng điểm mạnh vào thứ 6. Và phiên hôm nay liệu xem để so sánh VN-Index có tăng được không? Tăng bao nhiêu? Mình nghĩ DJ là cái phao mà nhiều người bám víu, nó thật sự không ăn thua trong TT hiện tại. Cũng chưa chắc có liên quan.
=> Vấn đề là tháng 11-12 này, dòng tiền trên TTCK như thế nào là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Tại sao vậy? Vì giá CP có thấp mà dòng tiền tiếp tục suy yếu nó vẫn yếu.
=> Rõ ràng sau những lần lao dốc lớn. TTCK thường có một thời gian tích lũy nhất định. Lý do là “chờ dòng tiền tăng lên” đó là chuyện rất bình thường của TTCK chung. Riêng CP riêng lẻ vẫn có thể tự bức phá đi lên là dòng tiền của chính nó. Vậy nên dòng tiền có 2 mặt trận “Dòng tiền chung của TTCK chung và dòng tiền từng CP riêng”. Là nhà đầu tư phải nắm rõ từng loại nếu muốn thành công.
(4) Liệu nhà đầu tư có vay để đầu tư vào CP và áp lực trả nợ tháng 11-12?
=> Đây là một biến mà mình cũng chẵn biết có ảnh hưởng như thế nào?
=> Tại sao TT giảm mạnh như vậy mà margin lại tăng lên 160.000 tỷ? Nghĩ thật vô lý. Và câu trả lời là “Deal” cần tiền rút ra giải quyết cái gì đó + Tiền mặt giảm 7.500 tỷ. Chúng đều là làm dòng tiền trên TTCK suy yếu. Câu chuyện này cuối năm như thế nào? Bạn biết không? Hãy trả lời xem!
=> Liệu rằng khi kẹt đạn quá, bán bớt tài sản là CP để giải quyết của cá nhân hay tổ chức… cũng là một biến khiến TTCK giảm mạnh vừa qua? Liệu rằng nó còn tiếp tục trong cuối năm? Cấu trúc TTCK là vậy nhiều câu hỏi lắm là vậy.
=> Liệu rằng các công ty có giảm tài sản để giải quyết áp lực trái phiếu, nợ vay từ TTCK?.
(Tất cả các biến này để bạn tự tư duy thêm).
TTCK đã nát rồi - Nát thêm nữa thì sao?
(1) Mình nói về mất niềm tin vào TT. Đó dần là “một cái đáy”. Chắc chắn nó sẽ đến. Tiền cạn kiệt cực đại là đáy. Mặc dù điểm số thì không rõ bao nhiêu. Hàng tá công ty vác tiền đi “đầu tư CP” giờ đều đang lỗ rất nặng. Quỹ , tổ chức, cá nhân đều giảm NAV rất nghiêm trọng. CUỐI CÙNG ĐẾN LÚC NÀO ĐÓ HỌ SẼ KHÔNG BÁN NỮA. Chờ xem đúng không nhé, hãy nhớ bài này để làm bằng chứng.
(2) Hiện nay biến số về từ NHNN, lãi suất, tỷ giá. Và tác động từ “Khối băng BĐS” như thế nào? Nếu cho mình biết được nó thì mình sẽ biết đáy VN-Index ở đâu. May thay mình không biết nên cũng chẵn biết đáy ở đâu cả. Chúng ta nên hiểu rõ thật rõ là vậy.
=> Trường hợp xảy ra 1-2 cái như VTP + NHNN tăng lãi suất điều hành, tỷ giá 26.000….thì VN-Index bao nhiêu?
=> Trường hợp không có gì xấu hơn nữa thì VN-Index bao nhiêu? Tư duy phải như vậy chứ? Xấu hay tốt gì ở cái xuyên tạc người khác?
=> Trường hợp xảy ra cái gì từ đây đến 12/2022 và đến tháng 6/2023. Thì ai tính nổi?
=> Liệu rằng quý 4. Quý 1/2023 kinh tế toàn cầu có suy thoái kinh tế toàn cầu không? Chúng xảy ra như thế nào?… Liệu bạn có trả lời được không?
=> Liệu rằng dòng tiền có tăng lên trên TTCK không? Khi nào nó tăng. Mình nói cả nhà hiểu rằng. TTCK dòng tiền tăng lên mạnh… thì thì thì…thì bất chấp chuyện gì xảy ra VN-Index nó cứ đi lên. Tại sao lại vậy? Đó là sự kỳ diệu của TTCK. Không phải nó xấu là đi xuống đâu. Ở ĐÂY NHẤN MẠNH 2 mặt tác động lên VN-Index và CP. Cũng giống như TT chung dòng tiền đi xuống, nhưng vẫn có CP dòng tiền đi lên. Việc tư duy sai lầm, sai trái dẫn đến “đi chửi bới đỗ thừa abcd cho các thành phần TT.? Làm sao khá lên được?
