Chuyện hôm qua như nước chảy về đông

CTCK đang là tác nhân đẩy VN-Index đi xa hơn

(1) Ai từng trải qua 2010 thì sẽ rõ. TTCK tăng sốc “ồ ạt cho margin 1-9, 2-8, 3-7” sau đó sụp đổ từ giữa năm. Thế là đồng loạt cắt dần MARGIN về 20-30-40-50%. Kết quả hàng loạt công CTCK đi viện. Có công ty mất 2.000 tỷ và phải trích lập dự phòng 8 năm mới xong. Nghiên cứu bài học này cho bạn kinh nghiệm bây giờ. Trong sách tầm soát cổ phiếu mình cũng mô tả qua từng thời kỳ.

(2) Hiện nay nhiều CTCK phản ứng tự vệ bằng cách “giảm tỷ lệ” về 10-20-30 thay vì 50-60% như trước. Kết quả nhiều công ty lao dốc thẳng đứng. Cái này mình đã nói rất nhiều những bài viết trước. Hiện tượng call Margin này diễn ra đang rất mạnh và sớm kết thúc 1-2 tuần.

(3) Khi giá CP giảm mạnh, hoạt động kinh doanh bình thường. Tại sao lại hạ margin? Họ rà soát lại thấy “thị giá cao”, định giá cao, nguy cơ bán tháo mất thanh khoản…Kết quả nhiều CP giảm mạnh. Đến lượt mấy CP giá cao giảm mạnh. Ví dụ DGC, DHC…

Trong bài viết trước mình đã nói rõ. Giải chấp đến từ đâu. Nay mình bổ sung vấn đề này để nhà đầu tư thấy rõ hơn.

Bao giờ giải chấp này dừng lại? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Bằng kinh nghiệm trận mạc mình viết để nhà đầu tư rõ.

(1) Lần lượt từng ít CP sẽ dừng lại ở cân bằng hấp thụ hết. Và đặc biệt là mức giá “tiền tươi muốn sở hữu”, chỉ vậy thôi.

(2) Mình nghiên cứu rất nhiều CP đang dần cho thấy, giá CP bắt đầu tiếp cận “đáy covic” đáy 4 năm, đáy dài hạn…MỖI CP ĐỀU CÓ MỘT LƯỢNG NHÀ ĐẦU TƯ NHẤT ĐỊNH QUAN SÁT. Khi nó chiết khấu tới mức không thể kìm được thèm thuồng thị tự động tiền tươi bay vào nắm giữ. Sau đó hết bán tháo. Chả ai thèm bán nữa.

(3) Ví dụ mình quan sát CP A, giá giảm 77%, trong mấy phiên qua nhà đầu tư nhỏ lẻ chạy dần. EPS của nó 9k, giá 15.x định giá PE dưới 2. Cổ tức/thị giá 10-15%. Đối ứng bên mua gom dần. Cho đến hết bán thì dừng lại :rage:. Sau này đây là những CP hồi phục rất mạnh. Thị giá bằng 1/3 BV. Hoạt động kinh doanh bình thường.

Nhà đầu tư chết, lỗ 50-90%…đã đành. Đằng này đang trao “Cơ hội, bán rẻ tài sản” cho người khác.

(4) Mọi người đến với TTCK hầu hết đều không có phương pháp đầu tư. Hoặc là phương pháp “tệ” không đúng :white_check_mark:. Không có chiết khấu từ “sự kiện trọng yếu” (sách tầm soát cổ phiếu nói rất rõ). Ví dụ giá một CP bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố (1) Bản thân nội tại (2) tác động ngành (3) tác động từ TT chung (4) tác động Từ sự kiện trọng yếu. (5) tác động từ cổ đông lớn, (6) tác động từ margin…NHƯNG TRONG DÀI HẠN GIÁ CP PHẢI THEO TRỤC GIÁ TRỊ CHÍNH NÓ.

Không hiểu hết những tác nhân trên, người ta đem biểu đồ ra để lý giải. Nó cũng có phần nào đúng. Cái “phần nào” này cũng đủ phơi xác rồi. Người ta đi tìm lý do hợp lý để chửi bới trách móc. “TỪ CÁI SAI NÀY DẪN ĐẾN CÁI SAI KHÁC” đi lấy cái sai để sửa hiện tại là “trò chơi nguy hiểm” trên TTCK này. Điểm mấu chốt chết là đây chứ đâu!. Hầu hết nhà đầu tư đều phạm sai lầm này.

Sự kiện giải chấp lần này mình rất kinh nghiệm nhìn thấy rõ. Nhưng mà sẽ nhanh chóng qua đi trong 1-2 tuần thôi. Sau đó sẽ cân bằng cứng cho “rất nhiều cổ phiếu”. Một thời khắc cực kỳ quan trọng của người mua xác chết và người đánh mất cơ hội.

(5) Bạn không thể tưởng tượng được rằng. Tháng 2-3/2009 đang hiện về ở thì hiện tại. Một điều mà mình nằm mơ cũng không nghĩ có thể xảy ra. Nói cho vuông là. Thay vi gia tài của bạn mua được 1 triệu CP, thì giờ đây mua được 5-10 triệu CP. Lợi tức nhận được tương lai :white_check_mark: gấp 5-10 lần năm ngoái. Trên đất nước này, chính 3 triệu tài khoản mới nhảy vào thời Virus Corona bất ngờ bằng năng lực chưa có tạo nên hiện tượng như bây giờ. Ngược lại bây giờ chửi bới khắp không gian mạng. Điều đó càng làm 3 triệu người đó ngã xuống nhanh hơn. (Ngay cả mình, nói thẳng ra không muốn chia sẻ nữa. Sau khi đợt này qua đi chắc chắn không mặn mà nữa. Và sẽ tiếp tục chặn quyết liệt ở cái nhà Facebook của mình).

Ngay cả Bất động sản không phải tất cả đều xấu

(1) Chắc chắn đây là cơ hội nghìn năm có một, để mua một ít CP bds để dành.

(2) Không phải tất cả đều xấu. Nếu bạn có tiêu chuẩn tiêu chí. Bạn sẽ nhìn thấy vài công ty niêm yết có giá CP xuống rất xa giá trị. Đó là cơ hội.

(3) Bạn hiểu rằng, Vạ lây ngay trong ngành thì “giảm càng thê thảm hơn” thật chất nợ thấp, trái phiếu không dính. Thanh khoản phà phà. Quỹ đất cực lớn (quỹ đất lớn nợ thấp nha mấy cụ)….

Món quà :gift: thượng đế, “500 nghìn là dẻ rách”. Đến nỗi có ông viết tui vào sách Truongmoney bị cháy tài khoản, call margin, chết 3 lần. Kaka

Nguyên lý tiền và hàng

(1) Khi TTCK “khủng hoảng tiền” (sức mua) thiếu nghiêm trọng. Bắt buộc giá phải giảm. Ví dụ 100k tỷ ngày xưa cân được 3 phiên. Thì bây giờ cũng chừng ấy tiền “Kền kền” mua được tương đương 500k tỷ-1 triệu tỷ. Vậy là CP về hết tay có tiền tươi thì hết giảm. Chấm hết.

(2) VN-Index 6.5 triệu Tỷ vốn hoá về 3.x triệu tỷ. Nếu trừ đi nhóm “neo giá cao” thật chất nó đã về 2 triệu tỷ. Vậy tiền rình mồi cần 100k tỷ cân hết. 3 triệu tài khoản mới trắng tay làm lại cuộc đời.

(3) Mình đã nói chốt chặn PE thị trường chung là 8,7-9 tức VN-Index 880 điểm. Nhiều người nghĩ đây là con số mình tự cho? Kaka đúng là không có :brain:. ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM KỀN KỀN HỐT XÁC ĐÓ MẤY NGOẠI Ạ. (Nguyên lý tiền và hàng) chờ xem đi.

Ví dụ VN-Index giảm lủng 880 tui cũng không sai đâu nhé. (1) có cái gì đó, như chiến tranh chẵn hạn, phép loại trừ đó, tư duy đi. (2) là Tập hợp “MỘT CƠ SỐ CP” Không giảm nữa mà tích lũy đi lên mấy ông kẹ Ah. (3) ngay 1.050 điểm dến nay đã tập hợp một cơ số CP tạo đáy rồi đó, lục xem đúng không???

(4) Vậy nên: nguyên lý tiền và hàng ở hai mặt VN-Index và CP là khác biệt. Hết phim :cinema:.

Khi margin không còn

(1) CP khi đã về tay người có tiền bạn muốn họ tháo cống,? Chúc bạn có giấc mơ đẹp

(2) Khi mà biết rồi quay đầu, mua giá thấp, bạn cứ tiếp tục mơ đẹp

(3) Ba năm sau thức dậy thấy sao mình vẫn nghèo? Vì cái ra giường ướt nhẹp.

(4) Giá CP khi 100 ngàn thì 1000 thằng mua, bây giờ nó 10 ngàn thì có 3 thằng mua. Cô đơn lắm bạn àh. Đời luôn là nghịch lý.

Không ngờ lượng CP sẽ nắm giữ rất nhiều. Gấp 5-10 lần khi xưa. Trước tháng 1 năm nay là hạn chót. Tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Mấy cái thùng rỗng thì kêu to.

Note: FARM CỦA ANH EM CHỨNG SĨ ĐANG HOÀN THIỆN, có lẽ nó hoàn thiện khi TT đạt ĐÁI.

“NGƯỜI GIÀU CÓ KHÔNG TƯ DUY TRÚNG SỐ”

Nguồn : Truong Money

Cứ nghĩ đơn giản thôi nhà mình

Giá CP lao dốc không phanh trong 2 tuần qua, nó đến từ FS cực kỳ nghiêm trọng của CTCK. Tâm lý tê liệt hoàn toàn. Thay vì nó chỉ giảm x% thì đã giảm thực tế xx%. Thì khi Call margin Không còn nữa No bù lại thôi.

Chắc chắn các chính sách của Chính phủ chúng ta sẽ được ban hành để lành mạnh kinh tế, bảo vệ kinh tế vĩ mô. Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo NHNN một số chính sách tốt thôi. Thời gian cũng phải cần vài tuần.

Tiền được bơm vào TTCK liên tục là cái phao 🛟 “CỰC KỲ QUAN TRỌNG NHẤT LÚC NÀY” ví dụ như nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hàng ngày “nghìn tỷ” tức bơm máu cho TT. Giảm nhiều áp lực.

Mặc khác, không còn call margin mới cực kỳ quan trọng. Theo đó giá CP giảm thấp quá bên bán cũng không mặn mà bán mạnh nữa

Khi hàng về từ bắt đáy, đó chỉ là những đợt chốt lời, có biến động. Nhưng mà cũng có thể là điểm mất hàng giá thấp. Chắc gì VN-Index giảm? Hay là điểm mất hàng?

Thường cần phải tạo cái đỉnh tạm, sau đó giảm chút Test, Test không thành lên vượt đỉnh kế bên mới xác nhận đợt tăng ngắn hạn. Giá cả hàng ngày thì mình chịu nhé.

Máu :drop_of_blood: vẫn được bơm vào TTCK mới quan trọng. Còn lên mạng nghe TTCK sẽ giảm? Đó là lời của người không có CP. Vậy thôi. Chính phủ đang họp để làm đó thôi.

Thân ái

Nguồn : Truong Money

1 Likes

Nỗi đau FS sau khi Call :telephone_receiver: Margin

(1) Câu chuyện nhớ đời của nhà đầu tư này, cảnh tỉnh ĐẦU TƯ LÀ PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG ĐẦU TƯ. Làm ơn lên Shopee (mall nha) mua cuốn sách :closed_book: “tầm soát cổ phiếu” về thực hành. Trong đó có phương pháp sử dụng margin.

(2) Những lúc như phiên hôm qua. Các công ty chứng khoán liên tục FS trước đó mà không bán được. Giá CP giảm FL liên tục 5-7-10 phiên….Và khi FS được cũng là đúng ”đái”. Bất lực nhìn tài khoản mất đi NAV trong vô vọng. Không còn gì cả, hôm nay FS, mai FL7% THÌ FS THÊM 14% nữa, NAV đi nhanh như một cơn gió.

(1) Đúng nghĩa là kền kền hốt xác, thật ra mình nói rõ là. Cá mập :shark: rất nhiều, siêu cá mập cũng đã xuất hiện rồi. Vấn đề là họ lâu nay mua CP gì? Bạn đem cái biểu đồ đó bỏ vào VN-Index bạn sẽ thấy khi VN-Index 1050 điểm đáy (1), và khi VN-Index 950 điểm (đáy 2). Và khi VN-Index 880 điểm đáy (3). Cổ phiếu đó có đáy tại VN-Index 1050 cao hơn (1), (2), (3). Nhiều người ưu thích chỉ trích mình mà không biết rằng CP “Có phẩm chất cao” đang, đã và sẽ dần về tay “cá mập” đó thôi. NẾU BẠN CHỌN LỰA ĐÚNG VN-INDEX 1050 xuống 880 không hề lỗ. Đây mới là thể hiện ”phẩm chất nhà đầu tư” rất mong nó xuống mua thêm mà chờ dài cổ. Những CP này luôn có giải chấp nhẹ, hay là đã giải chấp dần dần trước đó.

(2) Cơ hội hai là gì? Đó là giải chấp cá mập :shark:. Bạn nhìn trên bảng giá thấy rõ rồi đó, 2 tuần qua là giải chấp cả cá mập nữa. FS này làm cho CP giảm quá đà cực mạnh.

=> Ví dụ dễ thấy nhất như DIG, gia đình chủ tịt bị giải chấp liên tục. Đoạn từ 25 bắt đầu lao dốc xuống. Cuối cùng 9.4 mới giải chấp hết. Đúng là ”năm trăm nghìn là cái dẻ rách” rách thật. Thật ra ngày xưa mình cảnh báo nó hàng trăm người phá mình. Thế giờ 10k sao không mua đi mà mua tận 50-120k??? Mua làm gì? Cái chết quá đau đớn, ngay cả gia đình chủ tịt luôn cũng chết theo.

