Chuyện hôm qua như nước chảy về đông

ĐÃ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU THÌ KHÔNG THỂ THIẾU PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Đọc tiêu đề bài viết này chắc chắn không ít bạn sẽ phản ứng ngay vì cho rằng bản thân mình và nhiều người khác vẫn kiếm bộn tiền từ đầu tư mà có cần gì cái gọi là phân tích cơ bản đâu. Tuy nhiên, cứ dành thời gian đọc hết quan điểm của mình và cùng nhau phản biện.

Trước tiên, bài viết này sẽ loại bỏ những chiến lược đầu tư đặc biệt như đầu tư định lượng (Quantitative) hoặc giao dịch đối xứng (Hedging). Lý do là vì 2 phương pháp này đòi hỏi những kỹ thuật giao dịch rất khó, không phù hợp với số đông nhà đầu tư phổ thông. Phần nhiều chúng ta chỉ phù hợp với: Scalping (mua bán siêu ngắn đảo hàng liên tục trong 1-3 ngày), Swing (mua bán theo các con sóng kéo dài vài ngày đến vài tháng) hoặc Holding (mua và nắm giữ một thời gian dài theo câu chuyện của doanh nghiệp).

Bạn giao dịch theo chiến lược nào trong 3 chiến lược trên? Thực ra thì chúng ta làm gì có quyền lựa chọn! Chính chiến lược sẽ lựa chọn chúng ta. Nó lựa chọn con người có bản chất và cá tính phù hợp với nó. Nhưng dù bạn lựa chọn theo hình thức nào thì bạn cũng phải sử dụng phân tích kỹ thuật, thông tin nội gián và phân tích cơ bản để bám theo hành động. Topic này, nhiệm vụ của mình là sẽ chứng minh cho bạn thấy nếu chỉ sử dụng mỗi phân tích kỹ thuật hoặc tin nội gián thì bạn rất rất khó để có thể gắn bó lâu dài với lĩnh vực đầu tư.

Trước tiên là đối với phân tích kỹ thuật.

Thế mạnh của phân tích kỹ thuật là cho chúng ta điểm mua bán một cách khá nhanh chóng và đơn giản. Tính hiệu quả của phân tích kỹ thuật thì rõ ràng đã được kiểm chứng qua thời gian. Nếu chúng ta kỷ luật theo đúng hệ thống đầu tư, quản trị tâm lý tốt thì thị trường muốn hạ gục chúng ta cũng khó. Tuy nhiên đó chỉ là ngắn hạn mà thôi, còn về dài hạn, thị trường nó có thể đo ván chúng ta một cách dễ dàng bởi những cú sụp đổ “trắng bên mua” với “nến gạch ngang” không thanh khoản trong cả 20-30 phiên, đến khi chúng ta có thể khớp được 1 lệnh bán thì giá đã mất 70-80% thị giá, ai dùng margin thì chắc chắn cháy tài khoản từ rất rất lâu rồi.

Với những pha “đổ đèo kinh hoàng” như TTF (2008, 2016), JVC (2015), APC (2018), FLC ROS (2022), BII TGG (2016-2021),… Thì dù chúng ta có giỏi phân tích kỹ thuật đến thế nào, kỷ luật cứng ra sao và tâm lý vững như bàn thạch thì cũng không thể tránh khỏi thua lỗ nặng lề.

Vậy làm sao để tránh những “cái chết tang thương” như vậy? Mình chắc chắn tất cả những doanh nghiệp này, trước khi bị “đánh chìm” bởi những thông tin tiêu cực như gian lận báo cáo tài chính hay hành vi xấu của ban lãnh đạo bị phanh phui thì đều đã có những dấu hiệu rõ ràng trên báo cáo tài chính. Chỉ có điều chúng ta có đủ kiến thức và sự chăm chỉ để bóc tách hay không mà thôi. Phân tích cơ bản lúc này nó là “bức tường rào kiên cố” bảo vệ bạn khỏi những khoản đầu tư rủi ro.

