Chúc bác đầu tư thành công
Đoạn này đa số nhà đầu tư không có cảm giác bóng tốt về thị trường. Tức là nhà đâu tư bị thị trường nó quần cho hoa mắt chóng mặt, tẩu hỏa nhập ma, mất phương hướng, loạn chưởng… mất niềm tin.
Từ giờ trở đi bạn cứ mặc định là đang pha gom hàng, ai đó đang gom hàng. Cho nó ăn vào não luôn, kể cả VNI về 950 - Mình không nghĩ VNI thủng 950 trong bối cảnh lúc này !!! Như vậy bạn sẽ có cảm giác bóng rất tốt về TT.
Đừng có nghĩ nó lừa xả.
Tinh thần chung vậy thôi chứ con nào có vấn đề nghiêm trọng cứ giảm tiếp cũng tốt mà.
Lý trí tí thì nhiều mã đang vùng đáy nhiều năm, giảm 70-80-90% từ đỉnh cả rồi. Sao lại còn nghi nghờ nó lừa để xả nhỉ?
Tin xấu còn ra nữa cho mày ói hết hàng thì thôi, nhưng nhiều mã cũng trơ ra rồi.
Ngay lúc này (08.03.2023) hơn 500 mã đã tăng từ 100-300% từ đáy (16.11.2022) và vẫn đang neo cứng vùng cao, tích luỹ rất chặt.
Cái gì cũng có manh mối của nó hết. Manh mối lúc này là vài bank đã hạ lãi suất 2 chiều huy động và cho vay.
Lúc VNI 1.500 cũng có vài manh mối vĩ mô xấu đi, TT sụp đổ mà không ai tin cả, thì bây giờ cũng như thế ở chiều ngược lại. Túm váy lại cái gì cũng có manh mối của nó cả, mà nó khá mù mờ, không rõ ràng lắm, chả ai tin cả.
Khi chim cổ đỏ xuất hiện, có nghĩa là mùa xuân đã qua đi !
Vùng đáy nó khó chịu vô cùng, nó làm đủ trò cho các bạn ói hết hàng thì thôi.
Chưa hết đâu, mình nghĩ vài hôm nữa nó lại ra một đống tin xấu ác ôn cho mà xem.
Xem TT phản ứng thế nào.
Mà tin gì ta?
Xào mãi vụ trái phiếu, thanh tra công ty này công ty kia nó cũng nhàm, lờn luôn rồi.
Các bạn cứ kẹp tợn vào thì sẽ cay cú với thị trường.
Kẹp 10% NAV cũng được, nhưng bạn phải kẹp !
Khi bạn kẹp bạn sẽ chờ gà gáy, chờ trời sáng, rồi đau khổ, rồi tiếc nuối, rồi dằn vặt, đủ thứ cả…
Thì lúc đó bạn mới có cảm giác bóng với thị trường.
Còn nếu bạn ôm 100% tiền thì lúc nào bộ não bạn cũng có xu hướng muốn TT xấu (tức là bạn muốn TT xấu VNI về 800 chẳng hạn). Kể cả TT tăng ầm ầm bạn cũng kêu là nó tăng ảo. Khổ thân !
Cái này khiến bạn mất đi sự nhìn nhận khách quan với TT. Và bạn không nhận ra sự vận động của dòng tiền.
Ai cũng vậy cả, đều là con người mà.
Nói gì thì nói, tính từ đáy 16.11.2022 đến giờ, toàn thị trường hơn 500 mã đã tăng từ 100-300% thì bạn phải công nhận một sự thật đầy xót xa : Thị trường đã qua đáy từ lâu lắm rồi. Làm sao mà STB về 14, HPG về 12, CEO HSG NKG về 6-7 được nữa !
Toàn thị trường hơn 500 mã đã tăng từ 100-300% kể từ đáy 16.11.2022 mã vẫn kêu tăng ảo.
Em mệt !!!
