Chuyện hôm qua như nước chảy về đông

3 Likes

4 Likes




3 Likes



1 Likes

Chúc cả nhà mình một mùa Giáng Sinh an lành !!!
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh

2 Likes

Giáng Sinh Xanh cùng PET thú
hình ảnh



hình ảnh

1 Likes




1 Likes


1 Likes

Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành

2 Likes

Tài chính của pet an toàn quá anh Chun nhỉ. Tiếc là em vẫn chưa cân đối được nguồn để lên tàu pet cùng anh. Bán lẻ cũng là ngành tiềm năng dù ko phải đỉnh cao như dịch covid nhưng dài hạn thì máy tính điện thoại là sản phẩm thiết yếu mất rồi.

1 Likes

5 triển vọng tăng trưởng ít người nhận ra

Xu hướng số hoá “digitalization” và cao cấp hoá sản phẩm “premiumization” của tầng lớp trung lưu hơn 45 triệu người Việt Nam sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn khủng khiếp.

Dù không còn tăng trưởng thần tốc như thời dịch bệnh covid, chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn sẽ ở đây & tiếp diễn mạnh mẽ ! Một người trung lưu tiêu biểu giờ đây đều phải có 1 smartphone, 1 laptop, 1 tablet (cho trẻ nhỏ) và 1 màn hình (screen) cho việc học hành, làm việc từ xa và giải trí. Dù nhiều bên bất đồng ý kiến, chúng tôi cho rằng ICT thực ra đã là lĩnh vực thiết yếu (necessity) rồi, khi mà internet và kinh tế số giờ đây là bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày; hơn thế nữa, người tiêu dùng có xu hướng upgradate cao cấp hóa các sản phẩm consumer tech của họ sau 1.5-2 năm, ngay cả phải trả góp !

Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu hàng vi tính, điện tử (mã 44) tăng trưởng kép 21.7% CAGR bất chấp tình hình kinh tế từ 2013 - 2021. Thậm chí ngay cả trong năm 2022 bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trên 11 tháng 2022 vẫn đạt ~ 76.1 tỷ USD, tăng trưởng 11.5% so với cùng kỳ (đồ thị dưới) :

2 Likes

Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành

3 Likes

Ngày mai tan giông bão. Liệu có thấy trời xanh. Qua cơn say điên đảo. Pet có ở bên anh.

Chả hiểu nỗi

Haizzz…

5 triển vọng tăng trưởng ít người nhận ra

Xu hướng số hoá “digitalization” và cao cấp hoá sản phẩm “premiumization” của tầng lớp trung lưu hơn 45 triệu người Việt Nam sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn khủng khiếp.

Dù không còn tăng trưởng thần tốc như thời dịch bệnh covid, chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn sẽ ở đây & tiếp diễn mạnh mẽ ! Một người trung lưu tiêu biểu giờ đây đều phải có 1 smartphone, 1 laptop, 1 tablet (cho trẻ nhỏ) và 1 màn hình (screen) cho việc học hành, làm việc từ xa và giải trí. Dù nhiều bên bất đồng ý kiến, chúng tôi cho rằng ICT thực ra đã là lĩnh vực thiết yếu (necessity) rồi, khi mà internet và kinh tế số giờ đây là bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày; hơn thế nữa, người tiêu dùng có xu hướng upgradate cao cấp hóa các sản phẩm consumer tech của họ sau 1.5-2 năm, ngay cả phải trả góp !

Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu hàng vi tính, điện tử (mã 44) tăng trưởng kép 21.7% CAGR bất chấp tình hình kinh tế từ 2013 - 2021. Thậm chí ngay cả trong năm 2022 bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trên 11 tháng 2022 vẫn đạt ~ 76.1 tỷ USD, tăng trưởng 11.5% so với cùng kỳ (đồ thị dưới) :

PET - Q.3 HN

Doanh thu : 4.324 tỷ - Lũy kế 9 tháng : 13.232 tỷ

LNST : 51 tỷ - Lũy kế 9 tháng : 94.7 tỷ

Lợi ích cổ đông của Tổng công ty Q.3 : 41.5 tỷ

Lợi ích cổ đông của Tổng công ty lũy kế 9 tháng : 77.9 tỷ

Tiền mặt : 3.507 tỷ (tăng 588 tỷ so với 31.12.2022)

Tồn kho : 1.652 tỷ (giảm 766 tỷ so với 31.12.2022)

Phải thu : 2.053 tỷ (tăng 19 tỷ so với 31.12.2022)

Nợ vay : 3.553 tỷ (giảm 149 tỷ so với 31.12.2022)

TTS : 8.776 tỷ
VCSH : 2.109 tỷ

PET - Chi phí lãi vay :
Q.1 : 71 tỷ
Q.2 : 84.8 tỷ
Q.3 : 62.4 tỷ

LNST :
Q.1 : 39.6 tỷ
Q.2 : 3.3 tỷ
Q.3 : 51 tỷ



1 Likes

Nếu để chia sẻ vài dòng ngắn gọn cho người mới tham gia thị trường thì mình muốn nhắn gửi anh chị ý này :

Chỉ phân tích kỹ thuật thôi là không đủ để tồn tại trên thị trường này, mà cần phải biết biết phân tích cơ bản, đủ am hiểu sâu sắc để đọc và hiểu một BCTC căn bản nhất.

Lên rồi xuống, xuống chán lại lên, là sự vận động liên tục của thị trường, hãy nắm bắt các tín hiệu tạo đáy mà thị trường đưa ra để có phản ứng tốt nhất. Một lưu ý nhỏ cho các bạn từ kinh nghiệm của mình. Hãy lấy vĩ mô và nền tảng DN làm kim chỉ nam mới đi được đường dài và xa, còn kỹ thuật, chỉ như chiếc kính chiếu hậu nhìn ra đằng sau, không thể lái xe đường trường chỉ nhờ chiếc kính chiếu hậu.

