Chuyện hôm qua như nước chảy về đông

Quay lại đón sóng lớn bác ơi :slight_smile:

18 năm chính chiến, em chưa từng thấy thằng nào thắng bạc chứng khoán rồi ra về dễ dàng cả !!!

1 Likes

Múc nhé bác. Qua múc e cùng dòng rồi chưa múc PET được

chờ chỉnh để múc nè bác.




đang canh nghĩ tiếp phiên để mua nè cụ , mai tăng sớm thế :slight_smile:

Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành



hình ảnh
hình ảnh

1 Likes

Đóng góp cho pic bài nhạc nhé

ĐIỂM SỐ CỦA R.VANG LÀ GÌ?

Gần đây thấy một số ace khi mua r.Vang hay được giới thiệu về điểm số của chai Vang, nhiều chai có điểm cao chót vót!
Vậy thì ai là người chấm điểm về R.Vang?
Câu trả lời là : bất cứ ai cũng có thể chấm điểm cho bất kỳ chai Vang nào, vấn đề ở chỗ điểm chấm như thế nhưng người nào chấm? có ai tin ko hay là tự chấm, tự phong?

Điểm số bao nhiêu ko quan trọng bằng việc ai là người chấm? chuyên gia nào chấm? tạp chí nào chấm?

Tại sao có những chai rất vớ vẩn nhưng điểm vẫn cao thế?

Robert Parker, Tim Atkin, James Suckling, Jancis Robinson…. là ai mà cả Thế Giới lấy điểm số của họ như những tiêu chuẩn?
Họ là những người đặc biệt trong lĩnh vực r.Vang và điểm số của họ luôn là chuẩn mực, còn thì rất nhiều "chuyên gia"tự phong trên thế giới nhé mn!

(Một buổi chiều xuân Gianni ngồi cùng với anh – một cây đại thụ đã từng làm việc/ hợp tác cùng những Wine Critics này – người đàn ông trong ảnh là Joel B. Payne)

Họ là những người đặc biệt trong lĩnh vực r.Vang.

Trong số họ có những người đạt những chứng chỉ cao nhất, những “học vị” cao nhất về r.Vang
Cũng có những người là tài năng thiên bẩm ko có chứng chỉ nào nhưng là thiên tài về lĩnh vực này.
Một số người trong số họ cũng giống như Bill Gates, Steve Jobs…. mặc dù chưa tốt nghiệp đai học hoặc bỏ ko cần học đại học (dù đã vào những trường danh tiếng nhât thế giới) nhưng họ đều ở mức bặc thầy của bậc thầy của những giáo sư, tiến sỹ hàng đầu thể nên cả thế giới, những người giỏi nhất, đạt chứng chỉ cao nhất, học vị cao nhất đều phải ngả mũ trước họ.

Lâu rồi Giang mới gặp lại anh – một Wine Writer (tạm dịch là chuyên gia vết về lĩnh vực R.Vang) hàng đầu của nước Đức và nước Ý.
Anh em hàn huyên cả buổi chiều, anh chia sẻ về cách thức chấm điểm R.Vang của những tạp chí nỏi tiếng : Decanter, Wine Spectator, Wine Enthusiast… cũng như cách chấm điểm của những người uy tín hoặc là nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực này như Robert Parker, Jancis Robinson, Tim Atkin, James Suckling…. bởi nhiều người trong số họ anh quen biết nhiều năm và hiểu rõ như lòng bàn tay vậy.

Anh rất thích món Việt (có lẽ cũng một phần là thích thật và cũng là ngoại giao nữa :grinning:) nhưng Giang mời anh dùng món Âu vì chỗ Vang mà Gianni mang theo có mấy chai ko pair/kết hợp tốt với đồ Việt.

