He he
Chưa CE mà
Bác chất đó, tôi cũng miệt mài dải ngân hơn tuần nay, tuy rằng đang âm nặng nhưng sáng nay cũng nói với mấy người bạn rằng với tốc độ giảm sàn kiểu này thì nhiều khả năng đáy chỉ quanh quẩn 850÷870 trong tuần này. Kte thì vẫn khó khăn bác ạ, Các DN bjo mới đang thực sự cảm nhận được khó khăn, bác ko biết cái cảm giác các đơn hàng cứ giảm dần, ít và ko có trong khi các chi phí hoạt động vẫn phải bỏ ra nó kinh thế nào đâu. Kinh tế thế giới sẽ u ám nhất trong quý 1-2 năm sau và bắt đầu hồi phục từ cuối 2023 và đầu 2024. Việt nam cũng không ngoại lệ nhưng TTCK thì sẽ chạm đáy sớm hơn ngay trong năm nay, với TTCK nhỏ như VN khi các cá mập, cá voi, quỹ đang thao túng mạnh thế này thì khi đã chạm đáy và vơ vét đủ thì cho dù sang năm kinh tế có khó khăn TTCK vẫn sẽ được lái lên một cách ngoạn mục lên tới tận quý 1-2024 có khi không phải mốc 1500 mà là 2100 trước khi làm vòng mới bác ạ.
Nút thắt lớn nhất là thanh khoản, dòng tiền kinh doanh của DN. Khi nào có giải pháp cho vấn đề trái phiếu đến hạn sắp tới và dòng tiền được khơi thông thì thị trường mới khởi sắc được. Không chừng mai lại tắm máu.
Nếu có giải pháp ra thì bạn mua cổ phiếu đã lên 50-70% giá hiện tại rồi. TTCK nó luôn đi trước tín hiệu vĩ mô từ 6-12 tháng. Tại sao có phiên hôm nay vì đơn giản giá cổ phiếu đã quá thấp và lượng tiền bên ngoài ngồi rình quá nhiều nó không đợi có giải pháp mới mua. Món ngon ai cũng sợ mất phần ạ !
Chun copy ạ
Một vài suy nghĩ sau đợt Call-Margin:
-
Đợt Call-Margin vừa qua đáng tiếc, nhiều CTCK và Doanh nghiệp bị động. Một số CTCK có khả năng mất vốn vì margin. Thực sự sau khi số liệu Margin quý III-2022 được công bố, bản thân các CTCK cho vay cao phải đánh hơi được vấn đề.
-
Như trên bảng điện thể hiện, đợt Call Margin này đã dần qua, chỉ còn một số DN là vẫn chất sàn & ảnh hưởng đến tâm lý sẽ dần ít đi. Như mình đề cập, mình không bất ngờ về đợt Call Margin này & là người làm nghề thì mình luôn cho rằng thị trường tự cân được & đã tự cân được nguồn trong 2 tuần qua
-
CTCK đã siết lại, giảm tỷ lệ cho vay, điều này làm nhiều người cho rằng “tiền đâu mà tăng lại, khi margin siết nốt”. Thực sự làm lãnh đạo của CTCK, cân đối bài toàn vừa phải cho vay được nhiều, vừa đảm bảo an toàn là 2 bài toán phải giải cùng 1 lúc. Vốn ở đó, không kinh doanh được áp lực chứ không đùa. ROE 1 năm 10-12% là trung bình. Trên 15% là khá, & 18-20% là xuất sắc trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Do đó siết thì rồi cũng phải mở, vì áp lực về KQKD là rất lớn
-
Vậy nới dần ở đâu. Mình nghĩ nới Margin ở nhóm Bank trước, kiểu gì thì thanh khoản nhóm này cao nhất, QTRR quan trọng nhất là thanh khoản. Nhóm bank cũng giảm nhiều & quanh book cả rồi. Cho vay 50-50 thì P/B 0.5 lần mới cháy, sợ Ngân hàng 0 đồng thôi. Nới margin cho Bank xong mà ổn ổn sẽ đến Doanh nghiệp sản xuất, còn các nhóm rủi ro cao hơn, cho vay margin đến cuối năm sau mới dám nới nới
-
Gần đây mình đọc nhiều bài về “mất niềm tin” với thị trường chứng khoán. Hồi mới bắt đầu làm nghề chứng, mình có nhiều ông anh chuyên lái liếc và học được nhiều từ họ, một những cái hồi đó mình thắc mắc kiểu “anh đạp vậy sao sau này người ta dám vào”, mấy ổng hay nói “chú yên tâm, thị trường tham & mau quên lắm”. Với thị trường chung, mình thấy “niềm tin” cũng như lòng tham/sự sợ hãi là bản năng tự nhiên, nó vẫn ở đấy, không bao giờ mất đi cả, đừng lo “mất niềm tin”. Có dòng tiền vào, giá tăng, lại tham trở lại mau thôi, nhanh quên niềm đau lắm.
