Hả
Cái gì
Công việc giao dịch không phải là dạng cờ bạc, không phải một trò chơi, nó tồn tại không phải để giúp chúng ta giải trí. Chúng ta cần làm những công việc khác như văn phòng, kinh doanh hay bất cứ công việc nào tạo ra thu nhập ổn định cho bạn & gia đình bạn. Công việc của bạn là chọn những doanh nghiệp tốt, những cổ máy in tiền ngày đêm, sục sôi tiền kể cả lúc bạn đang ngủ hay đi du lịch. Cứ để thị trường chứng khoán tự làm công việc của nó, thị trường nó có cách vận động của nó, trong ngắn hạn sự phi lý luôn tồn tại, nhưng về dài hạn mọi thứ đều phải trở về giá trị thực của nó. Ta cần những công việc khác ngoài trading, vừa để đảm bảo một nguồn thu ổn định, vừa giúp ta không bị “cuốn” vào thị trường và từ đó đưa ra những quyết định sai lầm.
Xin nhắc lại một lần nữa. Công việc của một nhà đầu tư nên nhàm chán, và bạn đừng nghĩ cách làm thêm điều gì để cải thiện nó. Nếu ngay lúc này, bạn đang cảm thấy công việc giao dịch của mình thật buồn tẻ, thật bình thường, thì thật vui vì bạn đang đi đúng hướng.
Nếu bạn đang để thị trường chứng khoán thôi thúc bạn kiếm tiền thật nhanh, làm giàu thật nhanh thì đó chính là cái bẫy giết chết bạn, nó dễ đẩy bạn đến trạng thái “nghiện” giao dịch, giao dịch liên tục quá nhiều, bị áp lực phải giao dịch liên tục để kiếm tiền thật nhanh nhằm trang trải cuộc sống, mua sắm thứ này thứ kia mà ta hằng mơ ước bấy lâu nay. Hãy tìm thêm một công việc, hoặc một vài thú chơi - mà ra tiền được nữa thì càng tốt - để đa dạng hóa nguồn thu nhập của bạn, tạo nền tảng tài chính vững chắc hơn, biến giao chứng khoán thành một kiểu dạo chơi không cảm xúc.
Đầu tư mà như đang dạo chơi giữa phố xa đông người.
Muốn nhanh phải từ từ !
Tôi luôn thấy một sự phấn khích vô cùng khi đối diện với những điều tĩnh lặng. Giống như khi lướt đi trong chiếc xe êm ru trên con đường quanh co giữa ngàn thông một ngày mưa phùn giăng mỏng. Hay buổi chiều cuối năm từ lầu 68 nhìn xuống thành phố hoàng hôn đầy những ánh đèn nhấp nháy di động trong sự tĩnh mịch vô cùng. Hoặc khi ngồi giữa cả một khán phòng mọi người đột nhiên sững sờ im tiếng trong khi những chỉ số sáng bừng trên bảng điện chứng khoán.
Những cú rung lắc dữ dội mấy phiên vừa qua nhà cái Las Vegas lại gom hàng về một mối. Rồi anh chị sẽ đuợc chứng kiến những ngày vui bất tận của PET - PET như những chú ngựa hoang miền thảo nguyên Yili huyền thoại dũng mãnh tung vó trên những đồng cỏ mênh mông đầy nắng gió, hoa thơm và cỏ dại. Hình ảnh đó đẹp lắm, nó đi cả vào trong giấc mơ của Chun.
Làm việc cực nhọc mà cảm giác như đi chơi, đó chính là đam mê - Anh Chunjunxo chia sẻ.
Đến một độ tuổi nào đó, người ta chẳng thể làm gì khác hơn ngoài sự im lặng. Buồn bã cũng im lặng, hân hoan cũng im lặng. Thi thoảng, chỉ muốn ngồi ở một góc quán quen, thấy khổ hạnh nào rồi cũng nhẹ nhàng như mây trời. Cuộc đời cứ thế mà biên niên cô đơn.
Sáng nay Hà Nội lạnh 20 độ. Tranh thủ dậy sớm, ra một góc quán quen, ngồi ngoài hành lang tầng 5 quán cà phê quen thuộc mỗi lần ra HN. Gọi ly Capuchino nóng, cởi áo khoác cởi áo khoác ra & cảm nhận cái lạnh HN. Nghĩ về những việc đã qua trong một năm qua & ấp ủ những dự định cho năm mới.