Điểm số của chai Vang là chủ đề cực kỳ thú vị và cũng vô cùng phức tạp bởi vì cùng một chuyên gia chấm điểm, cùng một điểm số như nhau nhưng hai chai Vang ở hai khu vực khác nhau thì hoàn toàn khác nhau luôn chứ chưa nói đến mức là những chuyên gia khác nhau và những vùng làm Vang khác nhau thì còn mênh mông nhiều nữa.
Ở tuổi 70, anh vẫn rất phong độ và nói chuyện vô cùng dí dỏm . Giang tạm kêu/tạm dịch = “anh” cho trẻ :slightly_smiling_face:

Chúc mn cuối tuần thật vui!

Gianni Giang Hoang/GGH

P/S : đôi nét về Joel B. Payne – tên của ông – là một người Mỹ từ San Francisco và đã sống ở châu Âu từ năm 1979, đầu tiên ở Pháp, hiện là ở Đức và Ý.
Ba lần liền ông nhận giải là Sommelier (chuyên gia phụ vụ r.Vang) giỏi nhất nước Đức . Ông hoạt động tích cực với tư cách là một nhà báo về rượu trong hơn 30 năm, bao gồm cả ba năm làm tổng biên tập của tờ Kinh doanh rượu của Meininger quốc tế.

Ông là cộng tác viên thường xuyên cho các tạp chí rượu Vang hàng đầu của Đức, Anh… như Falstaff , Vinum, World of Fine Wine, Decanter và Steve Tanzer’s International Wine Cellar.
Ông cũng viết cho nhiều ấn phẩm khác nhau ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn sách Hướng dẫn về Rượu Vang Đức, được xuất bản hàng năm kể từ năm 1992.
Là thành viên sáng lập của Grand Jury Européen, ông cũng là chủ tịch của hiệp hội các nhà văn r.Vang quốc tế, FIJEV, từ năm 2007 đến năm 2010.

DÙ LÀ NƯỚC SỬ DỤNG RẤT NHIỀU RƯỢU BIA NHƯNG VIỆT NAM LẠI TIÊU THỤ CỰC KỲ ÍT R.VANG

Người Việt Dùng Vang Ở Vị Trí Nào So Với Thế Giới & các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, TQuoc?

Trên thế giói thì Vang là thứ đồ uống có cồn lâu đời nhất, được nhiều người yêu thích nhất: ko biêt bao nhiêu vĩ nhân, danh nhân, lãnh đạo thế giới, tao nhân mặc khách … đã dành ko biết bao nhiêu là mỹ từ để tả về r.Vang.

Vang cũng là thứ đồ uống có cồn duy nhất được phục vụ trong các tiệc ngoại giao trên khắp thế giói : từ giới doanh nhân đến chính khách.
Vang còn là thứ đồ uống được hàng tỷ giáo dân Thiên Chúa xem là “rượu Thánh” – vì Chúa Jesus rất yêu r.Vang và họ xem rằng Thượng Để ban tặng nó cho loài người.

Ở nhiều quốc gia thì Vang là thứ đồ uống của mọi người, mọi nhà: người giàu có hoặc dư giả tài chính thì dùng chai cao tiền, người bình dân dùng chai vài ba “đồng” (tiền đô hoặc euro)… nhưng ai cũng có thể dùng.
Vang được xem là thứ đồ uống có cồn duy nhất mà người trưởng thành nên dùng đều đặn trong các bữa ăn hàng ngày.

Vậy mức độ tiêu thụ r.Vang của VN hiện nay ra sao?

Thôi thì ko so sánh đâu xa lạ mà chỉ so với các nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á với nhau thôi đã.
Từ thống kê về sản lượng xuất khẩu sang các nước mà Giang nhận được của phòng thương mại/Bộ Công Thương của Pháp, Ý, Chile, Úc… thì sản lượng tiêu thụ Vang của các nước như sau (tính theo tổng số)

  • Hongkong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Macao, Thái Lan, Malaysia.

Đấy mới là thống kê của một số quốc gia mà Vang của họ là phổ biến nhất ở VN và còn chưa kể nhiều cường quốc Vang khác như Mỹ, Argentina, Nam Phi, New Zealand, Đức, Áo Tây Ban Nha, Bồ Đầo Nha… cũng xuất rất nhiêu sang khu vực châu Á nhưng ở VN thì Vang của những nước này vô cùng ít ỏi, lưa thưa và nếu cộng thêm sản lượng Vang của những nước này vào nữa thì thị trường VN có thể xem là nhỏ bé đến mức gần như ko đáng kể so với những nước Top của châu Á.

So tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thì Hongkong, Macao, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là những nơi tiêu thụ nhiều Vang nhất.

Trong khu vực Đông Nam Á với nhau thì để so sánh ta có thể thấy là dân số VN khoảng 100 tr người gấp gần 20 lần dân số Singapore tuy nhiên lượng Vang tiêu thụ ở VN của tổng 4 nước sản xuát phổ biến nhất (tại thị trường VN) là Chile, Pháp, Ý, Úc chưa bằng 15% tổng lượng Vang của 04 nước này tiêu thụ tại Singapore.

Nếu cộng thêm Vang của những nước sản xuát khác nữa thì sản lương sử dụng tại VN có lẽ chỉ khoảng bằng 10% so với Singapore. Dân số gấp 20 lần mà tiêu dùng chỉ = 1/10 thì theo bình quân đầu người lượng Vang tiêu thụ của Singapore có vẻ như gấp 200 lần (hai trăm lần) so với VN!

Một con số vô cùng khác biệt!

Vấn đề ở chỗ VN tiêu thụ rượu bia trên đầu người rất lớn, thuộc hàng Top của khu vực luôn!

Có nhiều lý do cho việc tiêu thụ Vang ở VN còn hạn chế mặc dù nó là đồ uống có lợi như đã nêu:

  1. Thuế cao: đây cũng là một lý do nhưng chưa hẳn
    là nguyên do chủ yếu vì trừ Singapore ra thì thuế ở nhiều khu vực khác trong ĐN Á cũng rất cao.

  2. Cách thức bán hàng của ko ít nơi làm ảnh hưởng ko nhỏ nhưng là theo hướng tiêu cực: người ta “phù phép” biến Vang thành thứ gì đó sang chảnh và để những chai Vang rất vớ vấn với giá trên trời hòng tăng lợi nhuận!

  3. Quan niệm của người sử dụng: Vang là thứ gì đó xa xỉ ko cần thiết. (nhưng bia thì ko thể thiếu  )

  4. Khá nhiều người hiện vẫn còn quan niệm rằng Vang là “rượu”? Oh no, no and no! Hoàn toàn ko phải mn nhé!

Vang là Vang chứ ko có liên quan gì đến “Rượu” cả và hãy dùng nó như đúng cách của VANG!

Chúc mọi người luôn manh khỏe!

Gianni Giang Hoang – Juanito/GGH

ĐIỀU GÌ LÀM CHO MỘT CHAI VANG KO ĐẮT TRỞ THÀNH CỰC NGON?
VÀ, ĐIỀU GÌ LÀM CHO MỘT CHAI VANG CỰC ĐẮT TRỞ NÊN BÌNH THƯỜNG? THẬM CHÍ LÀ TẦM THƯỜNG?

Để thưởng một chai ko đắt mà cực ngon thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Chọn Vang của các hãng rất tốt nhưng chưa nổi tiếng. Một điều gì đó tốt đẹp mà muốn nổi tiếng luôn cần có một quãng thời gian nào đó. Trong thời gian này họ nỗ lực rất nhiều để trở nên nổi tiếng : sản phẩm rất tốt, chất lượng tuyệt vời, giá bán dễ chịu, service miễn chê…

Chọn những sản phẩm như thế chúng ta tiết kiệm được rất nhiều tiền vì ta ko đi mua thương hiệu. Bất cứ sản phẩm gì đã có thương hiệu danh tiếng thì dùng là chúng ta phải chấp nhận chi phí cho thương hiệu đó rất rất rất nhiều.

