Chọn cp tốt đầu tư, không margin trong lúc có nhiều bất ổn khó dự đoán nhé các bác.
Các bác tham khảo bài viết của anh LXH nhé!
Tham khảo
Fed Chair Powell anticipates tighter credit conditions ahead, says “some additional policy firming may be appropriate”
Federal Reserve Chair Jerome Powell noted that tighter credit conditions are likely ahead following turmoil in the regional banking sector.
“We believe, however, that events in the banking system over the past two weeks are likely to result in tighter credit conditions for households and businesses, which would in turn affect economic outcomes,” he said
UPDATED WED, MAR 22 2023AT 3:29 EDT
SHAREShare Article via FacebookShare Article via TwitterShare Article via LinkedInShare Article via Email
Fed recap: All the market-moving comments from Fed Chair Powell after rate hike
The Federal Reserve raised interest rates by 25 basis points, or a quarter of a percentage point. The move brings the benchmark funds rate to a range of 4.75% to 5%. In the wake of recent turmoil for regional banks, Chair Jerome Powell assured the public that the Fed will use “all of our tools” to keep the banking system safe.
16 MIN AGO
There’s still a ‘pathway’ to a soft landing, Fed Chair Powell says
WATCH NOW
VIDEO00:54
I do still think there’s a pathway to a soft landing, says Fed Chair Powell
Federal Reserve Chair Jerome Powell said it’s “too early” to say what effect the banking crisis will have, but the central bank leader expects a pathway “still exists” to a soft landing.
“It’s too early to say, really, whether these events have had much of an effect,” said Powell, adding that credit standards and credit availability will be affected the longer the banking crisis continues.
“I do still think though that there’s, there’s a pathway to [a soft landing],” he added, saying “I think that pathway still exists, and, you know, we’re certainly trying to find it.”
2 điểm quan trọng nhất
-
Cuộc khủng hoảng NH dẫn tới việc tín dụng thắt chặt hơn …trợ lực Fed trong cuộc chiến chống lạm phát như mình đã đề cập ngay lúc SVB phá sản trong pic này. Vì thế, ls có thể sẽ khg cần nâng tiếp quá cao !
-
Cuộc khủng hoảng NH ảnh hưởng nền kinh tế . Nội lực kinh tế Mỹ vẫn ok nên kỳ vọng vẫn có một cuộc hạ cánh mền. FED vẫn đang theo dõi data và tìm cách.
DXY giảm là điều tốt với nhiều nước và với VN, tạo dư địa cho chính sách tiền tệ của NHNN VN mình.
Tham khảo nhận định của bác này, hợp lý đó!
Các bác quan tâm chi đến các nhận định của các tay lắc xí ngầu làm gì…hihi
Chính phủ và CB vào cuộc bảo vệ NH ở EU
Europe’s leaders battle banking crisis as market rout hangs over Brussels summit
PUBLISHED FRI, MAR 24 202310:36 AM EDT
SHAREShare Article via FacebookShare Article via TwitterShare Article via LinkedInShare Article via Email
KEY POINTS
- German Chancellor Olaf Scholz told reporters at an EU summit that Deutsche Bank is a profitable business with no reasons for concern.
- French President Emmanuel Macron also told reporters in Brussels that the banking system is solid.
- While European Central Bank President Christine Lagarde said the euro area is resilient because it has strong capital and solid liquidity positions.
