MỌI THỨ TRÊN TTCK LIỆU CÓ ĐƠN GIẢN NHƯ NGƯỜI TA NGHĨ?
(1) 54 Công ty không hoàn trả lãi và vốn gốc đúng hạn.
Cuối cùng nhà đầu tư cũng nhìn thấy được bức tranh nhóm ngành (B), đang có sự khó khăn như thế nào.
Đặc biệt danh sách này bắt đầu gia tăng ở nhiều công ty. Mà ở đó trái phiếu khoản 700.000 tỷ đồng.
Khi tìm hiểu những vấn đề này, mình thấy được nó từ rất sớm. Đến khi HNX công bố mình mới dám nói, đó là vấn đề nhạy cảm của nợ nầng. Vấn đề là “mất thanh khoản” được chuyển sang từ trả chậm. Một cách nói giảm nói tránh.
(2) Trong giai đoạn hai, chúng ta sẽ thấy rõ nợ xấu. Vì sao chúng ta biết nó là nợ xấu?
Khi làm dự án, đem cầm cố ngân hàng, sau khi hết vay tiền của ngân hàng được. Người ta phát hành trái phiếu. Nó bùng nổ từ tận 2019-2022. Sau khi hết phát hành trái phiếu hoặc song hành người ta đem cổ phiếu đi cầm cố đẩy dư nợ vào cả TTCK, vốn rất “nhạy cảm”.
Bây giờ lấy gì trả? Làm sao có tiền để trả? Động thái tiếp theo chúng ta sẽ thấy “CON NỢ ĐƯỢC YÊU CẦU BỔ SUNG TÀI SẢN”.
Sau khi bị giải chấp “chưa từng có” trên TTCK. Đến lỗi hẹn trái phiếu. Và tất nhiên trong thời gian ngắn sắp tới đây. Ghi nợ xấu vào và phải trích lập dự phòng. Tuỳ theo nhóm 3-4-5 mà trích.
Thậm chí có ngân hàng có khoản rất lớn sào chẻ sang cho công ty chứng khoán hậu phương và tỏ ra mình ổn. Ba em trồng khoai lang đào lên thấy khoai mì.
Nhà đầu tư chứng khoán “Luôn lạc quan tếu” về một số nhóm ngành. Trên thực tế “nó ngày càng xấu hơn”. Để có tiền và cải thiện thanh khoản lấy đâu ra? Mình ví dụ rất đơn giản, mình thấy anh bạn trong ngành “Th” Có tài sản 7.000 tỷ đồng. Nhưng toàn bộ tiền nằm trong đất, lượng tiền mặt còn hiện tại là 300 tỷ. Nhưng nợ vay đang là hơn 2.000 tỷ. Một mức rất nhẹ, nhưng khó khăn bủa vây. Anh ấy không làm BĐS, chỉ là làm có tiền là mua, mua và mua. Còn mua làm gì thì không biết. Nhưng chắc chắn sẽ phải tháo cống gì đó.
Một số nhóm ngành lao vào “nợ” với tỷ lệ 2-10 lần VCSH. Mà dòng tiền đang tiến về không. Lấy gì thanh khoản?.
(3) Ảo tưởng về giải pháp
Khi anh không nợ xấu, đến vay bank? Người ta hỏi anh làm thế nào để giải quyết vấn đề “dòng tiền trả nợ”? Họ thấy anh quá OK thì cho vay ngay, thậm chí mời gọi. Nhưng khi anh không đủ điều kiện hoặc quá xấu. Ai dám cho anh vay, không bank nào đi bắn vào chân mình.
Giải pháp là “đầu hàng” là giải pháp tốt nhất. Thay vì phóng lao ra rồi thì phải theo, thì nên đầu hàng. Đó mới là giải pháp tốt nhất. Chính phủ có thể thông qua tổ gỡ khó, nhanh chóng hoàn thành pháp lý để bán nó đi. Đưa chỉ số tài chính về mức an toàn. Cố chạy giữ nuôi hy vọng thì càng chết. Find the loss cut the loss
Nhà nước giải quyết tồn đọng ở VTP sẽ 10-20 năm. Và phải bán tất cả các BĐS GIẢI QUYẾT. Nó là một con số “rất lớn” để người có tiền vào thế chỗ. Không hề đơn giản.
Và đặc biệt, khi tự cứu mình bằng 3 không “thứ không thanh khoản”, “không đủ pháp lý” và “không đủ nghĩa vụ nợ” theo bạn nan giải hay dễ.
(4) Quay lại vấn đề nhà đầu
Trong đầu tư, lao vào thứ đang rơi tự về mặt nội tại, đó trước hết là lỗi của bạn, lỗi chính mình. Tại sao không đầu tư vào công ty đi lên mạnh mẽ mà lao vào nó?
Media, diễn đàn, môi giới đôi khi là điểm chết người. Mình ví dụ: khi bạn thấy cổ phiếu của mình lao dốc, bạn có khuynh hướng “lục lọi, tìm thông tin”. Nhưng bộ não lúc đó là mong muốn thấy thông tin nào đó “ĐỨNG VỀ MÌNH”, còn những người chỉ ra “Chúng đang diễn ra cái gì” thì lao vào chửi bới. Tìm cái gì? Tìm lý do mình đúng mà thôi. Kết quả là “PHẢI TRẢ GIÁ RẤT ĐẮT”.
Nhà đầu nghĩ rằng “Thời gian bị bẻ cong? Không bao giờ như vậy. Có nhiều công ty “tái cấu trúc 10 năm chưa xong ” đó là một thực tế, sớm tỉnh ngộ mới là vấn đề. Ngồi đó, bỏ tiền vào đó 10 năm tăm tối và đau khổ.
Như hôm trước mình nói. Những gì đang xảy ra không chắc là có ảnh hưởng đến VN-Index hay không. Điều này cũng không quan trọng. Quan trọng là bạn phải có phương pháp không có phương pháp không đầu tư. Vậy thôi…
Đây là một bài viết thực tế đang diễn ra. Có những thứ đợi rõ ràng mới nói. tất cả chỉ là vài nhóm ngành, một số lượng công ty. Chúng chả liên quan gì đến nhóm ngành khác.
Truong Money