Nhiều bạn có thể nói mình là dân phân tích cơ bản thì làm sao hiểu hết phân tích kỹ thuật. Mình tự tin là mình đủ am hiểu để nói chuyện với mọi người về nó. Cá nhân mình từng dành trên 5 năm để nguyên cứu phân tích kỹ thuật, là admin của diễn đàn SRSC, diễn đàn số 1 về PTKT Việt Nam những năm 2010-2014. Số Code Metastock và Amibroker mình viết cũng cả ngàn code rồi ấy. Cá nhân mình cũng từng kiếm tiền bằng nghề viết Code System thuê. Nói chung là cầy bừa nhiều mình đúc rút ra rằng chẳng có hệ thống đầu tư nào đánh bại được thị trường cả, vậy nên chúng ta đừng mất công tìm. Bạn thấy trong vài chục các huyền thoại đầu tư trên thế giới, có được mấy người sử dụng thuần phân tích kỹ thuật mà trở thành huyền thoại?

Vậy đầu tư theo thông tin nội gián thì sao?

Hình thức này nếu bạn không có kiến thức cơ bản thì cũng giống như sử dụng thuần phân tích kỹ thuật mà thôi, rồi cũng 9 lần ăn và 1 lần mất là mất tất, của thiên rồi lại về với địa. Tại sao mình nói như vậy?

Thứ nhất là nếu bạn không quen thân trực tiếp với ban lãnh đạo chóp bu của doanh nghiệp thì thường những tin tức bạn nhận được đều là thông tin đã qua tay hàng trăm ngàn người rồi. Ai cũng bảo “em chỉ nói mình anh mà thôi” nhưng rồi “cả thế giới này biết”. Khổ cái là khi ai cũng biết thì làm sao kiếm được tiền.

Thứ hai, nếu bạn có quen thân với chóp bu và họ bơm tin trực tiếp cho bạn thì cũng làm sao chắc chắn họ sẵn sàng gánh chịu rủi ro để cho bạn cơ hội ngon ăn, vấn đề không phải là cho 1 lần mà là cho nhiều nhiều lần mà không mong nhận lại? Trên đời ngoài bố mẹ và anh chị em trong gia đình, còn có người tốt với mình đến vậy sao? Đặc biệt là trong lĩnh vực mà đồng tiền đi liền khúc ruột như thị trường tài chính.

Mình cứ tỉ dụ như có người tốt với mình thật vậy đi. Tin họ bơm cho mình là chuẩn đi. Rồi nếu mình không có kiến thức về tài chính, kiến thức về lĩnh vực đó thì mình làm sao đánh giá được tác động của thông tin đó đến con số kinh doanh của doanh nghiệp? Làm sao biết tin đó ra thì upside giá là bao nhiều? Upside đó có đủ hấp dẫn về định giá để dòng tiền nhảy vào càn quét và đẩy giá cổ phiếu đó lên cao? Có khi chưa chắc người bơm tin cho mình đã trả lời được những câu hỏi đó. Trong đầu tư có một “cái chết” lãng xẹt, đó là chết vì biết tin quá sớm và hành động sai thời điểm.

Vậy nếu trong tình huống này chúng ta biết phân tích cơ bản thì sao? Thì chúng ta có thể nhanh chóng đánh giá được tác động của thông tin đó đến báo cáo tài chính, chúng ta có thể ước được điểm rơi của lợi nhuận và chúng ta có thể từ chối đi tiền nếu như upside không đủ hấp dẫn. Như vậy không tốt hơn sao?

Nguồn gốc của một chu kỳ tăng giá cổ phiếu dài hơi

Đầu tư sợ nhất là ôm cổ phiếu không có sóng hoặc sóng giảm. Lúc này phương án hay nhất là đứng ngoài, đánh đấm kiểu gì rồi cũng “ăn hành” hết, nhưng mấy ai đủ bản lĩnh để đứng ngoài?

Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta chủ động phán đoán hoặc đi theo dòng chảy của tiền. Dòng tiền đổ về đâu thì tài sản của ta ở đó. Bơi xuôi dòng lúc nào chả ngon ăn hơn bơi ngược dòng, chỉ mất 20% sức mà thu về 80% thành quả.

Hãy đi tìm những dòng cổ phiếu có xác xuất tăng giá dài hơi. Nguồn gốc của một cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ trong thời gian dài hạn chính là có dòng tiền gia nhập. Nguồn gốc để dòng tiền gia nhập chính là “câu chuyện hấp dẫn”. Và nguồn gốc của một câu chuyện hấp dẫn chính là những thay đổi lớn về mặt số liệu kinh doanh nội tại.

Vậy làm sao để chúng ta có thể tìm được những câu chuyện hấp dẫn trước khi thị trường nhìn ra. Chỉ có 1 thứ thôi, đó chính là phân tích cơ bản. Nếu ví phân tích kỹ thuật là đèn Cos thì phân tích cơ bản như đèn Pha vậy. Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy trước những thứ mà mấy ông bật Cos có mở to mắt cỡ nào cũng không nhìn ra được.