Hậu covid nên service Mỹ bùng nổ, support kinh tế Mỹ
The S&P Global US Services PMI rose to 53.8 in March 2023 from 50.6 in January, easily beating market expectations of 50.5, preliminary estimates showed. It was the fastest rise in output since April 2022, with firms linking the upturn to stronger demand conditions and a renewed increase in new business. New orders increased for the first time since last September, and at the fastest since May 2022 with domestic and foreign client demand both improving. Input prices rose markedly, despite the rate of cost inflation softening to the second-slowest since October 2020. Firms’ pricing power was buoyed by stronger demand conditions, as they raised their selling prices at the sharpest rate for five months. Pressure on capacity drove job creation, as service sector employment rose at the steepest rate since last September. Finally, concerns relating to inflation and higher interest rates weighed on confidence, as the degree of optimism dipped to below the series average. source: Markit Economics
Deutsche Bank is not the next Credit Suisse, analysts say as panic spreads
PUBLISHED FRI, MAR 24 202311:23 AM EDTUPDATED 20 MIN AGO
SHAREShare Article via FacebookShare Article via TwitterShare Article via LinkedInShare Article via Email
KEY POINTS
- The emergency rescue of Credit Suisse by UBS, in the wake of the collapse of U.S.-based Silicon Valley Bank, has triggered contagion concern among investors.
- This was deepened by further monetary policy tightening from the U.S. Federal Reserve on Wednesday.
- Deutsche Bank underwent a multibillion-euro restructure in recent years aimed at reducing costs and improving profitability.
- Deutsche Bank recorded annual net income of 5 billion euros ($5.4 billion) in 2022, up 159% from the previous year.
Hiện tại bank ở Mỹ & EU đang ở trong tâm bảo nhưng chính phủ và các nhà hoạch định chính sách như CB theo dõi, giám sát và sẳn sàng vào cuộc bất cứ lúc nào nên rủi ro giảm thiểu nhiều.
Kỳ vọng hệ thống tài chính Mỹ, Âu dần ổn định vững chắc trở lại và lạm phát theo đó mà hạ nhiệt nhanh!
Sau cuồng phong bảo tố, trời sẽ sáng lại và ánh bình minh sẽ xuất hiện trở lại !
đám cháy vẫn đang lan ra mà.
Hệ luỵ từ Uca đang dần hiện ra. Từ từ chắc họ cũng phải quay xe vấn đề này thôi, chú trọng vào kinh tế hơn.
Tất cả các nước vẫn chú trọng kinh tế và kinh tế luôn là trọng tâm mà bác.
Tình hình phức tạp thế giới nguyên do từ đại dịch covid mà ra.
Tham khảo
Chuyên gia Fulbright: Khó khăn nhất đã qua, tiền có thể sẽ được bơm mạnh vào tháng 6
23:28 25/03/2023
Theo chuyên gia Fulbright, Việt Nam không lo ngại về áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ mạnh tay hạ lãi suất, bơm tiền ra.
0:00/ 0:00
0:00
Nam miền Bắc
TS. Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tại hội thảo
“La bàn giữa vùng biển động” là chủ đề của chương trình hội thảo do Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa tổ chức ngày 25/3 tại TP.HCM.
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam đã có phần chia sẻ nhận định về triển vọng kinh tế vĩ mô 2023.
Bài chia sẻ của TS. Thành khái quát lại 3 ý chính. Một, những cái xấu nhất đã qua. Hai, có cánh cửa hẹp để tình hình trở nên tích cực nhiều vào giữa năm nay, từ đầu tháng 6. Ba, có những rủi ro rất lớn hoàn toàn đảo chiều 2 nhận định trước.
Đầu tư công sẽ bù cho xuất nhập khẩu
Nhận định về tăng trưởng kinh tế 2023, ông Thành cho rằng, trước khó khăn cả bên ngoài lẫn bên trong, tình hình sản xuất kinh doanh nền kinh tế Việt Nam trong năm nay tiếp tục khó khăn. Tăng trưởng kinh tế 2023 sẽ thấp hơn nhiều so với 2022, có thể đạt thấp hơn mục tiêu đề ra 6,5%. Tuy nhiên, hồi phục xảy ra nhanh khi các điều kiện bên trong và ngoài đáp ứng.