Không phải mình chém gió ba hoa bốc phét, dạy đời gì đâu. Chỉ là sống lâu, chết nhiều, trả giá nhiều, trải nghiệm nhiều bài học đau đớn nên giờ mình khôn ra một tí thôi ạ.

Với lại nghề này, môn này không có lý thuyết được đâu, không có đốt cháy giai đoạn được đâu ạ, không có chuyện đi tắt đón đầu đâu ạ. Cũng không có chuyện đọc dăm ba cuốn sách, học vài khóa học ngắn hạn mà giỏi được, mà thấm được & miu sinh kiếm sống với nghề này được đâu ạ. Làm gì có chuyện đó. Nó cần thời gian và sự trải nghiệm sâu sắc ạ. Thường là 5 năm trở lên ạ. Cần trải qua ít nhất một chu kỳ của nền kinh tế, của thị trường ạ.

Không có bài học nào đáng giá bằng bài học thực tế trường đời ạ.

Phải trả giá, phải thua đau nhiều ván, nhiều năm tháng mới khôn ra một tí ạ.

Ở đời có những việc không khó nhưng bạn phải trải nghiệm. Chứng khoán cũng vậy, để biết đạo đức của chủ DN thì bạn phải tham gia thị trường 10-20 năm để biết quá khứ 10-15-20 năm trước chủ DN họ đã làm gì, đã từng đối xử với cổ đông ra sao.


Hoạt động đầu tư là một hoạt động dựa trên những phân tích kĩ lưỡng, phải đảm bảo sự an toàn vốn và hứa hẹn mức lợi nhuận đạt yêu cầu. Hành động nào không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên gọi là đầu cơ.

BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH KHÔNG?

Hãy trả lời một câu hỏi quan trọng thiết yếu. Graham coi một nhà đầu tư “thông minh” là như thế nào?

Trong phiên bản đầu tiên của cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” Graham đã định nghĩa khái niệm này, và ông nói rõ là kiểu thông minh này không liên quan gì tới chỉ số IQ hay điểm thi SAT. Nó chỉ có nghĩa là bạn kiên nhẫn, kỷ luật, và ham học hỏi. Bạn cũng phải biết cách kiềm chế cảm xúc. Kiểu thông minh này, Graham giải thích là “phẩm chất của tính cách chứ không hẳn là của bộ não”.


Lời cuối, nhiều người sẽ cho rằng tôi đầu tư mà lúc nào cũng thận trọng, bảo thủ, định kiến đến nỗi nghi ngờ mọi thứ, kể cả những doanh nghiệp tên tuổi lẫy lừng vạn người mê. Song khi nhìn lại chặng đường 18 năm đầu tư của bản thân và chứng kiến những cú ngã ngựa đầy tức tưởi của những người từng được xem là cao thủ nhiều năm lăn lộn chứng trường. Điều đó khiến tôi nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng của triết gia Ralph Waldo Emerson: “Thật dễ dàng để sống theo quan điểm chung của xã hội. Cũng thật chẳng khó khăn gì để sống một cách cô độc theo chủ nghĩa cá nhân. Song một người vĩ đại là người mà ngay ở giữa đám đông, vẫn giữ được tư duy độc lập hoàn hảo của mình”.

Khi NĐT càng mua được giá thấp hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp thì biên an toàn càng lớn. Nói cách khác là NĐT sẽ có khả năng mua cổ phiếu đó với giá đủ rẻ để không chịu một khoản lỗ nào, ngay cả sai khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu này. Chiến lược của Phil Town là chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực, ông sẽ bắt đầu mua tích trữ một cách tự tin. Giá càng điều chỉnh, ông lại càng hăng hái mua thêm.

Tất nhiên, việc thực hành các triết lý đầu tư là không hề đơn giản. Ngoài hiểu biết toàn diện về đánh giá doanh nghiệp, Phil Town chia sẻ nhà đầu tư cần có bản lĩnh vững vàng để giữ tâm trí mình độc lập trước hành động của đám đông. Đồng thời cũng cần tỉnh táo khi xem xét diễn biến của thị trường để vừa nắm bắt được tâm lý đại đa số đám đông, vừa kiểm soát được lý trí và kỉ luật của bản thân để sẵn sàng trước một phi vụ đang tới.

Khi bạn muốn rèn luyện làm sói thì không thể sinh hoạt như những chú cừu. Làm trader chuyên nghiệp phải trải qua sự nhàm chán, cô đơn thường xuyên đi ngược đám đông, của việc lặp đi lặp lại không còn cảm xúc. Và đặc biệt phải bước qua những ồn ào nhốn nháo của đám đông ngoài kia. Tôi rèn việc nhàm chán mỗi ngày.

Trong một buổi họp mặt cổ đông gần đây, một vị lãnh đạo lí trí đã phát biểu một câu chúng tôi cho là chí lí vô cùng: “Trong một môi trường đầu tư có integrity (đạo đức) kém thì ta không thể tin được ai cả. Nhất thiết ta phải biết kiểm soát các rủi ro.”

Nhìn đến tương lai:

Ở thời điểm hiện tại, trực giác của chúng tôi cho thấy rằng mức độ cạnh tranh (competition) ở lĩnh vực đầu tư chứng khoán dường như đang ở mức tối đa ! Việc lựa chọn một doanh nghiệp tuyệt vời, bán ở giá hấp dẫn là một thách thức không hề nhỏ: những công ty tuyệt vời thì được định giá rất cao, những công ty định giá thấp thì cơ bản rất kém.

Vì vậy, đầu tư chứng khoán chưa bao giờ dễ dàng, nó đòi hỏi những con người với phẩm chất lí trí, kiên nhẫn, và biết cách tích lũy tiền nhàn rỗi một cách thông minh để đón chờ những cơ hội mà đám đông thường bỏ qua vậy.

Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, anh chị mà tham gia mấy cái room. Chủ room tính cách, trình độ, kinh nghiệm, tư duy… như thế nào, thì lâu ngày các bác cũng bị ảnh hưởng những phẩm chất đó của người ta. Nó như mưa dầm thấm lâu, nói mãi thì người ta phải tin, không tin cũng phải tin, ngày này qua tháng nọ nó ngấm vào máu anh chị. Chỉ có lọc máu may ra mới thay đổi được anh chị.


Có những mã thị giá 2.000 - 5.000 trong khi giá trị sổ sách 15.000 - 20.000 mình vẫn không bao giờ ham rẻ.

Có những mã PE = 1-2-3 mình cũng không ham.

Có những mã nó loè cục tiền 1.000 - 2.000 - 3.000 tỷ vẫn không loè được mình, he he…

Ảo lòi cả, thủ thuật cả, xào nấu cả. Đỉnh cao của nghệ thuật xào nấu.

Cái này cần trình & kinh nghiệm chinh chiến trận mạc nhiều năm để biết đâu là thật, đâu là giả (thường trên 15 năm để biết ai ra sao, ai ra sao…)

Ở đời có những thứ không khó nhưng bạn cần phải trải nghiệm.

Còn đã đánh bạc thì mình vẫn đánh bạc thôi. Nhưng phải tách bạch rõ ràng cái gì ra cái đó.

Trong đầu tư. Tôi thích nói chuyện với nhau bằng con số. Tôi sợ cảm xúc yêu ghét cổ cánh !!!

Hãy nói chuyện bằng con số.

Đầu tư, đầu cơ : ĐỊNH TÍNH & ĐỊNH LƯỢNG

Định tính là cảm xúc yêu ghét, là cảm thấy, cảm nhận (có phần cảm tính, mù mờ), nghe đồn, nghe nói…

Định lượng : Là nói chuyện bằng con số - chấm hết

mở BCTC ra mà NÓI CHUYỆN VỚI NHAU BẰNG CON SỐ

Và một điều vô cùng quan trọng : Bạn phải đủ kiến thức, kinh nghiệm để nhận biết đâu là con số đáng tin cậy, đâu là con số không đáng tin cậy. Người ta hơn nhau chỗ này !!!

Bài này Chun viết hồi 2014 :

Đôi lời tâm sự cùng anh chị em:

TTCK VN - 3 sàn 900 mã, giai đoạn này không còn nhiều mã có thể đầu tư anh chị à. Thế nào là đầu tư? Mua và nắm giữ 6 tháng đến 1 năm gọi là đầu tư, cứ tạm gọi như thế đi. Mỗi người một quan điểm, nhưng với em đã đầu tư thì kỳ vọng lớn hơn đầu cơ lướt lát T+, +5 hay + 10 cũng là T+. Đầu cơ thì kỳ vọng 5-10% nhưng đầu tư thì kỳ vọng con số lớn hơn thế nhiều ạ. Khi mình ngâm cứu, tìm hiểu kỹ càng, soi từng con số trong BCTC, mình phải được đền đáp thành quả xứng đáng. Thậm chí lặn lội xuống tận doanh nghiệp, tham quan nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, gặp lãnh đạo DN và hỏi thật nhiều những thứ chúng ta chưa được giải đáp thỏa đáng, những thứ chúng ta nghi ngờ.

TTCK VN đang bị một tình trạng bi đát : “ở trển” quá dễ dãi trong quản lý dẫn đến tình trạng in giấy tràn lan vô tội vạ, hàng rác rưởi tràn ngập TT. Dẫn đến NĐT mất niềm tin trầm trọng. Hàng giấy, hàng rác thì họ bán giá nào cũng lãi - Họ ở đây là những người in giấy bán cho đám đông. Giấy thì không có giá. Nói chung, 2 năm qua hàng đầu cơ chết thảm, nhiều mã cách đây 1-2 năm giá còn 15-20-25 giờ còn 1.000 - 5.000 - Quá thê thảm. Vì đâu nên nỗi?

Bỏ qua hàng đầu cơ. Vậy hàng trăm Blue chip thì thế nào? Chỉ nói một câu ngắn gọn: Ở ngoài nhìn thì dễ ăn vào là ôm đầu máu ngay, số mã kiếm ăn cả đầu cơ lẫn đầu tư chỉ đếm trên đầu ngón tay !!! Vì sao lại thế? Có vẻ thời của chúng đã hết, hoặc: Chúng nó ngon, rất ngon, cực ngon, very ngon nhưng giá của chúng không còn thơm ngon nữa !!!

Cổ cánh cũng như con người:

Thời để sinh ra
Thời để lớn lên
Thời để thịnh vượng
Thời để lụi tàn
Thời để hồi sinh

Vấn đề đặt ra là bạn đến với nó vào thời nào?

TTCK VN - gần 900 mã trên 3 sàn, số DN làm ăn đàng hoàng tử tế, lãnh đạo hết lòng vì cổ đông chỉ được khoảng tròm trèm 20% con số này. Đó là những DN chia cổ tức đều đặn bằng tiền năm này qua năm khác (có thể bằng cổ, nhưng chắc chắn phải bằng tiền trước đã).

PS: Tôi không sợ hàng rác, hàng giấy lộn vì chúng sờ sờ ra đấy ai cũng thấy, ai cũng biết, con nít cũng biết luôn. Thứ làm tôi sợ nhất là hàng rác, hàng giấy lộn đội lốt hàng cơ bản, Blue chip. Điều này được ví như mặt sông phẳng lặng nhưng phía dưới là những dòng nước ngầm chảy xiết, nó là cái bẫy, giết chết bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư chứng khoán VN mười mấy năm qua, kể cả những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. 23 năm qua ở TTCK VN có khoảng 400-500 mã thuộc dạng này. Vô số nhà đầu tư lâu năm, mười mấy năm qua chết tức tưởi vì những cổ phiếu dạng này. Suy cho cùng đầu tư chứng khoán không phải là chọn và lựa mà là chọn và loại bỏ. Loại bỏ rác rưởi & giấy lộn. Điều đó không bảo đảm cho bạn chiến thắng thị trường nhưng ít nhất giúp bạn tránh được những cú chết thảm không còn đường về quê ngoại. Tôi không tiện kể ra đây những cổ phiếu dạng này, vì nó sẽ xát muối vào vết thương còn đang rỉ máu của anh chị. Tôi tin chắc anh chị cũng hình dung tôi đang nói về những cổ phiếu nào.


Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :

NỢ/VCSH (nợ vay)
TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
TỒN KHO/Doanh thu
CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.
Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :

GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.
Quan trọng nhất:

CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Các quỹ lớn người ta quan tâm :

Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận

Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.

Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, LN khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.

Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:

CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN

Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.


Chiều buồn, lục cơm nguội, anh chị đọc chơi Mười lăm năm ấy, biết bao mặn nồng - chan cả nước mắt !!!

Em có biết không?

Mình không cần ba cái danh hão nữa bạn à, nó không làm bụng mình bớt cồn cào. Mình chém vì cơm áo, vì miu sinh, vì đam mê, vì muốn thể hiện bản thân, vì muốn chia sẻ, hay đơn giản nó là tính cách của mình.

Thắng hay thua thì đêm về, một mình bạn trong bóng đêm, bạn vắt tay lên trán: bạn biết, vợ con bạn biết xuân này gia đình bạn có sung túc hay không? Còn ba cái danh ảo, ồn ào, ảo vọng, sĩ diện hảo rồi cũng qua đi như sương khói.

Giờ đi đâu mình cũng khai thật, khai rất nhiều lần là quá khứ 10-15 năm trước tôi từng cháy TK rất nhiều lần. ĐỜI TRADER AI CŨNG TỪNG BÉ THƠ, AI CŨNG TỪNG DẠI KHỜ. Cái nguy hiểm nhất của sới bạc không phải là khiến cho con người ta cháy túi mà nó tạo ra một lớp người sống ảo. Nghe thì rất chua chát, rất cay đắng nhưng ngẫm kỹ sẽ thấy đúng anh chị à. Không chơi chứng ảo, sai thì nhận là sai, đúng thì nhận là đúng, sai thì sửa, sai thì cắt lỗ, chứng khoán là việc cả đời, không việc gì phải xấu hổ, mắc cỡ ngại ngùng e thẹn gì cả.

Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, không có chuyện tốt khoe xấu che. Không được to mồm: ăn vài xu lẻ thì cả Châu Phi đều biết, cháy tám chục cái tài khoản thì vợ không biết, con không biết, tám chục con bồ nhí cũng không biết nốt, dĩ nhiên là bá tánh, chúng sanh, con nhang đệ tử lại càng không.

Không vẽ ra viễn cảnh mơ mộng cho khách hàng, cho nhà đầu tư… Trước khi mua con nào thì việc đầu tiên là dặn đi dặn lại : Nó mà thủng mốc XYZ là phải cắt lỗ nha anh chị, nhớ nha, nguyên tắc là nguyên tắc, không được lẫn lộn, lập lờ giữa đầu tư & đầu cơ. Không được kẹp bi rồi tìm một tỷ lý do bào chữa, ngụy biện, thủ dâm là đầu tư.

Đánh bạc bịp cùng chứng vịt ung thì không nên câu nệ theo những nguyên tắc thông thường mà nên bồi dưỡng kỹ xảo đánh bạc, khi thua lỗ cố gắng hạn chế tối thiểu rủi ro.

PS1 : 3 năm qua, Chun cứ nhai đi nhai lại ý này với anh em: 5 năm vừa qua (2012 - 2017) có thể ví là tuần trăng mật của TTCK VN. Hàng triệu nhà đầu tư, cũng như các bạn môi giới trẻ mới vào nghề vài năm nay được trời đãi, thời thế đãi, thị trường đãi cho bữa tiệc no nê & thịnh soạn, rồi họ ngộ nhận mình thật giỏi giang & vĩ đại. Thế rồi tuần trăng mật qua đi để lại đống tro tàn.

PS2 : Từng là Admin rất nhiều diễn đàn chứng khoán nhiều năm liền, từ thế hệ đầu tiên của TTCK VN nên mình rất thấu hiểu tâm lý đám đông. So với giờ này năm ngoái hay đầu năm nay, chợ chứng ngày càng thưa vắng người. Những nhà đầu tư non trẻ, những bạn trẻ háu thắng không biết người biết ta, giờ này năm ngoái còn hung hãn lắm, giờ thì đã đi xa, xa mãi về phía mặt trời lặn, đi mãi không về. Trò chơi này khắc nghiệt & tàn nhẫn.

Những dòng này được viết ra bằng sự đánh đổi của những năm tháng tuổi trẻ đầy sương gió !

2 Likes

Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời…

Năm 1970, cách đây nửa thế kỷ, có đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau được hai năm gom góp tiền mua ngôi nhà nhỏ gần góc đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) – đại lộ Cách Mạng 1-11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Đây là vùng ngoại ô Ông Tạ. Khu vực này lúc đó còn rất vắng vẻ, nhưng gần nơi ông làm việc là trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu VNCH.

Ông đạo Phật, con trai duy nhất một gia đình điền chủ lớn ở xã biên giới Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh. Vùng này khô cằn nhưng mía ngọt nổi tiếng. Liệu những vườn mía quê xưa có khiến ông thích uống nước mía hơn các loại nước uống khác? Ông là nhạc sĩ Chiều Mưa Biên Giới Nguyễn Văn Đông. Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một trong ba nhạc sĩ lớn nhất miền Nam trước 1975 cùng Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Phạm Duy viết nhạc đa dạng, gần gũi mọi lứa tuổi; một tài năng rất lớn với sinh hoạt sôi động. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nhạc với những hợp âm đơn giản nhưng ca từ sâu sắc, đi vào thân phận con người.