TTCK VN giai đoạn này và trong một năm tới có thể nói là bế tắc ý tưởng đầu tư. Tức là nhìn quanh thì ngành nào cũng khó khăn bủa vây : BĐS - Chứng khoán - Bank - Thép - Xây dựng…
Một số ngành không đến nỗi khó khăn như các ngành trên nhưng rất khó tăng trưởng trong các quý tới như các ngành xuất khẩu : Thuỷ sản - Dệt may - Đồ gỗ. Do các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ - EU lượng hàng tồn kho còn rất lớn do sức mua giảm sút.
Ngành tiện ích như Điện - Cấp nước do giá đầu ra bị Nhà nước khống chế nên rất khó có sự tăng trưởng đột biến.
Những ngành còn lại như Bao bì - Dược phẩm - Công nghệ sao thấy nhạt nhoà quá. Công nghệ được mỗi FPT sáng giá nhưng giá thì không còn hấp dẫn nữa. Tức là giá khó tăng 40-50%/năm
Thật may mắn cho chúng ta khi còn một Điểm sáng hiếm hoi giữa đêm tối 30 đó là bán lẻ với những cái tên sáng giá : MWG PNJ FRT DGW PET
Trong đó MGW PNJ có thể ví von như là những con voi. Voi thì khó phi nước đại. Chỉ có những chú ngựa chiến mới có thể phi nước đại.
11/2022
Ngày mới đầu tư, tôi nghĩ rằng đầu tư cổ phiếu thì mua loại nào cũng được miễn là chúng tăng giá sau khi mua. Nhưng sau nhiều năm, nhận ra rằng nếu chỉ tăng giá mà không có cơ sở để mình tin tưởng vào nó thì sẽ không thể ôm được hàng qua những đợt rung lắc của bản thân cổ phiếu và những đợt rung lắc của thị trường chung, nên không thể lãi to được. Những trận thắng lớn trong nhiều năm qua đều nằm ở những siêu cổ phiếu tạo dựng cho tôi niềm tin lớn để có thể ôm chặt vị thế của mình.
5 triển vọng tăng trưởng ít người nhận ra
Xu hướng số hoá “digitalization” và cao cấp hoá sản phẩm “premiumization” của tầng lớp trung lưu hơn 45 triệu người Việt Nam sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn khủng khiếp.
Dù không còn tăng trưởng thần tốc như thời dịch bệnh covid, chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn sẽ ở đây & tiếp diễn mạnh mẽ ! Một người trung lưu tiêu biểu giờ đây đều phải có 1 smartphone, 1 laptop, 1 tablet (cho trẻ nhỏ) và 1 màn hình (screen) cho việc học hành, làm việc từ xa và giải trí. Dù nhiều bên bất đồng ý kiến, chúng tôi cho rằng ICT thực ra đã là lĩnh vực thiết yếu (necessity) rồi, khi mà internet và kinh tế số giờ đây là bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày; hơn thế nữa, người tiêu dùng có xu hướng upgradate cao cấp hóa các sản phẩm consumer tech của họ sau 1.5-2 năm, ngay cả phải trả góp !
Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu hàng vi tính, điện tử (mã 44) tăng trưởng kép 21.7% CAGR bất chấp tình hình kinh tế từ 2013 - 2021. Thậm chí ngay cả trong năm 2022 bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trên 11 tháng 2022 vẫn đạt ~ 76.1 tỷ USD, tăng trưởng 11.5% so với cùng kỳ (đồ thị dưới) :
Hả, sao, cái gì
Ngày mới tốt lành anh.
Tết ấm ở miền Tây
Một buổi chiều giáp Tết năm ấy, vì cơ duyên đặc biệt trong nghề làm báo, tôi được ăn một cái Tết đơn sơ ở miền Tây.
Bữa ăn được dọn xuống nền nhà. Nắng trưa đổ bóng đứng lên vách lá dừa. Gió hiu hiu thổi từ mé sông vô, không rõ mát, cũng không rõ nóng. Cái hanh hao Tết miền Tây đặc trưng như vậy.