Ai giữ được niềm tin người đó sẽ chiến thắng. ĐÂY LÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN, KHÔNG NÊN DÙNG NÓ ĐỂ ÁP DỤNG
(1) Kế hoạch 3 bước , 3 tầng giá bất chấp chuyện gì xảy ra. Giả định của nó rất đơn giản. Mua CP mà 2023-2024-2025 sẽ “HOÀN VỐN ĐẦU TƯ” câu trong ngoặc kép này để trả lời đúng không phải đơn giản đâu, chỉ có rất ít CP đạt được mục tiêu này.
(2) Nên nhớ, định giá 2023-2024-2025 quyết định chứ không phải định giá hiện tại. Định giá hiện tại vứt bỏ đi. Nó không phải là căn cứ. Thậm chí là tai họa cũng nên. Đó là sự khác biệt không phải ai cũng làm được.
(3) LNST thu về 2023-2024-2025 bạn cứ lãnh, chi tiêu, tiêu Sài, đi du lịch… Hoặc là mua thêm CP. Mặc xác đời diễn ra cái gì. Hàng năm cứ lãnh mà tiêu đã. Lỗ lãi thị giá không còn quan trọng nữa. Nát thì cũng đã nát rồi.
(4) Không dùng margin cho đến khi, “dòng tiền liên tục đi lên, hoặc giá đi lên liên tục. Dùng margin lúc này phải có tiêu chuẩn tiêu chí. Phải có phương pháp, phải có phương pháp Find the loss, cut the loss.
(5) Qua bể khổ sẽ đến thời thái lai. TTCK, công ty, hay dòng tiền đều có chu kỳ. Chắc chắn nó sẽ đến và nhân bằng lần. Hãy lưu lại bài này kiểm chứng nha. Tại sao mình nói 2022 là “tắm máu nhà đầu tư”? Bây giờ mình nói ngược lại? Rất tự nhiên thôi, suy nghĩ đi sẽ thấy.
(6) Thế có người hỏi VN-Index về bao nhiêu là đáy. Bản thân câu hỏi thật ra là đã không đáng rồi.
Mình nói: Tui không quan tâm VN-Index bao nhiêu. Tui quan tâm “Cổ Phiếu” mục tiêu của tui về giá mục tiêu. “CHẤM HẾT” không bàn ra bàn vô gì cả. Đó là một tư duy khác biệt dẫn đến thành công.
Vậy giá mục tiêu của ông là gì? Tui nói: Giá CP ước mơ về trong 3 năm (2023-2024-2025). Là tui hoàn vốn đầu tư. Bằng nội tại của LNST sau thuế công ty mang về. Còn chuyện ngoài TT kệ xác nó. Công ty nào bị cái gì công ty đó lao dốc thôi. Chẵn liên quan.
(7) Câu chuyện ở đây rất đơn giản
Ông nào trong TÂM bão? Ông nào dính đến bão? Ông nào sống nhờ ông trong bão? (ÔNG NÀO LIÊN QUAN) thì thôi đừng có đụng tới.
Nhiều ông chẵn liên quan. Lao dốc theo không phanh. Rơi tự do, chẵn liên quan thằng cha nào… thì sao nữa? Thoả tiêu chuẩn tiêu chí là cơ hội nghìn năm có một. Từ 2010 đến nay 13 năm rồi. Ước còn không có.
Chỉ tiếc rằng. Nhiều nhà đầu tư bây giờ tiền không còn nhiều nữa. Vậy thôi.
Mặc dù sẽ có rất nhiều biến cố lớn xảy ra sắp tới. Nhưng thì đã sao? Nát cũng nát rồi. Ai ở lại qua trận cuồng phong này. Người đó sẽ thắng lợi. Những lúc như thế này phải viết nhiều bài viết để cộng đồng nhà đầu tư còn hiểu rõ vấn đề.
Cuối cùng, không nên dùng những thông tin bài viết như thế này để xuyên tạc. Hàng ngày mình bỏ công sức ra dậy rất sớm để nghiên cứu viết bài qua cơn bão này mình sẽ hạn chế viết thôi lo cái gì.