=> Sẵn đây mình kể câu chuyện DIG luôn. Số là cách đây hơn 10 năm, có mua nó, mà cái Sổ cổ đông mình cũng chẵn thèm lấy. Sau đó quên luôn không nhớ nữa. Giá nó lên 120k, chị kế toán gọi ”anh không lấy sổ về lưu ký bán đi giá 120k rồi kìa” lúc đó mới đi lấy sổ rồi về lưu ký bán được 8x. (Có nói trên Facebook). Tất nhiên giá 9.4 hôm qua mình dùng toàn bộ tiền bán 8x này mua lại, không vì cái gì cả vì đó là ”một kỷ niệm :partying_face: “. Tự nhiên thấy vừa được thưởng hơn 7 CP “Ông dẻ rách ạ, ăn gì em cúng”. 10 không mua 100 đu ầm ầm là vậy.

(3) Mặc dù không loại trừ VN-Index có thể giảm 800 hay 650-700…điều đó quan trọng gì với mình, ví dụ như DIG ở trên, 13 năm không đi lấy sổ giá có về 1000 cũng không quan tâm. Lúc đó lại bỏ bằng số tiền 9.4 trên mua gấp 8 lượng CP đang có. Có gì phải sợ? Đó là quan điểm đầu tư trong thời kỳ này.

Bạn nhìn 200-300 mã giảm sàn làm bạn “sợ vãi đái”?

(1) 650 triệu CP bị muốt hết mà chỉ tốn có 8.000 tỷ. Nhỏ mà to đó quý vị, tỉnh ngộ sớm đi thôi. Hay kết phiên 1.05 tỷ CP mà có 13.xK tỷ. TTCK chưa bao giờ rẻ như vậy. PE TOÀN TTCKVN hôm qua chạm 9 còn gì. Tương đương với 3/2009 còn gì?

(2) Bình tĩnh là một “thực hành” bắt buộc phải có với mỗi nhà đầu tư. Chưa có cuốn sách CP nào “chữa cho liệu pháp này cả” Ngoại trừ sách tầm soát cổ phiếu. Ở đây không vì 200-300 mã sàn mà phải nghĩ “VÌ FS MÀ GIÁ CP GIẢM NHƯ THẾ” nếu không có FS, 200-300 mã giảm sàn như vậy thì làm gì có “hoảng loạn tột cùng” như vậy?

(3) NẾU bạn không bị giải chấp, thì bán làm gì nữa? Cơ cấu sang CP “chất” rồi chờ đợi ngày vinh Quang thôi. Bán là mất tất cả. Đã quá muộn. Mình nói vậy là nhìn tương lai dài, thấy tương lai dài. Vậy mà mấy chục ông bay vào đả kích và bị chặn. Giá giảm 90% được thì hồi phục 1000% được. Cố mà cày cuốc mua thêm. Chứ bán còn mấy chục, mấy trăm triệu làm gì? Quá quá quá muộn rồi.

Tiền trên TT không thiếu

Mình từng nói về “hoạt động thông minh :brain: “ của tiền. Ví dụ VN-Index về 700-800 tự nhiên có trăm nghìn tỷ mua vào. Đất nước mình “ngộ lắm phải không em?”. Có tậm 13.6 triệu tỷ cơ mà. Dân đang gửi 5 triệu tỷ ở bank cơ mà.

Bằng chứng là “Tây lông” mua vào mấy phiên 8-9k tỷ đó thay. Hàng tá cá mập :shark: đang mua vào. Vấn đề là giá rẻ thì tiền vào thôi.

Nhà đầu tư ở trên mạng xã hội, short video, TikTok…Đang làm cho tình hình tồi tệ hơn. “Đúng nghĩa hòn tuyết lăn” trong 2 triệu nhà đầu tư (không có 5 triệu đâu nha) là một tập hợp 1.8 triệu cái đầu không có phương pháp đầu tư rồi. Nét đẹp của TT là vậy.

Chúc thành công: Đừng có nằm mơ 500-600 điểm. Không có chuyện đó xảy ra đâu

Nguồn : Truong Money

4 Likes

Bác Chun nghĩ thế nào về giai đoạn sắp tới

Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một mùa Giáng Sinh an lành !




hình ảnh
hình ảnh

1 Likes

Hồi mà chưa hồi, sẽ có sự vận động và tích lũy. Sẽ có sự phân hóa mạnh. Vài lời nhắn nhủ.

7% mà không phải 7%.

(1) Ví dụ giá CP 50.000 đồng, tăng 7% là 3.500 đồng. Bây chừ giá về còn 10.000 đồng tăng 7% chỉ 700 đồng. Thế người ta mới nói “lên thang bộ xuống thang máy” có mà tăng 35% thì mới bằng 7% của giá CP hồi đầu năm.

(2) Nếu bạn bảo vệ NAV tốt, thì bây giờ 7% cũng có nghĩa là 35% vì số lượng CP tăng gấp 5 lần. Như vậy vấn đề là “đầu tư phải có phương pháp không có phương pháp không đầu tư”. Điều này để biết bảo toàn lực lượng quan trọng như thế nào. Mình cũng không tưởng tượng được. Lượng CP mua vào với NAV như cũ nó nhiều đến thế. Đợt giảm vừa qua là khủng khiếp mà mình chỉ chứng kiến 3/2009, 3/2020 và tháng 11/2022.

(3) Bạn biết rằng thời gian gần đây, giá trị giao dịch 10.000 tỷ là bằng 20-25k tỷ so với vùng đỉnh. Vì giá CP đã giảm 50-90%. Nhà đầu tư nước ngoài bơm vào 1.500 tỷ/ngày là tương đương với 3000 tỷ ở vùng đỉnh. Số tiền này rất quý giá bây giờ. Một mặt bù đắp thiếu hụt tiền trên TTCK. Mặt khác giảm áp lực Margin trên TTCK. Nó cực kỳ quan trọng. Mặt khác các nhà đầu tư lớn “cá mập và siêu cá mập :shark:” đang gom cơ hội. Như mình đã nói họ gom từ lâu rồi. Chứ không phải bây giờ.

Các nhóm CP không giảm nhiều sẽ dừng tăng. Không nên mua thêm, rủi ro tăng lên

(1) Những CP này, bạn nên áp dụng tiêu chuẩn tiêu chí trong sách :closed_book: ”Tầm soát cổ phiếu” nó sẽ bị loại trong giai đoạn này.

(2) Vì không giảm nhiều theo “cái bình thông nhau” thì dòng tiền đến với nó cũng yếu thôi. Theo đó bạn đánh mất cơ hội “trong giai đoạn này. Nên cơ cấu nó sang CP hời giá rẻ mạt. Mới có tương lai được.

(3) Sau khi đồng loạt hồi phục, sau đó thì sẽ phân hóa rất mạnh. Bạn nên hiểu nguyên lý này đi kèm với dòng tiền.

Cổ Phiếu tài sản rẻ mạt

(1) Có rất rất nhiều nhà đầu tư, luôn nghĩ và phán xét rằng. CP rẻ đúng nghĩa không phải là tiêu chí. Thế mấy tỷ Phú chứng khoán họ giàu bằng cách gì? Trading T+? . Phương pháp bạn tiếp cận thế nào là rẻ?. Nếu bạn thực hành sách tầm soát cổ phiếu xong “RẺ ĐẠT TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ” thì e rằng trên TTCK hiện nay chỉ có khoản 50-100 CP thôi là cùng. Với mình thì không quá 20 CP.

(2) Ví dụ NKG trước đây 20-30 là rẻ, bây giờ 10k đã là đắt. Nếu bạn biết định giá thì quá đơn giản. Lợi tức gì ở 2022-2023? Nhưng HPG 12 là rẻ, vì khó khăn chỉ là nhất thời. Vì vậy giá hồi về 15-16 cũng rất bình thường. Và chúng ta quan sát trong nhiều tháng nữa, nhiều năm sẽ thấy rõ.

(3) Nhiều CP bạn mua được giá trị tài sản rẻ mạt. Thì đâu nhất thiết phải bán. Mà nếu nó giảm tiếp mua thêm. Tất nhiên là “có phần trading theo tầng giá” cái này là một kỹ năng rất quan trọng, qua đó giảm giá vốn. Ví dụ mình thấy có CP EPS 2022 tăng trưởng lên 3.000 đồng, giá giảm từ 35 về 8.x, cổ tức 15%, giá bằng 40% NAV. Nợ thấp, dòng LNST chắc chắn. Vậy nó giảm bao nhiêu nữa? Chỉ tính riêng lợi tức thôi đã đạt 17.5% năm. Mà nếu nó về 5 thì bạn mua thêm nữa, lúc đó riêng lợi tức thôi đã là 30% (bằng cho vay nặng lãi mịa rồi). Không phải nhờ hoảng loạn tột cùng mà mua được đó sao. Với mình rất khó để mình bán ra.

(4) Ngay cả CP BĐS, không phải tất cả đều xấu. Bạn nhìn thấy đó nó hồi phục CE đó. Và đây cũng là cơ hội nghìn năm có một cho bạn mua được CP BĐS “rất hời”. Vì giải chấp cực mạnh nó mới giảm như vậy. Mình cũng không tưởng tượng được mua được DIG giá dưới 10k, NLG giá 17. Nếu không có giải chấp giảm 10 cây sàn thì làm gì có DIG về 9.4, lúc này không mua đi mua giá trên trời làm gì? Sớm muộn gì không hồi phục? Nhưng NVL thì 15-20 mình cũng không mua, không ai chấp nhận tài chính như vậy cả.

Tất nhiên với mình luôn luôn có tính toán rất rõ ràng. Mình ưa thích mua theo hình chiếc nón. Mua làm sao luôn duy trì mức lỗ dưới 5%. Và phải theo tầng giá, chứ không theo mỗi phiên giảm. Mình cũng ưa thích mua tại điểm đảo chiều số lượng lớn hơn để giảm đi sau đó, nhằm hạ giá vốn về dưới giá đáy. Dần dần Tiến đến giá vốn bằng 0. Những kỹ năng này mình luôn hướng dẫn trong “Hội nhà đầu tư chuyên nghiệp”. Đầu tư thực thụ khác rất xa những ồn ào náo nhiệt trên mạng lắm.

Điều quan trọng nhất trên TTCK bây giờ là gì?

Chửi bới là một tố chất báo hiệu sự Thất Bại của bạn. Không thể đoán được giá CP ngày mai như thế nào?. Mà dựa vào những gì đang có, sẽ có để “Thực hiện một LỆNH tương ứng”. Kỹ năng thích ứng theo TTCK là “rất cần thiết”. Quan điểm với TTCK có thể thay đổi sau 1 phút “các bạn àh”

(1) TTCKVN vừa sụp đổ là “Tâm lý là chính” chứ có con mịa gì đâu. Ở đó người ta “Phóng đại quá mức” điều tồi tệ. Như mình đã nói “giải chấp chồng giải chấp” bạn đã thấy rõ trong hơn 10 phiên trước.

Đang dầu sôi lửa bỏng :hot_face: như vậy. CTCK phản ứng tự vệ bằng cách “cắt bớt margin” như thêm xăng vào lửa :fire:. Đó là nhát dao bồi thêm vào tim :broken_heart: của bạn thôi. Mà lần này cả cá mập :shark: cũng bị đâm. Vậy thôi chứ gì? Bạn nhìn ví dụ như CP DHC, cái ngành tăng trưởng theo thương mại điện tử rất hấp dẫn, chia tiền mặt đến 3.500 đồng, giá CP lao dốc không phanh về tận 29.000 đồng, cũng vì giải chấp ông chủ tịt. LNST hàng năm khá cao.

Vậy kết quả là: sụp đổ hoàn toàn về 880 điểm. Thật khủng khiếp. Vấn đề là tâm lý được giải quyết TTCK hồi phục thì không có gì lạ.

(2) Dòng tiền là điều kiện quan trọng nhất lúc này. Tây đã bơm vào 10.000 tỷ. Quý giá lắm. 10K tỷ bây giờ khác nha, mua một lượng CP gấp đôi ở đỉnh đó. Và nếu họ “Bơm thêm” 10K tỷ nữa thì sao? Chuyện gì xảy ra? Chờ xem mà phản ứng theo. Họ bán không mệt mỏi từ 2021-2022 bây giờ mua lại sướng quá. Nhất là HPG bán mà tính bằng tỷ USD đó.

Nhà đầu tư cá nhân bán cho Tây xong làm gì? Nếu TT mạnh lại mua lại giá cao hơn. Đó là phép màu vẻ đẹp của TTCK.

Khi mà giải chấp kết thúc. Nhà đầu tư đang lỗ chỏng mông, chỏng vó, kết hợp dòng tiền dương. Áp lực sẽ giảm đi rất đáng kể. Đó là điều kiện rất quan trọng cần quan sát.

MÌNH KHÔNG NÓI TTCKVN TĂNG HAY GIẢM. MÌNH NÓI NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA THÔI. TĂNG GIẢM GÌ ĐỀU CÓ “LỆNH ĐỐI ỨNG” BẠN ĐỌC BÀI VIẾT THÌ NÊN ĐỌC KỸ VÀ HIỂU ĐƯỢC VẤN ĐỀ.

(3) Tiền từ cá mập săn xác chết, tiền từ nhà đầu tư phòng thủ đi đâu?. Hiện nay các CTCK thu hồi margin rất lớn. Ổn định lại rồi liệu có mở ra không? Chờ xem đi thôi.

(4) Đặc biệt quan trọng về sức mua

Khi mà, lao dốc không phanh thì sức mua suy kiệt hoàn toàn. Đó là đặc tính vốn có của TTCK. Cái này ai cũng biết. Bản chất nhà đầu tư là sợ hãi

Ngược lại, bản chất nhà đầu tư là “lòng tham”. TTCK tăng lên mức đủ lớn, thì sức mua tăng lên đáng kể. Đây cũng là tiền, tỷ lệ margin thấp tăng lên dần cũng là tiền.

*** Vậy: TTCK cần tích lũy một vùng mạnh. Sau đó đi lên là tự nhiên dòng tiền tăng. Chuyện bán tháo hôm kia đã là quá khứ. Vậy thôi.

Chính phủ sẽ có giải pháp

Mình không biết sẽ ban hành cái gì? 5-6 giải pháp gì đó. Nhiều người nói chỉ là tâm lý. Cái hoảng loạn vừa qua cũng tâm lý đó thôi. Giải pháp là lâu dài và căng cơ. Giải pháp KHÔNG PHỤC VỤ CHO NHÀ ĐẦU TƯ ĐI ĐẦU CƠ CP, mấy ông kỳ vọng tếu bằng giàu nhanh. Sao mà tham thế??. Giải pháp là để phục vụ kinh tế vĩ mô mấy ông ạ.