Một vài suy nghĩ về cho vay margin. Có thể lãnh đạo các CTCK hoặc bộ phận QTRR của các CTCK nghĩ khác mình, nhưng chắc cũng nhiều người nghĩ giống.
Anh em hay dùng margin có thể lưu ý để chọn hàng.
Nguồn : Huy Bùi
Bác chờ 1030 còn cp thì cắt, em khuyên chân thành còn tùy bác
“LẤY MỘT CÁI SAI - ĐI SỬA CÁI SAI KHÁC” kết quả: “SAI CHỒNG SAI”
Hơn hai năm qua, mấy triệu tài khoản mới đổ vào TTCK. Hàng nghìn môi giới “tư vấn” cho triệu tài khoản đó.
Cũng hơn hai năm qua, mình có “rất rất nhiều cuộc gặp”, những người lâu nay rất “thành công” tư vấn cho cá mập . Hay quản lý danh mục đầu tư. Toàn ở nơi rất sang trọng 5 sao . Mình lâu nay không có thói quen gặp mặt kiểu này. Chỉ vì nể mấy anh lớn mới đi.
Dạo một vòng hỏi thăm hôm qua. Phần lớn sụp đổ hoàn toàn. Vì đâu nên nỗi?
(1) MỘT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN nội, Từng tổ chức ”ngày 5 “ dành cho 30 khách hàng lớn nhất, thành công nhất. Tưởng làm gì, đến khách sạn 5 sao, chỉ để nghe “một chuyên gia chia sẻ đầu tư của CTCK”, ăn bữa trưa xong rồi về. Bạn nhìn thì có vẻ rất tốt. Thật sự bạn suy nghĩ kỹ “đó là điều vô bổ” lý do vì sao hãy comment ở dưới.
(2) Lúc xưa mình còn “Cộng tác viên CTCK”, kết quả họ bắt mình đi học cách đầu tư và tư vấn khách cho bằng được. Xin không tham gia không được. Thế là mình buộc phải đi. Vấn đề là đến lớp ngồi học. Anh chuyên gia mãi không chịu giảng. Mình chọn ngồi cuối, cuối cùng mình phải nói nhỏ với anh ấy “Mỗi người có một công việc khác nhau, mày cứ xem anh không tồn tại”. Vấn đề không phải ai hơn ai. Vấn đề là có mặt mình ở đó lớp học không suôn sẻ. CTCK họ không tin, kết quả…
(3) Hơn hai năm qua, Môi giới chứng khoán. Kiếm lời rất lớn, chân ướt chân ráo bước vào “nghề”. Cứ xuống tiền là có ăn. Mà có một bộ phận khách hàng “cực lớn” nhờ luôn Môi giới “đặt lệnh” hộ và đầu tư hộ. Do thời thế “Bàn là thua, mua là thắng”
=> Nở rộ cái dịch vụ “lời chia 20-30%”. Tiền vào như nước. Kết quả VN-Index sụp đổ hoàn toàn. Khách hàng ra đi mãi mãi, phần lớn 90%. Tài sản 10 tỷ còn dưới 1 tỷ. Vài ba tỷ còn vài trăm triệu. Vài tỷ còn vài chục triệu.
=> Khi đặt lệnh hộ, lời thì bán mua liên tục hớt ván. Ăn rất mỏng, khi sụp đổ thì hoặc là không cắt chờ hồi. Hoặc Cắt xong lại lao vào bắt tiếp. Làm sao sinh ra thật nhiều phí là được.
=> Nhiều rất nhiều trường hợp, giảm xanh mặt và chờ về bờ trong vô vọng. Có trường hợp 5 tỷ, khách hàng lỗ quá kêu cắt. Môi giới vẫn tư vấn nó sẽ hồi, Về sau nộp thêm 5 tỷ nữa vào. Cuối cùng phải cắt còn hơn 3 tỷ. Mà cách đây 2 tháng rồi.
TẤT CẢ VÌ LẤY CÁI SAI CHỒNG LÊN ĐỂ SỬA CÁI TRƯỚC ĐÓ. Còn lý giải vì sao để nhà mình tự nghĩ. “Margin Đại Pháp”
Ngay cả Tập đoàn BĐS N, vốn nợ đã rơi vào nguy hiểm. Nhưng người ta không làm sao để cân đối được “Thu và chi”. Thay vào đó tìm mọi cách vá lại “thanh khoản” bằng cách “tăng tốc nợ vay”. Tức là tăng chi nhiều hơn, một vòng xoáy không thể cứu vãn. LẤY MỘT CÁI SAI ĐI SỬA CÁI SAI TRƯỚC ĐÓ. Kết quả có thể mất đi một đời cày cuốc. Đáng ra nên dừng lại, hạ nhanh tỷ lệ nợ vay về mức an toàn.