Trân trọng đã đọc
Hoàn cảnh “Cơn cuồng phong” trên TTCK này hiện nay. Mình nhớ về những ngày của năm 2008. Chúng (VN-Index) cũng có đợt hồi phục 8/2008-10/2008. Sau đó lại lao dốc không phanh đến tháng 12/2008. Tháng 1-2/2009 lại lao dốc thêm một lần nữa. Để cuối cùng chạm đáy thấp nhất 235 vào tháng 3/2009. Vào năm đó mình đã all in vào CP REE GIÁ 17. Mặc cho VN-Index tiếp tục lao dốc thêm chút nữa. Nhưng gần như giá CP REE Không giảm thêm mà trơ ra đó cho đến tháng 3/2009. Nó tăng một mạch lên 51, được cộng thêm cổ tức 50%. Tức là giá tương đương 75. Tức tăng 340% chỉ trong năm 2009. Tất nhiên khi tăng giá và có “■■■ giữ nhà” mình đã all in margin ngay sau đó. Một cú lợi nhuận 600%. Nói về cổ tức 50% khi đó (chia CP). Là khoản mình tính sẽ nhận trong vài năm. Lúc đó REE chia tiền mặt cở 10% thị giá. Chết sống không cần biết lấy 10% tiêu cái đã.
Bây giờ TTCK đang lập lại vết xe đổ “rất y chang” 2008-3/2009 bằng 2022-2023. Nhiều người nói VN-Index sẽ về 600-650-700-750-800…Mình không quan tâm nó mấy trăm. Nên nhớ rằng VN-Index 235 khi đó P/E chính xác là 8.7 lần. Cũng giống như bây giờ VN-Index 880 là P/E bằng y chang 235 vào 3/2009.
Những cái thùng rỗng kêu to trên Media bạn càng xem càng nói thì càng thất bại. Mà bạn cần phải thắng trận này, không có con đường nào khác, không có đường lùi nữa. Phải tiến về phía trước mạnh mẽ, bằng tất cả những gì đang có. Bạn hãy lưu bài viết này để làm bằng chứng. Vài năm sau đem ra để nhìn lại. Lúc đó có thất bại thì hãy tự trách mình. TTCK luôn rất khắc nghiệt. Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Quá tàn khốc. Nếu bạn bán bỏ và rời khỏi TTCK. Bạn đã nằm trong đám đông 70% kia. Cũng giống như các diễn đàn media kia thôi. Không hơn không kém.
Chúc bình an và thành công.
Nguồn : Trường Money
CHO VAY KÝ QUỸ - MARGIN
Chủ đề này mình thấy bản thân mình cần phải viết một chút, vì nhiều ACE quan tâm. Các ACE trong nghề có lẽ không xa lạ gì điều này, mình viết vì nhiều ACE nhà đầu tư khác cần thông tin này.
Câu hỏi nhận được sự quan tâm là: Tại sao dư nợ margin vẫn tiếp tục tăng khi thị trường giảm:
-
Mình vẫn bảo lưu quan điểm và có thể nhìn thấy hằng ngày rằng dư nợ margin của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đã giảm khoảng 15-20% trong quý III. Hiện tại nhà đầu tư nào bị Force Sell đã bị bán hết trong giai đoạn giữa tháng 10. Còn nhà đầu tư còn trụ lại, nếu còn kẹp lại margin thì chắc chắn lỗ nhiều, tâm lý “chim sợ cành cong” thấy rõ, ai dám dùng thêm margin lúc này mới là lạ. Tài khoản cũng vơi đi quá nhiều, NAV đâu mà vay nhiều nữa. Tóm lại, mình thấy NĐT cá nhân nhỏ lẻ hiện tại mức đòn bẩy ở mức thấp & rủi ro margin với nhóm này ở mức thấp.
-
Vậy tại sao margin vẫn tăng? Câu trả lời có lẽ anh em trong nghề đều biết. Kênh cho vay kỹ quỹ của các CTCK hiện tại đóng vai trò phần nào cân nguồn cho việc siết chặt thị trường trái phiếu & hết room tín dụng. Cổ đông lớn, chủ doanh nghiệp kẹt quá đi vay margin các CTCK, các deal này ngày càng nhiều. Điều mình bất ngờ là nhóm này kẹt tiền nhanh hơn mình nghĩ & hành động nhanh ghê.
-
Nếu theo 2 ý trên, margin vẫn tăng mặc dù mình quan sát thấy cá nhân nhỏ lẻ chắc chắn giảm dư nợ, thì đã có trên dưới ~20K tỷ margin được tăng thêm do các deal cổ đông lớn/chủ doanh nghiệp trong quý III. Hiện mình quan sát nguồn của các CTCK còn khá nhiều, do đó tạm thời kênh margin của các CTCK vẫn đủ cân các deal này. Xu hướng này có thể tiếp diễn trong quý IV. Nhiều CTCK thận trọng đã giảm danh mục cho vay với các mã nhạy cảm, tuy nhiên khẩu vị rủi ro của các CTCK khác nhau & quan trọng giá nào (lãi suất bao nhiêu), vẫn có những CTCK chấp nhận cho vay deal rủi ro với giá cao.