Đặc biệt quan trọng trong vài tuần nữa thôi. Sang năm 2023 có tín dụng mới rồi. Làm gì có chuyện giá CP sẽ tăng ầm ầm mấy ông? Tạm thời giá đi quá đà hồi lại là đủ rồi.

Mình viết bài miệt mài trong 14 năm qua. Có những rất người ngày xưa lớn năng lực lên trên TTCK. Khi đó trình độ “đầu tư” đa số là không biết gì. Cũng có hàng tá người sau khi có năng lực xong quay lại “cắn”. Hãy cố gắng đóng góp cho những thế hệ mai sau. Tất nhiên mình sẽ chặn rất quyết liệt.

Vừa qua, triệu nhà đầu tư mới bước vào TTCK. Và cái giá phải trả “cực kỳ thảm khốc”. Điều này có phải mình không biết trước đâu? Đã phơi bày từ giữa năm 2021 đến nay. Vấn đề “đánh bạc” không chịu thực hành, ngày xưa cộng đồng nhà đầu tư chỉ tính bằng nghìn. Bây giờ triệu rồi, và sẽ lên hàng chục triệu người. Tương lai lại hàng triệu người cho “con sóng mới”

Không có ngôi trường nào dạy sinh viên đầu tư thành công cả. Cá mập đợt này cũng chết như rơm rạ. Chỉ có người “FIND THE LOSS, CUT THE LOSS” mới thành công thôi. Không phải tự nhiên mình sáng tạo ra nó đó là một quá trình tích lũy 10 năm, biến nó thành một “chương” trong đời nhà đầu tư. Nó là một biểu tượng Minh tôn thờ. Nó có đủ ý nghĩa trong cả đời sống. Nó là điều kiện sống sót của bạn qua những đợt như vừa rồi. Nó cũng là bài học đắt giá nhất bằng cả mấy chục năm cày cuốc.

Cuối cùng là đóng góp về năng lực đầu tư thôi cả nhà. Còn lại là tiền của bạn, lệnh ENTER là do bạn bấm, tiền kiếm được bạn tiêu chứ ai tiêu của bạn đâu? Và sai lầm Thì sao? Lên chửi cả UBCKNN, chửi cơ quan công quyền? Chửi bới tất cả sao?

Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy chia sẻ là đóng góp tốt cho người thực tâm đầu tư có phương pháp.

Góc nhắn nhủ: Không có thành công nào mà không làm việc nghiêm túc đâu nhà mình. Nhất là TTCK nơi rủi ro cực cao. 2000-2008 là những năm mình dành mỗi ngày 8-12 giờ nghiên cứu rộng khắp. Sau thời gian này mới bắt đầu chia sẻ. Cho đến bây giờ thời gian nghiên cứu ít lại nhiều lắm rồi. NHÀ MÌNH MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI DÀNH MỖI NGÀY 2-4 giờ nghiên cứu, thực hành từ sách tầm soát cổ. Không thực hành không thể có năng lực được. Sách nó chỉ là một tập giấy, ứng dụng được cho riêng mình thành một hệ thống nguyên tắc cần 2 chu kỳ TTCK. Khoản 3-7 năm, không có chuyện đọc qua mà thành công được. “Người vĩ đại không phải làm việc vĩ đại, mà làm tốt nhất nhiều việc nhỏ cộng lại” do vậy thực hành trong thời gian dài ắc sẽ thành công.

Nguồn : Truong Money

3 Likes

Đi qua rồi mới biết có những chia sẻ thực sự quý lúc này, cơ hội đấy…

1 Likes

Áng sáng cuối đường hầm. TTCK sẽ tăng điểm cực mạnh

Hôm chủ nhật cuối tuần rồi, mình có trao đổi với rất nhiều thân hữu bạn bè. Về cả hai mặt. (1) là đầu tư, (2) là chính phủ sẽ có giải pháp gì? Hôm nay mình xin Chia sẻ. Nhưng chắc chắn “SẼ CÓ CHÍNH SÁCH LỚN”

Việc giải chấp cực mạnh hiện nay là việc đã rồi. Sau đợt giải chấp này TT sẽ tăng rất mạnh. Bởi Margin bị triệt tiêu.

Lúc này cần nhà mình Chia sẻ bài viết này đến cộng đồng nhà đầu tư, hoặc copy dán… xin cảm ơn

Chắc chắn hàng loạt công ty sẽ mua CP vào. Những công ty Có tiền sẽ đồng loạt mua vào để bảo vệ công ty. Cổ đông. Bạn hãy chờ xem nha.

(1) Ở bài viết cách đây 5 ngày trên Facebook này, mình đã mô tả rất chính xác vấn đề. Nhiều bài viết bạn đã đọc và hiểu sâu vấn đề. Bây giờ tóm lại “TTCK đang bị giải chấp nghiêm trọng”.

(2) Nói về đầu tư

=> Trong hết tuần này đến tuần sau, lựa chọn cổ phiếu mà bạn cho là đủ tiêu chuẩn tiêu chí. Để mua dần cho đến hết tiền mặt.

=> Lý do: Là chiết khấu kịch sàn: Mỗi CP có một giá trị giới hạn, ở đó bạn sở hữu nếu đạt tiêu chí LNST liên tục tăng cao. Thì sau khi cơn bạo bệnh này qua đi. Giá sẽ nhân 5-10 lần trong 4-5 năm tới là chắc chắn.

=> Nhiều CP mà từ 2016 đến nay, bạn nằm mơ cũng không mua được giá thấp. Thay vì ở trạng thái bình thường bạn mua 1-2 triệu CP chẵn hạn, thì nay mua dần được 5-10 triệu CP. Lợi tức nhận được rất lớn mà chưa từng có (như 3/2009).

=> Đầu tư sắp tới, chấp nhận tiền tươi thóc thật. Để sở hữu lượng CP lớn nhất mà bạn mong muốn. Bạn thấy TTCK có mấy trăm mã giảm sàn. Nhưng CP bạn mong nó sàn (FL) thì nó giảm ít. Như mình đã nói 70% CP trên sàn không đáng để đầu tư là vậy. Những CP định giá ảo thì đang giảm cực mạnh, không ai mua.

Chính phủ sẽ làm gì?

Đây là dự báo “cá nhân” Bạn không nên tin rằng chắc chắn nó sẽ xảy ra. Trong tình hình này. Mình nghĩ chắc chắn chính phủ sẽ có biện pháp.

Về trái phiếu

(1) Tập trung xử lý. Không hình sự hóa. Nhiều trái phiếu BĐS sẽ được gói lại dạng nợ thành khoản 12 tháng. Sau đó xử lý dần. Cũng có thể có nghị định mới hoặc tạm hoãn nghị định mới ban hành gần đây.

(2) Trên nguyên tắc lành mạnh thì tự xử lý. Khó khăn thì gói thành “nợ ngắn hạn” xử lý dần

(3) Điều quan trọng là tác động mạnh đến tâm lý. Cộng đồng nhà đầu tư. Từ đó gió sẽ đổi chiều.

(Bạn cần suy nghĩ thêm mình không viết rõ phương án vì chính phủ chưa quyết mà)

Về ngân hàng

(1) NHNN có thể khuyến nghị các ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu để cung ứng tiền ra cho trái chủ, tức nhiều nhà đầu tư trên TT.

(2) Thật chất Việt Nam :vietnam: chúng ta lo ngại dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài trên TT mới tăng lãi suất điều hành. Sức ép tỷ giá quá mạnh nên NHNN làm vậy là hoàn toàn chính xác. Nhưng mà việc hút về 600k tỷ là rất mạnh tay. Trong bối cảnh đồng USD giảm mạnh, sức ép tỷ giá giảm mạnh. NHNN HOÀN TOÀN CÓ THỂ BƠM RÒNG ĐỂ HẠ NHIỆT LÃI SUẤT CHO VAY.

(3) NHNN hoàn toàn có thể cung ứng thêm tín dụng để giải khát trong tình cảnh hiện tại. NHNN cũng có thể giảm lãi suất điều hành là hợp lý.

(4) Sang tháng 1/2023 thì có thể dùng tín dụng của năm mới. Việt Nam :vietnam: chúng ta lạm phát mục tiêu 4% lãi suất lên 13-15% là không hợp lý.

(Bạn chờ đợi quyết định của NHNN, xem sử dụng những chính sách gì?)

TIỀN TƯƠI ĐANG ĐỔ VỀ TTCK LÀ CHẮC CHẮN

(1) Thời điểm khó khăn nhất là tuần này và tuần sau. Những CP “phẩm chất cao” sẽ bị mua hết. Chọn lựa gì là tuỳ bạn.

(2) Các quỹ đầu tư liên tục hút ròng lớn. Hiện nay mỗi ngày dương 400-600 tỷ. Vì người ta thấy TTCK Việt Nam sụp đổ cơ hội rất lớn. Nhất là các quỹ Châu Á. Như Fubon có ngày 350-400 tỷ. BẰNG CHỨNG LÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA VÀO LIÊN TỤC ĐẾN NAY RÒNG 7000 Tỷ 1/2 tháng 11/2022. Và sẽ tiếp tục mua mạnh.

(3) Những nhà đầu nhiều tiền tươi, đang đổ về để hốt “xác chết” là không thể tránh khỏi hiện nay. Dòng tiền này rất lớn.

(4) Chính phủ sẽ có biện pháp mạnh. Dòng tiền sẽ tận dụng để mua vào nắm giữ là chắc chắn.

(5) Nhà đầu tư đang phòng thủ sẽ mua vào.
…….

Bài học từ Trung Quốc

=> Tuần qua chính phủ nước này giải cứu kinh tế bằng 16 điểm giải pháp (bạn tự đọc)

=> Kết quả TTCK nước này hồi phục rất mạnh. Có phiên tăng hơn 4%.

Ngừng bán “CP chất lượng”

(1) Nếu lâu nay bạn mua vào CP mà có định giá ảo, đầu cơ. Thì cần xem xét lại để cơ cấu về CP chất lượng, LNST tăng lên tục (đọc sách tầm soát cổ phiếu, mua trên Shopee mall). Để đầu tư đúng “ĐẦU TƯ LÀ PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP, KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG ĐẦU TƯ”

(2) Nếu bạn đang nắm giữ CP “chất lượng” thì đã quá muộn để bán. Phải dừng bán mới có thể hồi phục được. Nếu bán trúng thời điểm thấp nhất bạn sẽ mất tất cả. “BẠN NGHĨ SAO KHI DÒNG TIỀN TƯƠI ĐANG MUA VÀO”

(3) Qua quan sát, tiền tươi trên TTCK đang tăng lên rất mạnh. Theo mình tăng lên 15.000 tỷ đồng. Trong khi đó Margin đang giảm rất nhanh. Một dấu hiệu cơn bán tháo này xong “VN-Index sẽ tăng mạnh.

Nói về USD VÀ FED

(Điều này mình đã phân tích trong “nhà đầu tư chuyên nghiệp).

Khi mà FED tăng lãi suất, buộc các quỹ phải phòng hộ để bảo vệ NAV bằng cách “bán khống” hoặc là Option nào đó. Bây giờ USD đạt đỉnh và đảo chiều. Các vị thế trở lại. Ở trên TTCK bạn thấy nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh là vậy.

Fed tăng lãi suất tháng 12 này là đợt tăng lớn cuối cùng, sau đó tăng sẽ rất thấp, như 0.25…Vì vậy lạm phát Mỹ vừa qua đạt đỉnh và đang đi xuống.

Rủi ro lên tỷ giá VND giảm xuống.

Chốt lại vấn đề

(1) VN-Index sẽ về mức tương đương tháng 3/2009 trong tuần này. Giá CP Việt Nam về rẻ hơn rau hết. Cơ hội nghìn năm có một. Chỉ cần trong hai tuần là xong hết người ta sẽ mua vào món hời này mà không suy nghĩ.

(2) Chính phủ chắc chắn sẽ có biện pháp tốt cho kinh tế. Đó là bảo vệ kinh tế vĩ mô. Giúp tăng trưởng bền vững bắt buộc phải thực hiện. Kinh tế đất nước mà….

(3) Qua trao đổi với một số người, trong đó có thành viên “tư vấn” đều đồng quan điểm này.

Note: Hãy chia sẻ bài viết này :wave:. Để nhà đầu tư có định hướng trong 2 tuần sinh tử này. Mình không khuyến nghị mua bán. Mình nói những gì đang xảy ra. Để mất cơ hội hay mất đi NAV do bán CP trúng đáy lần này là việc của bạn.

Mình biết cộng đồng nhà đầu tư bây giờ rất hoang mang. Hoảng sợ đến tột cùng nỗi đau. Nhưng không vì thế mà bán bằng mọi giá, chắc chắn sẽ mất hàng. MỌI VIỆC SẼ CÓ NHANH THÌ CUỐI TUẦN, CHẬM THÌ TUẦN SAU.

Xin cảm ơn bạn đã đọc.

Nguồn : Truong Money
16.11.2022

2 Likes

HDC ra tin xấu mà xanh miên man

Điều đó khiến lòng tôi quặn đau !!

2 Likes

HDC ra tin xấu mà xanh miên man

Điều đó khiến lòng tôi quặn đau !

Tức là trong vòng 1 tháng nay, HDC chẳng những không giảm 1 xu mà còn phá đỉnh của tháng luôn, close cao nhất trong tháng luôn !

3 Likes

Pet nữa nào anh chun ơi

Pet lên nào

lên thớt =))

Giáng Sinh Xanh cùng HDC




Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường.
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu.
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh vang cầu.
Nhìn nhau không nói nên câu
vì biết nói nhau gì đâu.

Mùa Noel qua chúng ta chia tay giã từ.
Hẹn nhau năm tới khi Giáng Sinh về muôn nơi.
Mình trao cho nhau hoa lòng nhẫn cưới thiệp hồng.
Dìu nhau xem lễ đêm Đông.
Bên nhau muôn đời em ơi

Nhưng nay, mùa Noel đến rồi.
Từng đêm anh vẫn nguyện cầu,
cầu cho ta mãi yêu nhau.
Đêm nay giáo đường vang tiếng kinh cầu.
Nơi xưa mình anh đứng
không thấy bóng em đâu.