Một cá mập 30 năm trong nghề tài chính, vừa dính 500 tỷ vào trái phiếu BĐS. Rất nhiều cuộc chào mời đến với mình. Hoặc là cả nể mình đi. Hoặc là không tham dự. Vì đâu nên nỗi: Đó là tiêu chuẩn tiêu chí. Với lãi suất 12-14% và lời đường mật. Chuyên gia giới thiệu lại là của CTCK.
Mình hỏi: Mày có đầu tư vào đây không? Bao nhiêu? Và bằng chứng? Câu trả lời thôi để dành cho nhà mình?
Mình nói tiếp: Nhỡ BĐS giảm 20-30% lấy gì trả? Dự án bán ai mua?. Nhìn vào tỷ lệ nợ này thì lấy gì trả? Hết nói.
Mình nhìn những cá mập lao vào như con thiêu thân.
Không dừng lại ở đó. CTCK còn nhờ Bank kết hợp phân phối. “Nhà đầu tư chuyên nghiệp” mới được mua trái phiếu mà. Thế nào đó họ lách được nó? Câu trả lời dành cho bạn.
Có công ty nọ. Cầm cố CP cho khoản trái phiếu từ số 1-9 hơn nữa lượng lưu hành. Khi mà giá CP hiện nay đã âm cho khoản cầm cố. Thị giá từng gấp 5 lần NAV, đó là thứ “thương hiệu xa xỉ”. Che mờ “lý trí”.
Người ta không biết rằng. CP tức là tài sản ròng đó: “ĐÃ NẰM Ở TRONG DỰ ÁN VÀ ĐÃ VAY KỊCH KIM”. Bạn cho dù không ba không, bạn đang cầm cố có an toàn?
Tức là: bạn đã cho vay thứ mà đã cầm cố vay bank rồi. Vay chồng vay.
Các chuyên gia tư vấn của CTCK, ngồi tư vấn mình về trái phiếu. Là rất mệt về chỉ báo an toàn là vậy. Tụi nó nói sao anh cứng rắn quá.
Trở lại câu chuyện về VN-Index “hòn tuyết lăn”
(1) VN-Index rơi vì kinh tế vĩ mô? Có không, hàm lượng bao nhiêu? Ai trả lời đúng? Không ai cả.
(2) VN-Index rơi vì trái phiếu… Có không? Câu trả lời là có? Vậy hàm lượng bao nhiêu? Ai trả lời đúng? Không ai cả.
(3) VN-Index rơi vì vụ Trịnh, Tân, Vạn… có không? Câu trả lời là có. Hàm lượng bao nhiêu? Ai trả lời đúng? Không ai cả.
Kết quả:
=> Giới đầu tư bắt đầu phân tích đủ thứ. (1) là suy thoái kinh tế, Việt Nam có suy thoái kinh tế tế không? Như thế nào gọi là suy thoái kinh tế Việt Nam? Mình hỏi chưa ông nào trả lời được.
Người ta đã “PHÓNG ĐẠI NÓ, DỊCH THÀNH” suy thoái kinh tế tế. Mà không định nghĩa nổi suy thoái kinh tế Việt Nam là gì. Sai chưa? Dày đặc trên mạng là vậy.
Thực tế nói chính xác là: “KINH TẾ Việt Nam CÓ NGUY CƠ CHẬM LẠI” vì sao? Bạn hãy đọc định nghĩa về suy thoái kinh tế trước đi.
=> Người ta nói ngành BĐS có nguy cơ suy thoái. OK rất chuẩn. Chính phủ cũng thấy vậy. Bắt đầu sẽ có loạt giải pháp là vậy.
=> Vụ trái phiếu BĐS chiếm khoảng 3,7% nền kinh tế. Thật chất khả năng thu hồi vẫn còn. Nhưng nó chậm thôi. Trong đó liệu “nhà đầu tư mất vốn bao nhiêu”. Câu trả lời là cùng lắm 20-25% trong đó tức là thiệt hại cùng lắm 0.74% nền kinh tế “của trái chủ” Ai là người chết chính? Mấy Tẹp đèn BĐS THÔI MẤY ÔNG. Người khác vẫn sống.
VN-Index rơi vì cái gì?
=> (1) Vĩ Mô, (2) Trái phiếu, ngành BĐS, (3) Tin đồn bắt bớ. OK đúng rồi. Nhưng vì nó mà rơi bao nhiêu? 500-700-800-900-1000-1.200? Không ai trả lời được. Không trả lời được là sai mịa rồi.
=> Thật chất VN-Index rơi nhiều nhất chính là Margin mấy “ông cố àh” sau quý 1/2022 Lượng margin kịch kim 202.000 tỷ. Sau quý 2/2022 là 150.000 tỷ, sau quý 3 là 165.000 tỷ.