Và, rõ ràng là hàng hiệu thì để cho người “sành điệu” – họ là những người tiêu tiền ko cần nhìn con số!
Thế nên chúng ta nếu chưa phải là những tỷ phú để uống Vang ko cần nhìn giá tiền thì ko nên chọn những chai cực đắt bởi CHẮC CHẮN là những chai Vang giá tiền ngàn $ thì ko đồng nghĩa là chúng ngon tới mức ngơ ngẩn so với những chai Vang giá tầm 100 – 200 $.
Các tỷ phú dùng những chai Vang giá ngàn $ thì cần đắn đo cũng như chúng ta có một tỷ đông và uống chai nước giá 01 ngàn đồng thôi mà!

  • Dùng Vang đúng tuổi, nghĩa là đúng thời điểm mà chai Vang ngon nhất: có những loại Vang nên uống trẻ ngay sau khi đóng chai, có những loại nên dùng sau vài năm hoặc lâu hơn nữa (Gianni đã có clip về chủ đề này)

  • Dùng Vang đúng thời điểm trong năm/trong ngày: chẳng hạn mùa đông lạnh buốt mà uống Vang trắng cũng lạnh buốt thì ko ngon như Vang đỏ và ngược lại mùa hè nóng bức lại dùng Vang đỏ đậm chát thì ko ngon = Vang trắng. Đang đói mà dùng Vang trắng thì rất khó để ngon …v v (Gianni đã có clip rồi)

  • Vang thở đúng cách: Chai Vang rất quý mà thở chưa đủ hoặc thở quá thời gian đều ko còn ngon nữa.

  • Dùng đúng nhiệt độ : nhìn chung thì Vang đỏ nên ở nhiệt độ 17 – 18 độ ( C ) và Vang trắng nên là từ 8 – 12 độ, tuy nhiên có nhiều dòng Vang đỏ cũng như Vang trắng nên thưởng thức ở khoảng 14- 15 độ mới ngon tối ưu.

  • Sử dụng đúng ly : chai Vang ngon cỡ nào mà sai ly cũng giảm cực kỳ nhiều giá trị. Thử hình dung là chúng ta uống bia trong cái chén/bát ăn cơm thôi thì bia ngon cỡ nào cũng thành hết ngon!

Vang ngon mà dùng ly chất lượng ko tốt và kiểu dáng ko phù hợp thì ko khác gì món thịt ngon nhưng nướng quá lửa, món xào ngon nhưng nêm quá muối vậy.

  • Và, cuối cùng thì : món ăn phù hợp! Người ta gọi là Pairing – là thành một cặp đôi giữa r.Vang và đồ ăn!
    Đồ ăn ko chuẩn làm cho chai Vang tuyệt hảo trở thành chai Vang bình thường, rất bình thường!

Tiếc là có ko ít những ace chi trả nhiều tiền để dùng Vang rất ko đúng cách : mua những chai Vang đã rất đắt (trả nhiều tiền cho thương hiệu nổi tiếng) và lại còn dùng rất ko chuẩn.

Chúc ace luôn chọn được Vang ngon/Vang thật và giá tốt!

Gianni Giang Hoang/GGH





1 Likes

CHỌN VANG CHO SỰ KIỆN CỦA TỔNG THỐNG CÓ KHÓ KHÔNG?

  • Không khó lắm, vì tổng thống hay bất cứ nguyên thủ quốc gia nào cũng là những người bình thường như chúng ta (chứ ko phải từ trên trời rơi xuống :slightly_smiling_face:) nên họ cũng thích thứ này và ko thích thứ khác!

  • Nhưng, cực cực kỳ khó vì các nguyên thủ đều là các Yếu Nhân – họ là những VIP quan trọng nhất!

Một khi tổng thống lại đến từ cường quốc R.Vang và bản thân tổng thống lại sành Vang thì lựa chọn để phục vụ là cực cực kỳ ko hề dễ.

(‘Yếu nhân” là người tối quan trọng …. Chứ ko phải là người yếu đuối đâu nha mn! :slightly_smiling_face:)

Madam Michelle Bachelet – người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất ở Chile, hai lần được bầu làm tổng thống nước này và được Forbes xếp trong Top những người phụ nữ quyền lực nhất.
Bà là người Bạn thân thiết bậc nhât của Việt Nam.