Nửa đêm tan lễ bước chân bơ vơ trở về.
Chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô.
Rồi Noel qua như mộng ước cũng xa rồi.
Gặp nhau chi để thương đau?
Yêu nhau sao đành xa nhau?

1 Likes

Kiếm 100 triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu

Trong bài viết tôi có đề cập đến chuyện làm thế nào để có nhiều tiền. Nay thấy phong trào chơi cổ phiếu đang nở rộ khắp mọi nơi, tôi nghĩ mình cũng thử góp vui viết một bài về cách chơi cổ phiếu xem sao.

Cũng như các bài viết trước, tôi hy vọng bài này có thể giúp bạn thấy được một số khía cạnh mới của phong trào đang là mốt này. Nhưng tôi sẽ không bắt trước các bài báo thông thường – luôn mô tả thị trường chứng khoán là nơi đầy rẫy phức tạp, nguy hiểm, đa thái cực; ngược lại, tôi sẽ cố gắng cho bạn thấy chơi cổ phiếu thật ra cũng rất đơn giản và thú vị. Bạn không cần bất kỳ kiến thức nền tảng nào về tài chính, chứng khoán, kinh tế để đọc bài viết này.

Tôi đã đến với cổ phiếu như thế nào?

Tôi xin được kể lại câu chuyện của chính bản thân tôi về hành trình tìm đến với cổ phiếu.

Từ nhỏ đến giờ tôi chỉ có 5 điềm đam mê: bóng đá, (các) bạn nữ (dễ thương), máy vi tính, đầu tư, và quản lý (xếp theo thứ tự thời gian mà tôi bắt đầu làm quen với từng cái). Tôi luôn ao ước mỗi ngày trong cuộc đời của mình đều có được cả 5 điều này, nhưng sự thật là cho đến bây giờ tôi vẫn phải vật lộn để vươn tới ước mơ đó.

Hãy nói về niềm đam mê thứ tư: đầu tư. Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu thấy tò mò về cách chơi cổ phiếu. Tôi thử lục lọi mấy cuốn sách, hỏi thăm một số bạn bè chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, tôi cũng không quên nói chuyện với một số người đã và đang chơi cổ phiếu ở Sài Gòn. Điều tôi có được sau quá trình tìm kiếm đó là một mớ hỗn độn các thông tin sau:

“…Muốn chơi cổ phiếu thì phải có kiến thức về tài chính, kế toán. Phải có nhiều tiền. Phải liều. Phải quen biết để nắm được nhiều thông tin. Phải dành ra ít nhất hai năm “bám” sàn giao dịch để có kinh nghiệm. Phải biết đọc bản cáo bạch. Phải biết xem biểu đồ. Phải theo dõi tin tức nhiều nguồn. Phải cảnh giác với các thủ thuật lừa đảo. Phải đi học các khóa học XYZ. Phải biết…Phải học…Phải có…Phải là…”

Thú thực là tôi hơi thất vọng. Tôi KHÔNG có được bất kỳ điều kiện nào ở trên. Tôi cũng chẳng hiểu nổi cổ phiếu là gì và làm sao để chơi cổ phiếu. Tại sao chơi cổ phiếu lại khó đến vậy?- Tôi tự hỏi. Nếu khó như vậy thì người ta tạo ra nó để làm gì? Tôi cứ nghĩ người ta tạo ra thị trường chứng khoán là vì nó đem lại lợi ích cho con người, chứ đâu phải vì nó khó!? Với lại, nếu tôi - một người đã tốt nghiệp đại học và có trí thông minh bình thường – còn không hiểu nổi, thì rõ ràng là nó phức tạp hơn mức bình thường. Mà theo như những người trong ngành khoa học máy tính thường hay bảo nhau, cái gì phức tạp hơn bình thường thì rất có thể là có vấn đề gì đó. Hoặc là đầu óc của tôi có vấn đề, hoặc là người ta đã cố tình làm cho nó phức tạp một cách không cần thiết.

Tôi không nản chí và quyết định vào trang web của (VCBS). Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là cái biểu đồ VN-Index. Tôi tìm hiểu ngay VN-Index là gì. Chẳng mất nhiều thời gian, tôi hiểu ngay VN-Index chính là một chỉ số duy nhất đại diện cho giá giao dịch của tất cả các cổ phiếu đang có trên thị trường. Trong ngày đầu tiên thị trường được hình thành (tháng 7 năm 2000), người ta quy ước VN-Index là 100 điểm. Sang ngày hôm sau, người ta sẽ tính lại giá trung bình (có trọng số) của các cổ phiếu, nếu nó lớn hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 3% thì VN-Index của ngày hôm đó sẽ là 103 điểm (100 cộng với 3% của 100); ngược lại, nếu nó nhỏ hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 2% thì VN-Index của ngày hôm đó sẽ là 98 điểm (100 trừ đi 2% của 100). Theo như đồ thị của VCBS thì VN-Index của ngày hôm nay, 12/01/2007 (sau 6 năm rưỡi) là 914.79 điểm!

Thật không thể tin nổi. Cảm giác của tôi như được lên chín tầng mây. Tôi không thể tưởng tượng ra rằng chơi cổ phiếu lại đơn giản và có lời đến vậy. Đây là ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu của tôi: nếu ngay từ ngày đầu tiên thị trường ra đời (07/2000), tôi dùng 100 triệu đồng mua hết tất cả các cổ phiếu trên thị trường – tôi gọi đó là mua VN-Index – và giữ cho đến bây giờ, số tiền của tôi sẽ tăng lên thành 914 triệu đồng! Vâng, 914 triệu đồng mà không cần làm gì cả, cũng chẳng cần có những điều kiện phức tạp như người ta đã nói với tôi ở trên.

Vốn bản tính cẩn trọng (có thể nói là cổ hủ), tôi đặt ra cho mình ba câu hỏi:

  1. Cách mua VN-Index đã đem lại lợi nhuận cao, nhưng biết đâu còn nhiều cách khác tốt hơn nữa thì sao?
  2. Đó là kết quả quá khứ, liệu nó có lặp lại như vậy trong tương lai?
  3. Tại sao trong sáu năm qua người ta không theo cách đó, thay vì vậy lại nghĩ ra bao nhiêu thứ phức tạp như đã nói ở trên? Tôi sai, hay người ta điên?

Tôi không ngờ rằng ba câu hỏi trên đã giúp cho tôi bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ và vô cùng lý thú; và tôi nghĩ rằng bạn cũng sẽ học được rất nhiều sau khi nghe tôi kể lại quá trình đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi trên.

Cổ phiếu và những thứ khác

Có thể 914 triệu thì nhiều thật, nhưng phương pháp luận khoa học (như đã nói, tôi hoàn toàn mù tịt về những lĩnh vực khác ngoài máy tính) dạy cho tôi biết rằng nó sẽ chẳng là gì nếu tôi chưa so sánh với những phương pháp khác (nếu tồn tại). Tôi thấy những người xung quanh mình nếu có tiền thì đều mua đô la, mua vàng, mua nhà đất; biết đâu trong hơn sáu năm đó họ có thể kiếm được hàng tỉ đồng từ 100 triệu ban đầu thì sao? Vì vậy, tôi bắt đầu sục sọi khắp các trang web, xin thông tin từ những người quen để làm một cuộc “đo đạc” đơn giản về các hình thức đầu tư từ số tiền ban đầu 100 triệu. Mốc thời gian là từ ngày 28/07/2000 đến ngày 29/12/2006.

a. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 7.5%/năm. Theo thăm dò của tôi, phần lớn mọi người đều cho rằng đây là cách đơn giản nhất và an toàn nhất.
b. Mua vàng. Ai cũng nói vàng là cách đầu tư sinh lợi nhất về lâu dài, vì giá vàng bao giờ cũng tăng. Có thật vậy không?
c. Mua đô la. Nhiều người cũng than phiền nếu phải nhận lương bằng tiền đồng, vì họ cho rằng đô la luôn có giá hơn.
d. Mua euro. Vâng, euro đã và đang tăng giá.

Và đây là kết quả của số tiền vào ngày 29/12/2006 ứng mỗi cách đầu tư trên:

Gửi tiết kiệm 165,904,914
Vàng 259,464,058
Đô la 113,232,181
Euro 162,021,522
Cổ phiếu 751,770,000

Vậy là sau sáu năm rưỡi thì cổ phiếu sinh lợi nhiều hơn hẳn những loại hình khác. Để nhìn kỹ hơn, tôi vẽ ra biểu đồ biến động giá của từng loại hình. Ở đây tôi đặt ra một giả định: sau khi bỏ ra 100 triệu để đầu tư vào ngày 28/07/2000. tôi sẽ tự kiểm tra lại khoản đầu tư của mình đã sinh lời ra sao vào ngày 31/12 mỗi năm. Lưu ý rằng tôi chỉ xem lại số tiền thôi, chứ không mua hoặc bán gì cả. Tất cả các khỏan đầu tư đều được giữ nguyên cho đến ngày 29/12/2006.

Đây là phân tích sơ bộ của tôi.

Gửi tiết kiệm: thích hợp cho mục tiêu ngắn hạn vì gần như an toàn tuyệt đối, nhưng về dài hạn thì cho kết quả thật đáng thất vọng. Trong hơn sáu năm chỉ kiếm được gần 66 triệu từ 100 triệu. Nghĩa là có 10 ngàn thì thu được 16 ngàn. Tôi nhớ hồi năm 2000 tiệm phở mà tôi thích ăn bán 10 ngàn/1 tô. Bây giờ thì họ bán 18 ngàn/1 tô, đã vậy còn thu thêm 2 ngàn gửi xe. Cũng may tôi không bao giờ gửi tiết kiếm lâu quá 2 năm, nếu không thì mất toi cơ hội ăn phở ngon bằng đồng tiền mô hôi nước mắt của mình rồi.

Mua đô la Mỹ. Kết quả còn tệ hơn cả gửi tiết kiệm. Lúc nào tôi cũng nghe bạn bè than phiền về đồng lương hẻo vì tiền Việt mất giá, họ muốn được trả bằng tiền đô. Họ dẫn chứng rằng hồi năm 2000 thì 1 đô la có giá 14 ngàn, còn bây giờ thì đã hơn 16 ngàn rồi. Vâng, đô la tăng 2000 đồng, nhưng nó cần đến 6 năm rưỡi. Hay dễ hiểu hơn, mua đô la bằng 10 ngàn đồng năm 2000 thì bây giờ chỉ có hơn 11 ngàn đồng, với số tiền đó thì tôi phải đi bộ (để khỏi trả tiền gửi xe), ăn tô phở ít bánh phở, ít thịt, không uống trà đá. Thật không đáng so với hơn sáu năm làm lụng cực khổ, cho dù người ta có trả tôi bằng tiền đô. Dĩ nhiên, tôi có thể gửi số tiền đô la của mình trong ngân hàng để có thêm lãi suất; nhưng nếu cộng thêm tiền lãi đó thì số tiền cuối cùng cũng gần bằng với tiền gửi tiết kiệm bằng tiền Việt thôi. Rõ ràng ngân hàng cũng rất khôn khi ấn định lãi suất tiền Việt cao hơn đô la, nếu không thì ai cũng lấy tiền Việt để mua đô la rồi còn gì.

Euro . Khá hơn đô la, nhưng chẳng khác mấy so với gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng tiền Việt. Với cách này thì tôi vẫn không thể đường hoàng đi xe đến ăn tô phở ngon của mình được.

Vàng . Kết quả khá tốt. Những người theo “trường phái cổ điển” (tích trữ vàng) ít nhiều cũng giành thắng lợi trong những năm vừa qua.

Nhà đất . Đáng tiếc là tôi chưa thể tìm ra nguồn số liệu đáng tin cậy. Lý do là Việt Nam chưa có thị trường giao dịch bất động sản chính quy nên chúng ta không thể nắm được giá cả giao dịch thực tế. Nhưng tôi cũng có thể phỏng đoán dễ dàng như sau: một số người đã thắng đậm nhờ đầu cơ nhà đất (lời khoảng gấp 4-5 lần), nhưng cũng có người phá sản vì mua hớ. Nói cách khác, một số người sẽ có thể ăn 2 tô phở, nhưng cũng có người thậm chí không còn tiền để gửi xe chứ đừng nói đến chuyện ăn phở.

Cổ phiếu . Huraaaa. Hồi năm 2000 tôi có để ý một bạn nữ sinh viên rất dễ thương. Nhiều lần tôi muốn mời bạn ấy đi ăn phở, nhưng ngặt nỗi bạn đó ở trọ chung với hai người bạn nữ khác. Lẽ thường tình thì lúc mới quen tôi phải mời cả ba người đó đi ăn, nhưng tôi lại chỉ có 10 ngàn đồng thôi! Nếu chịu khó chờ đợi thì bây giờ tôi có thể mời cả hội đó rồi, đi 2 chiếc xe máy, 4 người gọi 4 tô phở thơm ngon.

Kết quả trên giúp tôi tự tin trả lời câu hỏi thứ nhất: trong hơn sáu năm qua, cổ phiếu đã đem lại lợi nhuận nhiều hơn hẳn tất cả các loại hình khác. Tôi cũng hiểu “chơi” cổ phiếu thực chất nên được gọi là đầu tư vào cổ phiếu thì đúng hơn. Đây là định nghĩa của tôi về đầu tư:

Đầu tư có nghĩa là bạn không làm gì mà vẫn có tiền để mời nhiều bạn nữ dễ thương đi ăn phở, thay vì phải cày như trâu bò để đủ tiền ăn phở riêng một mình. Kết quả đó có được là nhờ niềm tin vào sự phân tích của bạn và vào số liệu thực tế.

Vì sao đầu tư cổ phiếu lại có lợi?

Trước khi đến với câu hỏi thứ hai (“Liệu kết quả trong 6 năm qua có lặp lại?”), tôi chợt thắc mắc một điều: vì sao đầu tư cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao như vậy? Liệu kết quả vừa rồi có phải chỉ là ngẫu nhiên?