-
Các cái tên mình để ý thấy có dư nợ tăng mạnh như TCBS, VNDS, MBS, …& Tân Việt thì ít nhiều cổ đông/CTCK đều có ít nhiều liên quan đến trái phiếu. VPBS thì mới gia nhập ngành & đang tăng dư nợ khá nhanh. HCM, VPS làm nhiều về KHCN nên dư nợ giảm cũng rất dễ hiểu (minh chứng dư nợ cá nhân nhỏ lẻ giảm). Mình chỉ đưa ra dữ liệu của các CTCK trong nước để so sánh sự vận động các CTCK có cùng thị trường huy động nguồn.
-
Kênh Margin của CTCK hiện đóng vai trò là đệm giảm sốc cho quá trình Giảm đòn bẩy (Delevering) chủ động/hay bắt buộc của doanh nghiệp. Có một câu hỏi ở đây, liệu quá trình này có khiến rủi ro chuyển từ thị trường trái phiếu sang kênh margin. Và có khi nào sẽ có làn sóng Call Margin ở cấp độ doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán?
-
Câu trả lời của mình hiện tại, có lẽ là chưa, cứ điểm 1,000 sẽ đóng vai trò quan trọng. Mình hay nói câu chuyện cung cầu. Trong 1 bài hôm thứ 7, mình viết về “Ván bài nhận sớm” của các cổ đông lớn, các chủ doanh nghiệp khi đang ở thế bị động. Mình nghĩ chỉ cần nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ bình tĩnh lại, mọi chuyện sẽ ổn. Bởi lẽ như phân tích ở trên, margin của nhóm này thấp, giờ không ai ép bán cả, chỉ hoảng quá, sợ quá thì bán thôi. Nhóm này bớt sợ thì cũng ít người còn muốn bán ở vùng giá này. Nói gì thì nói, nỗi sợ cũng là một cảm giác nguyên thủy, nó giúp con người tồn tại qua hàng triệu năm, nên cũng không thể khuyên ai đừng sợ hoặc không nên sợ cả. Ai sợ thì sợ thôi, nỗi sợ nhiều trường hợp là điều rất đúng.
-
Còn mình, nếu không có rủi ro, sự đổ vỡ hệ thống gì, mình không sợ lắm. Mình cũng đánh giá sự tác động của kênh trái phiếu đến rủi ro hệ thống là ở mức trung bình thấp. Nhưng nếu có rủi ro hệ thống gì, mình cũng sợ đấy, lúc đó việc Call Margin ở cấp độ Cổ đông lớn sẽ diễn ra. Lúc đó chắc thị trường sẽ giảm nhanh và sâu, hành nghề và quản trị rủi ro cũng khó nữa. Thời điểm này thú vị, nhiều cơ hội & người cho vay Margin cũng cần phải cân nhắc rất nhiều.
Vậy thôi, đơn giản là vậy. Mình vẫn mong cứ điểm quanh 1,000 được giữ, để giữ lại một chút gì đó niềm tin cho những người còn ở lại & còn đất để hành nghề. Tóm lại dạo này nghe vĩ mô tiêu cực đủ nhiều rồi, nhưng nó không thể giải thích mức rơi hiện tại & không mang tính quyết định thị trường 1-2 tuần tới & có thể phần còn lại của năm 2022 bằng câu chuyện cân nguồn tiền.
Nguồn : Huy Bùi
26 tháng 5, 2020
Cách đây 58 ngày, cũng hơn 8 tuần rồi, khi tôi đăng bài này thì có sáu triệu tám anh em phản đối, chửi bới, nguyền rủa, xài xể tôi, họ nói tôi chém gió ba lăng nhăng, lùa gà, úp sọt, ác ôn, thất đức…
Ngày ấy, không khí ảm đạm thê lương đầy mùi tử khí bao trùm hành tinh này chứ không rộn rã, rần rần như những ngày này. Giờ thì…
TẠI SAO ĐỪNG MƠ NHỮNG PHIÊN GIẢM SỐC VÀI CHỤC ĐIỂM LÚC NÀY ?