Vậy làm sao để ứng dụng phân tích cơ bản trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư hấp dẫn? Bạn phải có 2 thứ: Thứ nhất là kiến thức nền tảng về phân tích cơ bản, Thứ hai là bộ công cụ giúp bạn nhìn nhanh được câu chuyện !

Trần Ngọc Báu

PS : Một bài viết đúc kết giá trị cho những con người vất vả miu sinh bằng con đường đầu tư chứng khoán. Cám ơn em.

3 Likes

Ngày mới đầu tư, tôi nghĩ rằng đầu tư cổ phiếu thì mua loại nào cũng được miễn là chúng tăng giá sau khi mua. Nhưng sau nhiều năm, nhận ra rằng nếu chỉ tăng giá mà không có cơ sở để mình tin tưởng vào nó thì sẽ không thể ôm được hàng qua những đợt rung lắc của bản thân cổ phiếu và những đợt rung lắc của thị trường chung, nên không thể lãi to được. Những trận thắng lớn trong nhiều năm qua đều nằm ở những siêu cổ phiếu tạo dựng cho tôi niềm tin lớn để có thể ôm chặt vị thế của mình.

3 Likes

PET nay cầu tốt quá anh Chun. Nay chân lại dài như hoa hậu. Vĩ mô lại ủng hộ thì cầm tiền đoạn này cóng thật. E gửi gắm một phần danh mục vào PET. E cũng không biết có phải PET tốt không nhưng e thấy không yên tâm mã nào cả. Mã vừa rẻ, vừa có kỳ vọng, BLĐ vừa tốt thì em chọn PET. Giá này vùng đáy ôm lấy vị thế anh Chun ạ.

2 Likes

Như vậy, với 20 mã cổ phiếu đã bị đình chỉ giao dịch trước đó (gồm AMD, ART, FLC, GAB, HAI,…), từ ngày 15/12 thị trường UPCoM sẽ có tổng cộng 43 mã bị đình chỉ giao dịch.

từ từ mấy con rác bị cấm giao dịch, hủy niêm yết hết.

Có những việc ngay từ đầu đã sai.

VNI có muôn vàn lựa chọn, cớ sao lại chọn niềm đau.

Tham gia chứng khoán là để kiếm tiền chứ không phải để làm anh hùng.

Warren Buffett khuyên :

“Theo đuổi cái dễ thay vì đâm đầu vào cái khó. Chúng tôi không giỏi giải quyết các rắc rối”

“Nhìn chung, tránh voi chả xấu mặt nào,” ông kết luận.

Bạn không cần phải giải quyết rắc rối phiền phức nếu tránh được nó ngay từ đầu.

“Sau 25 năm kinh doanh, Charlie và tôi đã học được cách giải quyết những rắc rối trên thương trường. Cách hay nhất là: tránh chúng ra,” Buffett viết trong bức thư gửi cổ đông năm 1989. “Chúng tôi có được thành công như hôm nay là nhờ tập trung xác định đâu là thách thức đơn giản mình có thể vượt qua, thay vì đâm đầu vào giải quyết các vấn đề siêu khó.”

Mặc dù không thể áp dụng bài học này vào các khía cạnh khác của cuộc sống, Buffett vẫn cho rằng việc “theo đuổi cái dễ thay vì đâm đầu vào cái khó” “sẽ đem đến rất nhiều lợi ích trong kinh doanh”.

“Nhìn chung, tránh voi chả xấu mặt nào,” ông kết luận.

1 Likes

Kinh tế khó khăn, chả ai mua sắm gì cả, mà sao thú c.h.ó…
Chả hiểu nỗi

1 Likes

PVD thị giá cao hơn PET 4.000

Sai sai ta

TT nhiều lúc thật vô lý !

nói thị giá vì nó lại liên quan PE EPS ROA ROE…

Là các chỉ số PET tốt hơn PVD mà

nên mình nói thị giá chứ không nói vốn hóa

1 Likes

Môn này suy cho cùng là sự đánh cược. Mà đánh cược thì có xác suất đúng sai. Đúng thì được bao nhiêu, sai thì mất bao nhiêu. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân.

Niềm tin là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !

Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.

Tư duy đầu tư là một cái gì đó rất khó gặp nhau.