Như người đang đói cồn cào (đói kiến thức) mà chợt ngửi được mùi vị phở thoang thoảng ở xung quanh, tôi tiếp tục lao vào tìm hiểu kỹ hơn về cổ phiếu, vàng, ngoại tệ,…

Trước tiên là về cổ phiếu. Tôi hiểu được rằng khi tôi sở hữu 1 cổ phiếu của một công ty X có nghĩa là tôi đã sở hữu một phần của công ty đó. Ví dụ, nếu Vinamilk có 100 triệu cổ phiếu (chỉ là ví dụ) và tôi nắm giữ 1 cổ phiếu của Vinamilk, có nghĩa là tôi đang sở hữu 1/100 triệu phần của Vinamilk. Tôi chính là chủ của Vinamilk. Nếu năm nay Vinamilk có được lợi nhuận ròng là 500 tỉ đồng (cũng chỉ là ví dụ), thì phần lợi nhuận của tôi trong đó sẽ là 5 ngàn đồng (1/100 triệu của 500 tỉ đồng).

Khi tôi dùng 100 triệu đồng mua VN-Index, có nghĩa là tôi đã sở hữu được tất cả các công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thử tưởng tượng chỉ cần 100 triệu là có thể làm chủ sở hữu của Vinamilk, Kinh Đô, Sacombank, REE (ai đang làm việc ở Etown sẽ biết REE là công ty gì), FPT,… Nếu thị trường chứng khoán không ra đời, thì 100 triệu đồng cũng không thể đủ cho tôi mở được quán ăn bình dân bên cạnh Etown, nhưng nhờ có cổ phiếu mà tôi trở thành chủ cho thuê văn phòng Etown của hàng ngàn nhân viên đang làm việc trong đó.

Dĩ nhiên ai cũng muốn làm chủ của Vinamilk vì đó là công ty làm ăn tốt trong suốt thời gian qua. Nhưng nếu làm chủ của Bông Bạch Tuyết (BBT) thì thật là tai hại. BBT làm ăn thua lỗ mấy năm liên tiếp, và dĩ nhiên chủ đầu tư của BBT chính là những người lãnh hậu quả đó. Nhưng nếu tôi “sở hữu” VN-Index thì rủi ro đó sẽ thấp hơn rất nhiều. Hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường đều làm ăn tốt trong 5-10 năm qua. Để có thể được niêm yết, các công ty phải chứng minh cho trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) là nó thỏa rất nhiều điều kiện khắt khe: lợi nhuận, tài chính, công bố thông tin,… Và vì thị trường Việt Nam còn mới sơ khai, nên các cán bộ và chuyên gia ở TTGDCK đã làm việc cật lực để ưu tiên chọn những công ty làm ăn tốt và đàng hoàng được niêm yết (đầu xuôi thì đuôi mới lọt). Cho nên, tôi có thể tự tin rằng những công ty đang niêm yết dù số lượng còn ít, nhưng chúng đại diện là những đại diện ưu tú cho toàn bộ tất cả các công ty đang làm ăn tại Việt Nam.

Trong khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7-8%/năm trong những năm qua thì các công ty đang niêm yết tăng trưởng trên 20%/năm (tính bình quân). Tôi không cần phải mất công tìm kiếm những công ty đó, vì các chuyên gia ở TTGDCK đã làm việc đó rồi; điều duy nhất tôi cần làm là bỏ tiền để sở hữu chúng và chờ đến ngày mời các bạn nữ dễ thương đi ăn phở.

Để hiểu vì sao giá cổ phiếu của một công ty tăng, tôi chỉ cần hiểu một điều duy nhất: nếu công ty làm ăn tốt thì về lâu dài giá cổ phiếu của công ty đó cũng sẽ tăng tương ứng.

Đó chính là lý do vì sao cách đây hơn sáu năm VN-Index “tăng giá” từ 100 lên 751 (cho đến ngày 12/01/2007 đã là 913). Các công ty niêm yết đã làm ăn rất tốt và đem lại lợi nhuận to lớn trong suốt thời gian đó.

Điều đó cũng giải thích vì sao cổ phiếu và nhà đất luôn tăng giá về lâu dài. Cả hai thứ đều tự sinh ra thêm lợi nhuận theo thời gian, nên giá của nó sẽ tăng lên.

Ngược lại, ngoại tệ, tiền mặt (Việt Nam đồng), hay vàng đều không tự sinh ra lợi nhuận. Nếu tôi có 10 kg vàng, dấu nó thật kỹ trong 20 năm qua, thì đến bây giờ nó vẫn không đem lại thêm một đồng lợi nhuận nào cho tôi (thậm chí tôi phải tốn chi phí để cất giữ nó). Dĩ nhiên, trên thực tế thì giá giao dịch của chúng đã tăng trong thời gian qua. Nhưng cái đó là tăng ảo. Giá giao dịch của chúng tăng thực chất là vì lạm phát tăng cao. Về lâu dài, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát, thì giá trị thực sự của chúng có thể còn giảm đi nữa (đó là chưa kể đến chi phí cất giữ hoặc chi phí mua/bán). Lúc đầu tôi thấy hơn khó hiểu, nhưng rồi nghĩ đến tô phở mà mình thích ăn thì tôi hiểu ra ngay: giá của tô phở cũng tăng sau 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm vẫn tăng, nhưng còn lâu tôi mới đi tích trữ tô phở để bán ra khi giá lên cao.

Điều chỉnh cách mua VN-Index

Đến lúc này thì tôi thử kiểm tra lại tính khả thi của cách mua VN-Index đã trình bày ở trên. Thật ra có hai vấn đề cần nêu ra:

  1. Tôi đã hơi “khôn” khi chọn thời điểm mua là ngày 28/07/2000 khi VN-Index ở mức thấp nhất (100 điểm). Không phải ai cũng có đủ điều kiện để chọn đúng thời điểm đẹp như vậy: chưa có tiền, chưa hiểu rõ về cổ phiếu, chưa có kinh nghiệm… Hãy xem kỹ đồ thị sau:

Nếu tôi mua vào thời điểm 25/06/2001 khi VN-Index là 571 điểm, thì tôi sẽ phải chứng kiến số tiền của mình mất đi thảm hại, và đợi 5 năm sau thì mới gỡ lại vốn ban đầu! Rõ ràng thời điểm mua cũng rất quan trọng.
2. Thực tế thì tôi không thể có ngay 100 triệu đồng được. Hôm vừa rồi tôi có ngồi nói chuyện với một người bạn, anh ta than thở với tôi rằng thấy người ta chơi cổ phiếu cũng ham quá, nhưng liệu mỗi tháng chỉ có dư ra được 1 triệu đồng thì có chơi được hay không. Tôi nghĩ thực tế thì điều kiện của phần lớn mọi người cũng chỉ ở mức đó thôi.

Khó thật. Hay có lẽ vì vậy mà mọi người trốn cả công ty để ra sàn giao dịch căn giá mua, rồi còn tận dụng thời gian quý giá dành cho gia đình để đi học thêm về chứng khoán? Nhưng tôi vẫn kiên trì với phương châm “hãy đơn giản như là vốn có” của mình.

Suy nghĩ một hồi thì phương pháp mua VN-Index được cải tiến như sau. Ban đầu tôi có 20 triệu đồng, tôi sẽ dùng 20 triệu đó để mua VN-Index vào ngày 28/7/2000. Cứ mỗi tháng tôi để dành được 1 triệu đồng, vì vậy tôi sẽ dồn lại mỗi năm được 12 triệu đồng. Mỗi khi có đủ 12 triệu đồng thì tôi lại chạy ra mua VN-Index tiếp, bất kể thị trường lúc đó thế nào. Để thêm phần “công bằng”, tôi giả sử có 2 lần tôi mua trúng vào lúc thị trường lên đến đỉnh (ngày 25/6/2001 và 25/4/2005, chính là 2 ngày mở đầu cho 2 giai đoạn đen tối nhất trong lịch sự thị trường chứng khoán Việt Nam).

Như vậy tôi sẽ có 7 lần mua chứng khoán, với tổng cộng số tiền mặt đã bỏ ra để mua là 89 triệu đồng. Bạn đoán xem đến ngày 29/12/2006 tôi có bao nhiêu tiền? Hình sau sẽ cho thấy kết quả đó.

Tuyệt vời! Nếu một viên chức bình thường với đồng lương èo uột, nhưng chỉ cần dành ra 1 triệu đồng mỗi tháng và thực hiện 7 lần mua như trên (dù chẳng cần bỏ ra 1 phút để nghiên cứu thị trường), anh ta sẽ có được hơn 357 triệu đồng sau sáu năm rưỡi. Với số tiền đó anh ta có thể đặt cọc để mua được một căn nhà tươm tất rồi cưới vợ trong nay mai. Đó chính là phần thưởng cho người biết cần kiệm và sử dụng đồng tiền khôn ngoan. Còn nếu không, rất có thể anh ta chỉ biết ôm 89 triệu mà than thở rằng thu nhập của mình hẻo quá (chắc phải tranh thủ “kiếm chác” bên ngoài mới được!!!). Ồ, cũng có thể số tiền đó đã bay vèo vào các cuộc nhậu nhẹt rồi, nếu anh ta không có kế hoach tiết kiệm và đầu tư rõ ràng.

Hãy phân tích kỹ hình 3. Đầu tiên ta sẽ nói về 2 cú mua lầm tai hại. Ngày 25/6/2001, tôi bỏ ra 12 triệu để mua lúc VN-Index 571 điểm, để rồi chỉ một vài tháng sau nhìn số tiền 12 triệu để rớt giá thê thảm (rất nhiều người bị phá sản, bị vợ bỏ trong thời điểm đó). Đến hai năm sau, ngày 28/7/2003, số tiền 12 triệu đó chỉ còn lại 3.1 triệu đồng. Phải đợi 6 năm sau thì số tiền 12 triệu đó mới khôi phục và tăng trở lại. Tương tự là lần mua vào ngày 25/4/2006. Lẽ ra tôi phải đợi đến 28/7/2006, nhưng giả sử như lúc đó tôi cũng hóa điên như những người khác, thấy cổ phiếu tăng giá chóng mặt nên lấy hết tiền đang dành dụm được (mới chỉ có 9 triệu) đi mua luôn. Chuyện sau đó thế nào thì nhiều người đã biết: giá cổ phiếu rớt giá thảm hại trong tháng 5, 6, và 7. Nhưng đến cuối năm thì 9 triệu đó cũng tăng trở lại thành 10.6 triệu.

Những lần mua khác thì đem lại kết quả tuyệt với. Số tiền 20 triệu đầu tiên đã trở thành 150.3 triệu vào tháng 12/2006, mặc dù phải chứng kiến qua bao thăng trầm: lúc thì lên đến 114.2 triệu (6/2001), lúc thì rớt xuống chỉ còn 29.7 triệu (7/2002). Bạn hãy nhìn và suy nghĩ hình 3, chắc chắn bạn sẽ tự rút ra được nhiều thông tin lý thú hơn nữa.

Tôi cũng đã cẩn thận so sánh kết quả từ cách đầu tư trên với cách “đầu tư” phổ biến hiện nay của các bạn trẻ ở SG: mỗi tháng nhận lương xong, trừ đi các khoản chi tiêu, còn dư bao nhiêu (giả sử dư 1 triệu) thì bỏ vào ngân hàng gửi tiết kiệm (giả sử kỳ hạn 1 năm). Kết quả cuối cùng của phương pháp đó là số tiền 120 triệu đồng! Thật là một kết quả khiêm nhường nếu so với 357 triệu.

Thực tế thì cách đầu tư cổ phiếu còn có thể thu được nhiều tiền hơn 357 triệu, vì tôi chưa tính tiền lãi ngân hàng (cho mỗi 12 triệu để dành hằng năm) và tiền cổ tức. Tôi có rất nhiều lựa chọn với số tiền đó (dù ít ỏi): dùng nó để đi ăn phở, còn không thì mua thêm cổ phiếu. Cách thứ hai chắc chắn thu lời nhiều hơn về lâu dài.

Còn so sánh với những cách đầu tư khác thì sao: vàng hay nhà đất chẳng hạn. Hừmm… Nếu bạn chỉ để dành được có 1 triệu đồng một tháng, và trong tay chỉ có 20 triệu đồng làm vốn, thì tốt hơn là chưa nên nghĩ đến chuyện đầu tư vào những thứ này. Đơn giản là bạn chưa đủ tiền để làm. Còn nếu làm liều đi vay tiền để chơi thì sao? Tôi cũng không biết kết quả thế nào nữa. Tôi chưa phân tích được và cũng chưa có số liệu gì để bàn về cách làm đó được. Nếu bạn thích theo cách đó thì chúc bạn may mắn, hy vọng bạn sẽ có tiền để ăn phở, thay vì không còn tiền để gửi xe. Còn tôi thì thích đi ăn phở với các bạn nữ dễ thương hơn.

Một phát hiện lý thú về đầu tư cổ phiếu

Tôi cũng biết một số người có thu nhập rất cao, mỗi tháng họ có thể dư ra 10 triệu đồng. Họ đại diện cho một thế hệ mới những người trẻ năng động, thành đạt trong công việc, rất sành điệu, nhưng đáng tiếc hiểu biết về cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan của họ là con số zero tròn trĩnh. Mỗi lần gặp gỡ những người bạn này là tôi lại nghe họ “triết lý” rằng thời bây giờ phải biết tự kinh doanh riêng hoặc là phải tranh thủ làm thêm bên ngoài thì mới khá được. Và thế là họ cùng nhau bỏ tiền ra kinh doanh riêng. Người bạn làm sales thì đi mở công ty thiết kế in ấn, người bạn làm thiết kế quảng cáo thì tranh thủ đi làm sales vào buổi tối để có huê hồng, người đang làm lập trình viên thì hùn vốn ở shop điện thoại di động,…

Phần lớn mấy người bạn đó càng làm thì càng đuối, một số người lỗ vốn (thu nhập từ công việc chính chỉ để nuôi sống các cửa tiệm hoặc công ty riêng đang èo uột), một số người thì bị quá nhiều công việc chi phối đến nỗi không có thời gian dành cho gia đình, học tập, vui chơi, nghỉ ngơi.