Sắp nhỏ ngồi xuống một cách tự nhiên, thật thoải mái và đáng yêu. Người miền Tây có nét đáng yêu là luôn tự nhiên, tự nhiên từ nhỏ. Chúng ngồi xuống mâm cơm với bộ đồng phục học sinh.
Tôi chợm hỏi:
- Chị ơi, ở nhà sao phải để tụi nhỏ mặc đồng phục vậy?
Chị ngập ngừng một chốc, rồi bảo:
- Vì hôm nay là Tết mà.
Tôi hơi nghẹn trong lòng. Ân hận vì mình đã hỏi câu đó. Đó là câu hỏi không nên thốt ra.
Nhà anh chị nghèo, tụi nhỏ không có tấm áo mới. Tết đến, muốn đàng hoàng hơn để đón khách thì chỉ có bộ đồng phục mà mỗi ngày chúng mặc đến trường.
Tôi cầm ly rượu đế nâng lên cùng anh chủ nhà. Chiếc ly mắt trâu bé tí, loang cáu bẩn bùn đất do được rửa qua loa trên tắc ráng ven sông lúc nãy. Vị rượu của lúa gạo, men hương đồng gió nội, vị mặn của đất, dậy lên mùi vất vả, khó nghèo và rón rén dậy hưng phấn nhỏ nhoi.
Lúc này đây, tôi cảm thấy thật khó giao tiếp. Trong tôi cứ dễ bật ra những câu hỏi kiểu:
-
Tết chỉ có vậy thôi hả anh?
-
Mình có dự định gì cho năm mới không?
Tôi không thể hỏi những câu đó. Ừ thì Tết rồi năm mới, không có kế hoạch chi cả. Như cụm lục bình ngoài kia, trôi đến đâu thì trôi, mắc lại ở đâu thì ở lại đó.
Nhưng mà anh có mang về một cặp cúc mâm xôi chưng trước nhà. Anh có mang ra hai phong bao lì xì nhấn vào trong nỗi hân hoan đơn sơ của tụi nhỏ. Vậy là Tết.
Phía trước là sông. Ngoài kia là sông.
Xa hơn nữa cũng là sông.
Tôi dần dừ con tôm đất đỏ au trong chén, thật sự không nỡ ăn. Bữa ăn có đĩa cá đồng tạp nham, và 2 con tôm. Một con khá nhỏ và một con nhỏ. Tôi được chủ nhà gắp cho con khá nhỏ. Lúc này, thức ăn không còn là thức ăn.
Vậy Tết tụi nhỏ đi chơi ở đâu? Chơi gì? Không có. Ba tụi nó chở qua bên kia sông, thăm hỏi họ hàng đôi chút rồi chúng lại được đưa về nhà, quẩn quanh bên dậu phên dừa cho qua cái Tết.
Đơn sơ. Thiếu phong vị. Không kí ức. Buồn.
Tôi là người nặng cảm xúc, hay để ý và mường tượng nhiều điều tốt đẹp. Lắm lúc, nhớ nhiều sẽ bị buồn nhiều.
Tôi có theo dõi chuyến xe Home Love. Trước đây tôi có theo đoàn xe này làm từ thiện ở Khánh Hoà, bây giờ thấy xe xuôi về Bạc Liêu.
Khung cảnh kinh điển của miền Tây là dừa nước rợp kín hai bên con rạch, có cây cầu xi măng đơn sơ vắt ngang qua. Nay thấy hình ảnh chiếc xe Volkswagen cổ màu đỏ quen thuộc đi ngang cầu, thật là gây rung động. Điều đó như một nét chấm phá tươi sáng trong bức tranh lạnh buồn.
Chiếc xe Home Love đó đến huyện lúa Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) để tổ chức hội xuân cho hơn 400 học sinh, phụ huynh trường Tiểu học Hoàng Quân. Các em được chơi các trò Tết dân gian như ném còn, nặn tò he của người miền Bắc, làm hoa giấy Thanh Tiên của người Huế, xếp con vật bằng lá dừa ngộ nghĩnh của người miền Tây.
Các bé học sinh miền chiêm trũng được chơi một cái Tết có lẽ là đặc sắc ngoài sức tưởng tượng. Ngoài việc được vui chơi, các bé còn được tặng quà là dụng cụ học tập.