Theo chuyên gia này, có hai lý do làm cho tăng trưởng năm nay thấp, một là xuất khẩu. Những năm COVID kinh tế vẫn tốt nhờ xuất khẩu, là động lực quan trọng nền kinh tế. Năm nay sẽ là năm các doanh nghiệp Việt làm xuất khẩu rất khó khăn. Có thể quan sát điều này từ quý 4/2022, xuất khẩu không những tăng chậm mà còn giảm.
Nhập khẩu cũng giảm, thể hiện nhu cầu mua hàng nguyên vật liệu của doanh nghiệp và người tiêu dùng suy giảm. Xuất khẩu thể hiện sức cầu ở các thị trường, đặc biệt Mỹ và EU yếu đi khi lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ khiến nền kinh tế ảnh hưởng. Đi liền là ngành sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo hướng vào xuất khẩu yếu đi.
“Dù năm 2023, hai động lực trên không còn. Nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng vì được bù đắp từ Nhà nước chi tiền đầu tư công”, chuyên gia Fulbright đánh giá.
Nhìn lại, năm 2007 là thời kỳ Nhà nước chi tiền cho đầu tư công nhiều nhất. Sau đó là cả giai đoạn tái cấu trúc thắt lưng buộc bụng chi đầu tư công ít. Năm nay sẽ quay trở lại mức đầu tư công rất cao, ít nhất khoảng 31 tỷ USD cho đầu tư công, tương đương 6,5% GDP.
“Khác những lần trước, hiện chúng ta có sẵn tiền cho đầu tư công. Chỉ trong 2 tháng đầu năm đã giao khoảng 90% của 31 tỷ USD cho các bộ ngành để thực hiện đầu tư công. Thêm nữa, các dự án lớn như cao tốc Bắc - Nam, Vành đai 4 tại Hà Nội, Vành đai 3 tại TP.HCM, hạ tầng ở ĐBSCL được gắn với các cơ chế đặc thù. Theo đó, đầu tư công sẽ bù cho xuất nhập khẩu”, chuyên gia Fulbright cho biết.
Cánh cửa hẹp từ giữa năm
Theo TS. Thành, nếu hoạt động dịch vụ và sức mua thị trường nội địa vẫn tiếp tục đà phục hồi năm 2022 là tín hiệu tích cực cho tăng trưởng. Dịch vụ chắc chắn phục hồi, đặc biệt sắp tới đón khách du lịch từ Trung Quốc.
Điểm không chắc chắn là sức mua trong nước. Nếu công nhân khu công nghiệp thu nhập yếu đi, sức mua ở bộ phận người lao động, đặc biệt trong khu công nghiệp sẽ yếu theo.
“Như vậy, khu vực dịch vụ và thị trường nội địa vẫn có xu hướng phục hồi, nhưng vẫn cần lưu ý điểm trên. Vì vậy để đạt được tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó khăn. Quan điểm của tôi tăng trưởng năm nay đạt khoảng 5,5%. Sắp tới con số tăng trưởng quý 1/2023 được công bố sẽ thấp, quý 2 dù cải thiện nhưng cũng là mức thấp”, ông Thành nói.
Đề cập áp lực của Chính phủ làm sao đạt được 6,5%. Theo chuyên gia, ngoài động lực đầu tư công, giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ dự án xây dựng, thúc đẩy việc làm, thúc đẩy tăng trưởng thì Việt Nam vẫn cần câu chuyện tiền tệ được bơm ra.
Nếu như năm 2022, quan điểm không làm gì con số tăng trưởng vẫn cao thì 2023 sẽ là câu chuyện đảo ngược, không dễ gì có con số tăng trưởng 6,5%.
Ngày 15/3, NHNN giảm lãi suất điều hành. Một trong những lý do, đó là với mặt bằng lãi suất này thì không ai làm ăn, không có tăng trưởng, khó đạt mục tiêu đề ra. Nên xu hướng là chúng ta cần tìm mọi cách, các điều kiện có thể nới lỏng chính sách, để bơm tiền ra.