Bà đã nhiều lần đến VN và bà có những đóng góp to lớn cho mối quan hệ giữa 2 nước.

Bà là tổng thống thứ 35 (2006 – 2010) và 37 (2014 – 2018)

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình bà tiếp tục đảm nhận vài trò Cao Ủy LHQ về nhân quyền từ 2018 – 2022.

Nhân dịp kỷ niệm quan hệ Ngoại Giao hai nước, bà dẫn đoàn đại biểu sang thăm lại VN và gặp gỡ lại các lãnh đạo của đất nước.

Giang may mắn được bà nhắc tên – bà gọi Giang bằng cái tên thân mật theo tiếng TBN là “Juanito” – như là người đã có những đóng góp nhỏ bé trong việc giới thiệu/lựa chọn nhiều hãng Vang Chile chất lượng rất tốt đến với người dùng và thật vinh dự khi bà tin tưởng để Giang/Juanito chọn Vang cho sự kiện với sự hiện diện của bà.

Vinh dự hơn nữa là Giang được dịp dùng bữa cùng bà và cả đoàn.

Đây ko phải lần đầu Giang được gặp bà nhưng là lần đầu tiên được bà dành cho nhiều thời gian để chia sẻ đến thế.

Bà vô cùng thông thái ở nhiều lĩnh vực, sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ và rất hiểu r.Vang – bà là người sành r.Vang nhất đoàn luôn!

Bà yêu thích ẩm thực Việt nữa!

Bà thật là gần gũi, ấm áp và nhân hậu!
Bà giản dị nhưng rất tinh tế.

Bà vô cùng khả kính!

Một số dòng Vang mà bà rất thích Giang để dưới ảnh!

Chúc ace một tối cuối tuần thật vui và tháng tư thật nhiều may mắn!

Gianni Giang Hoang/GGH
P/s: Sự kiện kỉ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VNam và Chile.
Ảnh G chụp cùng Madam Michelle Bachelet và thị trưởng Mauro Tamayo của vùng Cerro Navia





Chọn Vang Tốt Để Sử Dụng – Hãy Đơn Giản Hóa Những Điều Phức Tạp.

Nhiều ace hay nhắn hỏi Giang : trên thế giới có bao nhiêu là loại r.Vang thế thì làm sao để biết được Vang như nào là ngon, là tốt để mà lựa chọn?
Giang đồng ý rằng chọn Vang là điều ko dễ dàng, ngay cả với những người đã dùng nhiều năm rồi.
Thêm nữa khiến cho khá nhiều ace bối rối vì khi hỏi một số người biết Vang thì lại hay nhận được những câu trả lời làm cho việc có vẻ phức tạp thêm; kiểu như thôi thì đủ thứ nào là Vang cần có màu gì, mùi gì, vị gì, chai Vang ra sao? như nào? blah blah…. Cứ như là phân tích khoa học vậy !?

Với người dùng bình thường, ko phải chuyên gia thì có cần phải biết rõ chi tiết đến mức như thế ko nhỉ? (mà nhiều khi chuyên gia cũng vẫn nhầm/ lộn nữa kìa!).

Chẳng hạn, nếu tôi muốn dùng thịt gà ngon thì có cần phải phân tích gà này là loại gì? nuôi bằng chất gì? nó đến từ Hải Dương, Bắc Ninh, Ba Vì … hay nó đến từ Sao Hỏa? …. nó ăn thóc hay ăn ngô…v v… ko?
Đó là việc của các chuyên gia nông nghiệp mà!

Tôi muốn có thịt gà ngon và để ngon thì tôi cần biết được là thịt thơm, chắc, ngọt, giòn, mềm. Thịt gà ko nát, ko bở, ko dai…. Vậy là gà ngon rồi.
R.Vang cũng thế thôi – cần một chai Vang có màu sắc bắt mắt, có “hương” – Aromas tốt và “vị” - Tastes tốt.