Nói mãi thì cũng phải quay về một thứ :

Bạn phải định giá được DN một cách tương đối & khả năng tạo tiền của DN.

Đầu tư - Đầu cơ mỗi người một quan điểm, góc nhìn, suy nghĩ, tư duy.

Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi. Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 100-200%. Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 800%.

2 Likes

Đôi khi e lại mong PET giảm giá :smiley: Ví dụ như lúc này. Để làm gì, chỉ đơn giản là để em mua thêm. Cơ cấu cho danh mục dài hạn vững chắc

1 Likes

Ngày mới đầu tư, tôi nghĩ rằng đầu tư cổ phiếu thì mua loại nào cũng được miễn là chúng tăng giá sau khi mua. Nhưng sau nhiều năm, nhận ra rằng nếu chỉ tăng giá mà không có cơ sở để mình tin tưởng vào nó thì sẽ không thể ôm được hàng qua những đợt rung lắc của bản thân cổ phiếu và những đợt rung lắc của thị trường chung, nên không thể lãi to được. Những trận thắng lớn trong nhiều năm qua đều nằm ở những siêu cổ phiếu tạo dựng cho tôi niềm tin lớn để có thể ôm chặt vị thế của mình.

4 Likes

Từ ngày PET bán đi cổ phiếu, điều này khiến e yên tâm hẳn ở PET. Dù biết rằng có thể khoản mục đầu tư tài chính trong khoảnh khắc có thể gia tăng đc tài sản nhưng cũng có rủi ro nhất định. Việc pet tập trung vào core lõi khiến em rất yên tâm.

Đúng/sai trong đầu tư

Trong đầu tư thì chuyện gặp sai lầm, tư duy sai là chuyện xảy ra như cơm bữa. “Bạn đúng hay sai, điều đó không quan trọng, cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai”

Vậy thì mục tiêu trong đầu tư thì khi mình tư duy đúng, hãy tận dụng để kiếm thật nhiều, khi mình tư duy sai thì hãy cố gắng để mất thật ít và đặc biệt là phải nhận ra sai thật nhanh để sửa.

Nếu bạn đưa ra 1 ý tưởng đầu tư, cho là nó rất đúng và khẳng định điều đó với nhiều người hoặc public điều đó thì rất nguy hiểm cho quá trình tư duy đầu tư. Bởi khi bạn đã khẳng định idea của mình với số đông, thì não bộ đã được lập trình để bảo vệ idea đó, chứ ko được lập trình mở để đón nhận những ý kiến trái chiều, giúp bạn nhận ra đúng sai.

Vì thế tốt nhất là với bất kỳ ý tưởng, idea nào thì mình cũng nên tự nhủ ngay từ đầu là nó có thể sai, và mình sẵn sàng nghe phản biện từ người khác, từ phản hồi của thực tế khách quan đang xảy ra để test xem mình có đúng không, đừng bao giờ đóng đinh với bất kỳ 1 idea nào. Trong đầu tư, hãy chọn cửa dưới khi bắt đầu tư duy, luôn nghĩ rằng mình có thể sai để học hỏi sẽ giúp bạn có một hệ tư duy mở và sửa sai rất nhanh nếu bạn mắc sai lầm. Sửa nhanh sai lầm sẽ giảm thiểu thiệt hại thua lỗ và giúp nguồn lực capital được sử dụng vào những idea đúng sớm hơn để nhanh chóng gia tăng lợi nhuận.

Những ý tưởng trên đây có thể đúng, có thể sai và vẫn trong giai đoạn tư duy để học hỏi hoàn thiện.

1 Likes

“Qua nhiều năm, tôi bắt đầu nhận ra rằng tuyên bố công khai những cổ phiếu tôi sở hữu là một ý tưởng tồi. Vấn đề không phải là các nhà đầu tư khác có thể ăn cắp ý tưởng của tôi. Vấn đề thực sự là điều này sẽ làm tôi rối trí. Một khi chúng ta đã công bố một điều gì đó, sẽ có một rào cản tâm lý khiến ta không thể quay mặt với những điều đã tuyên bố- ngay cả khi chúng ta hối hận vì nhận định đó. Thế nên điều mà tôi không muốn làm nhất chính là đặt chân vào cái bẫy tuyên bố với mọi người về một cổ phiếu, biết rằng tình thế có thể thay đổi và sau đó có thể phát hiện ra mình đã sai.”