Đôi khi lỡ hẹn một giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm !!!
Tây cầm trịch cuộc chơi ít nhất 18 con ngáo ộp, …hết cựa quậy
Nay có tin hót: DJ giảm trên 500 điểm chỉ số sợ hĩa VIX lên 18% a chun ạ
HSG cũng hay phết đấy a Chun ạ
pet lúc 13k.15k.hay.
Bác chun lâu lâu có bài hay thật
Cả đời người có mấy lần được trải qua như vậy để ta thấy bỏ lỡ tiếc đến thế nào…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2022, dân số Việt Nam đã đạt 99,2 triệu người. Với tốc độ tăng dân số trung bình những năm gần đây, dự báo trung tuần tháng 4 Việt Nam sẽ chính thức trở thành một trong 15 quốc gia trên thế giới, và một trong 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á có quy mô 100 triệu người.
Theo Tổng Cục Thống kê, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc Việt Nam đón công dân thứ 100 triệu này được coi là một dấu mốc đáng tự hào giúp nâng cao vị thế của Việt Nam đối với bạn bè và đối tác quốc tế. Với quy mô dân số 100 triệu người cộng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển phù hợp, một môi trường chính trị ổn định, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầy ấn tượng trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tư duy đầu tư thôi, không bàn chuyện cổ cánh ở đây ạ !
Đừng có hiểu lầm mà ! Khổ lắm !
Tư duy đúng >>> Hành động đúng >>> Kết quả đúng !
Không riêng dân chứng khoán mà các ngành nghề khác cũng vậy. Bối cảnh lúc này ai có tiền nhàn rỗi cũng không biết làm gì ngoài gửi ngân hàng, khổ quá !
Giai đoạn này : Nhà đầu tư BẾ TẮC Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ !
Vì tất cả mọi ngành nghề, nhìn đâu cũng khó khăn bủa vây !
Bối cảnh xã hội đất nước VN 2023 và những năm sắp tới thì ngành nào có triển vọng hấp dẫn ?
VN với dân số chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân !
Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.389.036 người vào ngày 30/01/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Tại sao khối ngoại lại thèm khát và lúc nào cũng mua Full kín room MWG ? Và giá GDTT giữa khối ngoại với nhau lúc nào cũng cao hơn giá trên sàn rất nhiều !!!
Tại sao?
Lấy MWG làm ví dụ thôi. Không khuyến nghị mua MWG lúc này. Đừng hiểu nhầm.
Thị trường bán lẻ VN là miếng bánh thèm khát của các tập đoàn nước ngoài.
GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.
Sức mua của 100 triệu dân khi GDP bình quân đầu người cán mốc 4.000 sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ !!!
Anh chị dừng lại một lát & suy ngẫm, tư duy về điều này nhé !!!
Tư duy đầu tư thôi, không bàn chuyện cổ cánh ở đây ạ !
Đừng có hiểu lầm mà ! Khổ lắm !
Tư duy đúng >>> Hành động đúng >>> Kết quả đúng !
Anh chị đầu tư mà lúc nào cũng nhấp nha nhấp nhổm đứng ngồi không yên, vì anh chị không hiểu rõ mình đang đầu tư cái gì. Mọi thứ mông lung & ảo ảnh.
Vốn hoá của một tập đoàn bán lẻ có doanh thu 18.000 tỷ/năm chỉ chưa tới 2.000 tỷ !!!
Không thể tin được.
Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :
- NỢ/VCSH (nợ vay)
- TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
- CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
- TỒN KHO/Doanh thu
- CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
- LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
- SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
- DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.
Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :
- GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
- HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.
Quan trọng nhất:
- CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
- CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
- CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Các quỹ lớn người ta quan tâm :
Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận
Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.
Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, LN khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.
Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:
CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.
Sống một ngày vui vẻ là sống một ngày, sống một ngày không vui vẻ cũng là sống một ngày. Vậy tại sao chúng ta không trân quý hết thẩy, vui vẻ mà sống trọn một ngày chứ !