Về ngân sách dùng đầu tư công, ở tiền tệ chuyển hướng giảm lãi suất thì có cơ hội đạt được tăng trưởng 6,5%. Giữa năm nay có cánh cửa hẹp để làm được điều này.
Cụ thể, với đánh giá Fed có thể chấm dứt động thái tăng lãi suất vào tháng 5, nếu tình hình rủi ro hệ thống ngân hàng Mỹ và EU vẫn tiếp tục lớn, thêm một vài ngân hàng đổ vỡ Chính phủ phải giải cứu thì thậm chí tháng 5 Fed không tăng lãi suất.
“Khi nhận tín hiệu Fed không tăng lãi suất, Việt Nam không lo ngại áp lực tỷ giá nhiều, NHNN sẽ mạnh tay hạ lãi suất, bơm tiền ra. Hiện NHNN vẫn thận trọng, vừa qua giảm không mạnh vì mục tiêu vẫn là ổn định tỷ giá, cân bằng với lãi suất nước ngoài”, ông Thành chia sẻ.
Theo vị này, dù Fed vẫn giữ lãi suất ở mức đỉnh, có thể cuối năm mới hạ lãi suất. Nhưng trong nước, tháng 6 bơm tiền ra mạnh tay hơn, tác động tích cực sẽ xảy ra từ tháng 6.
Khó khăn nhất đã qua
Giai đoạn 2016-2019 kinh tế tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán tốt, 2 năm COVID kinh tế không bị ảnh hưởng gì, là nhờ mục tiêu nhất quán kiểm soát lạm phát dưới 4%. Cuối năm ngoái, bên cạnh đặt ra năm 2023 mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì mục tiêu lạm phát đặt ra là dưới 4,5%.
TS. Thành cho rằng, năm nay lạm phát khó kiểm soát ở mức 4%, bởi nếu giữ mức này thì không bơm tiền được. Theo đó, đưa ra mục tiêu lạm phát năm nay 4,5% để cho phép có thể không tiếp tục thắt chặt tiền tệ như 2022. Chúng ta chấp nhận một mức lạm phát cao hơn ở 4,5% để thực hiện hỗ trợ chính sách tiền tệ. Vì vậy, kinh tế dù tiếp tục khó khăn nhưng khó khăn nhất đã qua, tình hình sẽ được cải thiện.
NHNN đang mua vào dự trữ ngoại tệ. Năm ngoái tại sao mọi thứ khó khăn? Năm 2022, khi USD lên giá, do không muốn VNĐ mất giá nhiều nên NHNN phải bán ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ giảm từ 110 tỷ USD xuống 83 tỷ USD vào cuối năm ngoái. Dễ hình dung, khi bán ra khoảng 27 tỷ USD thì NHNN hút về khoảng 700.000 tỷ đồng. Điều này tác động ngay tới thị trường chứng khoán do tiền yếu đi.
Năm 2023 thì hoàn toàn ngược lại. Với dự kiến Fed không tăng lãi suất, ổn định tỷ giá, NHNN mua ngoại tệ vào, tức đẩy VNĐ ra lưu thông. Dễ thấy thời gian qua các ngân hàng không cạnh tranh hút tiền gửi. Từ nay tới tháng 5, NHNN sẽ tiếp tục tăng việc dự trữ ngoại tệ, tức tăng đẩy tiền ra. Như vậy, tác động tích cực từ giữa năm nay.
Về tài khóa, tại sao năm nay là năm lớn nhất trong đầu tư công với ngân sách chi khoảng 31 tỷ USD. Nếu như những năm trước, ngân sách chi ngân sách ra mà không giao được thì 2 tháng đầu năm nay đã giao được cho các bộ ngành được hơn 90%. Năm ngoái không chi được tiền mà vẫn thu được ngân sách, thu nhiều hơn chi. Tiền tệ hút vào, ngân sách cũng hút vào, dự toán lẽ ra phải thâm hụt ngân sách nhưng cuối 2022 lại thu nhiều hơn chi.