Có nghĩa là nếu Vang đỏ thì cần hội tụ đủ chất chát (tannin), chất chua (acidity), cấu trúc/thể trạng (structure/body) tốt , ko nhiều mùi cồn (nhiều chai Vang tuy nồng độ cồn ghi trên tem nhãn ko cao nhưng hương cồn rất mạnh), có các tầng hương phong phú và uống vào nó cho cảm giác cân bằng của cả hương lẫn vị…. chỉ như thế thì chắc chắn là Vang ngon rồi.

Thịt gà luộc thì người Việt nhìn chung quen dùng từ bé nên dễ cảm nhận được vị ngon, còn r.Vang chúng ta ko phải ai cũng dùng đâu nên chưa hình dung được những yếu tố mà Gianni vừa nêu.

Vậy nên để chọn Vang ngon/tốt mà sử dụng thì ace chỉ cần học hoặc tìm hiểu về mấy điều trên đây là được.
Những chai Vang có đủ những yếu tố đấy chắc chắn là ngon/tốt.

Còn để sâu hơn thì mất nhiều năm học hỏi/tìm hiểu lắm và đó là việc của những người làm chuyên môn nhé cả nhà mình!

Thường là những người biết chưa nhiều thì hay có xu hướng phức tạp hóa những điều đơn giản còn những người thực sự là rành thì lại hay đơn giản hóa những điều phức tạp.

Ko khó đâu, chúng ta cứ tự tin và nếu chưa rành thì hỏi những người hiểu Vang mà họ lại chia sẻ theo cách nào thật dễ hiểu là được.

Thân,
Chúc mn tối cuối tuần thật như ý!
Gianni Giang Hoang.





Chọn Vang Cho Dân Tây Tưởng Là Khó Nhưng Lại Dễ Dàng Hơn Nhiều So Với Lựa Cho Người Việt Mình.

Tại sao ư?
Vì đơn giản là những người Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… mà sành thì đều hiểu Vang rồi nên chai nào ngon như nào là họ hiểu ngay. Họ uống Vang bởi cái “ruột” – nước nho ép lên men bên trong cái vỏ chai!

Còn người mình nhìn chung có lẽ chưa rành Vang lắm nên hay chọn Vang theo cái vỏ.

Và, kha khá người mình lại chọn Vang theo giá bán nữa mới đáng lo chứ!:scream::scream::scream:.
(Chọn theo giá thì ta cứ nâng lên gấp n lần rồi chiết khấu mênh mông là thấy thích quá đi mà :grinning::joy:)

Một số ace cũng đã khá khá hiểu Vang nhưng vẫn chịu ảnh hưởng việc chọn Vang theo cái “tem”, nghĩa là vì đã có hiểu Vang nên chọn theo thương hiệu chứ cũng chưa hẳn là chọn theo “ruột”.
Chọn theo “ruột’ có nghĩa là chọn theo kiểu “thử mù” – bịt hết tem nhãn lại mà thử hoặc chọn những loại mà chưa hề uống.

Mấy người em/người bạn ngoại quốc này sau khi dùng những chai Giang mời đều ngỡ ngàng hỏi : tại sao Gianni lại chọn được những loại Vang ngon ngơ ngẩn đến thế với giá dễ chịu đến vậy mà lại chưa thấy có trên thị trường?

Người Ý thì đương nhiên hiểu Vang Ý Romeo & Juliet của Pasqua ngon như nào rồi nhưng mấy chai Nam Phi của MAN & Stark Conde làm các bạn mất ngủ luôn á. :slightly_smiling_face:

Văn minh là hiểu bản thân và biết công nhận đối thủ mn nhỉ?! :slightly_smiling_face:

Chúc cả nhà cuối tuẩn thật thư giãn!

Gianni Giang Hoang/ GGH





1 Likes

“Vang Trắng Với Hải Sản, Vang Đỏ Với Bò/Cừu” Là Công Thức Mà Ai Dùng Vang Cũng Nghe Nói Nhưng Ko Phải Lúc Nào Cũng Phù Hợp.

Giang có nhiều người bạn quen rất chi là sành r.Vang và ko ít người trong họ có bằng DipWSET (Diploma in Wines at WSET).