Có những mã thị giá 3.000 - 5.000 trong khi giá trị sổ sách 15.000 - 20.000 mình vẫn không bao giờ ham rẻ.
Có những mã PE = 1-2-3 mình cũng không ham.
Có những mã nó loè cục tiền 1.000 - 2.000 - 3.000 tỷ vẫn không loè được mình, he he…
Ảo lòi cả, xào nấu cả. Đỉnh cao của nghệ thuật xào nấu.
Cái này cần trình & kinh nghiệm chinh chiến trận mạc nhiều năm để biết đâu là thật, đâu là giả (thường trên 15 năm để biết ai ra sao, ai ra sao…)
Còn đã đánh bạc thì mình vẫn đánh bạc thôi. Nhưng phải tách bạch rõ ràng cái gì ra cái đó.
xxx : lãi suất cao ngành bán lẻ không triển vọng, dân giờ thắt chặt chi tiêu.
Thường em hay nói : Hãy nói chuyện bằng con số (trong BCTC)
Đầu tư, đầu cơ : ĐỊNH TÍNH & ĐỊNH LƯỢNG
Định tính là cảm xúc yêu ghét, là cảm thấy, cảm nhận là nghe nói, nghe đồn… (có phần cảm tính, mù mờ)
Định lượng : Là nói chuyện bằng con số - chấm hết
Mở BCTC ra mà NÓI CHUYỆN VỚI NHAU BẰNG CON SỐ.
Nhưng em nghe ngoài chợ huyện người ta kháo nhau năm nay kinh tế khó khăn nên người ta không mua AI PHÔN bác ơi !
Ờ…
Niềm tin là một thứ gì đó rất xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !
Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.
Ai rồi cũng sẽ khát !
Ai rồi cũng sẽ khác. Cả em - Em cũng vậy PET à.
Anh đừng tìm PET thú của anh ngày xưa nữa. PET thú của anh ngày xưa đã chết rồi.
Niềm tin là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !
Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.
Đến giờ này nhiều anh chị vẫn nghĩ PET là hàng đầu cơ, dành để đầu cơ mà không nhận ra giá trị của PET.
Hò hét nhiều thì người ta nghĩ mình PR này kia. Mang tiếng lắm. Nghề này lắm thị phi.
2023 - Nhà đầu tư bế tắc ý tưởng đầu tư. Nếu không đầu tư vào PET cũng không biết đầu tư vào đâu. Quá hiếm hoi những điểm sáng trong năm nay - 2023
Vì tất cả mọi ngành nghề, nhìn đâu cũng khó khăn bủa vây !
Năm 2022 - Một năm tồi tệ của các DN nói chung, với PET lại càng khó khăn bội phần khi phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán kinh doanh.
Từ năm nay - 2023 - PET đã bán gần như sạch sẽ danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh, từ giờ chỉ tập trung ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ. Không còn nỗi lo phải trích lập dự phòng chứng khoán kinh doanh nữa. Cái gông đè nặng con PET một năm qua đã được tháo. Giờ thì không còn gì có thể cản bước PET.
Vốn hoá PET lúc này = 1.957 tỷ.