Tôi cũng hỏi người bạn đang làm lập trình viên và có hùn vốn mở cửa hàng điện thoại. Tôi hỏi vì sao mở cửa hàng? – Vì muốn có nhiều tiền. Tôi hỏi có say mê với công việc đó không? – Không say mê gì hết. Tôi hỏi có kiến thức hay kinh nghiệm gì về nó không? – Không, cần gì mấy cái đó, người ta mở tiệm ầm ầm, ai cũng giàu cả đó thôi. Tôi hỏi có suy nghĩ cách nào khác để kiếm tiền mà ít rủi ro, ít mất thời gian, phù hợp với mình hơn chưa? – Suy nghĩ làm gì, làm cái gì cũng được, miễn sao có tiền là ok.

Hồi trước tôi ở khu vực đường Ngô Quyền, quận 5, phía sau bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Hẳn nhiều người cũng biết khu vực đó nổi tiếng về tệ nạn gì rồi. Tôi biết nếu có hỏi mấy em gái đứng đường ở đó những câu hỏi như trên, thì các em cũng trả lời y như người bạn của tôi. “Bây giờ làm cái gì cũng được, miễn là có tiền”. Mỗi lần nghe ai nói đến câu đó (tôi nghe rất nhiều lần rồi, mỗi lần gặp mặt bạn bè, hỏi về công việc là y như rằng), tôi lại rùng mình và nghĩ về hình ảnh mấy em gái đứng đường! Tuy nhiên, chỉ thoáng chốc là tôi lấy lại được sự bình tĩnh. Vì hoàn cảnh, các em không có sự lựa chọn nào khác; nhưng nhờ công ơn của cha mẹ, tôi có nhiều sự lựa chọn. Các em không được học hành, nhưng tôi được học hành tử tế. Và tri thức giúp tôi có được sự lựa chọn tốt hơn các em.

Mấy người bạn của tôi đã đúng khi cho rằng làm chủ thì thường là giàu hơn làm công. Nhưng họ quên mất một điều là chỉ có chủ của những doanh nghiệp làm ăn tốt mới giàu. Nhờ phát hiện về cách mua VN-Index này, tôi có thể làm chủ của những doanh nghiệp ưu tú nhất Việt Nam một cách dễ dàng. Nếu tôi không đam mê và không giỏi về in ấn, thì chuyện mở một công ty in ấn để có lợi nhuận tăng trưởng trên 20%/năm (trung bình của những Vinamilk, FPT, REE,…) là không tưởng. Tốt hơn hết là tôi nên lấy tiền của mình đầu tư vào những công ty niêm yết.

Tôi chỉ làm công việc mà tôi 1) đam mê, 2) đem lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, và 3) giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Nếu tôi làm tốt thì tôi sẽ có nhiều tiền từ công việc của mình. Nếu có những lĩnh vực có thể kiếm nhiều tiền hơn, nhưng lại không thỏa 3 điều kiện trên, thì tôi sẽ dùng tiền kiếm được từ công việc của mình để đầu tư vào đó. Còn nếu tôi thấy có công việc thỏa mãn cả 3 điều kiện trên mà lại đem lại rất nhiều tiên, khi đó tôi sẽ thử lập công ty riêng xem sao.

Nhiều người cứ hỏi tôi tại sao không tranh thủ làm thêm vào buổi tối. Những người đó chắc chắn đã không hiểu được con người của tôi rồi. Tôi chỉ thích đi ăn phở với bạn nữ xinh đẹp vào buổi tối; và trong mỗi bữa ăn đó, khi nhìn sang cửa hàng tạp hóa đối diện, tôi thấy hàng trăm người đang mua sữa của Vinamilk, bánh kẹo của Kinh Đô là tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm. Tôi không cần phải làm việc buổi tối, thay vì vậy tôi dùng tiền kiếm được ban ngày để đầu tư; mỗi buổi tối như vậy có hàng chục ngàn người ở Vinamilk, Kinh Đô,… đang làm việc cật lực cho những đồng tiền của tôi, và hàng triệu người đang dùng những sản phẩm của tôi. Đừng hỏi tôi phải bỏ bữa ăn phở với bạn nữ xinh đẹp để đi làm sữa, làm bánh kẹo, tôi không thích và không giỏi làm mấy việc đó.

Đầu tư cổ phiếu là phải nhìn dài hạn

Tôi trở lại và so sánh hình 1 với hình 2. Hình 1 cho tôi thấy toàn là khía cạnh tích cực của việc mua và nắm giữ cổ phiếu. Trong tất cả các năm, khoản đầu tư vào cổ phiếu luôn có kết quả cao hơn tất cả các khoản đầu tư còn lại. Chỉ có cuối năm 2003, đầu năm 2004 là cổ phiếu, vàng, và euro tiến gần lại với nhau. Điều đó có nghĩa là nếu tôi lấy 100 triệu mua VN-Index vào tháng 7/2000, thì tôi hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn với khoản đầu tư này của mình, vì chẳng có cách đầu tư nào khác có thể lợi hơn cổ phiếu, cho dù có xét trong từng năm một.

Vậy thì tại sao người ta nói cổ phiếu rất rủi ro, giá cổ phiếu luôn biến động rất mạnh? Họ nói phải biết căn lúc mua với giá thật thấp rồi phải biết bán với giá thật cao (mặc dù thực tế thì đa số họ làm ngược lại). Nếu nhìn vào hình 1 thì hành động của mọi người thật khó hiểu? Có năm nào mà khoản đầu tư vào cổ phiếu kém hơn so với những các khác đâu mà phải lo lắng rồi đem bán?

Tôi tìm được câu trả lời khi nhìn vào hình 2. Đây thực ra mới là biểu đồ VN-Index mà mọi người thường thấy. Tôi nhận ra có rất nhiều răng cưa trong biểu đồ, có những thời điểm VN-Index lên rất cao và rất nhanh, nhưng cũng có thời điểm nó dốc xuống thẳng đứng (và đem theo cơ nghiệp của hàng ngàn người tranh nhau mua vào thời điểm trước đó).

Thế thì đồ thị nào đúng? Hình 1 hay hình 2 đúng? Câu trả lời: cả hai hình đều đúng. Mỗi hình chỉ là một cách diễn tả (hay góc nhìn – view) khác nhau về một sự việc/hiện tượng mà thôi. Bạn nào biết về lập trình thì có thể hiểu mỗi hình là một view, còn VN-Index chính là model. Hình 2 miêu tả biến động giá của VN-Index qua từng ngày, còn hình 1 miêu tả biến động giá qua từng năm.

Sự khác biệt giữ hai hình nói lên rất nhiều điều lý thú. Nó cho thấy rằng nếu tôi mua cổ phiếu rồi mỗi ngày chăm chăm theo dõi sự lên xuống của giá cổ phiếu, tôi sẽ thấy rằng cổ phiếu biến động rất mạnh và đầy rủi ro. Khi đó tôi sẽ luôn ở trong tâm trạng lo lắng và bồn chồn. Nhưng nếu tôi không quan tâm đến giá trong từng ngày (nếu có quan tâm thì cũng cố kìm nén lại, không xem gì hết), thì tôi thấy giá cổ phiếu rất ít biến động và có xu hướng đi lên về lâu dài. Hình 2 cho thấy VN-Index diễn biến thế nào theo đơn vị từng năm, nhưng nếu tôi điều chỉnh lại để xem diễn biến theo từng 2 năm hoặc 3 năm, kết quả đồ thị còn “đẹp” hơn rất nhiều: rất ít răng cưa, chủ yếu là các đoạn thẳng nối liền với nhau tạo thành một đường đi lên cao.

Nhưng vì sao giá cổ phiếu biến động mạnh trong ngắn hạn, nhưng lại ổn định hơn và có xu hướng đi lên về lâu dài? Tôi tiếp tục miệt mài tìm hiểu.

Đến đây thì cần hiểu thêm một chút kiến thức về thị trường chứng khoán (TTCK). Thực sự thì có 2 TTCK hoạt động song song cùng với nhau. Thứ nhất là thị trường sơ cấp. Giả sử công ty X cần huy động thêm vốn để làm ăn. Công ty X sẽ phát hành cổ phiếu để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Khi tôi mua cổ phiếu trong đợt phát hành này có nghĩa là tiền của tôi sẽ chuyển đến cho công ty X, và công ty X sẽ sử dụng nó để nâng cao năng lực kinh doanh. Nói cách khác, thị trường sơ cấp là nơi trao đổi cổ phiếu từ công ty phát hành (công ty X) đến nhà đầu tư (tôi), còn tiền thì trao đổi theo hướng ngược lại. Giả sử tôi mua 1 cổ phiếu của công ty X với giá 10 ngàn đồng/1 cổ phiếu.

Vậy những nhà đầu tư không tham gia vào thị trường sơ cấp có cơ hội để sở hữu cổ phiếu của công ty X nữa không? Câu trả lời là có. Đó là nhờ thị trường thứ cấp. Đây là nơi mà các nhà đầu tư trao đổi cổ phiếu với nhau. Ví dụ sau 1 năm, công ty X làm ăn phát đạt lên thấy rõ. Có một chị A nào đó muốn sở hữu cổ phiếu X, nên đến gặp tôi và đề nghị giá mua là 11 ngàn/1 cổ phiếu. Tôi thấy công ty X còn rất nhiều triển vọng trong tương lai, nên từ chối cái giá đó. Chị A liền nâng giá lên 12 ngàn/1 cổ phiếu, tôi vẫn không bán. Lúc đó thì có anh B cũng đang sở hữu cổ phiếu X nhảy vào, chấp nhận giá 12 ngàn đồng và bán cho chị A luôn. Khi đó người ta nói rằng cổ phiếu X có giá trên thị trường là 12 ngàn/1 cổ phiếu. Chú ý rằng 1 cổ phiếu X đã chuyển từ anh B đến chị A, và 12 ngàn đồng đã đi từ túi chị A đến túi anh B. Còn ngoài ra công ty X chẳng nhận được một đồng nào từ sự trao đổi đó. Còn bản thân tôi thì biết rằng khi nào cần tiền thì có thể tìm được ai đó trên thị trường để bán lại cổ phiếu X với giá 12 ngàn đồng.

Một năm sau nữa. Công ty X vẫn làm ăn bình thường. Nhưng đột nhiên báo chí đăng tin ông tổng giám đốc của công ty X bị phát hiện có bồ nhí và một đứa con riêng. Chị A hoảng sợ quá liền rao bán cổ phiếu của mình với giá 11 ngàn. Nhưng chẳng ai thèm mua. Càng thêm hoảng sợ, chị xuống giá còn 10 ngàn, cũng chẳng ai mua. Tôi thì thừa thông minh để hiểu rằng tình hình kinh doanh của công ty X chẳng hề liên quan đến việc đứa con riêng đó có tồn tại hay không. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi, vì biết đâu báo chí sẽ phát hiện ra thêm một đứa con riêng của ông giám đốc đó nữa, khi đó chắc chắn những người như chị A sẽ càng hoảng mà xuống giá nữa! Nhưng đột nhiên tôi biết tin bạn nữ mà tôi hâm mộ đang ở nhà trọ một mình, vì hai người bạn còn lại đã về quê rồi. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nên tôi đành cắn răng bán luôn cổ phiếu X với giá 9 ngàn đồng. Có người nào đó nhảy vào mua luôn. Tôi có được 9 ngàn đồng, tuy không đủ để ăn phở, nhưng cũng vừa vặn để mời bạn nữ đi ăn kem. Bây giờ thì cổ phiếu X có giá trên thị trường là 9 ngàn đồng.

Hằng ngày đọc báo thấy cảnh tượng hàng trăm người chen lấn ở những sàn giao dịch chứng khoán, tôi biết ngay đó chính là thị trường thứ cấp. Cách mua VN-Index của tôi cũng diễn ra trên thị trường thứ cấp. Thị trường này giúp cho cổ phiếu có tính thanh khoản cao, có nghĩa là nếu ai cần bán cổ phiếu thì cũng sẽ có người tương ứng mua số cổ phiếu đó. Tiền và cổ phiếu sẽ trao tay nhau giữa những người giao dịch trên thị trường này.

Trở lại với biểu đồ ở hình 2. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao giá cổ phiếu biến động mạnh qua từng ngày. Về ngắn hạn, giá cổ phiếu sẽ bị chi phối bởi quy luật cung cầu giữa những người tham gia thị trường thứ cấp. Nhưng về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ bị chi phối bởi kết quả làm ăn của công ty phát hành cổ phiếu đó. Giả sử lúc phát hành thêm cổ phiếu, công ty X kiếm được 1 tỉ đồng lợi nhuận hằng năm. Trên thị trường (từ giờ trở đi, khi tôi nói thị trường có nghĩa là thị trường thứ cấp), quy luật cung cầu có thể khiến giá cổ phiếu X biến động trong khoảng 8-9 ngàn cho đến 11-12 ngàn (thậm chí có thể lên 15 ngàn nếu chị A quá ấn tượng với triển vọng của công ty X, hoặc có thể xuống đến 6 ngàn nếu tôi nghĩ rằng tương lai của công ty X sẽ rất đen tối mà tôi thì lại quá cần tiền để mời bạn nữ đi uống nước mía). Nhưng giả sử 10 năm sau, công ty X phát triển vượt bậc và lợi nhuận hằng năm đã là 20 tỉ đồng. Khi đó giá cổ phiếu X cũng vẫn biến động qua từng ngày, nhưng nó sẽ nằm trong khoảng 200-300 trăm ngàn đồng.

Do đó, có hai cách kiếm tiền trên thị trường. Cách thứ nhất là ngắn hạn. Tôi sẽ tìm cách để mua lúc 6 ngàn và bán lúc 12 ngàn. Muốn làm được như vậy thì tôi phải đến sàn giao dịch và các lệnh mua bán hằng ngày (người ta gọi là “bám sàn”), đồng thời tôi phải có kỹ năng dự đoán sự biến động của giá cổ phiếu. Tôi phải đoán được chị A nghĩ gì về công ty X, nắm được thông tin về đứa con rơi của ông giám đốc trước khi mọi người biết tin, đoán xem có người nào đang cần bán tháo cổ phiếu để lấy tiền đi ăn phở với người đẹp,… Đây không phải là việc bất khả thi, nhưng nó quá phức tạp đối với tôi. Mà tôi thì không thích làm cái gì đó quá phức tạp.