Trong bối cảnh này, mà MMs tạo ra được thế trận như thế này thì không dễ gì họ để vỡ trận một lần nữa. TTCK là thị trường của niềm tin, nên một khi họ đã tạo nên thế trận như thế này, đó là cả một quá trình công phu, tốn nhiều tiền của - có khi phải tính bằng ngàn tấn Polime - nhằm tạo nên niềm tin cho thị trường, cho nhà đầu tư. Đó là điều tuyệt vời để thị trường vận động một cách lành mạnh - Và tốt cho cả nền kinh tế - Cho rất nhiều mục tiêu của Chính phủ đề ra.
Vì dịch bệnh mà thị trường bị bán tháo hoảng loạn dẫn đến sự phi lý đến điên rồ của đám đông khi hàng động theo cảm xúc, cảm tính, vô số mã giảm đến một mức giá vô cùng hấp dẫn khi PE (xịn) = 2-3, thật không thể tin nổi !
Theo dõi Media, nếu tinh ý anh chị sẽ thấy dòng tiền đợt này là dòng tiền của nhà tạo lập, có khi là của … bỏ ra để cứu thị trường qua đó cứu cả nền kinh tế - Khi rất nhiều DN tốt, có giá hời thì đây là một quyết định sáng suốt, một mũi tên trúng nhiều đích, tiền thừa mứa để trong Bank làm gì?
Còn cái chuyện báo chí nói số tài khoản mới mở của những nhà đầu tư mới, rồi tiền bóng bánh, lô đề chảy vào TTCK, cái lập luận này nó có phần khôi hài theo kiểu câu view của báo chí xưa nay !!! Nhỏ lẻ nào, lô đề nào, bóng bánh nào, đám đông nào mà có tiền tỷ đô la kéo cả thị trường tăng kiểu này nếu không phải là nhà tạo lập. Nhỏ lẻ nào dám bỏ tiền ra đánh mấy con ngáo ộp ngàn tỷ, chục ngàn tỷ, tỷ tỷ cổ phiếu như VIC VHM VRE VCB BID CTG VPB MSN BVH VJC VCB VNM GAS … Chính phủ nhiều nuớc như Trung Quốc và Mỹ cũng hành động theo cách tương tự.
Có những thứ, những việc sao mà nói toạc trên báo chí được, nhưng bảng điện nó thể hiện điều đó - Ý CHÍ CỦA NHÀ TẠO LẬP !
Đoạn sau chém búa lua xua nè: Không thể tin nổi, nước Mỹ dân chết như ngã rạ, hôm qua số người chết vì Covid tăng kỷ lục 1.837 người trong một ngày. Quá thảm thương, quá đau thương, vậy mà chứng khoán Mỹ lại tăng dã man, khủng khiếp, nhiều người sẽ vò đầu bứt tai tự hỏi: CÁI QUÁI GÌ ĐANG DIỄN RA Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN thế giới nói chung và ở VN nói riêng, khi mọi thứ còn đang vô cùng u ám thì chứng khoán lại tăng điên cuồng ! Quái lạ !
Nói thì nó hơi thuyết âm mưu ảo diệu, ngắn gọn thôi anh chị nhé: THẾ GIỚI NÀY ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN BỞI MỘT NHÓM NGƯỜI THIỂU SỐ, VÔ CÙNG ÍT ỎI, NHƯNG HỌ LẠI NẮM VẬN MỆNH CỦA HÀNH TINH CHÚNG TA ĐANG SỐNG ! Dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận chuyện này, nghe thì rất là bất công, tàn nhẫn, đó là điều không thể chấp nhận được ! Không chấp nhận cũng phải chấp nhận ! 1.000 năm trước cũng thế, 1.000 năm sau cũng thế !
3 tháng nay, đi đâu cũng nghe câu : CASH IS KING
Từ chuyên gia đến môi giới, nhà đầu tư, nhà nhà, người người CASH IS KING
Tôi tự hỏi: Thế ngày ngày ai đang mua bán mà mỗi phiên giá trị giao dịch 4.000 - 6.000 tỷ?
…
Thị trường tăng mà anh em có vẻ buồn buồn sao í… lạ lắm, không giống như ngày trước, mỗi lần thị trường tăng là anh em hò reo, múa hát, rần rần, rần rần.
Còn lần này thì…
Quái lạ, cái quái gì đang xảy ra ở hành tinh này?
Chả có nhẽ…
Hay là…
Có khi nào…
Rồi sẽ có lúc thị trường trơ ra và không ai đếm số bệnh nhân nhiễm covi nữa… Nếu VN có nhiễm vài chục ca/ngày cũng chả ai thèm ngó. Cái gì mới lúc đầu thường đau, chảy máu và hơi rát tí. Sau thì hết đau, có khi còn thèm nữa !!!