Tức là bỏ ra 1.957 tỷ sẽ mua đứt con PET và có :
PET thú có chừng này tiền :
1.402 (110)
1.531 (123)
2.933 tỷ
PET vay nợ cả ngắn và dài hạn 4.537 tỷ mà có 2.933 tỷ tiền mặt (không tính khoản đầu tư cổ cánh trị giá 582 tỷ - Đã trích lập dự phòng 171 tỷ, có thể quy ra tiền bất cứ lúc nào)
PET tương lai rực rỡ lắm
Nếu bạn còn chưa hiểu nền kinh tế nước mình vận hành thế nào, hoạt động ra sao thì việc ngồi đoán mò, đoán già, đoán non việc xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và phức tạp nhất thế giới là điều vô bổ. Ngay cả việc ngồi dự báo liệu nó ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam còn hết sức vô chừng. Còn lại chỉ tốn công và gây ra hành động tổn hại mà thôi! Trong tất cả NĐT ở Vietnam, tôi nghĩ số người thật sự hiểu lý do vì sao NH này sụp đổ có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Còn cá nhân tôi, tôi xin nhận không có khả năng nhận định case này vì không đủ thông tin và sự hiểu biết về SVB cũng như mô hình vận hành của nền tài chính lớn nhất thế giới. Do đó tác động của nó ra sao, hệ quả lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp, tôi không thể đưa ra kết luận. Vì vậy tác động tới Việt Nam cụ thể ra sao tôi tạm thời cũng không có khả năng nhận định. Nhưng nếu phải liều lĩnh đưa ra nhận định sơ khởi thì có lẽ nó mang tính nội bộ của SVB hơn là một rủi ro mang tính hệ thống. Nếu đã không phải rủi ro mang tính hệ thống thì khả năng lây lan sẽ hạn chế và sớm được ngăn chặn. Và nếu đúng như thế thì tác động đến Việt Nam cũng không đáng kể. Và giả sử có tác động thì nó cũng là tác động gián tiếp, thông qua tiêu dùng của nước Mỹ mà thôi. Còn ai đó cho rằng SVB sụp có thể gây domino đến cả hệ thống ngân hàng Việt Nam thì đó là do bạn đang “thủ dâm tinh thần” khi xếp Vietnam ngang hàng với Mỹ thôi.
NĐT thường hưng phấn hoặc bi quan thái quá. Và đó là chỗ để nđt thông thái kiếm tiền.
#quansucamap
Cố gắng làm 1 note chi tiết về SVB cho trôi cuối tuần.
Câu hỏi đầu tiên: quy mô của SVB như thế nào so với hệ thống ngân hàng Mỹ.
Bảng dưới: Assets and Liabilities of Commercial Banks in the United States .
Nguồn: The Fed - Assets and Liabilities of Commercial Banks in the United States - H.8 - March 10, 2023
- Mar 01, Total assets 22,890 tỷ đô, Total liabilities 20,739 đô, Assets LESS Liabilities 2,151 tỷ đô.
- Báo cáo tài chính 2022, Total Assets 211.9 tỷ đô (0.92% hệ thống), Total Equity: 16.3 tỷ đô (0.75% hệ thống), Total Liabilities: 195.5 tỷ đô (0.94% hệ thống).
Nguồn : Huy Bui
Vốn hoá của một tập đoàn bán lẻ có doanh thu 18.000 tỷ/năm chỉ chưa tới 2.000 tỷ !!!
Không thể tin được.
“Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi …”
Chuyện danh ca Tuấn Ngọc sửa lời câu hát này trong bài “Tình bơ vơ” của NS Lam Phương thành “Trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi…” làm dậy sóng người yêu nhạc và cả người không yêu nhạc, và bao nhiêu giả thuyết được đặt ra, nhiều nhất là sự nhạy cảm của “Mùa thu”.
Một trong những danh ca sửa lời nhạc vàng đầu tiên để qua ải kiểm duyệt là danh ca Bảo Yến. Vào những năm 1990, trong CD nổi tiếng “Mấy nhịp cầu tre” của Vafaco, chị hát câu “Nước sông ngăn đôi sơn hà” trong bài “Đưa em vào hạ” của NS Trầm Tử Thiêng thành “Nước sông ngăn chia đôi đường”. Sau này trong Asia ở hải ngoại, chị vẫn hát “Nước sông ngăn chia đôi đường” dù không bị ai kiểm duyệt. Danh ca Phương Hồng Quế khi hát bài “Phố Đêm” trong Asia ở hải ngoại, dù không bị ai kiểm duyệt, vẫn hát câu “Tuy lính chiến xa nhà” thành “Tuy lữ khách xa nhà”. Đặc biệt, danh ca Hoàng Oanh, chưa bao giờ về Việt Nam biểu diễn, chẳng sợ ai kiểm duyệt, nhưng trong bài “Tôi chưa có mùa xuân” của NS Châu Kỳ, vẫn hát câu “Ôi đất nước hai nơi, xuân đi làm sao tới” thành “Ôi đất nước xa xôi, xuân đi làm sao tới”.