Trong khi đó, nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có một vẻ khác biệt rất rõ: sang trọng một cách gần gũi, sâu lắng và đẫm yêu thương. Ông cũng sống với một nhân cách sống của kẻ sĩ miền Đông Nam bộ thời tao loạn: hiền lành nhưng cứng cỏi giữ tiết tháo, không thay đổi cả trong lúc khó khăn đến tận cùng. Ông theo binh nghiệp từ năm 14 tuổi (1946) ở trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và chức vụ cuối cùng trong Quân Lực VNCH là Đại Tá Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực VNCH; trải qua hai đời Tổng Tham Mưu Phó là Trung Tướng Nguyễn Văn Là (1968-1974) và Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh (1974-1975). Tổng Tham Mưu Trưởng là Đại Tướng Cao Văn Viên. Hồi ở trường Thiếu Sinh Quân, ông học nhạc với các giảng viên của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Pháp; thành viên Ban Quân Nhạc Thiếu Sinh Quân; sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ và 16 tuổi đã có những sáng tác đầu tay: Thiếu Sinh Quân Hành Khúc, Tạm Biệt Mùa Hè… Đó là lý do tại sao đám tang ông có nhiều cựu Thiếu Sinh Quân VNCH đưa tiễn.

Nhà ông trên đường Nguyễn Minh Chiếu, đi một chút là ra ngã tư Thoại Ngọc Hầu. Tên con đường này cũng là tên một chiến dịch quân sự năm 1956 của Quân Đội VNCH (từ 1965, đổi thành Quân Lực VNCH) ở vùng Đồng Tháp Mười mà ông tham gia; Tướng VNCH Dương Văn Minh làm Tư Lệnh. Còn nhạc sĩ, khi ấy 24 tuổi nhưng đã là Trưởng Phòng 3 – Tác Chiến của Phân Khu Đồng Tháp Mười VNCH.

Trước 1975, tên tuổi của ông lừng lẫy một cách đằm thắm – như tính cách của ông, không phải bằng binh nghiệp (dù Tướng Dương Văn Minh từng bắt tay ngưỡng mộ ông trong Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu) mà là những tác phẩm âm nhạc: Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Phiên Gác Đêm Xuân, Bến Đò Biên Giới, Về Mái Nhà Xưa, Niềm Đau Dĩ Vãng, Hải Ngoại Thương Ca, Khi Đã Yêu… Ngoài Nguyễn Văn Đông, ông còn ký tên Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Tính cách nhẹ nhàng, yêu quê hương da diết của nhạc sĩ cũng khiến ông không chỉ viết tân nhạc mà còn cả cổ nhạc: viết nhạc, đạo diễn trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 như: Nửa Đời Hương Phấn, Đoạn Tuyệt, Tiếng Hạc Trong Trăng, Mưa Rừng…

Thập niên 1950, ở tuổi đôi mươi, ông là Trưởng Ban (văn nghệ) Vì Dân; 26 tuổi (1958), ông là Trưởng Ban (ca nhạc) Tiếng Thời Gian của Đài Phát Thanh Sài Gòn. Ông từng nhận giải Âm Nhạc Quốc Gia do đích thân bà Trần Lệ Xuân, phu nhân Cố Vấn Ngô Đình Nhu trao. Tất cả đều là những giai điệu êm ả, nhẹ nhàng – như tính cách của ông. Khi hành quân ở Đồng Tháp, lính tráng thời chiến thường đi săn bắn ở vùng biên giới lúc đó còn hoang sơ, ông thú thiệt “săn một con vật về cũng thương, ăn không được”. Cô cháu ở cùng nhà bảo: “Chưa bao giờ thấy ông la ai một tiếng”. Theo binh nghiệp cả đời nhưng nhạc của ông có vẻ không hứng thú với chiến tranh, thậm chí tác phẩm nổi tiếng Chiều Mưa Biên Giới (cùng với Mấy Dặm Sơn Khê của ông và 15 ca khúc khác) có lúc bị Bộ Thông Tin của chính quyền Sài Gòn yêu cầu Đài Phát Thanh Sài Gòn không thu âm và phổ biến vì ca từ bắt đầu thể hiện sự hoang mang của một anh lính: “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu – Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu…” (những năm 1955-1956, ông đóng quân ở khu biên giới Đồng Tháp Mười).

Nhạc phẩm này thoạt đầu do ca sĩ Trần Văn Trạch (em nhạc sĩ Trần Văn Khê) hát với giọng miền Tây, cụ thể là giọng Mỹ Tho rặt; s/x, ch/tr… rành mạch. Sau được thể hiện với tiếng hát Hà Thanh, người Huế nhưng hát với giọng Hà Nội xưa – trong trẻo, tròn vành rõ tiếng rất sang trọng chứ không uốn éo, ma mị như một vài ca sĩ Hà Nội hiện nay. Khác hoàn toàn giọng, nhưng cả hai ca sĩ đều hát với giọng ca rung động lòng người, khi ấy và cả hôm nay. Bắc-Trung-Nam đủ mặt trong thể hiện tác phẩm của ông, đều hay.

Quê ông ở Bến Cầu, bên này sông Vàm Cỏ Đông. Bên kia, cách ít cây số là xóm đạo Tha La nổi tiếng, cạnh rạch Vàm Trảng, bao phen binh lửa. Chắc ông cũng từng ghé qua xóm đạo này? Nhưng ông sanh ngày 15-3-1932 và học ở quận Nhứt, Sài Gòn.