Nói thì độc mồm độc miệng, anh em Short, anh em phun két vì đồng tiền mà biến tâm mình trở nên ác độc lúc nào không hay, ngày ngày đếm số người nhiễm, người chết mà hò reo như thể trúng số. Như thế là không nên chút nào, có thể kiếm được tiền lúc này, nhưng hậu vận không tốt, nó gây nên nghiệp báo cho cả mình và con cháu mình trăm năm sau.
Hang ổ, nguồn gốc của con Corona là từ Vũ Hán, thế mà giờ Vũ Hán đã bình yên, dỡ lệnh phong toả. Sau đó đến Hàn Quốc, Nhật bản cũng rần rần, cũng ồn ào, cũng tang thương, rồi cũng xong, đã ổn. Giờ thì chả ai nhắc đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật nữa cả. Loài người vốn mau quên. Rồi vài tháng sau chả ai nhắc Corona nữa đâu.
Tôi đang nghĩ: có khi nào sau này, có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm sau, khi nhìn lại giá cp ngày hôm nay người ta chợt bồi hồi tiếc nuối khôn nguôi.
Có nhiều người cảm thấy đau khổ và tỏ vẻ “khó hiểu” khi thị truờng đi lên mạnh mẽ. Điều này cũng lại xuất phát từ nỗi sợ hãi, NĐT VN giờ như con chim sợ cành cong, ĐẬU PHẢI CÀNH THẲNG CŨNG TƯỞNG TƯỢNG LÀ ĐANG ĐẬU PHẢI CÀNH CONG.
…
Dạo qua 888 cái Room, Group, diễn đàn chứng khoán thì thấy không khí ảm đạm, thê lương bao trùm… DOW 20 phiên bật tăng hơn 6.000 điểm từ đáy cũng không có mấy ai vui vẻ gì cả như mọi khi. NIKKEI - KOSPI - DAX - FTSI … bật tăng 30-40% từ đáy cũng không ai đoái hoài, để ý gì cả, tôi có cảm giác như cảm xúc của các nhà đầu tư nó trơ ra, không còn cảm xúc với chứng khoán và thế giới quanh mình, một sự im lặng đáng sợ. Tất cả như chết lặng.
Có cái gì đó rất khác, có cảm giác như thị trường bây giờ chỉ có MMs, BBs tự mua bán với nhau. Nhà đầu tư rời bỏ thị trường trong nỗi sợ hãi chết khiếp, uất ức, nghẹn ngào đến oán hận khiến họ xa lánh với những gì liên quan đến chứng khoán. Nên nếu thời gian này mà chứng khoán giảm thì có khi đó có khi lại là chút an ủi cuối cùng dành cho họ, chút an ủi này mang liệu pháp tinh thần nhiều hơn là vật chất, khi chứng kiến thị trường giảm thì họ cảm thấy rằng mình còn may mắn khi rời bỏ thị trường dù muộn còn hơn không, chứ bây giờ mà thị trường tăng lại thì chẳng khác nào vết dao cứa vào lòng họ, nó là nỗi ray rứt khôn nguôi khi phải chết trước cửa thiên đường. Mình chết thì bọn nó cũng phải chết. Không thể nào chấp nhận mình chết mà bọn nó vẫn sống, đó là điều không thể chấp nhận. Mất tiền bạc là một chuyện, cái cái giác uất hận, khó chịu và có khi là cả sự bực tức, oán hận với người, với đời sau khi mất tiền nó rất là khủng khiếp, như một tảng đá đè nặng thân mình. Như thế mình tự làm khổ mình mà thôi.
Cái cảm xúc hơn thua, cay cú với người với đời rồi đâm ra hờn cả thế giới !!!
Đừng vì những thất bại của bản thân mà hằn học với cuộc đời này. Đừng giận cá chém thớt, suy cho cùng sự hơn thua của bản thân là chiến thắng chính mình. Mình không thắng nổi mình thì sao thắng được thiên hạ.
…
Định nghĩa chân một con sóng vĩ đại : Trước đó 90% số mã giảm 30-90% & hàng triệu anh hùng bỏ mạng chốn sa trường vì ham hố bắt đáy, hết lớp này đến lớp khác
…
Cho đến một ngày, có một lớp người thứ n lại vào thử vận may bắt đáy & lần này họ đã may mắn, T3 cũng có ăn, T5 cũng có ăn, T10 cũng có ăn trong khi hàng triệu con tim vẫn nghi ngờ: “Em chả tin có sóng” - Khi hàng triệu con bạc khác kịp oánh chén 50 - 70% - 100% sau mùa Corona năm ấy.