Mình không thích chuyện ca sỹ tự sửa lời bài hát, như danh ca Trúc Mai từng nói, muốn sửa lời thì tự viết rồi tha hồ sửa, chứ sao lại sửa của người khác. Tuy nhiên, mình không nghĩ rằng danh ca Tuấn Ngọc sợ cái nhạy cảm của “Mùa thu” rồi sửa lời.
Thật ra bài hát “Tình bơ vơ” của NS Lam Phương hoàn toàn không liên quan đến chính trị hay chuyện gì nhạy cảm cả. Đó là bài hát ông viết riêng cho mối tình vô vọng với danh ca Bạch Yến, người sau này là phu nhân của NS Trần Quang Hải, trưởng nam của NS Trần Văn Khê.
Saigon một thời có 2 nữ danh ca sáng chói khi tuổi chưa đến 20, đặc biệt 2 nữ danh ca này không đứng chung sân khấu, không phải vì “có tui thì không có nó”, mà vì cát sê cao quá, không bầu sô nào đủ sức mời một lúc 2 người. Đó chính là danh ca Bạch Yến, và danh ca Bích Chiêu, chị ruột của danh ca Tuấn Ngọc.
Danh ca Bạch Yến là người gắn liền với ca khúc bất hủ “Đêm đông” của NS Nguyễn Văn Thương. Bài hát này ra đời từ năm 1939, đã được nhiều thế hệ ca sỹ hát, nhưng danh ca Bạch Yến là người tự chuyển điệu tango thành slow rock, tự dàn dựng bài hát này trên sân khấu của phòng trà Kim Sơn. Năm đó, bà vừa tròn 15 tuổi. Sự thay đổi táo bạo này vừa đưa tên tuổi Bạch Yến lên đài danh vọng, và cũng vừa chắp cánh cho bài hát “Đêm đông” bay cao bay xa hơn. Khán giả yêu nhạc sau này thường chỉ được nghe “Đêm đông” slow rock theo phong cách Bạch Yến, chứ không phải “Đêm đông” tango nguyên thủy. Khi gặp bà tại Pháp năm 1982, NS Nguyễn Văn Thương đã cám ơn bà vì sự táo bạo đó. Sau khi nghe “Đêm đông” qua tiếng hát Bạch Yến, chính ông đã tự thay chữ “tango” bằng “slow rock” khi giới thiệu bài hát của mình.
Khi nói về sự kiện “Đêm đông” ấy, tác giả Đông Kha đã từng viết “Sau khi kết thúc màn biểu diễn trước đó của ca sĩ khác với một ca khúc rất sôi động, thì bỗng nhiên âm thanh vũ trường rơi vào im lặng, đèn sân khấu lịm tắt. Trong khi quan khách chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì chợt nghe từ phía sân khấu, ở trong bóng tối, chậm chậm vang lên câu hát: “Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống, Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông, Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời, Cùng mây xám về ngang lững trời”. Tất cả khán giả có mặt đều im phăng phắc để lắng nghe, thưởng thức từng câu, từng chữ trong một trạng thái rất lạ lẫm. Nói là lạ, bởi vì đó là vì họ đang ở trong chốn vũ trường lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt, nhưng khoảnh khắc đó, tất cả đều lặng im. Là chốn vũ trường nhưng không một ai có ý định bước ra nhảy nhót như bình thường nữa”.