Đôi lúc em tự hỏi, cái nghề chứng khoán, đặc biệt là các chuyên gia phân tích chứng khoán, có phải vì đặc thù, tính chất công việc đã biến họ thành những con người tráo trở, lươn lẹo? Dù ngoài đời họ là những con người hoàn toàn khác hẳn, rất dễ thương. Hay tại em cổ hủ, bảo thủ không nhận ra rằng: Đầu tư, đầu cơ chứng khoán thì gió chiều nào theo chiều đó, vì chứng khoán: Mỗi ngày một thế cờ. Không thể cứng nhắc, bảo thủ. Như vậy mới sống sót và tồn tại được ở cái thị trường này.

Ví dụ mình thấy thị trường đang tốt, vì cả tỷ lý do nên mình nhận định nó tốt. Sang hôm sau, mình thấy nó xấu ngoài dự kiến, vì một tỷ lý do, thì mình phải thay đổi nhận định. Như thế có gọi là tráo trở lươn lẹo không ạ.

Nhưng những người theo mình họ sẽ bị sốc và cảm thấy như bị phản bội, và từ đó họ thù ghét mình thì sao? Mình phải ứng xử sao đây.

Tình huống này hay gặp ở những người tam gọi là “đứng mũi chịu sào” trên TTCK. Nhất là các chuyên gia, hoặc các bạn hay chém gió, viết lách trên các diễn đàn.

Đó là lý do rất nhiều trader rất giỏi ẩn mình trên núi Võ Đang. Họ khôn đấy, vì không muốn tự mình đeo gồng vào cổ mình, nó là áp lực vô hình cho các trader thực thụ.

Ai cũng từng thề thốt với thời gian, hẹn sau này lớn lên sẽ thành người hạnh phúc. Ấy vậy mà chỉ thiếp đi một lúc, đi gần nửa đời người, vẫn chưa vẹn vuông tròn…

Ai cũng là nhà đầu tư
Nhưng chưa ai thực sự đầu tư.
Không ai thực sự đầu tư nhưng ai cũng có cổ phiếu.
Ai cũng có cổ phiếu nhưng không mấy ai hiểu rõ về cổ phiếu đó.
Không mấy ai hiểu rõ về cổ phiếu đó
Nhưng ai cũng khen nức nở trên mọi diễn đàn.
Ai cũng khen nức nở trên mọi diễn đàn nhưng lại sẵn sàng bán đi.
Ai cũng bán nhưng không mấy ai có lãi. Không mấy ai có lãi nhưng ai cũng nghĩ mình giỏi.
Ai cũng nghĩ mình giỏi nhưng không mấy ai tin vào chính mình.
Không tin chính mình nhưng luôn nghi ngờ tài năng người khác.
Nghi ngờ tài năng người khác nhưng vẫn tìm đọc cho bằng được.
Tìm đọc cho bằng được nhưng cứ đọc là chửi…".

1 Likes

Ít có nghề nào phải hứng chịu nhiều thành kiến xã hội như nghề trading, trong đó không ít người đánh đồng nó là một hình thức cờ bạc. Điều này cũng có lý khi phần lớn những người mới bước chân vào thị trường bị sức cám dỗ của nó đã hành động thiếu sáng suốt, nếu không muốn nói là mù quáng. Trading và cờ bạc vẫn có ranh giới của nó (dù mong manh) nếu người ta đủ tỉnh táo để nhận ra.

Tôi thấy chia sẻ sau đây phản ánh rất sinh động quan điểm này: “Newbie (người mới chơi) lúc nào cũng nghĩ đến tiền lời mà ít bao giờ nghỉ đến tiền THUA. Người đi trước sẽ ăn nhiều hơn anh vì họ LIỀU hơn anh. Liều là một trò chơi của cờ bạc. Trading thì khác ! Trading là mua bán khi có một cái gì đáng tin. Anh đi đánh bài, anh LUÔN PHẢI đặt tiền trước rồi thì người ta mới chia bài, đúng không? Không có sòng bài nào cho anh coi bài rồi mới kêu anh đi tiền. Đó là 50%. Trong trading, tuy anh không đoán được tương lai và nó cũng giống cờ bạc ở điểm này, nhưng market cho anh thấy bài rồi anh mới đặt tiền. “Thấy bài rồi” là nghĩa gì? Là có nghĩa anh đã thấy signal RỒI anh mới đi tiền. Khi thấy signal rồi thì cuộc chơi không còn 50% nữa.