=> Đọc bài này bạn mới biết rằng. Cá mập dẫn tiền về trú trái phiếu. Gửi Bank. Bạn thống kê xem: Lượng phát hành thêm trong 3 năm qua bao nhiêu tiền? “Hàng trăm nghìn tỷ đó” tiền đâu trên TTCK nữa? Quý 1-2-3/2022 là 3 quý rút ròng tiền mặt trên TTCK rất mạnh. Hàng chục nghìn tỷ đồng. Bạn tưởng tượng xem margin 165.000 tỷ, tiền mặt trên TTCK chỉ có 70.000 tỷ là có vấn đề chưa?
Dựa vào đâu? mình mới nói “2022 là năm tắm máu nhà đầu tư?.
=> VN-Index rơi mạnh hơn nữa là do FS cá mập , chủ công ty, cổ đông lớn, lãnh đạo…Cái này bạn cứ tưởng tượng “Hòn tuyết lăn” đến cuối, trên đường lăn sau khi hút hết nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thì hút luôn cá mập . Vậy là hòn tuyết lớn cực đại.
Vậy sau đó lượng margin ở CTCK có giảm không? Giảm cực mạnh là đằng khác. Bộ phận quản lý rủi ro “tái hết mặt”. Mình mới có bài viết 2010 hiện về đó thôi.
Vậy sau giải chấp này (FS) thì còn giải chấp ai nữa? Giải chấp “anh hùng bàn phím” Kaka, cào bất tận.
Vậy ai cân lượng giải chấp đó.? Tất nhiên là “cá mập” khác rồi. Những người rình mồi.
Tại sao TTCK sẽ hồi. Tăng mạnh hôm thứ 3 mình có bài viết? Mặc dù mình không biết ngày nào nó đảo chiều. Hoá ra là 880. Nó đơn giản trùng hợp thôi.
Giải do giải chấp thì hết giải chấp hồi. Hết phim chỉ có vậy. Tất nhiên có sự tác động cam kết của chính phủ ở đây nữa.
Anh hùng cào phím nói: “Thành lập tổ công tác của chính phủ tháo gỡ khó khăn BĐS CHỈ là tâm lý” KAKA nói cho thiên hạ nghe bằng suy nghĩ đáy giếng của mình.
Bạn biết không? Để bán được dự án, thì dự án đó, pháp lý phải đầy đủ. Hiện dự án ngon lành mấy bố bán hết rồi. Lấy gì bán để giải toả nợ? Lấy thâm mình lấp lỗ “Châu Mai”?. Hiện 90% dự án là chưa đủ pháp lý nha. Bán đự án giá rẻ mạt đi nữa cũng giải quyết được, sống chết quan trọng gì? Quan trọng là hút tiền vào? Muốn vậy dự án phải đủ pháp lý. Mà đủ pháp lý nhanh phải có tổ công tác. Mấy ông kẹ cào phím àh…
Và nhiều chính sách sắp tới đều tốt. Cho dù là tâm lý. Thế TTCK giảm vì cái gì? Vì tâm lý đó thôi…
Trong đầu tư CP. Sai là cơm bữa. Việc sửa sai bằng một cái đúng rất khó. Phần lớn sửa sai bằng một cái sai khác. Kết quả nhìn tấm hình.
Chúc bình an và vui vẻ. Hãy chia sẻ bài viết này. Cảm ơn bạn đã đọc.
Nguồn : Truong Money
Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể, giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay cuối năm
Kiều Linh -
Số liệu cập nhật của FiinRatings cho thấy, tổng giá trị trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn sau ngày 15/11/2022 đến ngày 31/12/2022 chỉ còn ở mức 21,85 nghìn tỷ đồng…
Nguồn: FiinRatings.
Cập nhật thị trường trái phiếu trong báo cáo của FiinRatings vừa công bố cho thấy, trong bối cảnh phát hành mới gần như đóng băng, thị trường tiếp tục chứng kiến hoạt động mua lại gia tăng trong tháng 10 vừa qua. Điều này làm cho dư nợ trái phiếu nội địa giảm hơn 15,8 nghìn tỷ đồng trong tháng 10, với giá trị mua lại và đáo hạn lần lượt là 5,81 và 10,23 nghìn tỷ đồng.
Phần lớn khối lượng trái phiếu mua lại thuộc về các Tổ chức tín dụng với tổng giá trị đạt 3,09 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,27% tổng giá trị mua lại của tháng 10. 21,77% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc về các doanh nghiệp Bất động sản với giá trị đạt 2,23 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, một phần giá trị trái phiếu thâm hụt còn đến từ các phương án “hàng đổi hàng” và chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay như một biện pháp tái cấu trúc nợ được thực hiện trong thời gian qua.