Chưa hết, Home Love còn tặng quà cho 84 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid tại Bạc Liêu. Hai tổ sản xuất đồ thủ công còn được Home Love trợ vốn để làm ăn.
Những việc thiết thực của chuyến xe Home Love (Home Credit tổ chức) như chở một cái Tết ấm về sớm cho bà con Vĩnh Lợi.
Thấy những điều vui này, tôi lại nhớ cái Tết đơn sơ ở bến sông như đã kể.
Lòng ngẫm, đời cơ bản là buồn hay cơ bản là vui? Nếu nghĩ đời cơ bản là vui thì sẽ dễ vui hơn.
Chuyến xe Home Love có thể có hoặc không; có thể đến Bạc Liêu hoặc đi đến nơi khác. Nhưng chuyến xe đó xuất hiện là niềm vui xuất hiện, đến Bạc Liêu thì bà con được một dịp vui. Và đặc biệt, tâm hồn bọn trẻ ở đó được lưu giữ một kí ức thật sáng và long lanh. Để chúng lớn lên, tin vào nhiều điều tốt đẹp hơn.
#TetAmCungHomeCredit #HomeLove #HomeCredit
“Mẹ ơi, hăm sáu con về”
Cuộc điện thoại giữa chiều của mẹ làm lòng tôi chùng xuống, tôi thấy có lỗi với mẹ quá, muốn gọi lại nói gì đó với mẹ, nhưng vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết thế nào, nói rồi lỡ không về được như những năm trước, sợ mẹ ngóng rồi lại thêm buồn.
-
Năm ni về không con?
-
Dạ con chưa tính, còn cả tháng nữa mới Tết mà mẹ!
Giọng mẹ ngậm ngùi khi nghe tôi trả lời “con vẫn chưa tính!”.
Cuộc điện thoại giữa chiều của mẹ làm lòng tôi chùng xuống, tôi thấy có lỗi với mẹ quá, muốn gọi lại nói gì đó với mẹ, nhưng vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết thế nào, nói rồi lỡ không về được như những năm trước, sợ mẹ ngóng rồi lại thêm buồn.
Tôi ngẩn người nhìn dòng người qua lại trước mặt mình. Quán tạp hóa cạnh nhà tôi từ bao giờ đã bày biện thêm các kệ hàng phía trước sân, toàn những mặt hàng phục vụ Tết. Có lẽ, tại tôi lơ đễnh không nhớ ngày nhớ tháng chứ chẳng phải “Tết còn lâu mới tới”.
Tháng Chạp rồi. Tầm này ở quê đi đâu cũng đã nghe người ta nhắc đến Tết. “Thằng San Tết có về không?” " Ngày mấy con Mai về!" " Hai tám thì muộn quá nhỉ, nhưng về được là vui rồi!"…
Thì ngày bé tôi mà chẳng đếm ngược từng ngày để chờ ngày dì Năm từ Sài Gòn về đó sao?
Tháng Chạp quê căm căm gió rét
Mẹ chờ trời hửng nắng mang chăn, chiếu, mùng, màn… ra giặt. Ba chất thêm củi lên chạn bếp, chiều chiều tranh thủ ra ao lấy thêm ít cỏ rong về thả xuống hồ cho mẻ cá Tết.
Mẹ ra nhà sau ngó nghiêng cặp mía đã cột làm dấu để lũ trẻ chúng tôi biết đó là mía để dành cho Tết, bóc những tàu lá đã khô rũ xuống cho thân mía lộ ra thêm vàng, bóng mướt, để lũ sâu không ẩn nấp bên dưới đục vào thân mía.
Tết đến, trên bàn thờ tổ tiên của gia đình tôi bao giờ ba cũng trưng một cặp mía, mỗi cây cột vào một bên chân bàn thờ. Mía để dành cho Tết được mẹ chọn lựa kỹ từ trước, đó là cây mía to, thẳng, đều lóng, không sâu.
Có lần tôi thắc mắc, tại sao quê mình Tết hay cúng mía? Ba bảo, thân mía chắc mà ngọt, cúng mía là cầu mong cho năm mới mọi sự trôi chảy và vững chãi, mía cũng tượng trưng cho sự kết nối âm - dương, giao hòa đất - trời.