…
4 tuần rồi, 28 ngày đêm rồi, một số anh chị vẫn miệt mài chim nhợn, vẫn điên cuồng chống phá cách mạng, vẫn ngày đêm tìm đủ mọi lý do, từ đông sang tây, từ cổ chí kim, trong nước & quốc tế… Corona, hăm hở đếm số bệnh nhân tăng lên từng ngày, hăm hở đếm số người chết tăng lên từng ngày, rồi nào là Ebola, IS, Syria, Nga - EU, Nợ công, tỉ lệ thất nghiệp tận đẩu tận đâu bên Bồ Đào Nha, Camarun, rồi khí hậu toàn cầu nóng dần lên, băng tan ở Bắc Cực, Nasa, Sao hỏa, mại dâm bị bắt các cụ cũng không tha, dã man quá… ôi thôi đủ cả…
Một số cụ, lẳng lặng, không nói gì cả, ăn hết mã này đến mã khác, bụng trương lên.
Thặc ra mà nói thì: Trái đất này có bao giờ hoàn hảo đâu mà giờ bảo nó xấu, oan cho nó quá.
Cuộc sống vốn đơn giản. Chỉ tại loài người làm cho nó phức tạp. Hết hạ rồi đến thu, hết thu lại sang đông, chứng khoán cũng thế, giảm chán lại tăng, tăng chán lại giảm, thế thôi.
Các bác đầu tư mà cứ hay lo rủi ro. Tôi nói thật, việc các bác đến trái đất cũng là một rủi ro vĩ đại.
Trái đất này từ tạo thiên lập địa chưa một ngày bình yên & mãi mãi sẽ như thế. Rồi chúng ta vẫn phải sống, phải chiến đấu, phải trading, phải tung tóe…
Nay online FB thấy có cái tiến bộ là không thấy anh em hô toang toang đếm ca nhiễm nữa. Rất tốt, như thế chứng tỏ anh em đã mệt mỏi, hoặc dần cảm thấy cơn đói bắt đầu lan toả khắp thân thể. Thực ra đây chính là một tiến trình tâm lí học đặc trưng của con người; để tôi phân tích kĩ hơn cho anh em hiểu:
Con người có một bản năng rất hay đó là thông thường cái gì mới thì sợ, sau dần dà bản năng tự nhiên sẽ khiến cho người ta thích nghi dần với nó và không quan tâm tới nữa. Ví dụ mỗi ngày thức dậy, con đường tới nghĩa địa của mỗi người đều ngắn đi một ngày.
Nhưng bản năng tâm lí sẽ không mách bảo con người điều đó, bởi ngày nào cũng suy nghĩ như thế thì sẽ tạo ra stress tâm lí lên não bộ khiến cho chúng ta ko thể sống và làm ăn được gì nữa.
Dần dà bản năng tâm lí con người sẽ làm cho chúng ta quên điều đó đi và thay bằng một ý nghĩ tích cực khác “Một ngày mới nắng lên, ta vươn tay chào đón” để đầu óc cho bao nỗi lo khác như cơm áo, gạo tiền, ăn chơi nhảy múa vui vẻ. Ai hơi đâu mà quan tâm là mình bị bớt đi một ngày sống trên quả đất xinh đẹp này.
Bản năng thích nghi tâm lý này được hình thành từ thuở xa xưa khi tổ tiên chúng ta còn săn bắt hái lượm, sống trong tự nhiên với đầy rẫy hiểm nguy, rình rập. Để thích nghi với sự sống mong manh đó, tất yếu não bộ hình thành cơ chế thích nghi và quên đi sự sợ hãi để tiếp tục sống.
Người chiến binh khi ra trận cũng thế, ngày đầu thì sợ chết vãi cả ra, nghe tiếng đạn có khi thọt mẹ 2 hòn dái lên cổ, nhưng vài ngày sau là cảm thấy quen, thấy cái chết nhẹ tựa cọng lông con ghệ ở nhà, chết thì chết thôi không vấn đề gì hehe…
Nỗi sợ về TNGT, chết đuối khi tắm biển, uống rượu bia, hút thuốc, ma túy, đập đá các kiểu… cũng y như vậy. Nếu tính theo thống kê thì tỉ lệ tử vong cực kì cao, nhưng hầu hết mọi người sau một thời gian sợ hãi đều sẽ tặc lưỡi quên hết, để làm cút rượu cho sướng đời, hút điếu thuốc cho phê, vác con phân khối lớn ra nẹt pô trên đường cho đã đời, cắn viên thuốc cho nó bớt sầu đời… Khi ấy nỗi sợ hãi ngược lại còn biến thành sự phấn khích và hân hoan.