ÁP LỰC TRÁI PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN GIẢM ĐÁNG KỂ
Trái phiếu bất động sản hiện là tâm điểm của thị trường hiện nay. Tính đến hết tháng 10, giá trị trái phiếu bất động sản đang lưu hành có quy mô 445 nghìn tỷ đồng, tức chiếm gần 34% trong tổng trong tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đang lưu hành và chiếm gần 50% tổng giá trị trái phiếu của các tổ chức doanh nghiệp phi tài chính đạt hơn 896 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù hoạt động rút trước hạn của nhà đầu tư và mua lại trái phiếu đã phát hành gây không ít khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, điều này cũng đã góp phần giảm đáng kể áp lực từ số dư trái phiếu sẽ đáo hạn còn lại tại thời điểm hiện nay.
Số liệu cập nhật của FiinRatings cho thấy, tổng giá trị trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn sau ngày 15/11/2022 đến ngày 31/12/2022 chỉ còn ở mức 21,85 nghìn tỷ đồng.
Trái phiếu bất động sản.
Tuy số dư này không lớn nhưng vẫn đến phần nhiều phát hành bởi các doanh nghiệp chưa niêm yết và hầu như không có thông tin tài chính về tổ chức phát hành. Kỳ vọng các biện pháp tái cấu trúc nợ sẽ được thực hiện trong thời gian sớm, nhất là các trái phiếu nếu được phân phối thứ cấp đến các nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, áp lực vẫn duy trì ở mức đáng kể từ năm 2023 là 119,05 nghìn tỷ đồng và năm 2024 là 111,81 nghìn tỷ đồng.
Cũng theo đánh giá của tổ chức xếp hạng này, thị trường chứng kiến nhiều hình thức tái cấu trúc nợ khác nhau và được áp dụng ngày càng nhiều bởi các tổ chức phát hành.
Một số phương án phổ biến bao gồm gia hạn kỳ hạn thanh toán nợ gốc với lãi suất mới; Chuyển đổi thành hợp đồng cho vay dài hạn với lãi suất mới; Chuyển đổi sang sản phẩm bất động sản.
Đây là một dấu hiệu khá tích cực cho vấn đề thanh khoản hiện nay của thị trường bởi biện pháp này giúp giải quyết vấn đề áp lực dòng tiền trả nợ trong ngắn hạn trước làn sóng yêu cầu tất toán trước hạn của trái chủ.
Mức lãi suất mới trong nhiều giao dịch gần đây cũng đã phản ảnh xu hướng lãi suất tăng cao trong thời gian qua dao động ở mức 12-13% - tức cao hơn 4-5% so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, kỳ vọng là chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cần phải được xác định cụ thể, trong đó lưu ý tới những yếu tố rủi ro mới như khi trái chủ được chuyển đổi sang sản phẩm bất động sản tương ứng nhưng yếu tố pháp lý dự án vẫn còn chưa chắc chắn.
Pet qua tuần 5 cây CE
Quá rẻ quá
HẢ
Cái gì
Nữa hả
TT này, nhiều mã chất lượng cao tay to gom hàng chứ không phải lừa nhau xả đâu
vô số Blue giảm 80-90% thì lừa nhau mô nựa
lừa nhau thì lừa lúc 60.000 - 70.000
về 10.000 - 12.000 lừa nhau chi nựa
Chun đang nói hàng chất lượng cao, kiểu SSI HPG
nên giờ khó có cú sốc
giờ ba cái tin bắt bớ nó chai rồi
nhiều KỀN KỀN còn mơ STB về 12-13 xúc cho sướng kìa, ngàn tỷ không hà
tép riu đi chỗ khác chơi
tương tự HPG chê thì chê, giá 10 cái coi tỷ đô la nó ra tay ngay
tương tự vô số blue chip khác thử giảm thêm 10-15% xem, nó hốt xác nhốt luôn
VÔ SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG, TÔI BIẾT MÀ.
Chính vì có vô số vấn đề nghiêm trọng nên nó mới giảm 80-90% từ đỉnh đó !
Chứ không có 1 tỷ tin xấu thì lấy gì nó giảm 80-90% từ đỉnh
Chun đang nói hàng xịn, mấy con rác rưởi không tính.
Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường.
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu.
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh vang cầu.
Nhìn nhau không nói nên câu
vì biết nói nhau gì đâu.
Mùa Noel qua chúng ta chia tay giã từ.
Hẹn nhau năm tới khi Giáng Sinh về muôn nơi.
Mình trao cho nhau hoa lòng nhẫn cưới thiệp hồng.
Dìu nhau xem lễ đêm Đông.
Bên nhau muôn đời em ơi
Nhưng nay, mùa Noel đến rồi.
Từng đêm anh vẫn nguyện cầu,
cầu cho ta mãi yêu nhau.
Đêm nay giáo đường vang tiếng kinh cầu.
Nơi xưa mình anh đứng
không thấy bóng em đâu.
Nửa đêm tan lễ bước chân bơ vơ trở về.
Chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô.
Rồi Noel qua như mộng ước cũng xa rồi.
Gặp nhau chi để thương đau?
Yêu nhau sao đành xa nhau?