Trading và cờ bạc khác nhau chỉ bao nhiêu đó thôi, và cái kiên nhẫn ngồi chờ signal xuất hiện là một nghệ thuật rất khó làm được. Nó và cutting loss là hai điều kiện tiên quyết của thành công trong trading.

1 Likes

Một bài viết của năm cũ

03.11.2021

Sáng giờ Chun cà phê, nghe mấy bài nhạc Giáng Sinh xưa, thấy lòng mình nôn nao khi một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Thú thật sáng giờ Chun chả có chút cảm xúc gì với thị trường cả anh chị à, người nó bị trơ ra vậy đó, không vui, không buồn, không lo lắng, cũng không có hưng phấn gì cả…

Lên diễn đàn thấy nhiều anh chị có vẻ lo lắng quá mức cần thiết sao í…

Thì chiều nay, nếu xấu lắm thì còn nào sàn cứ sàn, con nào xanh cứ xanh, lúc này VNI khó sập lắm !

Thế nào là sập?
Thì bay tầm 3% tức quanh 50 điểm, GTGD 50 ngàn tỷ

Không phải ba hoa bốc phét đâu, chỉ là kinh nghiệm cho Chun biết, thế trận lúc này sao họ cho sập được chứ !

VNI tăng nóng quá, nhiều mã tăng nóng quá, chỉnh tí cũng tốt mà.

Chun chưa bao giờ tắt hy vọng vào việc kiếm tiền từ chứng khoán, kể cả những thời khắc u ám nhất. Những lúc thị trường ảm đạm, thê lương ai cũng bi quan thì Chun tìm hy vọng, niềm vui & động lực từ tâm trạng & cảm xúc của Chun theo mùa của đất trời qua những bài hát mà Chun nghĩ nó đã theo Chun qua không biết bao nhiêu năm tháng, những kỷ niệm & ký ức thì bao giờ cũng đẹp & trong trẻo. Ví dụ như những bài hát về mùa thu, những ca khúc Giáng Sinh mỗi mùa Giáng Sinh về. Ai không hiểu - Chun nghĩ là đa số sẽ không hiểu Chun - chuyện này cũng bình thường thôi mà - Sẽ thấy Chun điên điên, kh.ù.ng kh.ù.ng suốt ngày spam ba cái nhảm nhí, trong đó có những bài hát Chun yêu thích, nó mang lại cho Chun nhiều cảm xúc và cả những niềm hy vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng.

Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh van cầu
Nhìn nhau không nói lên câu
Vì biết nói nhau gì đây

Rồi Noel qua chúng ta chia tay giã từ
Hẹn nhau năm tới khi giáng sinh về muôn nơi
Mình trao cho nhau hoa lồng nhẫn cưới thiệp hồng
Dìu nhau xem lễ đêm đông
Bên nhau muôn đời em ơi

Có một lúc nào đó giữa thời tao loạn người ta tranh nhau bán đổ bán tháo những tài sản giá trị với cái giá rẻ mạt không tưởng !!!
hình ảnh

1 Likes

Nhân một ngày mưa dông nhiều tâm trạng, dầm mưa ngoài đường suốt chiều, nhớ lại những khi lạnh lẽo khi chu du thế giới. Rồi lại nhiều chuyện xảy ra hôm nay (và mình chắc nhiều bạn cũng thế, chắc do lỡ theo kèo Messi, haha, giỡn hoy nha), nên xin post lại một đoạn trong sách mà mình rất thích, và hẳn bạn nào theo dõi suốt mấy năm nay sẽ nhớ bài post này khi mình ở Hamburg bên bờ biển Bắc nè.

Thêm tin vui là đợt tái bản lần 2 vừa về, và NXB cũng đã chuẩn bị tái bản tiếp lần 3 luôn rồi ạ, xin cám ơn anh chị em gần xa. Thật trân quý! Anh chị em đã đọc sách tới chương nào rồi ạ? Đã có ai đọc xong chưa và cảm nhận thế nào ạ?

=========================
(Ảnh minh họa chụp ở Greenland trong chuyến đi này)

Cuộc đời mình, cũng như cuộc đời của tất cả mọi người nói chung, hay của tất cả những sinh linh trên trái đất này, cuối cùng tóm lại chỉ là một chuỗi những sự lựa chọn chủ ý hay vô ý từ khi ra đời đến lúc nhắm mắt.