Ngôi nhà mới của đôi vợ chồng trẻ rất gần nhà thờ Ba Chuông (nhà thờ, giáo xứ Đa Minh), chỉ vài bước chân là tới. Ông đã tới đây bao nhiêu lần? Và hơn thế, hẳn không ít lần ông đã nghe nhạc đạo, xem lễ nhà thờ và nghe Thánh ca nơi đây? Nếu không, làm sao ông có thể viết những nhạc phẩm mà ca từ, hình ảnh rất quen, rất thân với người Công giáo: Tình Người Ngoại Đạo, Mùa Sao Sáng, Màu Xanh Noel, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Hồi Chuông Kỷ Niệm (đồng tác giả với Song Ngọc)…

Viết lời Việt cho một số bản nhạc cổ điển, nhạc ngoại: Ave Maria (nhạc Franz Schubert), Đêm Thánh Huy Hoàng (nguyên tác Silent night” – khác với bài Đêm Thánh Vô Cùng do Hùng Lân, cũng một cư dân Ông Tạ trên đường Thánh Mẫu viết lời Việt), Hồi Chuông Nửa Đêm (nguyên tác Jingle Bells của James Lord Pierpont)… Có thể nói xuân và đạo là hai nội dung âm nhạc thường xuyên có mặt trong nhạc Nguyễn Văn Đông. Nhưng nếu nhạc xuân của ông luôn là nỗi buồn mất mát, có lúc tuyệt vọng thì nhạc đạo của của ông lại là niềm tin yêu vào cuộc sống và sự tái hợp:

Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời
Người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui…
(…) Một mùa đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời
Một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi sao…

Bài Mùa Sao Sáng là nhạc đạo chứ không phải thánh ca, viết ở âm thể Trưởng, giai điệu giản dị nhưng sáng đẹp, trong trẻo như đêm Noel, nghe như thánh ca. Mùa Giáng sinh trong nhạc ông là “hội sao trần thế”, “xanh như liễu Đà Lạt” – màu vòng lá Noel; nhạc của những tâm tình reo vui:

“Pong ping pong, pong ping pong…
Chuông giáo đường thánh thót
Đêm Noel chuông vang như mang bao yêu thương loan trong ánh sao sáng… (Hồi Chuông Nửa Đêm).

Xóm đạo nào đó của ông luôn có hình ảnh một người cụ thể, rất cụ thể trong ăn mặc, tính cách đơn sơ và tất nhiên rất ngoan đạo. Tôi không nghĩ ông chưa từng có một người thương nào đó ở một xóm đạo. “Yêu ai, yêu cả đường đi lối về…”. Như có lần trong lễ nửa đêm Noel, ông lặng lẽ đứng một mình trong sân nhà thờ Ba Chuông (Đa Minh) – như để gợi lại kỷ niệm, người thương nào đó ở một xóm đạo nào đó. Trong gió may se lạnh đêm cuối năm. Một mình…

Những đêm cuối năm Ông Tạ ngày xưa ấy chắc chắn lạnh hơn bây giờ khi nhà cửa chưa chật chội như hôm nay. Phía sau các dãy nhà mặt tiền đường Lê Văn Duyệt nối dài/Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám), Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai)… vẫn là những nhà trệt, nhà gác gỗ. Kinh rạch còn nhiều và còn cả những cánh đồng rộng ở An Lạc, Lộc Hưng, khu Chăn nuôi… Đường phố cũng không rực rỡ đèn hoa giăng ngang đường như hôm nay. Chỉ là những hang đá kín ban công tầng một nhiều nhà mặt tiền và những dây đèn quả nhót ánh sáng không mạnh. Hang đá rất lớn của các nhà thờ luôn là điểm chiêm ngưỡng, tưởng tượng của bao ánh mắt trẻ thơ Ông Tạ.

Những ngày ấy, cả khu vực Ông Tạ là vô vàn những hang đá lớn nhỏ, bằng giấy bạc, bằng giấy bao ximăng phun sơn đen, xám, trắng và bằng cả những thanh mút sốp trắng ngâm xăng dầu… để kết dính. Mút sốp được bóp vụn rải lên những cây thông làm tuyết. Trái châu và dây kim tuyến treo lóng lánh reo vui các cửa tiệm… Trẻ con Ông Tạ đi học qua đứa nào cũng ngẩn ngơ nhìn ngắm đến rơi cả cặp; tưởng tượng lóng lánh đêm Giáng Sinh và mơ quà của Ông già Noel… Các trường khu Ông Tạ hầu hết cạnh nhà thờ. Học trò có những buổi học được nghỉ để Thầy Cô, các Cha, các Dì (Soeur) bắt xếp hàng, “dong” đi xưng tội. Về nhà, cha mẹ dắt ra tiệm hớt tóc “gọt” lại cái đầu cho dễ chải, dễ vuốt nước những mái tóc lởm chởm mưa nắng đi lễ đêm Noel. Tạm quên con dế, viên bi, xấp hình…; tạm quên những buổi choảng nhau vỡ đầu thằng xóm khác; tạm quên những trò nghịch ngợm trẻ con bấm chuông nhà hàng xóm…

Đó thật sự là những ngày đáng sống của Ông Tạ; những ngày thanh tẩy, reo vui tâm hồn người người. Ai ở Ông Tạ không từng trải qua, từng nhớ da diết…? Anh Đặng Quốc Thông, một “thằng bé” Ông Tạ xưa vốn không phải Kitô hữu, như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tới giờ vẫn nhớ rõ mồn một những ngày Giáng Sinh khu Ông Tạ này:

“Vì cơ bản là khu Công Giáo di cư, nên không khí chào đón ngày Chúa sinh ra đời ở Ông Tạ rất nhộn nhịp. Ngay từ đầu tháng 12, các nhà mặt phố ở ngã ba Ông Tạ đã dẹp các hàng bán truyền thống qua một bên để bày bán đồ trang trí Giáng Sinh. Các ông sao đủ cỡ, ông nhỏ bằng cái chậu con, ông to bằng cả mặt bàn ăn 12 người; ông nào cũng được phết bằng giấy bóng kiếng đỏ có rồng rắn mấy đường trang trí bằng phẩm màu trắng và xanh lơ sặc sỡ. Có vòng ngôi sao cuốn giấy hoa chạy quanh năm đỉnh cánh. Rồi cây thông, thường là bằng giấy kim tuyến bạc lóng lánh có đính các trái châu thủy tinh xanh đỏ tím vàng trông rất bắt mắt. Rồi ông già Noel và các giải tua ren trắng đỏ cũng như các giải băng hình cánh cung ghi hàng chữ “Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Nhưng đặc sắc hơn cả ở khu này là hang đá đủ cỡ đủ kiểu, có cái làm bằng giấy bao ximăng phun nhựa đường hay sơn đen gì đó. Có hang làm bằng giấy bạc óng ánh. Hang nào cũng đi kèm một bộ tượng nặn rất sắc nét và tô màu rất cầu kỳ với Chúa Hài Đồng nằm giang hai bàn tay thơ ngây trong trắng trong máng cỏ, hai bên có ông Giuse và bà Maria khuôn mặt hiền hậu, thánh thiện. Lơ lửng trên không là Thiên Thần; trước cửa hang trong tư thế quỳ lạy là ba nhà Tiên Tri chống gậy dắt theo bầy dê, bò, cừu như lễ vật mừng Chúa Giáng Sinh.