Để cho ace dễ hình dung về bằng cấp thì Giang chia sẻ thêm là khi đạt chứng chỉ WSET level 3 là đã có thể được gọi là chuyên gia về lĩnh vực R.Vang còn mức độ DipWSET thì cao hơn WSET level 3 nhiều nữa.
Tất cả những ai đã có bằng DipWSET thì đều rất hiểu và tự đánh giá, nhận xét được về r.Vang các loại rồi – đương nhiên!

Họ đều có thể tự chọn Vang với các món Âu sao cho thật phù hợp. Và, họ dĩ nhiên đều biết rằng có những chai Vang rất ngon nhưng lại chỉ hợp để thưởng thức suông thôi (uống mà ko dùng với món ăn nào cả), lại có những chai R.Vang đỏ được rất nhiều người sành kết hợp với cả các món thủy/hải sản và các loại thịt gà/chim.

Tuy nhiên ngay cả với những người như thế thì việc pair Vang với các món Việt sao cho chuẩn vị là điều mà họ cực kỳ ko tự tin vì họ có biết về món Việt đâu?
Vấn đề ở chỗ là tất cả những người bạn quen đó của Giang đều muốn đươc dùng món Việt (một phần do họ thích món Việt, một phần nữa do ngoại giao/xã giao sang VN thì lấy lòng ng Việt tý chút :grinning: và một phần do họ cũng muốn khám phá/trải nghiệm)

Thế nên việc chọn Vang với món Việt ko ai khác chỉ có Giang giúp họ mà thôi!

Thêm điều nữa là: với những người đã sành Vang thì họ cũng ko khó để biết được chai Vang đó có hợp với món ăn hay ko, dù là món mà họ chưa dùng bao giờ.
Tại sao ư? Vì họ rất hiểu món ăn đó có hương gì? Vị gì? Và hương vị đó có hòa quyện được với chai Vang hay ko?

Món Việt vùng đồng bằng (của người Kinh) với Vang đã ko dễ mà món Việt vùng cao với r.Vang còn khó hơn nhiều nếu muốn chuẩn vị.

Nhưng, chai Mala Fama này có lẽ gần như hoàn hảo để dùng với rất nhiều món Âu và món Việt – một Food Wine khiến cho tất cả những ai hiểu Vang mà Giang biết đều mê mẩn.
Hơn nữa, giá lại dễ chịu vô cùng!

Món gà đen hầm bí đỏ của Tây Bắc tưởng như chỉ có dùng với ruou nếp nương thôi mà sao với chai Mala Fama này lại thêm một lần nữa ko thể đáng yêu hơn!

Chúc ace tối cuối tuần như ý!

Gianni Giang Hoang


hình ảnh
hình ảnh

1 Likes

ĐIỂM SỐ CỦA R.VANG LÀ GÌ?

Gần đây thấy một số ace khi mua r.Vang hay được giới thiệu về điểm số của chai Vang, nhiều chai có điểm cao chót vót!
Vậy thì ai là người chấm điểm về R.Vang?
Câu trả lời là : bất cứ ai cũng có thể chấm điểm cho bất kỳ chai Vang nào, vấn đề ở chỗ điểm chấm như thế nhưng người nào chấm? có ai tin ko hay là tự chấm, tự phong?

Điểm số bao nhiêu ko quan trọng bằng việc ai là người chấm? chuyên gia nào chấm? tạp chí nào chấm?

Tại sao có những chai rất vớ vẩn nhưng điểm vẫn cao thế?

Robert Parker, Tim Atkin, James Suckling, Jancis Robinson…. là ai mà cả Thế Giới lấy điểm số của họ như những tiêu chuẩn?
Họ là những người đặc biệt trong lĩnh vực r.Vang và điểm số của họ luôn là chuẩn mực, còn thì rất nhiều "chuyên gia"tự phong trên thế giới nhé mn!

(Một buổi chiều xuân Gianni ngồi cùng với anh – một cây đại thụ đã từng làm việc/ hợp tác cùng những Wine Critics này – người đàn ông trong ảnh là Joel B. Payne)

Họ là những người đặc biệt trong lĩnh vực r.Vang.