Khi còn bé, ta có thể lựa chọn chơi với bạn này hay nghỉ chơi với bạn khác. Lớn hơn chút có thể chọn học ngành này hay ngành nọ, rồi đi làm có thể nhận công việc này hoặc về quê làm vườn, có thể chọn dừng lại để nói chuyện với cô gái ta vô tình chạm mặt hoặc tiếp tục đi con đường của mình. Rồi khi về già, ta lại có thể chọn một cuộc sống an nhàn hay tiếp tục lao động, rồi khi nhắm mắt, ta mới biết rằng à thì ra cả cuộc đời ta, đến giây phút lâm chung này, tại nơi chốn này, hóa ra lại là hệ quả của một loạt những lựa chọn của ta trên cõi đời này. Và dù ta có muốn hay không thì mọi việc đã trở thành như vậy rồi, ta không còn có thể làm lại nữa, mọi việc đã trở thành quá khứ.

Lúc còn bé, ta không có nhiều lựa chọn, nhưng khi lớn dần lên, cái tổ hợp những sự lựa chọn ấy nở dần ra và lại teo dần khi ta về già. Trước khi mấy nhà bác học phát minh ra được cỗ máy xuyên thời gian và men theo đường hầm thời gian du hành trở về quá khứ để thay đổi cuộc đời mình theo cách mình muốn, thì đến khi ấy chúng ta vẫn còn phải tiếp tục chơi trò chơi chọn lựa này. Mà, giả sử như có lúc ta có thể thay đổi được quá khứ của mình, thì chắc gì ta sẽ tồn tại, kiểu như “nghịch lý ông nội” vậy.

Vì thế, chúng ta cứ phải tiếp tục “chơi ván bài” cuộc đời của mình thôi, bạn có thể rút tiếp lá nữa, hoặc dừng và chờ đợi kết quả, nhưng bạn không thể dừng chơi, vì đó là phạm luật rồi.

Vậy đó, bảy tỷ người trên quả đất này là bảy tỷ hoàn cảnh khác nhau. Có người từ khi trong trứng nước đã có vô vàn lựa chọn đẹp đẽ chờ đợi, mà trong số những con đường ấy thì con đường nào cũng được trải hoa hồng. Có người sinh ra đã nghèo khổ, tại một quốc gia bần hàn, lớn lên và chết đi lại không có bất kỳ lựa chọn nào khác là đi làm để có cái ăn. Họ là những người không có lựa chọn khác, và thật sự là “những người khốn khổ” nhất quả đất. Và, khi không còn lựa chọn nào khác, thì “Nỗi niềm tuyệt vọng được bao quanh bởi những vách tường mỏng mảnh, tất thảy đều sẽ mở đường đến với đồi bại và tội ác”, nói như Victor Hugo.

Câu nói đau đớn nhất trong cuộc đời đối với tôi có lẽ là câu nói “không còn sự lựa chọn nào khác”, chẳng hạn như: “Xin lỗi anh, em không còn sự lựa chọn nào khác”, “Xin lỗi con, mẹ không còn sự lựa chọn nào khác mà phải trao con cho người khác vì mẹ không thể nuôi con được nữa, “Tôi không còn sự lựa chọn nào khác là phải cho anh thôi việc”, “Có lẽ hai đứa mình không còn sự lựa chọn nào khác là phải dừng bước tại đây”.

Và khi bước đến đường cùng, khi không còn sự lựa chọn nào khác, người ta dễ sa ngã và làm những việc điên rồ mà bình thường ngay bản thân họ cũng không bao giờ nghĩ tới được.

Còn tôi thì sao, tôi cũng đã đưa ra nhiều sự lựa chọn và đi theo những lối rẽ không thể ngờ tới trên đường đời .Có lẽ tôi đã có được phần lớn những thứ mình muốn, nhưng bù lại cũng phải đánh đổi những thứ khác để có được. Nhưng, khi nghĩ lại, tôi không tiếc nuối (hoặc chí ít cũng tự nhủ lòng như vậy), vì nếu cho chọn lựa lại, tôi cũng sẽ làm như vậy thôi.

