Nay tài khoản hòm thư của NhaQue bị dội bom B52 nhiều bác thắc mắc và hỏi quá.
Thế để NhaQue nói luôn ở đây cho tiện này. Vì Quê nghĩ những câu hỏi này là những câu hỏi rất phổ biến mà bác nào cũng hay hỏi.
Câu hỏi 1 : Bác NhaQue cho hỏi target mã cổ phiếu này bao nhiêu bác?
Trả lời : Quê không biết bác. Cổ phiếu thường không có target vì do kỳ vọng của mỗi người, liều họ ăn nhiều, nhút nhát ăn ít nhưng đêm ngáy o…o…bác ạ.
Nếu NhaQue đưa target cùng lắm thì chỉ đưa ra được định giá cổ phiếu trên dòng tiền hoặc tài sản mà thôi.
Thứ 2 đưa target ra sau này nếu không đạt được rất dễ mang tiếng, rất nhiều bài học của các cao thủ chứng khoán đã bị vào bẫy giá này. Vì thế về target một cổ phiếu theo NhaQue là không có target các bạn nhé.
Câu hỏi 2: Bác NhaQue cho hỏi cổ phiêu bao nhiêu thì bán được (ra hàng)
Câu hỏi này thì mức độ khó lại càng cao hơn. Vì bản chất các bạn vào một cổ phiếu nhất là giai đoạn hiên nay là mua nhanh và bán nhanh. Mua xong phải muốn có lãi ngay, cho nên không chịu kiên nhẫn được hay bị ăn deal này chết deal khác.
Về target bán cổ phiếu kể cả những cổ phiếu khác hay DDV. NhaQue cũng không đưa ra câu trả lời được vì nếu nói ra thứ một là chưa chắc đúng, nhỡ bán ra cổ phiếu lại lên, thứ 2 nếu đúng thì những người lớp sau họ vào cổ phiếu lỗ thì sao?
Nên câu trả lời thỏa đáng nhất mà NhaQue có thể khuyên mọi người khi đầu tư mã nào đó như sau: Khi mua bán cổ phiếu, các bạn đừng nên nhăm nhăm tất tay mua một lúc đúng đáy và rình rình tất tay bán một lúc đúng đỉnh. Chuyện đó các bạn có đầu tư 100 năm nữa vẫn lỗ như thường.
Hãy chia ra các mục nhỏ, lấy ví dụ Khi mua chia số tiền làm 4 đợt mua, chọn một giá mua nếu lên bình quân lên, nếu xuống bình quân xuống → ra giá mua bình quân.
Chiều bán tương tự: Khi đạt một target nào đó, nếu bạn sợ cổ phiếu còn lên thì bán từ từ, có thể ban đầu là 30%, sau đó nó lên lại bán tiếp… cho đến khi đạt đỉnh —> ra giá bình quân bán.
Làm được điều này TK của bạn sẽ luôn cho bạn sự yên tâm và quản lý rủi ro tốt. Kể cả bạn ít tiền - tầm 10 ngàn cổ phiếu thôi cũng phải làm thế, chia nhỏ nó ra 2 ngàn - 3 ngàn cổ mỗi lần mua hoặc chốt lời. Làm được điều nhỏ sẽ ra được điều lớn.
Như vậy để biết được NhaQue mua hay bán ra sao, các bạn cũng đừng đoán vì NhaQue có chiến thuật của riêng mình và không chia sẻ cho ai. Cũng như các bạn cũng nên thế, cho mình một chiến thuật và đừng chia sẻ. Còn phương pháp NhaQue đã nói cho các bạn rồi cứ thế làm. Nếu làm được phương pháp này sẽ không bao giờ các bạn chê người khác lùa gà các bạn cũng như các bạn cũng không thể tự trách mình là gà.
Câu hỏi 3: Thấy bác phân tích mã xxx này, em vào được không bác và giờ còn kịp không bác?
Câu hỏi này chắc phải đến hơn chục bạn hỏi, mà theo đánh giá của NhaQue là cực khó.
Cái câu hỏi kịp không bác là câu hỏi gắn trách nhiệm lên người chủ topic cực kỳ cao và cực kỳ gắt. Dù người hỏi họ vậy thôi nhưng vô tình đặt áp lực lên người trả lời khủng khiếp.
Với câu hỏi này, NhaQue vẫn phải trả lời là Nhaque cũng chịu. Vì bản chất cổ phiếu mà NhaQue đầu tư không bị phụ thuộc vào bất cứ yếu tố đội này đội kia, có oánh lên hay không mà chủ yếu NhaQue dựa trên các yếu tố định giá và sự khôn ngoan sau bao nhiêu năm kinh nghiệm (nhìn dòng tiền) từ thị trường.
Khi Quê mua không bao giờ nghe ngóng và cũng chẳng quan tâm đến đội này đội kia. Cứ theo định giá của riêng mình và mua để đó thôi. Mua xong nó xuống thì mua bình quân xuống và lên thì bình quân lên cho đủ số lượng. Cho nên nếu các bác có vào mà giá cp đã lên cao, thì cần theo dõi sát topic để phân tích. Cổ phiếu có thể lên 100% thì vẫn có thể lên 200% - 300% - 400%. Nó do DN có đủ tiềm năng hay không.
Tất nhiên các cổ phiếu NhaQue mua luôn có một nguyên tắc riêng, đó là cổ phiếu tốt và tiềm năng. Tốt ở đây có 2 nghĩa :
Tốt show ra luôn: Lợi nhuận ầm ầm, loại này nhìn thấy sờ thấy nhưng sẽ mắc một cái là giá luôn cao.
Tốt tiềm ẩn: Chưa show ra nhưng âm ỉ trong lòng, loại này thì rủi ro cao hơn nhưng nếu là loại này cơ hội là rất lớn, vì nó nằm ở 2 chữ tiềm năng, tiềm năng là gì thì lại xem tiếp.
Tiềm năng là nó có vướng vào cái gì như M&A, định giá lại tài sản, thoái vốn nhà nước, tái cấu trúc hậu thoái vốn (cái này rất quan trọng vì khi còn vốn sở hữu Nhà nước, DN nhiều khi không book được các khoản lãi chờ hoặc doanh thu chờ do cơ chế).
Ví dụ như DDV thuộc yếu tố thoái vốn và định giá lại tài sản chứ không phải nhìn lợi nhuận dòng tiền.
NhaQue trả lời đến đây chắc mọi người có thể thông cảm cho NhaQue vì không trả lời mail riêng cho các bạn rồi phải không !
Chun copy bài của bà Nhà Quê
Anh chị có thể thay mã DDV = HAI HAR FLC ROS AMD KSQ SSI VND VCI CTG VCB TCB STB LPB VNM XYZ…