Trong số họ có những người đạt những chứng chỉ cao nhất, những “học vị” cao nhất về r.Vang
Cũng có những người là tài năng thiên bẩm ko có chứng chỉ nào nhưng là thiên tài về lĩnh vực này.
Một số người trong số họ cũng giống như Bill Gates, Steve Jobs…. mặc dù chưa tốt nghiệp đai học hoặc bỏ ko cần học đại học (dù đã vào những trường danh tiếng nhât thế giới) nhưng họ đều ở mức bặc thầy của bậc thầy của những giáo sư, tiến sỹ hàng đầu thể nên cả thế giới, những người giỏi nhất, đạt chứng chỉ cao nhất, học vị cao nhất đều phải ngả mũ trước họ.

Lâu rồi Giang mới gặp lại anh – một Wine Writer (tạm dịch là chuyên gia vết về lĩnh vực R.Vang) hàng đầu của nước Đức và nước Ý.
Anh em hàn huyên cả buổi chiều, anh chia sẻ về cách thức chấm điểm R.Vang của những tạp chí nỏi tiếng : Decanter, Wine Spectator, Wine Enthusiast… cũng như cách chấm điểm của những người uy tín hoặc là nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực này như Robert Parker, Jancis Robinson, Tim Atkin, James Suckling…. bởi nhiều người trong số họ anh quen biết nhiều năm và hiểu rõ như lòng bàn tay vậy.

Anh rất thích món Việt (có lẽ cũng một phần là thích thật và cũng là ngoại giao nữa :grinning:) nhưng Giang mời anh dùng món Âu vì chỗ Vang mà Gianni mang theo có mấy chai ko pair/kết hợp tốt với đồ Việt.

Điểm số của chai Vang là chủ đề cực kỳ thú vị và cũng vô cùng phức tạp bởi vì cùng một chuyên gia chấm điểm, cùng một điểm số như nhau nhưng hai chai Vang ở hai khu vực khác nhau thì hoàn toàn khác nhau luôn chứ chưa nói đến mức là những chuyên gia khác nhau và những vùng làm Vang khác nhau thì còn mênh mông nhiều nữa.
Ở tuổi 70, anh vẫn rất phong độ và nói chuyện vô cùng dí dỏm . Giang tạm kêu/tạm dịch = “anh” cho trẻ :slightly_smiling_face:

Chúc mn cuối tuần thật vui!

Gianni Giang Hoang/GGH

P/S : đôi nét về Joel B. Payne – tên của ông – là một người Mỹ từ San Francisco và đã sống ở châu Âu từ năm 1979, đầu tiên ở Pháp, hiện là ở Đức và Ý.
Ba lần liền ông nhận giải là Sommelier (chuyên gia phụ vụ r.Vang) giỏi nhất nước Đức . Ông hoạt động tích cực với tư cách là một nhà báo về rượu trong hơn 30 năm, bao gồm cả ba năm làm tổng biên tập của tờ Kinh doanh rượu của Meininger quốc tế.

Ông là cộng tác viên thường xuyên cho các tạp chí rượu Vang hàng đầu của Đức, Anh… như Falstaff , Vinum, World of Fine Wine, Decanter và Steve Tanzer’s International Wine Cellar.
Ông cũng viết cho nhiều ấn phẩm khác nhau ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn sách Hướng dẫn về Rượu Vang Đức, được xuất bản hàng năm kể từ năm 1992.
Là thành viên sáng lập của Grand Jury Européen, ông cũng là chủ tịch của hiệp hội các nhà văn r.Vang quốc tế, FIJEV, từ năm 2007 đến năm 2010.


hình ảnh


hình ảnh


hình ảnh
hình ảnh

3 Likes

A Chun am hiểu riệu vang thế. Chúc a Chun ngày mới tuyệt vời

1 Likes

nay kê giá nào đó cụ

chờ đã bác ạ. Lái chưa cho lên. ahihi

Em cũng thích uống vang mà ko có hìu nên toàn mua bịch

Gì thế các bác

1 Likes