Lá mía tượng trưng cho mây, trời. Gốc rễ tượng trưng cho đất đai, nguồn cội. Lóng mía là những nấc thang nối liền âm - dương, trời - đất dẫn đón linh hồn tổ tiên về sum vầy với con cháu trong những ngày Tết.
Qua rằm tháng Chạp, căn bếp mẹ đỏ lửa nhiều hơn
Căn bếp nhà tôi là cái chái nhỏ nối liền với nhà ba gian, ở đó cất đủ mọi thứ, từ đôi quang gánh, cái cuốc, cái xẻng… đi làm đồng của ba mẹ, đến chiếc tổ của con gà mái ấp trứng. Cạnh bếp bao giờ cũng có mấy chiếc giống con treo lủng lẳng, mẹ thường cho đồ ăn lên đấy để mèo khỏi ăn vụng.
Căn bếp dù nhỏ và đơn sơ nhưng có bàn tay mẹ lúc nào cũng gọn gàng, ấm cúng. Những buổi tối tháng Chạp mẹ cời than, ngồi gọt cả rổ gừng bự để sên mứt. Tôi phụ mẹ, vừa sưởi ấm, thi thoảng hơ bàn tay lên than rồi áp lên má cho ấm. Mùi gừng cay nồng phả vào hơi lửa, ấm cả gian bếp.
Trong lúc ba mẹ con gọt gừng thì ba soạn bộ lư đồng trên bàn thờ nội, tranh thủ lau chùi lại cho bóng. Ba cắt miếng da trâu treo trên bếp từ bận trước, cạo rửa sạch bồ hóng, cho vào bếp nướng, chia cho chị em tôi mỗi đứa một miếng.
Da trâu treo bếp, nướng ăn thì ngon thôi rồi! Đó là món ba để dành để Tết tiếp mấy chú bạn nhậu cùng xóm, ba bảo, Tết đến nhà nào cũng thịt heo, cá kho, nhà mình da trâu gác bếp cho khác chút.
Tết đến, nhà tôi bao giờ cũng gói rất nhiều bánh chưng, chị em tôi thích thú ngồi lau những chiếc lá dong phụ ba. Đêm đến chẳng đứa nào chịu đi ngủ, cứ ngồi cạnh bếp nghe tiếng sùng sục phát ra từ nồi bánh.
Em tôi thỏ thẻ “mai là Tết rồi chị nhỉ!”. Chao ôi, cái từ ngày mai ấy sao thường ngày thì nó nhanh mà Tết nó lâu đến thế, thiêng liêng đến thế. Chỉ ngày mai thôi là đã thành cũ - mới.
Nhẩm tính cũng đã bốn cái Tết rồi chưa về với mẹ. Cuộc sống cứ cuốn tôi vào những công việc, bộn bề con dại, vậy nên hai chữ “về quê” sao mà xa ngái quá!
Năm nay vợ chồng con gái bác có về không?
Cũng mấy năm rồi chúng nó không về nhỉ!
Tôi tiếng cô Chiến hàng xóm hỏi mẹ vọng vào điện thoại. Mẹ cười cười trả lời cô Chiến “chúng nó còn con dại”. Tôi hình dung đôi mắt mẹ buồn mong ngóng. Giá mà, tôi có thể về ngay với mẹ!
Quanh tôi, dòng người vẫn tấp nập xuôi ngược, phố nơi tôi sống không thấy khói bếp mỗi sớm mai và chiều về, người ta cũng không chưng cây mía lên bàn thờ tổ tiên, Tết cũng không cần phải sắm sửa tất bật từ đầu tháng, thời buổi công nghệ, chỉ cần lướt Facebook chốt đơn là có người mang đến tận nhà không thiếu thứ gì. Tiện và gọn lắm.
Ấy thế mà tôi lại ước mình bé lại để thoải mái sà vào lòng mẹ, cùng mẹ gọt gừng sên mứt bên bếp lửa đầy than ấm của tháng Chạp xưa cũ.
Chồng tôi nhắn “năm nay anh còn mười ngày phép, được nghỉ dịp Tết, mình về quê nhé!”.
Chỉ có thế thôi mà nước mắt tôi trào chảy. Tôi gọi ngay cho mẹ “mẹ ơi, hai sáu con về!”.