Trễ nhất, khoảng giữa tháng 12, các nhà dọc hai bên đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) từ ngã ba Ông Tạ đổ xuống đến rạp hát Đại Lợi, hoặc dọc đường Lê Văn Duyệt (nay là Cánh mạng tháng :sunglasses: từ ngã ba Ông Tạ đổ về đến khu nhà thờ Chí Hòa phía bên kia hồ bơi Cộng Hòa, cũng đều đã trang trí mặt tiền nhà, thường được đặt trên lan can tầng 1, 2 với những hang đá, đèn ngôi sao, hình thiên thần, ngôi sao Bếtlêhem, và các dây tua và dây đèn điện chớp sáng đủ màu.

Thường thì đèn trang trí sẽ được bật lên lúc 6 giờ chiều khi trời mới nhọ nhem và để vậy cho đến sáng. Khoảng 9, 10 giờ đêm, các nhà hai bên đường đóng cửa, tạo ra một khoảng tối dưới mặt đường, tương phản hoàn toàn với không gian sáng ấm phía trên. Trong tiết trời se se lạnh những ngày cuối năm, khách đi bộ hay đi xe máy ngang trên đường, không ai là không ngước nhìn lên các hang đá rực rỡ, lung linh hai bên; không tai ai không nghe văng vẳng như từ hai ngàn năm trước vọng về bài hát có thể nói là truyền thống của các xóm đạo: “Đêm đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời… Chúa… sinh ra đời… nằm trong hang đá… nơi máng lừa…”. Và không ai là không nghĩ đến tình thương bao la của Thiên Chúa đang rải xuống trần, để chợt thấy lòng mình ấm áp hẳn và cảm nhận ngay lập tức như đang ùa vào hồn mình một tình yêu người, yêu đời tha thiết…”.

Người nhạc sĩ tài hoa ấy đã thấy, đã sống trong các xóm đạo Ông Tạ những ngày yêu thương, ấm cúng này, trong hồi chuông nửa đêm lành thánh, yên bình xóm đạo… Ông tự xác định mình là người ngoại đạo, nhưng ông đã làm nhạc không khác một Kitô hữu thuần thành: “Lạy Chúa con xin nguyện Chúa trên trời – Cho trọn niềm tin ơn trên Thiên Chúa – Con xin đuợc sống bên chàng – Nguời con nhớ con thương – Kính mến tôn thờ Chúa, Amen” (Tình Người Ngoại Đạo).

Và Mẹ Maria, lời kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phước…” hiện ra trong nhạc ông, trông đợi ngày gặp lại:

“Xin Mẹ Maria
Cho nước con vui đời thăng hoa
Đã mấy mươi năm, Mẹ ơi sống trông mong ngày vui
Một ngày bên nhau hát câu đoàn viên
Hãy ban cho một mùa xuân như ý quên sầu bi
Đầy ơn phước trong tay Người
Mẹ ơi bao la lòng Maria
Này đây muôn kinh quỳ lạy tấu dâng lên Bà” (Ave Maria)…

Tôi quen và là “khách ruột” mua giò chả, phômai… mấy chục năm nay ở cửa hàng của vợ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, cô Nguyệt Thu. Cô Thu cùng quê Gò Công với Hoàng Hậu Nam Phương (tuy nhiên, như chú, quê Tây Ninh nhưng cả hai vợ chồng đều sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn) và nét mặt cũng hao hao: thon dài, trắng trẻo, mắt một mí lót, hơi xếch. Cô vốn là Quản Lý Hãng dĩa hát Continental mà chú là Giám Đốc Nghệ Thuật. Cô Nguyệt Thu về với chú năm 1968, ở nhà mướn khu cư xá Đô Thành.

Thực sự nhiều người ngạc nhiên khi lúc đó ông là Sĩ Quan cấp Tá Bộ Tổng Tham Mưu VNCH, rồi là Giám Đốc ba công ty băng dĩa lớn ở Sài Gòn lúc đó mà lại mua ngôi nhà nhỏ ở khu vực nhà cửa khi ấy khá lụp xụp như vậy (sát khu vực vốn là đất trồng cây giống của Sở Bảo Vệ Mùa Màng VNCH bị thương phế binh VNCH chiếm). Thời điểm đó, cách vài bước chân là ra đại lộ Cách Mạng 1-11 có rất nhiều ngôi nhà lớn, biệt thự của Sĩ Quan VNCH chức vụ và cấp bậc còn dưới ông. Niềm vui hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ chỉ được vài năm. Sau 1975, ông đi cải tạo. Cải tạo về năm 1985 với nhiều bịnh; cô phải bồng bế ông, chăm sóc từng chút. Ông không chịu định cư ở Mỹ theo diện HO do nhiều lý do. Cô Nguyệt Thu vẫn lặng lẽ một cách sang trọng chăm sóc chồng, từ cửa hàng ban đầu bán cám gà, chuối… rồi mới thành tiệm bán thịt nguội, tạp hóa nhỏ Nhiên Hương mà tôi đi qua hàng ngày, ghé mua hàng ngày và Tết nào cô cũng lì xì tôi: khi hộp bánh, khi gói lạp xưởng…