Năm 1961, đang ở trên đỉnh cao danh vọng, bà bất ngờ sang Pháp du học. Năm 1963, bà trở lại Saigon, và vẫn là một trong những giọng ca ăn khách nhất của dòng nhạc sang trọng. Năm 1965, bà là ca sỹ Việt Nam đầu tiên và duy nhất được xuất hiện trên truyền hình Hoa Kỳ, trong chương trình “Ed Sullivan Show”. Bà đã hát 2 bài trong chương trình này là “Đêm đông” và “If I had a hammer”. Sau thành công đó, bà đã được các nhà sản xuất chú ý đến và mời về Hollywood hát một bài hát trong bộ phim “The Green Berets”. Như một định mệnh , dự định đi trình diễn ở Hoa Kỳ 2 tuần, đã trở thành chuyến lưu diễn kéo dài hơn 10 năm. Bà đã đi lưu diễn khắp nơi ở Hoa Kỳ và cả nhiều nước châu Mỹ như Canada, Mexico, Brazil, Colombia, đứng chung sân khấu với những tên tuổi lớn của làng nhạc Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone.
NS Lam Phương gặp danh ca Bạch Yến lần đầu vào năm bà hơn 10 tuổi, khi bà vừa đạt giải nhất cuộc thi hát của đài phát thanh Pháp Á. Khoảng 5 năm sau đó, ông mang lễ vật sang nhà để hỏi cưới bà, nhưng vì bà mới hơn 16 tuổi nên gia đình chưa đồng ý, và còn quá nhỏ nên bà chưa muốn lấy chồng. Sau này NS Lam Phương lập gia đình với nữ ca sĩ – kịch sĩ nổi tiếng Túy Hồng. Tuy nhiên, việc lỡ làng duyên phận với bà đã làm ông nuối tiếc khôn nguôi. Nữ ca sĩ – kịch sĩ Túy Hồng, cũng là bạn của danh ca Bạch Yến – sau này cũng có nói với bà “Bồ không biết thôi, chứ ổng viết cho bồ nhiều ca khúc thiết tha lắm”. Ngoài “Tình bơ vơ”, ông còn viết riêng cho bà những ca khúc nổi tiếng như “Chờ người”, “Thu sầu”, “Phút cuối”, “ Tình chết theo mùa đông”, là những bài tình ca sống mãi trong lòng người mộ điệu, mặc kệ cho thế sự thăng trầm thế nào.
Bởi vì danh ca Bạch Yến đi du học ở Pháp, rồi trở về, rồi lại ra đi, nên trong bài “Tình bơ vơ” mới có những câu hát “Để bước phong trần tha hương, Em khóc cho đời viễn xứ, Về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi”. Có lần bà tâm sự “Ca khúc Đêm Đông đã làm thay đổi cuộc đời tôi, khi đưa tôi đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp, nhưng cũng khiến tôi phải đi một quãng đường dài trong cuộc đời với những cô đơn lạnh giá. Giống như hình ảnh người kỹ nữ trong ca khúc”. Những đêm lạnh giá đó chính là những đêm ở xứ người, như bà viết “Một mình nơi đất khách, nhất là những đêm đi diễn về, cô quạnh trong cái lạnh, trong sự vắng lặng của bóng đêm, thèm nghe một câu tiếng Việt cũng không có được". Còn nửa vòng trái đất bên này, NS Lam Phương cũng thổn thức “Trời vào thu việt Nam buồn lắm em ơi, Mây tím đang dâng cao vời” cho mối tình vô vọng.
“Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi” có nguồn gốc như vậy đó. NS Lam Phương cũng đã ra người thiên cổ, nếu có thương thì xin đừng gán ghép bất cứ điều gì vào mối tình vô vọng ấy …
Nam Phan
Vì sao mình thua lỗ?
Đó là bài học đầu đời của một nhà đầu tư. Điều nguy hiểm hơn là chạy theo đám đông, càng chạy càng kiệt sức, càng mệt mỏi và rối loạn.