Hơn nữa cách chơi ngắn hạn khá nguy hiểm. Mỗi khi giá cổ phiểu biến động thì tiền sẽ đi từ túi của người này đến túi của người khác. Vậy đố bạn cuối cùng thì tổng số tiền của tất cả những người chơi ngắn hạn sẽ bằng bao nhiêu? Trả lời: bằng tổng số tiền ban đầu trừ đi chi phí giao dịch mà mọi người phải trả khi mua/bán trên thị trường. Nghĩa là tính trung bình thì những người chơi ngắn hạn sẽ mất đi một khoản tiền (phí giao dịch) vào các công ty chứng khoán. Đây là cuộc chơi mà phần lớn những người chơi sẽ là kẻ thua cuộc. Tôi không thích bỏ hết thời gian quý giá của mình vào nó để rồi tiền bạc của mình chảy vào trong túi của những công ty chứng khoán.

Cách thứ hai là chơi dài hạn. Cách mua VN-Index mà tôi đã trình bày là một trong những cách chơi dài hạn. Khi chơi dài hạn, tôi trông đợi vào kết quả kinh doanh của công ty, và không cần quan tâm đến những biến động nhất thời của giá cổ phiếu trên thị trường. Trong hơn sáu năm qua, những người chơi dài hạn đã thắng lớn khi VN-Index tăng từ 100 điểm lên trên 900 điểm.
Nhưng liệu kết quả như sáu năm qua có lặp lại lần nữa?

Bây giờ tôi sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi trên. Tôi đã hiểu rằng VN-Index tăng mạnh mẽ trong hơn sáu năm qua là nhờ tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết phát triển tốt. Vậy nếu các công ty đó tiếp tục làm ăn tốt như thời gian qua, thì VN-Index sẽ lại tăng mạnh mẽ như vậy nữa (hoặc thậm chí tăng nhiều hơn nữa).

Điều đó có đúng không? Nhiều người dự báo là kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong những năm sắp tới. Đây là một tín hiệu tốt cho khoản đầu tư của tôi. Nhưng tôi cũng rất cẩn trọng, vì những những người trong giới doanh nghiệp và kinh tế thường mắc một sai lầm chí tử mà những người làm phần mềm ít khi phạm phải: dự đoán là một việc cực kỳ khó khăn, nhất là dự đoán về tương lai (Niels Bohr). Chẳng ai có thể dự đoán chính xác nền kinh tế của một nước sẽ phát triển thế nào trong 1, 2 năm sắp tới cả. Điều đó cũng khó như dự đoán giá cổ phiếu tăng hay giảm trong 1, 2 ngày sắp tới. Đã có hàng ngàn nghiên cứu trên thế giới cho cả hai lĩnh vực trên, nhưng trong phạm vi hiểu biết của tôi, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đưa ra một kết quả có thể tin tưởng được.

Nhưng có một điều tôi hoàn toàn tin tưởng: tôi tin vào khả năng của con người. Tôi tin rằng về lâu dài (20 năm hoặc dài hơn nữa), kinh tế nước ta sẽ đi lên. Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta đã trải qua bao giai đoạn khó khăn trong lịch sử. Thời phong kiến, bị đô hộ, chống giặc Tàu, giặc Pháp, chống Mỹ, thời bao cấp,… Nếu chúng ta không xét đến từng thời điểm khó khăn cụ thể, mà nhìn vào cả một quá trình lâu dài, thì chúng ta luôn thấy một xu hướng đi lên của đời sống con người. Nhân loại sẽ luôn phát triển, vấn đề chỉ là thời gian. Việt Nam cũng vậy. Tôi đầu tư vào sự phát triển đó, dù chỉ với số tiền 1 triệu mỗi tháng.

Dĩ nhiên cũng có thể niềm tin của tôi không trở thành sự thật, chẳng hạn nền kinh tế có thể đi xuống và cần hơn cả một đời người để nó đi lên. Vậy thì đã sao? Nếu nền kinh tế đi xuống thì mọi người sẽ có ít tiền đi, mọi người có ít tiền thì sẽ ít mua nhà nên giá nhà đất sẽ không lên cao, ít người có nhà cửa thì cũng ít người nghĩ đến chuyện đám cưới, ít có đám cưới thì mở nhà hàng đám cưới sẽ không có lợi nhuận cao và giá vàng (trang sức) cũng không thể cao (sức cầu giảm thì giá sẽ giảm). Thời buổi kinh tế xuống dốc thì làm cái gì cũng sẽ khó khăn. Như vậy tôi đầu tư vào các công ty ưu tú vẫn tốt hơn, vì những người tài giỏi ở đó sẽ biết chống chọi tốt hơn người bình thường trong hoàn cảnh khó khăn.

Liệu kết quả như sáu năm vừa qua có lập lại không? Câu trả lời của tôi là: tôi không biết! Nhưng tôi có niềm tin và niềm tin đó giúp tôi mua và nắm giữ cổ phiếu.

Tại sao mọi người không thực hiện cách mua VN-Index này?

Tôi bắt đầu cảm thấy tự tin hơn về tính khả thi của phương pháp mua VN-Index này. Nhưng tôi tự hỏi: không biết có ai đó đã nghĩ đến nó trước tôi chưa? Và thế là tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm của mình.

Một chút thất vọng: khái niệm về cách đầu tư này đã có ở nước ngoài, cụ thể là Mỹ, từ hơn 30 năm nay rồi. Ở Mỹ người ta có những quỹ đầu tư chuyên thực hiện theo cách đó, người ta gọi đó là Index Fund (IF). Ví dụ như quỹ Vanguard 500 Index (một trong những quỹ lớn nhất ở Mỹ - có lẽ cũng là lớn nhất thế giới). Những người quản lý quỹ này chỉ làm một việc rất đơn giản: dùng tiền của nhà đầu tư để mua/bán cổ phiếu sao cho danh mục đầu tư của quỹ hoàn toàn giống như chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P 500 cũng giống như chỉ số VN-Index vậy, chỉ có điều nó chọn ra 500 công ty lớn nhất đang niêm yết trên thị trường Mỹ (ở Mỹ có hàng ngàn công ty niêm yết), trong khi VN-Index bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên thị trường TPHCM (khoảng trên 100 công ty).

Như bao nhiêu quỹ đầu tư khác, các IF cũng thu phí từ nhà đầu tư. Nhưng bởi vì công việc của họ rất đơn giản (có lẽ bà nội trợ cũng biết làm), cho nên phí của họ chỉ bằng 1/20 (hoặc ít hơn) phí của những quỹ đầu tư khác. Người ta còn gọi các IF là các quỹ bị động (passive), bởi vì công việc quản lý quỹ của họ là theo dõi chỉ số S&P 500 và bảo đảm các công ty mà quỹ nắm giữ cổ phiếu cũng giống như y hệt như danh sách các công ty trong S&P 500.

Trong suốt hàng chục năm qua, chỉ số S&P 500 tăng trung bình 11%/năm, nên người ta thường hay nói thị trường chứng khoán Mỹ tăng trung bình 11%/năm. Các IF cũng đều có mức lợi nhuận như vậy, mặc dù hơi thấp hơn 11% một chút do phải trừ đi phí (phí giao dịch, phí quản lý, tổng cộng khoảng 0.2%/năm).

Vậy ngoài các quỹ bị động ra thì các quỹ còn lại được gọi là gì? Dĩ nhiên người ta gọi đó là những quỹ chủ động. Đó là những quỹ:

  • Chơi ngắn hạn (mặc dù thực tế số lượng rất ít).
  • Chơi dài hạn như IF, nhưng khác IF ở chỗ thay vì nắm giữ hết các cổ phiếu trên thị trường, những quỹ này sẽ cố gắng chọn ra những cổ phiếu “tốt” nhất và loại bỏ những cổ phiếu “kém” ra khỏi danh mục của mình. Ví dụ: nên mua nhiều Google (đang phát triển vũ bão) và không nên mua Ford, GM (càng ngày càng thua kém so với Toyota). Ngoài ra, những quỹ này cũng cần lựa chọn thời điểm mua và bán cho được giá (gọi là market timing), trong khi các IF luôn dùng hết tiền của nhà đầu tư để mua và nắm giữ hết các cổ phiếu.

Lúc đầu tôi nghĩ vậy chắc những quỹ chơi dài hạn và chủ động sẽ kiếm lời nhiều hơn so với các IF, vì trông chúng có vẻ “khôn” hơn, trong khi IF nhìn có vẻ “đần đần” làm sao đó. Và đây là kết quả thực tế: trên 85% quỹ ở Mỹ có mức lợi nhuận kém hơn 11%/năm(người ta gọi là không thể đánh bại thị trường – failed to beat the market). Nghĩa là hầu hết các quỹ chủ động đều kém hơn các IF. Vì sao vậy? Có thể lý giải như sau:

  • Xét trong một khoảng thời gian bất kỳ, bình quân lợi nhuận của tất cả các quỹ (quỹ chủ động và quỹ bị động) sẽ chính là lợi nhuận của thị trường (11%/năm). Đây là lợi nhuận gộp, chưa trừ đi chi phí (vd: phí giao dịch mà mỗi quỹ phải chịu khi mua/bán cổ phiếu).
  • Bởi vì lợi nhuận gộp của các quỹ bị động sẽ bằng với thị trường (vì bắt trước theo chỉ số của thị trường), nên suy ra lợi nhuận gộp của các quỹ chủ động cũng bằng với thị trường.
  • Lợi nhuận thực tế (lợi nhuận ròng) của mỗi quỹ sẽ bằng lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí, mà chi phí của các quỹ bị động thấp hơn chi phí của các quỹ chủ động, cho nên suy ra lợi nhuận thực tế của các quỹ bị động sẽ luôn cao hơn các quỹ chủ động.

Đơn giản quá phải không? Dĩ nhiên có một số người sẽ lập luận: quỹ bị động (IF) chỉ phù hợp với người thích ăn chắc mặc bền, vì lúc nào nó cũng đem lại lợi nhuận trung bình của thị trường. Đừng trung bình, hãy luôn là người đứng đầu. Họ nghĩ vậy.

Tất cả các quỹ bị động đều có lợi nhuận gộp như nhau, đó chính là lợi nhuận của thị trường. Còn trong nhóm chủ động, một số quỹ gộp sẽ có mức lợi nhuận cao hơn thị trường, các quỹ còn lại sẽ bằng hoặc kém hơn thị trường.

Trước tiên hãy nói về những quỹ chủ động mà có lợi nhuận gộp bằng hoặc kém hơn thị trường. Sau khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận thực tế của những quỹ này sẽ kém hơn hẳn thị trường. Chẳng có lý do gì mà ta phải bỏ tiền vào những quỹ này.

Còn những quỹ chủ động mà có lợi nhuận gộp cao hơn thị trường thì sao? Số lượng các quỹ này rất ít. Mà nhiều hơn thị trường là nhiều hơn bao nhiêu? Thị trường là 11%/năm, trên thực tế thì số lượng các quỹ có lợi nhuận về lâu dài trên 20%/năm chỉ có thể đếm bằng đầu ngón tay của một bàn tay (Warren Buffett và Peter Lynch, hai trong số những nhà đầu tư vĩ đại nhất cũng chỉ ở khoảng đó). Phần lớn lợi nhuận gộp của các quỹ trong nhóm “ưu tú” này chỉ có lợi nhuận gộp khoảng 15-16%, nghĩa là chênh lệch với thị trường một khoản không đáng kể. Nhưng đó là lợi nhuận gộp! Chi phí của các quỹ chủ động không hề rẻ. Trước tiên là phí quản lý (khoảng 1-2%/năm), sau đó là phí giao dịch,… Sau khi trừ đi các khoản chi phí thì khoản chệnh lệch nhỏ nhoi này chẳng còn lại bao nhiêu. Chưa hết, trong điều lệ của quỹ còn quy định nếu quỹ đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường thì những người quản lý quỹ sẽ được tiền thưởng, trích từ khoản chênh lệch cực kỳ nhỏ nhoi còn lại trên. Tiền thưởng đó không hề nhỏ tí nào. Rõ ràng phần lợi thực sự cuối cùng cho nhà đầu tư chẳng còn là bao.

(Nói rõ thêm một chút: người quản lý quỹ sẽ có tiền thưởng nếu lợi nhuận cao hơn thị trường, nhưng nếu lợi nhuận kém hơn thị trường thì có bị phạt không? Câu trả lời thường là không! Quan hệ giữ nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ thường không công bằng như vậy: lời thì chia, còn lỗ thì nhà đầu tư chịu. Trước đó thì công ty quản lý quỹ đã nhận được phần “cứng” là phí quản lý quỹ rồi. “Lỗ” ở đây được hiểu là lợi nhuận kém hơn mức của thị trường. )

Ngoài các quỹ ra thì còn nhiều đối tượng khác tham gia trên thị trường: nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính,… Với mỗi đối tượng trên ta cũng có thể phân ra thành hai nhóm như trên: bị động và chủ động. Cũng áp dụng cách suy luận như trên, ta thấy rằng nhóm bị động bao giờ cũng có lợi nhuận cao hơn nhóm chủ động.

Vậy các quỹ đầu tư ở Việt Nam thuộc nhóm nào? Cho đến thời điểm này, tất cả các quỹ chính thức ở Việt Nam đều là quỹ chủ động. Vậy ai thuộc nhóm bị động? Trả lời: chính là tôi. Về lâu dài thì lợi nhuận thực của tôi chắc chắn cao hơn lợi nhuận thực trung bình của tất cả các quỹ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Thật sung sướng với cảm giác chỉ ngồi ăn phở với bạn nữ xinh đẹp mà cũng có thể đánh bại hầu hết các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm!

Vậy thì tại sao không có ai làm như IF?