Nói chán hầy…haha…ce mút mùa A Duy nhé
Chi rứa
L14 tăng 48.17% từ đáy 16.400
C4G tăng 46% từ đáy 5.000
CEO tăng 45.2% từ đáy 7.300
APS tăng 44.73% từ đáy 3.800
SHS tăng 42.85% từ đáy 4.900
DIG tăng 26% từ đáy 9.400
Hồi mà chưa hồi, sẽ có sự vận động và tích lũy. Sẽ có sự phân hóa mạnh. Vài lời nhắn nhủ.
7% mà không phải 7%.
(1) Ví dụ giá CP 50.000 đồng, tăng 7% là 3.500 đồng. Bây chừ giá về còn 10.000 đồng tăng 7% chỉ 700 đồng. Thế người ta mới nói “lên thang bộ xuống thang máy” có mà tăng 35% thì mới bằng 7% của giá CP hồi đầu năm.
(2) Nếu bạn bảo vệ NAV tốt, thì bây giờ 7% cũng có nghĩa là 35% vì số lượng CP tăng gấp 5 lần. Như vậy vấn đề là “đầu tư phải có phương pháp không có phương pháp không đầu tư”. Điều này để biết bảo toàn lực lượng quan trọng như thế nào. Mình cũng không tưởng tượng được. Lượng CP mua vào với NAV như cũ nó nhiều đến thế. Đợt giảm vừa qua là khủng khiếp mà mình chỉ chứng kiến 3/2009, 3/2020 và tháng 11/2022.
(3) Bạn biết rằng thời gian gần đây, giá trị giao dịch 10.000 tỷ là bằng 20-25k tỷ so với vùng đỉnh. Vì giá CP đã giảm 50-90%. Nhà đầu tư nước ngoài bơm vào 1.500 tỷ/ngày là tương đương với 3000 tỷ ở vùng đỉnh. Số tiền này rất quý giá bây giờ. Một mặt bù đắp thiếu hụt tiền trên TTCK. Mặt khác giảm áp lực Margin trên TTCK. Nó cực kỳ quan trọng. Mặt khác các nhà đầu tư lớn “cá mập và siêu cá mập ” đang gom cơ hội. Như mình đã nói họ gom từ lâu rồi. Chứ không phải bây giờ.
Các nhóm CP không giảm nhiều sẽ dừng tăng. Không nên mua thêm, rủi ro tăng lên
(1) Những CP này, bạn nên áp dụng tiêu chuẩn tiêu chí trong sách ”Tầm soát cổ phiếu” nó sẽ bị loại trong giai đoạn này.
(2) Vì không giảm nhiều theo “cái bình thông nhau” thì dòng tiền đến với nó cũng yếu thôi. Theo đó bạn đánh mất cơ hội “trong giai đoạn này. Nên cơ cấu nó sang CP hời giá rẻ mạt. Mới có tương lai được.
(3) Sau khi đồng loạt hồi phục, sau đó thì sẽ phân hóa rất mạnh. Bạn nên hiểu nguyên lý này đi kèm với dòng tiền.
Cổ Phiếu tài sản rẻ mạt
(1) Có rất rất nhiều nhà đầu tư, luôn nghĩ và phán xét rằng. CP rẻ đúng nghĩa không phải là tiêu chí. Thế mấy tỷ Phú chứng khoán họ giàu bằng cách gì? Trading T+? . Phương pháp bạn tiếp cận thế nào là rẻ?. Nếu bạn thực hành sách tầm soát cổ phiếu xong “RẺ ĐẠT TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ” thì e rằng trên TTCK hiện nay chỉ có khoản 50-100 CP thôi là cùng. Với mình thì không quá 20 CP.
(2) Ví dụ NKG trước đây 20-30 là rẻ, bây giờ 10k đã là đắt. Nếu bạn biết định giá thì quá đơn giản. Lợi tức gì ở 2022-2023? Nhưng HPG 12 là rẻ, vì khó khăn chỉ là nhất thời. Vì vậy giá hồi về 15-16 cũng rất bình thường. Và chúng ta quan sát trong nhiều tháng nữa, nhiều năm sẽ thấy rõ.
(3) Nhiều CP bạn mua được giá trị tài sản rẻ mạt. Thì đâu nhất thiết phải bán. Mà nếu nó giảm tiếp mua thêm. Tất nhiên là “có phần trading theo tầng giá” cái này là một kỹ năng rất quan trọng, qua đó giảm giá vốn. Ví dụ mình thấy có CP EPS 2022 tăng trưởng lên 3.000 đồng, giá giảm từ 35 về 8.x, cổ tức 15%, giá bằng 40% NAV. Nợ thấp, dòng LNST chắc chắn. Vậy nó giảm bao nhiêu nữa? Chỉ tính riêng lợi tức thôi đã đạt 17.5% năm. Mà nếu nó về 5 thì bạn mua thêm nữa, lúc đó riêng lợi tức thôi đã là 30% (bằng cho vay nặng lãi mịa rồi). Không phải nhờ hoảng loạn tột cùng mà mua được đó sao. Với mình rất khó để mình bán ra.