Cửa hàng tên Nhiên Hương phải chăng là suy nghĩ của hai vợ chồng: “Hữu xạ tự nhiên hương”, không cần phải gồng mình, lớn tiếng khẳng định? Cả hai vợ chồng đều sống lặng lẽ, lặng lẽ đến mức khi ông ra đi, nhiều người hàng xóm và khách mua hàng mới biết ông là tác giả nhiều nhạc phẩm họ yêu thích… Vị nhạc sĩ này hoàn toàn lặng lẽ, không một phát biểu sau khi cải tạo về. Lãnh Sự Quán Mỹ liên lạc kêu đi diện HO (Đại Tá VNCH, đi cải tạo bảy năm, đi khá dễ dàng), ông từ chối. Lặng lẽ như khi còn trong Trại cải tạo Suối Máu (Biên Hòa, Đồng Nai), ông nằm lắng nghe tiếng xe lửa vang xình xịch cách trại không xa và viết nhạc phẩm không lời Tiếng Chim Hót Trong Lồng. Lặng lẽ nhớ Sài Gòn, nơi ông sinh ra, lớn lên cho một nhạc phẩm có lời: “Sài Gòn trong trái tim tôi”, “Cho nhớ thương vời vợi… Sài Gòn luôn trong trái tim tôi…”…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ra đi tối 26-2-2018 (11 tháng Giêng năm Mậu Tuất), sau giao thừa thứ 87 của đời mình và chỉ hơn nửa tháng nữa là sinh nhật ông. Thế là hết những “Phiên Gác Đêm Xuân”: “Đón giao thừa một phiên gác đêm…”.

Đến ngôi nhà nhỏ (chiều ngang chỉ hơn 3m; do vợ chồng ông gom góp mua từ năm 1970, sau hai năm về với nhau) thắp nhang, cô Nguyệt Thu gương mặt vẫn sang trọng nhưng đôi mắt đỏ hoe: “50 năm cô chú đã đi cùng nhau và 48 năm ở ngôi nhà nhỏ này…”. Những ngày sau đó, cô Thu gầy sụt 4-5kg, trong khi cô vốn gầy yếu; lơ thơ đi lại, sống với ngôi nhà ngập tràn kỷ niệm xưa. Người thân hoảng. Ngày 5-8-2018, cô kêu tôi tới nhà tặng dĩa nhạc tưởng niệm chú do chương trình Thúy Nga tổ chức ở Mỹ. Thấy cô héo hắt… Trong nỗi buồn đau quá lớn, cô còn có ý định đốt bỏ hết những tư liệu, di cảo âm nhạc của chú; bán ngôi nhà kỷ niệm, mang bàn thờ chú, ba mẹ chú về quê cô ở Gò Công thờ. Sao không mang về Bến Cầu? “Cả chục hecta đất quê sau 1975 không còn…” – cô bảo.

Tôi cầm bàn tay trơ xương của cô xin cô bình tĩnh, ăn uống cho lại sức. Khi bớt đau, tính gì thì tính chứ lúc đó chắc chắn cô chưa tỉnh đâu. Tết. Cô nằng nặc bắt tôi phải nhận đòn chả lụa và tấm bánh chưng Bắc: “Tối cô ngủ, thấy chú về, dặn cô cho Công cúng Tết mẹ”. Chú Đông vốn mồ côi mẹ sớm… “Hồi trước, Công tới mua đồ hàng ngày. Chú ngồi trên phòng cứ hỏi thăm. Giờ chú về dặn nấu xôi chè, gởi Công đó…” – cô Thu đỏ hoe mắt khi kêu tôi tới nhận xôi chè cô nấu…

Như tính cách, mùa xuân lẫn nhạc đạo của ông sao mà sâu lắng quá, mênh mông cả trong ca từ lẫn nhịp nhạc; rung động lòng người nghe… Vì vậy, sau khi ông ra đi, có nhà thờ ở Bến Tre đã tổ chức lễ cầu nguyện cho ông nhân 49 ngày – theo thông lệ những người theo đạo Phật (người Công giáo thường “xin lễ” khi đủ 100 ngày). Không hiểu sao lúc nào tới nhà cô chú cũng gặp hoa cúc vàng – một loài hoa của mùa xuân miền Nam. “Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người…”… Người nhạc sĩ tài hoa làm dân Ông Tạ 48 năm ấy đã ra đi, hai tháng nữa là tròn ba năm.

Một mùa Noel nữa lại về…

“Đêm nay tôi nhớ người xưa trở lại
Chênh chếch mùa sao lạc loài
Ôi những mùa sao lẻ loi…”
(Mùa Sao Sáng)

Tác giả : Cù Mai Công

1 Likes

Ngày tháng trôi qua và mình già đi. Một năm sắp hết. Giáng sinh cận kề. Khát vọng, mơ ước còn nhiều, nhưng thời gian không cho phép làm hết tất cả được. Nên câu chúc mà tôi tâm đắc nhất là: Chúc bạn làm được điều mình tha thiết.

Thôi thì đến tuổi này, phải biết chấp nhận, lựa chọn những gì có ý nghĩa nhất để theo đuổi. Không thể tham lam mà cố làm hết mọi việc. Được mất ở đời cũng không quan trọng bằng sự nỗ lực hết lòng.

Mỗi ngày là khởi đầu của một hành trình mới. Mỗi khi thức giấc, mình được tái sinh. Mình có thể đi chậm hơn so với thời trai trẻ, nhưng hạnh phúc vì biết mình vẫn liên tục bước đi và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp. Như vậy, cũng là may mắn lắm rồi. An nhiên, tĩnh tâm để sống trọn vẹn với đời.

Ngày cuối năm, trời lành lạnh, vui vẻ đi mần thôi.

Chào ngày mới !!!

3 Likes

Giáng Sinh Xanh cùng PET thú
hình ảnh



hình ảnh

2 Likes