Thử hỏi có bao nhiêu nhà đầu hiểu được nguyên nhân thua lỗ? Tất cả các cổ phiếu đều có rủi ro. Và rủi ro đó liệu bạn có biết không?
(1) Nếu có một sự kiện nào đó rất xấu xảy ra. Nhà đầu tư làm gì? Hoạt động ăn vào máu rồi là thấy sợ. Sợ cái gì? Sợ tài khoản giảm, sợ tài khoản thua lỗ.
Nhà đầu tư bắt đầu bới nát phây bút, tìm cái gì? Tìm thông tin, tìm thông tin gì? Thông tin nào mà nó “HỢP VỚI HỆ QUY CHIẾU” của mình. Vì sao? Vì trong não bộ xuất hiện một ”NHU CẦU ƯU TIÊN” ưu tiên gì? Ưu tiên tài khoản không thua lỗ chứ gì nữa. Mà không thua lỗ thì ”tìm cho ra cái gì đó đúng ý ta” vậy thôi. Ôi chao đó là “Lấy cái sai đi sửa cái sai khác”. Đó là nguyên nhân thua lỗ.
Vì vậy mình mới sinh ra cụm từ: ”BỘ QUY TẮC ĐẦU TƯ”. Để làm gì? Không còn lệ thuộc cái quái gì nữa. Bất kể anh là ai, anh như thế nào, đám đông làm gì. Mình tự cho mình một lệnh đối ứng.
(2) Một công ty mà không như kỳ vọng thì làm gì?
Để hiểu nó: Bạn nghĩ tình yêu là gì? Đó là một loài tình cảm, tình cảm thì bắt nguồn từ cảm xúc nhiều cảm xúc cộng lại tạo nên thứ tình cảm. Tình cảm thì bền vững, cảm xúc thì nhất thời mới tạo ra đó rồi phai màu ngay sau đó. Khi bạn gặp một nữa bên kia, trong bạn có mẫu người lý tưởng, bên kia cũng luôn có mẫu người lý tưởng, hai mẫu người lý tưởng gặp khớp nhau thì xảy ra “tiếng sét ái tình”. Tình yêu là vậy.
Nhắc đến tình yêu, nhà đầu ưa thích dành tình cảm cho cổ phiếu. Tình yêu rất nồng nàn. Tạo ra những cảm xúc dâng trào… đầu tư riết lâu ngày sinh ra tình yêu cổ phiếu là vậy. Tại vì nhiều cảm xúc cộng lại. Tạo tình cảm bền vững.
Và chuyện gì đến rồi sẽ đến. Công ty nó phản bội mình, lợi nhuận sau thuế không như mình nghĩ, tương lai không như mình tính. Thì thôi, nhà đầu tư nhỏ lẻ mà, có cách nào để xử lý vấn đề? Không có cách nào khác cả. Bỏ đi chứ không có gì phải hối tiếc.
(3) Mua giá quá cao so với giá trị
Mình mở một tiệm tạp hóa, mình bán lon CoCa 50.000 đồng, chắc chắn không ai mua. Mình có mảnh đất trong hẻm mình bán giá gấp đôi mặt tiền sông, chắc chắn không ai mua. Đầu tư cổ phiếu không khác gì ra chợ mua một món hàng. Bạn sẵn sàng mua món hàng đó gấp 5 lần?
80% Nhà đầu tư thua lỗ là “MUA CỔ PHIẾU GIÁ VƯỢT QUÁ XA GIÁ TRỊ” vậy thôi. Vì sao phải mua giá cao? Vì đầu tư bằng lỗ tai. Tại sao người ta phải “định giá trị của cổ phiếu? Là để biết cổ phiếu đó đang rẻ hay mắc trong bối cảnh dòng tiền hiện tại.
(4) ngay cả loạt khái niệm giá cổ phiếu là gì còn không biết thì đầu tư cái gì?