(4) Ngay cả CP BĐS, không phải tất cả đều xấu. Bạn nhìn thấy đó nó hồi phục CE đó. Và đây cũng là cơ hội nghìn năm có một cho bạn mua được CP BĐS “rất hời”. Vì giải chấp cực mạnh nó mới giảm như vậy. Mình cũng không tưởng tượng được mua được DIG giá dưới 10k, NLG giá 17. Nếu không có giải chấp giảm 10 cây sàn thì làm gì có DIG về 9.4, lúc này không mua đi mua giá trên trời làm gì? Sớm muộn gì không hồi phục? Nhưng NVL thì 15-20 mình cũng không mua, không ai chấp nhận tài chính như vậy cả.
Tất nhiên với mình luôn luôn có tính toán rất rõ ràng. Mình ưa thích mua theo hình chiếc nón. Mua làm sao luôn duy trì mức lỗ dưới 5%. Và phải theo tầng giá, chứ không theo mỗi phiên giảm. Mình cũng ưa thích mua tại điểm đảo chiều số lượng lớn hơn để giảm đi sau đó, nhằm hạ giá vốn về dưới giá đáy. Dần dần Tiến đến giá vốn bằng 0. Những kỹ năng này mình luôn hướng dẫn trong “Hội nhà đầu tư chuyên nghiệp”. Đầu tư thực thụ khác rất xa những ồn ào náo nhiệt trên mạng lắm.
Điều quan trọng nhất trên TTCK bây giờ là gì?
Chửi bới là một tố chất báo hiệu sự Thất Bại của bạn. Không thể đoán được giá CP ngày mai như thế nào?. Mà dựa vào những gì đang có, sẽ có để “Thực hiện một LỆNH tương ứng”. Kỹ năng thích ứng theo TTCK là “rất cần thiết”. Quan điểm với TTCK có thể thay đổi sau 1 phút “các bạn àh”
(1) TTCKVN vừa sụp đổ là “Tâm lý là chính” chứ có con mịa gì đâu. Ở đó người ta “Phóng đại quá mức” điều tồi tệ. Như mình đã nói “giải chấp chồng giải chấp” bạn đã thấy rõ trong hơn 10 phiên trước.
Đang dầu sôi lửa bỏng như vậy. CTCK phản ứng tự vệ bằng cách “cắt bớt margin” như thêm xăng vào lửa . Đó là nhát dao bồi thêm vào tim của bạn thôi. Mà lần này cả cá mập cũng bị đâm. Vậy thôi chứ gì? Bạn nhìn ví dụ như CP DHC, cái ngành tăng trưởng theo thương mại điện tử rất hấp dẫn, chia tiền mặt đến 3.500 đồng, giá CP lao dốc không phanh về tận 29.000 đồng, cũng vì giải chấp ông chủ tịt. LNST hàng năm khá cao.
Vậy kết quả là: sụp đổ hoàn toàn về 880 điểm. Thật khủng khiếp. Vấn đề là tâm lý được giải quyết TTCK hồi phục thì không có gì lạ.
(2) Dòng tiền là điều kiện quan trọng nhất lúc này. Tây đã bơm vào 10.000 tỷ. Quý giá lắm. 10K tỷ bây giờ khác nha, mua một lượng CP gấp đôi ở đỉnh đó. Và nếu họ “Bơm thêm” 10K tỷ nữa thì sao? Chuyện gì xảy ra? Chờ xem mà phản ứng theo. Họ bán không mệt mỏi từ 2021-2022 bây giờ mua lại sướng quá. Nhất là HPG bán mà tính bằng tỷ USD đó.
Nhà đầu tư cá nhân bán cho Tây xong làm gì? Nếu TT mạnh lại mua lại giá cao hơn. Đó là phép màu vẻ đẹp của TTCK.
Khi mà giải chấp kết thúc. Nhà đầu tư đang lỗ chỏng mông, chỏng vó, kết hợp dòng tiền dương. Áp lực sẽ giảm đi rất đáng kể. Đó là điều kiện rất quan trọng cần quan sát.
MÌNH KHÔNG NÓI TTCKVN TĂNG HAY GIẢM. MÌNH NÓI NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA THÔI. TĂNG GIẢM GÌ ĐỀU CÓ “LỆNH ĐỐI ỨNG” BẠN ĐỌC BÀI VIẾT THÌ NÊN ĐỌC KỸ VÀ HIỂU ĐƯỢC VẤN ĐỀ.
(3) Tiền từ cá mập săn xác chết, tiền từ nhà đầu tư phòng thủ đi đâu?. Hiện nay các CTCK thu hồi margin rất lớn. Ổn định lại rồi liệu có mở ra không? Chờ xem đi thôi.