Đến bây giờ tôi cũng vẫn không hiểu chẳng ai thèm quan tâm đến cách đầu tư này. Tôi phỏng đoán có 3 nguyên nhân (ấy chết, tôi có thể mắc phải sai lầm khủng khiếp khi đưa ra phỏng đoán):

  1. Hầu hết mọi người ở Việt Nam chưa nghĩ đến nó . Tôi đã thử nói chuyện với rất nhiều đối tượng: những người mới chập chững chơi cổ phiếu, những người đã nhiều năm kinh nghiệm, nhân viên môi giới chứng khoán, thông tin trên các diễn đàn chứng khoán, thậm chí nhân viên hay trưởng phòng ở các công ty chứng khoán. Tất cả mọi người hoặc không biết IF là gì, hoặc cho rằng IF có nghĩa là các quỹ nắm giữ những cổ phiếu blue-chip (những cổ phiếu được mọi người kỳ vọng cao – hoàn tại sai, đó là những quỹ chủ động chứ không phải IF). Thật kỳ lạ, tôi chẳng hiểu họ học cái gì trong chuyên ngành của họ nữa !
  2. Phương pháp dạy chơi chứng khoán không phù hợp . Bây giờ phong trào đi học chơi chứng khoán đang nở rộ. Các bài báo viết về chứng khoán cũng đua nhau ra đời. Nhưng tôi nghĩ cách dạy về đầu tư chứng khoán (tôi nhấn mạnh là dạy đầu tư chứng khoán, chứ không phải dạy làm nhân viên môi giới, dạy để làm cán bộ quản lý thị trường,…) có điểm sai lầm. Tôi nghe người ta nói phải biết về P/E, EPS, beta, technical analysis, cash flow, chart,… thì mới có thể chơi chứng khoán có lời. Đây là một giả định hoàn toàn sai lầm. Không phải ai cũng có thể học được những thứ đó (hãy nghĩ đến bà bán hàng nước đầu hẻm). Cổ phiếu không phải chỉ đành cho một nhóm người nào đó; cổ phiếu là công cụ đầu tư phù hợp với tất cả mọi người. Nhiều người hiện nay đang phí tiền và phí thời gian để đi học những cái mà họ nghĩ cần phải có để có thể chơi chứng khoán. Tôi có một lời khuyên: nếu KHÔNG học những thứ đó thì có thể kiếm tiền nhờ chơi chứng khoán được hay không? Phần trên của bài viết có thể giúp trả lời câu hỏi đó. Trước khi học cái gì, mọi người nên đặt câu hỏi: tại sao cần phải học nó?
  3. Một số người biết về IF nhưng im lặng ! Đó là ai? Tôi nghĩ có thể là các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ đầu tư chủ động. Nếu mọi người đều mua và nắm giữ VN-Index thì lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ sụt giảm mạnh, vì họ chẳng thu được bao nhiêu phí giao dịch. Còn nếu mọi người đều hiểu ra bản chất của các quỹ đầu tư chủ động (phần lớn các quỹ này đều có lợi nhuận thực tế kém hơn thị trường), thì có lẽ các quỹ đầu tư ở Việt Nam sẽ hết đường làm ăn.

Và tôi đã gặp được cao thủ chơi cổ phiếu

Đến lúc này thì tôi đăm chiêu: liệu tôi có nên truyền đạt lại những gì mình vừa tìm hiểu cho những người khác biết không? Tâm trang đang rối bời thì tôi quyết định: thư giãn bằng cách đi ăn phở!

Và tại quán phở tôi đã gặp một cao nhân làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Người đó chính là bà Năm – bà chủ tiệm phở. Đang ngồi ăn thì tình cờ tôi biết được bà Năm cũng là dân chơi cổ phiếu và kiếm được rất nhiều tiền từ đó, mặc dù tôi biết ngày nào bà cũng đứng bán phở (trong khi nhiều người khác đang đi học chứng khoán và bám sàn). Trình độ của bà Năm chỉ là lớp 8 phổ thông thôi.

Nói chuyện một hồi thì tôi hiểu ra bà Năm cũng dùng phương pháp mua VN-Index như tôi. Quá phấn khích, tôi ăn vội tô phở và bắt đầu trò chuyện với bà. Tôi đặt cho bà hàng loạt câu hỏi thông thường nhất khi người ta hỏi một chuyên gia về việc chơi cổ phiếu.

Tôi: Hiện giờ giá cổ phiếu đang tăng nóng, có ông lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nói rằng mọi người cần tỉnh táo, phải tìm hiểu kỹ từng công ty mà mình mua cổ phiếu, phải đọc hiểu bản cáo bạch, phân tích kỹ tình hình tài chính… Bà Năm sẽ làm gì?
Bà Năm: Bà sẽ bán phở, còn ngoài ra không làm gì hết! Bà mua cả thị trường chứ có phải mua từng công ty đâu mà phải tìm hiểu từng công ty một. Mà cái thằng cha Ủy ban gì đó nói hay quá nhỉ! Ông có biết đặt mình vào địa vị của người khác không? Như bà đây mà ổng kêu phải đọc hiểu bản cáo bạch, phân tích tài chính cái nỗi gì. Chừng nào ổng biết đứng bán phở thì đến ngày đó bà sẽ biết phân tích tài chính.

Tôi: Vừa rồi ngôi sao Britney Spear có đến thăm thị trường chứng khoán Việt Nam và có buổi đàm thoại với lãnh đạo của 6 doanh nghiệp hàng đầu. Dự đoán cuộc gặp gỡ này sẽ mở đầu cho làn sóng đầu tư từ Hollywood vào Việt Nam. Có thể cổ phiếu sẽ tăng lên đó. Bà Năm sẽ làm gì?
Bà Năm : Bà sẽ vẫn đứng bán phở. Cái cô Bờ Rít Ni gì gì đó có thể làm cho cổ phiếu tăng vài chục điểm chứ làm sao có thể tự nhiên khiến cho các doanh nghiệp làm tốt lên được. Còn làn sóng đầu tư thì tốt thôi. Các công ty làm ăn tốt thì bà sẽ có thêm nhiều tiền.

Tôi: Dịch lở mồm long móng ở heo đang lan rộng, có thể mấy công ty sẽ làm ăn khó khăn đó. Bà sẽ làm gì?
Bà Năm : Bà cũng sẽ vẫn bán phở. Mấy công ty bán thịt heo có thể thua lỗ, nhưng mấy công ty bán thịt gà và thịt bò sẽ lời. Còn lở mồm long móng thì liên quan gì đến kinh doanh địa ốc. Cháu thấy không, mấy cái sạp bán thịt heo bên kia đường điêu đứng rồi, nhưng mấy người bán thịt gà thì phất to. Nhiều người bán gà sẽ nhảy vào chiếm chỗ mấy cái sạp bán thịt heo. Cuối cùng thì ông chủ cho thuê mặt bằng làm sạp vẫn giàu có.

Tôi : Nhưng mà bà Năm ơi, nhiều tổ chức nước ngoài nói rằng Việt Nam mình tham nhũng và lạm phát cao quá, tình hình năm sau sẽ đi xuống nhiều lắm đó. Bà sẽ làm gì vậy?
Bà Năm: À, lần này thì khác à. Bà sẽ không chỉ bán phở, mà phải bán thật nhiều phở. Thị trường đi xuống thì bà làm được gì chứ. Mà thị trường đi xuống thì nhiều người sẽ không còn nhiều tiền. Không có nhiều tiền thì sẽ không còn đi ăn mấy chỗ sang trọng nữa. Họ sẽ chuyển sang ăn phở của bà để bù đắp. Bà sẽ có nhiều tiền để mua cổ phiếu giá rẻ. Mấy cái ông phái trên là lo chuyện vĩ mô, còn bà thì lo chuyện vi mô bán phở, rồi cũng có ngày kinh tế đi lên thôi. Lúc đó thì bà giàu lại càng giàu hơn.

Tôi : Trước mắt thì cổ phiếu đang tăng giá chóng mặt kìa. Mấy người hàng xóm đang đổ xô đi mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu tăng kìa. Bà Năm làm gì bây giờ?
Bà Năm : Dĩ nhiên là bà sẽ vẫn bán phở. Mấy người đó đi mua khi cổ phiếu tăng, vậy chắc sẽ bán lúc cổ phiếu giảm hả? Vậy họ kiếm tiền bằng cách nào vậy? Mà bà có thời gian đâu để lo chuyện căn lúc nào mua, lúc nào bán đó.

Vâng, bí quyết làm giàu của bà Năm rất đơn giản: hãy bán phở. Bán phở sẽ có tiền để mua cổ phiếu bằng phương pháp mua VN-Index. Dĩ nhiên bà Năm hiểu đứng bán phở thì không làm cổ phiếu tăng giá. Cũng như bà hiểu rằng đứng chen chúc nhìn bảng giá điện tử cũng không làm cổ phiếu tăng giá được đấy thôi.

Trước lúc chia tay thì bà Năm nói với tôi rằng như bà đây còn kiếm tiền nhờ chơi cổ phiếu được, nên bà muốn tôi hãy truyền đạt lại kinh nghiệm của bà cho những người khác, nhất là những người kiếm được tiền nhưng chưa biết sử dụng đồng tiền của mình một cách khôn ngoan.

Kiếm 100 triệu đồng/giờ nhờ cổ phiếu

Tôi vẫn còn nhớ mấy người quen của tôi trầm trồ, xuýt xoa (và dĩ nhiên sau đó là than thở về thân phận của mình) khi đọc bài báo viết về người có mức lương 6 ngàn đô la/tháng. Cứ cho người đó làm một tháng 160 giờ (4 tuần x 40 giờ). Vậy mỗi giờ người đó kiếm được khoảng 37 đô la (khoảng 600 ngàn đồng).

Với cách đầu tư của tôi thì từ 100 triệu, sau sáu năm tôi được 700 triệu, có nghĩa là kiếm được 600 triệu trong 6 năm, tức là 100 triệu trong 1 năm. Mỗi năm tôi chỉ việc gom tiền 12 triệu đồng đi viết lệnh mua cổ phiếu, thời gian đó chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Vậy tốc độ kiếm tiền của tôi là 100 triệu/1 giờ !

Đừng mơ mộng về tốc độ 600 ngàn/1 giờ. Thay vì vậy hãy dành thời gian suy nghĩ về tốc độ 100 triệu/1 giờ.

Lời kết

Tôi đúc kết lại những gì đã học thành những lời khuyên sau đây:

  • Về dạn hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu.
  • Cổ phiếu thích hợp để đầu tư dài hạn.
  • Chơi cổ phiếu ngắn hạn không thích hợp với phần lớn mọi người.
  • Đối với phần lớn mọi người, phân tích một công ty nào đó là việc không phù hợp (thậm chí không khả thi).
  • Phần lớn mọi người tốt hơn hết là mua theo VN-Index và nắm giữ lâu dài, càng lâu càng tốt. Có thể kết hợp với cách bình quân giá mua (vd: mỗi tháng bỏ ra 1 triệu để dành, 1 năm mua 1 lần).
  • Đừng dự đoán giá cổ phiếu của công ty nào đó sẽ tăng hay giảm vào ngày mai.
  • Đừng dự đoán VN-Index sẽ tăng hay giảm vào ngày mai, tuần sau, tháng sau, thậm chí là năm sau.
  • Về lâu dài, những người mua và nắm giữ VN-Index sẽ đánh bại hầu hết các quỹ đầu tư chuyên nghiệp và cả những người đầu tư “tích cực” trên thị trường.
  • Để đầu tư cổ phiếu thành công, nhà đầu tư không cần phải biết về P/E, về tài chính doanh nghiệp, về các loại chart, về beta, về các lý thuyết thị trường, về các mô hình,… Phần lớn mọi người KHÔNG nên biết về những cái đó để có thể đầu tư cổ phiếu thành công.
  • Cổ phiếu là dành cho mọi người.
  • Ngoài cổ phiếu và nhà đất ra, còn những loại hình “đầu tư” khác đều cho kết quả rất kém (sau khi đã tính trượt giá vào) về lâu dài.
  • Cổ phiếu nên là một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư cá nhân của mỗi người.

Chúc mọi người đầu tư chứng khoán thành công.

Chú ý

Các kết quả trong quá khứ không hề bảo đảm tương lai sẽ giống như vậy. Người viết bài này không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với kết quả của bất kỳ ai sử dụng thông tin từ bài viết.

2 Likes

Định nghĩa chân một con sóng vĩ đại : Trước đó 90% số mã giảm 50-99% & hàng triệu anh hùng bỏ mạng chốn sa trường vì ham hố bắt đáy, hết lớp này đến lớp khác

Cho đến một ngày, có một lớp người thứ n lại vào thử vận may bắt đáy & lần này họ đã may mắn, T3 cũng có ăn, T5 cũng có ăn, T10 cũng có ăn trong khi hàng triệu con tim vẫn nghi ngờ: “Em chả tin có sóng” - Khi hàng triệu con bạc khác kịp oánh chén 50 - 70% - 100% sau mùa GIÁNG SINH XANH năm ấy.

4 tuần rồi, 28 ngày đêm rồi, một số anh chị vẫn miệt mài chim nhợn, vẫn điên cuồng chống phá cách mạng, vẫn ngày đêm tìm đủ mọi lý do, từ đông sang tây, từ cổ chí kim, trong nước & quốc tế… Corona, hăm hở đếm số bệnh nhân tăng lên từng ngày, hăm hở đếm số người chết tăng lên từng ngày, rồi nào là Ebola, IS, Syria, Nga - EU, Nợ công, tỉ lệ thất nghiệp tận đẩu tận đâu bên Bồ Đào Nha, Camarun, rồi khí hậu toàn cầu nóng dần lên, băng tan ở Bắc Cực, Nasa, Sao hỏa, mại dâm bị bắt các cụ cũng không tha, dã man quá… ôi thôi đủ cả…

Một số cụ, lẳng lặng, không nói gì cả, ăn hết mã này đến mã khác, bụng trương lên.

Thặc ra mà nói thì: Trái đất này có bao giờ hoàn hảo đâu mà giờ bảo nó xấu, oan cho nó quá.

Cuộc sống vốn đơn giản. Chỉ tại loài người làm cho nó phức tạp. Hết hạ rồi đến thu, hết thu lại sang đông, chứng khoán cũng thế, giảm chán lại tăng, tăng chán lại giảm, thế thôi.

Các bác đầu tư mà cứ hay lo rủi ro. Tôi nói thật, việc các bác đến trái đất cũng là một rủi ro vĩ đại.

Trái đất này từ tạo thiên lập địa chưa một ngày bình yên & mãi mãi sẽ như thế. Rồi chúng ta vẫn phải sống, phải chiến đấu, phải trading, phải tung tóe…

4 Likes

Ơ là sao đây anh Chun??
image

1 Likes

CE ử ư…ứ ư ư HDC