Anh em hãy cứ tin lời tôi, khoảng 2 tuần nữa thôi, sẽ chả còn ai hứng thú quan tâm VN có bao nhiêu ca nhiễm nữa đâu. Bởi lúc đó não bộ của tất cả mọi người đều đã tự bật chế độ block với vấn đề đó, vì nó đã quá chán và bị stress tâm lí.
Khi đó đầu óc sẽ dần được tỉnh ngộ và thay vào đó là nỗi lo muôn thuở về cơm, áo, gạo, tiền, cuộc sống hiện tại. Bởi lịch sử văn minh nhân loại chỉ xoay quanh đúng một câu hỏi “Mai lấy gì mà ăn?” chứ không phải là “Mai có chết không?”
…
Tầm nhìn dài hạn rất cần thiết, nhưng nếu nhìn xa quá mình lại bỏ qua những cơ hội ngắn hạn thì cũng tiếc thật. Mà đôi khi cái thành quả ngắn hạn nó không hề nhỏ. Cái nhìn đại cuộc rất cần thiết. Nhưng kỹ năng chọn mã cụ thể nó cần thiết gấp bội phần. Đôi khi chúng ta nói đến những vấn đề thế giới to tát quá, xa vời quá thì nó cũng không thực tế lắm nhỉ… dù vẫn biết rằng TTCK VN không thể tách rời thế giới, nhưng đôi khi thực tế nó lại không diễn ra như mình nghĩ.
PS1: Dài hạn: Chu kỳ 5-10-20 thậm chí 100 năm. Đời người có mấy cái 35 hả anh em?
PS2: Có những con sóng nhỏ, ngắn hạn kéo dài 3-4 tháng cũng khiến 500 - 700 mã tăng từ 100 - 200 - 300% Có nhiều người cảm thấy đau khổ và tỏ vẻ khó hiểu khi thị truờng đi lên mạnh mẽ. Điều này cũng lại xuất phát từ nỗi sợ hãi, nhà đầu tư giờ như chim sợ cành cong, ĐẬU PHẢI CÀNH THẲNG CŨNG TƯỞNG TƯỢNG LÀ ĐANG ĐẬU PHẢI CÀNH CONG.
Trên thị trường chứng khoán thì có rất nhiều cái vô lý lắm các bác à, mình cứ đi tìm “cái lý” của nó thì nhiều khi nó đã tăng 50-100-200% rồi, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. 50-100% nó lớn lắm các bác à. Có nhiều người đi làm chắt chiu, dành dụm cả đời cũng không có được số tiền ấy.
Đừng có tìm một chính kiến rõ ràng ở phố Wall. Lúc nào cũng có vài chục bài theo trường phái khác nhau và nghịch ý kiến nhau, và vừa miệng tất cả các đối tượng nhà đầu tư đang tìm lý lẽ biện hộ cho quan điểm của mình.
Nhìn thị truờng này mà em tiếc cho một số anh em, một số mã anh em gồng mình chịu trận 800 ngày đêm nắm giữ từ lúc em nó 40.000 - 50.000 cắn răng chịu đựng giờ còn 5.000 - 10.000 - 15.000 tức là đến giờ này anh em lỗ 50-90% rồi, vậy mà nó vừa tăng được 1-2-3 phiên thì anh em bán QUÁCH CHO RẢNH CÁI CỦA NỢ vì chim nhợn hù dọa, mấy tờ báo lá cải hù dọa, nhát ma. Anh em làm vậy chẳng khác nào anh em trồng cây cho thằng khác hái quả, thằng khác ăn ốc bắt anh em đổ vỏ sao? Tiếc quá ! ĐỜI CHƠI CHỨNG ĐAU NHẤT LÀ MUA NGAY ĐỈNH VÀ BÁN NGAY ĐÁY !
Cái mâu thuẫn ghê gớm của nhỏ lẻ em không sao giải thích nổi: Downtrend thì cố GỒNG MÌNH 800 NGÀY ĐÊM ÔM CHẶT CỔ CÁNH, nhiều mã giảm 50-70-90% từ 60.000 về 50.000 rồi 35.000 - 25.000 rồi 5.000 vẫn GỒNG MÌNH ÔM RẤT CHẶT - Vậy mà nó vừa tăng lại 10-20-30% lên 6.000 - 8.000 thì BÁN QUÁCH CHO RẢNH CỦA NỢ… Bán xong nó lại phi như ma đuổi 100 - 200 - 300%… lại chửi thề !
Tôi đang nghĩ: có khi nào sau này, có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm sau, khi nhìn lại giá cp ngày hôm nay người ta chợt bồi hồi tiếc nuối khôn nguôi.
…
PET cưng đã xanh cỏ rồi
Không liên quan nhé
Cảm ơn Bác Chunjunxo nhiều.