(4) Đặc biệt quan trọng về sức mua
Khi mà, lao dốc không phanh thì sức mua suy kiệt hoàn toàn. Đó là đặc tính vốn có của TTCK. Cái này ai cũng biết. Bản chất nhà đầu tư là sợ hãi
Ngược lại, bản chất nhà đầu tư là “lòng tham”. TTCK tăng lên mức đủ lớn, thì sức mua tăng lên đáng kể. Đây cũng là tiền, tỷ lệ margin thấp tăng lên dần cũng là tiền.
*** Vậy: TTCK cần tích lũy một vùng mạnh. Sau đó đi lên là tự nhiên dòng tiền tăng. Chuyện bán tháo hôm kia đã là quá khứ. Vậy thôi.
Chính phủ sẽ có giải pháp
Mình không biết sẽ ban hành cái gì? 5-6 giải pháp gì đó. Nhiều người nói chỉ là tâm lý. Cái hoảng loạn vừa qua cũng tâm lý đó thôi. Giải pháp là lâu dài và căng cơ. Giải pháp KHÔNG PHỤC VỤ CHO NHÀ ĐẦU TƯ ĐI ĐẦU CƠ CP, mấy ông kỳ vọng tếu bằng giàu nhanh. Sao mà tham thế??. Giải pháp là để phục vụ kinh tế vĩ mô mấy ông ạ.
Đặc biệt quan trọng trong vài tuần nữa thôi. Sang năm 2023 có tín dụng mới rồi. Làm gì có chuyện giá CP sẽ tăng ầm ầm mấy ông? Tạm thời giá đi quá đà hồi lại là đủ rồi.
Mình viết bài miệt mài trong 14 năm qua. Có những rất người ngày xưa lớn năng lực lên trên TTCK. Khi đó trình độ “đầu tư” đa số là không biết gì. Cũng có hàng tá người sau khi có năng lực xong quay lại “cắn”. Hãy cố gắng đóng góp cho những thế hệ mai sau. Tất nhiên mình sẽ chặn rất quyết liệt.
Vừa qua, triệu nhà đầu tư mới bước vào TTCK. Và cái giá phải trả “cực kỳ thảm khốc”. Điều này có phải mình không biết trước đâu? Đã phơi bày từ giữa năm 2021 đến nay. Vấn đề “đánh bạc” không chịu thực hành, ngày xưa cộng đồng nhà đầu tư chỉ tính bằng nghìn. Bây giờ triệu rồi, và sẽ lên hàng chục triệu người. Tương lai lại hàng triệu người cho “con sóng mới”
Không có ngôi trường nào dạy sinh viên đầu tư thành công cả. Cá mập đợt này cũng chết như rơm rạ. Chỉ có người “FIND THE LOSS, CUT THE LOSS” mới thành công thôi. Không phải tự nhiên mình sáng tạo ra nó đó là một quá trình tích lũy 10 năm, biến nó thành một “chương” trong đời nhà đầu tư. Nó là một biểu tượng Minh tôn thờ. Nó có đủ ý nghĩa trong cả đời sống. Nó là điều kiện sống sót của bạn qua những đợt như vừa rồi. Nó cũng là bài học đắt giá nhất bằng cả mấy chục năm cày cuốc.
Cuối cùng là đóng góp về năng lực đầu tư thôi cả nhà. Còn lại là tiền của bạn, lệnh ENTER là do bạn bấm, tiền kiếm được bạn tiêu chứ ai tiêu của bạn đâu? Và sai lầm Thì sao? Lên chửi cả UBCKNN, chửi cơ quan công quyền? Chửi bới tất cả sao?
Cảm ơn bạn đã đọc. Hãy chia sẻ là đóng góp tốt cho người thực tâm đầu tư có phương pháp.
Góc nhắn nhủ: Không có thành công nào mà không làm việc nghiêm túc đâu nhà mình. Nhất là TTCK nơi rủi ro cực cao. 2000-2008 là những năm mình dành mỗi ngày 8-12 giờ nghiên cứu rộng khắp. Sau thời gian này mới bắt đầu chia sẻ. Cho đến bây giờ thời gian nghiên cứu ít lại nhiều lắm rồi. NHÀ MÌNH MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI DÀNH MỖI NGÀY 2-4 giờ nghiên cứu, thực hành từ sách tầm soát cổ. Không thực hành không thể có năng lực được. Sách nó chỉ là một tập giấy, ứng dụng được cho riêng mình thành một hệ thống nguyên tắc cần 2 chu kỳ TTCK. Khoản 3-7 năm, không có chuyện đọc qua mà thành công được. “Người vĩ đại không phải làm việc vĩ đại, mà làm tốt nhất nhiều việc nhỏ cộng lại” do vậy thực hành trong thời gian dài ắc sẽ thành công.
Nguồn : Truong Money