Năm nay dự kiến thu 1,6 triệu tỷ đồng và chi ra 2 triệu tỷ đồng, trong đó chi đầu tư công là 31 tỷ USD. Hướng kinh tế như đề cập ở trên tiếp tục khó khăn nhưng tình hình sẽ được cải thiện trong bối cảnh giữ được hệ thống ngân hàng. Đương nhiên một số ngân hàng khó khăn nhưng rủi ro hệ thống không cao. Thực chất, các ngân hàng với lợi nhuận tạo ra những năm qua, dù nợ xấu bất động sản sắp tới gia tăng thì cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, rủi ro hệ thống.
Rủi ro vẫn lớn
Tuy nhiên, chuyên gia Fulbright đánh giá rủi ro vẫn lớn. Rủi ro từ kinh tế toàn cầu, Fed điều hành chính sách, kiểm soát lạm phát ở Mỹ, rủi ro đổ vỡ ngân hàng. Nếu lạm phát cao buộc phải nâng lãi suất, sẽ gây rủi ro hệ thống tài chính. Đó là điều vẫn phải tiếp tục theo dõi.
Rủi ro trong nước là áp lực lạm phát. Nền kinh tế, thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, tiền có được bơm ra hay không. Nếu những tháng tới lạm phát bùng phát thì không thể nới lỏng, không hạ lãi suất được.
Điểm nữa là tâm lý nhà đầu tư có được cải thiện, những khó khăn của thị trường trái phiếu, bất động sản vẫn tiếp diễn không chỉ năm nay mà con năm sau. Khó khăn nhưng không dẫn tới đổ vỡ tài chính. Tâm lý thị trường sẽ dần thích ứng.
Theo ông Thành, khó khăn lớn nữa đến từ trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 08 tạo cơ chế để doanh nghiệp và trái chủ đàm phán với nhau, với việc có thể gia hạn đáo hạn tối đa thêm 2 năm. Sẽ không có doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản, các khoản nợ vay ngân hàng không chuyển nhóm nợ.
“Hy vọng từ 2025 tình hình bắt đầu hồi phục trở lại. Doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc, ngân hàng không chịu áp lực nợ xấu tăng lên. Khi tín hiệu tích cực thì nền kinh tế hồi phục. Đương nhiên rủi ro vẫn đến nếu doanh nghiệp không có khả năng chi trả”, ông Thành cho biết.
Liên quan tới kỳ vọng cú huých cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam là Trung Quốc mở cửa. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ là câu chuyện du lịch mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc mở cửa, một cứu cánh cho nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu sang Mỹ, EU yếu thì thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc hồi phục sẽ bù lại
Nhưng chuyên gia đánh giá, hồi phục từ thị trường Trung Quốc cũng chưa rõ ràng. Bởi nước này không tiếp tục kích cầu, giờ chỉ mở cửa ổn định sản xuất kinh doanh.
“Quan điểm của tôi không quá lạc quan vào câu chuyện này. Năm ngoái, Việt Nam chấm dứt Zero COVID thì kinh tế phục hồi nhưng Chính phủ không thể kích cầu theo kiểu bơm tiền ra. Trung Quốc cũng vậy, sự phục hồi của Trung Quốc mang tính tự động chứ cũng không bơm tiền ra nữa. Ngoài ra, chúng ta có thêm thách thức khi Trung Quốc phục hồi, chúng ta xuất khẩu nhiều sang nước này thì cũng nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc”, ông Thành nêu quan điểm.
bank có mấy thằng như ACB, STB, LPB ít và gần như k có TP thì phải
Bà con chứng sỹ cơ sở vững tay chèo nhé,
Hiện ttck đang tích luỹ và kỳ vọng vào uptrend lớn kéo dài đến khi nâng hạng.