Những người khi đã qua ngưỡng cửa 30 tuổi sẽ cảm nhận được cuộc sống này không có gì miễn phí. Mỗi người chúng ta gặp đều yêu một cái gì đó, sợ một cái gì đó và từng đánh mất một cái gì đó mà. Cũng khi qua ngưỡng cửa ấy, ta mới thấy, ôi cuộc sống này sao mà vô thường quá, ngày mai biết có còn tồn tại hay không. Dù bạn là ai, bạn đang làm gì, bạn như thế nào thì ít nhất trên đời này, vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống trong đó cũng chẳng quan tâm chúng ta là ai và ta sẽ sống chết ra sao đâu. Cái vũ trụ vô tận này mất mười tỷ năm và hàng loạt những biến cố lớn không thể tưởng tượng được để nhào nặn ra trái đất, rồi trái đất lại mất hơn bốn tỷ năm nữa để tạo ra loài người, và cuối cùng loài người xuất hiện và bạn chào đời với xác suất 1/ 4 triệu tỷ. Vì thế, vũ trụ không quan tâm tới những sinh linh nhỏ bé yếu ớt đang bị hút vào một cái hành tinh cũng nhỏ bé yếu ớt đang trôi lềnh bềnh giữa thế gian này đâu. Có thể ngay ngày mai đây tất cả chúng ta sẽ trở thành tro bụi.

Vậy thì, cuối cùng chúng ta sống để làm gì?

Chúng ta sống để tiếp tục cuộc chơi của mình, để tiếp tục đưa ra những sự lựa chọn và chơi nốt những ván bài mình còn trong tay để khi nhắm mắt, sẽ có người tiếc nuối khi nhìn lại quãng đời của mình, có người lại mãn nguyện vì mình đã làm những gì tốt nhất, sẽ an lòng đi về cõi vĩnh hằng và về với Đức Chúa Trời/Thánh Allah/cõi Niết bàn… tùy theo tôn giáo của bạn, và đó lại là lựa chọn của bạn, là ván bài cuối cùng của cuộc đời khi lựa chọn nơi để về khi nhắm mắt. Còn sau đó là Game Over, lượt chơi của mỗi người đã kết thúc!

Trước đây tôi thường nghĩ hay là mình cứ sống như đám mây trên trời, lang thang phiêu bồng khắp nơi. Bây giờ nghĩ lại có lẽ nên noi gương con sông sẽ hay hơn.

Vì mọi con sông trên đời đều khác nhau, nên tôi không cần phải giống người khác và đi theo “dòng chảy”

Câu nói đau đớn nhất trong cuộc đời đối của người khác. Tôi có thể là một con sông lớn, cũng có thể là một con sông ngầm dưới lòng đất, miễn tôi là một con sông, không quan trọng nó như thế nào, việc của tôi là cố gắng vươn ra biển lớn hoặc cứ chảy thôi là đã hài lòng rồi.

Vì “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, tất cả mọi thứ trên đời đều luôn luôn thay đổi và chuyển hóa từng giờ từng phút từng giây, ngày mai tôi phải khác và phải thay đổi, dù nhiều dù ít, dù muốn dù không, nhưng đó là quy luật và phải chấp nhận sự thật đó.

Vì mọi dòng sông không tự sinh ra và cũng không thể tự tách rời khỏi thế giới, cũng như chính bản thể của mình vậy, phải góp mình vào đại dương, dù ít dù nhiều, dù có ai biết đến hay không, miễn đừng là một dòng sông chảy ngược.

Vì mọi con sông đang chảy đều sẽ làm bên bồi bên lở, cũng như tôi không thể làm hài lòng tất cả, sẽ có người vui, người buồn, sẽ được cái này, mất cái kia, nhưng việc của tôi là một con sông nên hãy cứ chảy về biển thôi, không còn cách nào khác, không thì sẽ thành một con sông chết.

Sống như một dòng sông, và thả mình trôi bềnh bồng theo những ngã rẽ cuộc đời, để khi những giọt nước cuối cùng của con sông ấy cạn kiệt dần và biến mất, tôi có thể mỉm cười cất tiếng hát với cuộc đời. Vì cuộc đời của tôi, với tôi, cũng tựa như nàng Esmeralda xinh đẹp, tôi đã luôn yêu nàng Esmeralda cuộc đời ấy, và hạnh phúc khi được ngắm nhìn “nàng” lần cuối trước khi nhắm mắt:

Danse mon Esmeralda
Chante mon Esmeralda
Laisse moi partir avec toi
Mourir pour toi n’est pas mourir

Hãy khiêu vũ đi nàng Esmeralda của tôi
Hãy cất tiếng hát lên đi nàng
Esmeralda của tôi
Hãy để tôi đến bên em.
Được chết vì em, là tôi đã trở thành
bất tử rồi.

Nguồn : Trần Đặng Đăng Khoa

3 Likes

Ngày mới tốt lành Anh.

1 Likes