Một món gọi là đầu tư là phải có “lợi tức”. Lợi tức đó sinh ra từ đâu? Là từ ROE, EPS VÀ TỐC ĐỘ TĂNG EPS. Tức là một món đầu tư luôn đi kèm với “khả năng hoàn vốn”. Khả năng hoàn vốn tính bằng năm. Và giá cổ phiếu cũng không biết làm sao biết được mấy cái còn lại?
Giá cổ phiếu là gì? Giá trị cổ phiếu là gì? Giá cổ phiếu dài hạn là gì? Giá cổ phiếu ngắn hạn là gì? Trục giá trị cổ phiếu là gì? Hầu hết mọi người không biết. Vậy đầu tư cái gì? Đó là nguyên nhân từ từ dẫn đến đánh bạc mà thôi. Đánh bạc là gì? Là một trò chơi may rủi. Tỷ lệ rủi ro cao vậy thôi.
(5) Margin là nguyên nhân dẫn đến 80% nhà đầu tư thua lỗ nặng nề.
Tại sao phải dùng margin? Tại vì chúng có tốc độ làm giàu nhanh nhất. Thay vì nhân đôi có Margin vào nhân ba cho lẹ. Vì vậy ai cũng dùng margin.
Rủi thay ở TTCK này, ngay cả người tài giỏi, dùng Margin vẫn đi về nơi xa. Huống chi bạn là nhà đầu tư đám đông.
(6) Điều xảy ra xấu liệu có phải là đe dọa? Liệu đó là cơn tắm máu ?
Hoàn toàn không. Đó không phải là vấn đề. Nếu bạn hành động theo “cơ hội” nó là một cơ hội. Nếu bạn hành động theo đe dọa thì nó là một đe dọa. Bản điều xấu chứa cả hai. Giữa đe dọa và cơ hội tồn tại một trạng thái “vừa cơ hội vừa đe dọa” trạng thái này xảy ra tức thời, không thời gian. Đó là quy luật của vũ trụ.
Nếu tôi ở trong một cái lồng, trong cái lồng đó có quả bom nguyên tử. Chắc chắn chúng nổ thì tôi sẽ chết. Đó là trạng thái chết. Nếu quả bom có thể nổ hoặc không đó là trạng thái hai khả năng và tồn tại vừa sống vừa chết.
Không ai cấm bạn ở trong lồng đó cả. Bạn ra khỏi lồng bạn sẽ ở trạng thái “sống” vậy thôi. Nguyên lý rất đơn giản. Đe dọa hay cơ hội là do “hành động của bạn” không phải do thằng cha bán phở.
Tất cả TTCK trên trái đất này đều có “sự kiện trọng yếu” và nó là cơ hội. Vậy thôi.
(7) Tôi kể bạn nghe cơ hội
=> Khi HD 981 vào Việt Nam chúng ta TTCK hồi phục hoàn toàn sau đó.
=> Khi tổng thống Trump đắc cử TTCK hồi phục tức thì.
=> Khi cơn cực đại Virus vũ Háng xảy ra TTCK phục hồi mạnh hơn.
=> Khi Bầu kiên bị bắt TTCK phục hồi ngay sau đó.
=> Khi Truong My Lan Bị bắt TTCK phục hồi ngay sau đó.
Vì sao? Vì nó thật sự không ảnh hưởng đến lợi nhuận lợi nhuận của công ty bình thường chẵn liên quan. Hết phim.
Và vì sao người ta hoảng loạn? Là vì chạy theo đám đông. Đám đông thì ghê gớm rồi. Và đó cũng là cơ hội nghìn năm có một thôi. Sao mà tự làm khó chi vậy?.
Facebook này không kết giao với những người đầu tư loạn xạ, không có phương pháp. Không mong cầu có lượng theo dõi nhiều. Chặn là đặc sản Facebook này.
Cảm ơn cả nhà đã đọc
Truong Money
Chúc bác đầu tư thành công