mà nhìn ktvn qua ttck vn thấy vn chả có cái vẹo gì cơ bản hết,rất ít dnghiep công nghệ kỹ thuật cao,nhìn ưua nhìn lại toàn bds bank thép chứ chả có cái gì
Mình dự năm 2024 là năm của các em hàng chính phủ ngon ( Nhà nước nắm chi phối) , giá còn tốt hay rất tốt, game PHT thưởng tăng vốn hay game thoái vốn.
Tham khảo FED
FED = Hình như phiên âm Việt Ngữ đọc là PHÉT hả bác?
Hihi!
Biden vừa lấy thành tích CK mẽo trêu tức lại Trump!
Good one, Donald’: Biden flaunts stock market record highs, mocks Trump for predicting ‘collapse’
CK luôn có những bất ngờ kể cả đối với những người xuất chúng như CK Mỹ vươt đỉnh lần này là một bất ngờ với W.Buffet hay Jamie Dimon CEO JP Morgan !
ĐÓ LÀ VẼ ĐẸP CỦA CK
Tiền số vượt đỉnh, CK thế giới vượt đỉnh
CKVN SẼ VƯỢT ĐỈNH VÌ LÃI SUẤT VN CÒN THẤP ĐẾN HẾT 2024
CK thế giới vượt đỉnh ầm ầm ầm …CKVN chưa vượt đỉnh thì xem như là CƠ HỘI LỚN vì ls VN đang thấp và cõn thấp trong 2024
ATO, ATC thì cũng chỉ là một trong những công thức áp dụng tích giá giao dịch CK nên không bàn làm gì .
Vấn đề bà con gào thét chửi bới ATO, ATC VÌ CÁ MẬP LỢI DỤNG ĐỂ THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN & UBCK CẦN GIÁM SÁT QUẢN LÝ ĐỂ NGĂN CHẶN HÀNH VI THAO TÚNG LẬP ĐI LẬP LẠI QUÁ NHIỀU LẦN
Các mập VN quánh ATO, ATC như phim chưởng kiếm hiệp của cụ Kim Dung ấy! Kinh hồn…hihi
Ubck chỉ đưa ra lời giải thích tính phổ cập trong việc áp dụng ATC mà không đưa ra những vấn nạn xảy ra như cơm bửa trong các phiên ATO, ATC ở TTCKVN & giải pháp cho vấn đề này! Đây mới là mấu chốt của vấn đề!
tôi nghĩ ls thấp sẽ duy trì hơn 2 năm.
CKVN sẽ theo chân thế giới test đỉnh lại vì ls thấp…các ctck lớn nhỏ đang tăng vốn để tăng băng lực tài chính cho thấy tiền từ mọi ngỏ đang đổ vào CK
Cần khôi phục lại niềm tin của NĐT thì thị trường sẽ sớm về lại đỉnh cũ và break đỉnh cũ thôi bác.
Đúng thế bác ơi!
Giá nhà đang gấp 30 lần thu nhập người lao động, xu hướng đầu tư trong tương lai không phải là BĐS mà là chứng khoán, tiền ảo, fx, và vàng.
Tiền ảo, fx và vàng thì tầm quốc tế nên cá mập VN không thể kiểm soát đươc chứ CKVN thì nằm trong lòng tay các anh cá mập VN
BĐS thì mình dự những nơi giá còn phải chăng mà hạ tầng đầu tưmạnh thì sau này sẽ tăng giá theo giá các thành phố lớn vì kinh tế những nơi đầu tư lớn csht sẽ phát triển mạnh sau này e.g. Long Thành ĐN
Có hàng nào ngon không nàng
Mình vẫn hold danh mục trước giờ thôi, chia đều ra.
Năm 2024 mình dự sẽ đầu tưvào các em hàng chính phủ tỷ trọng cao hơn
Bọn NN + tây ninh có bán có mua có gì mà cứ ầm ỉ lên? Không lẻ các anh NN phải mua quanh năm suốt tháng,năm này năm nọ mới an tâm ah? Đầu tư ck thì phải tựlực cánh sinh, Sao không tự đầu tư mà cứ phải ca cẩm quanh năm suốt tháng? Chắc lở sa đàtheo the big short bên mẽo ôm một đống HĐ SHORT PS nên ca cẩm suốt
Chung quy là tại đánh đấm tất tay tất chân ở sòng PS mà gây ra đủ thứ chuyện tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin CK CƠ SỞ
Các anh ca cẩm suốt các anh không mệt mỏi ah? Còn thiếu gì cổ phiếu tốt, giá bèo, thậm chí nhiều cp tốt giá đang vnindex500-800 gì đó…saocác anh không mua đầu tư hay khuyến nghị mọi người mua đầu tư? Kỳ lạ! Hihi
Tây lông bán ầm ầm thế này thì chờ ngày về bờ lâu lắm. Tốt nhất là chuồn để bảo toàn vốn, cho dù số còn lại ít ỏi
Bài hay các bác tham khảo
Khi dòng tiền ngoại, tổ chức chỉ ở vai ‘thủ lĩnh tinh thần’
15:54 | 17/12/2023
Nhà đầu tư tổ chức đem lại sự ổn định dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tỷ trọng giao dịch từ các tổ chức, khối ngoại thấp khiến giới phân tích đánh giá chỉ mang hiệu ứng tâm lý.
Cá nhân trong nước giữ vài trò chủ đạo tại Việt Nam
Có thể nói rằng, thành công lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 4 năm trở lại đây là thu hút sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư cá nhân. Thị trường tăng nhanh theo chiều rộng, lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tăng lên gần 7,3 triệu đơn vị.
Song, việc số lượng tài khoản thực sự giao dịch (active) chắc chắn nhỏ hơn. Việc một công ty chứng khoán đóng gần 1 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán hai tháng qua trong chiến dịch làm sạch dữ liệu của cơ quan nhà nước càng khiến giới đầu tư hoài nghi về con số hơn 7 triệu tài khoản trên.
Tuy vậy, không thể phủ nhận dòng tiền lớn từ người dân đổ vào kênh chứng khoán. Thanh khoản vượt ngưỡng tỷ USD trong nhiều giai đoạn là minh chứng rõ nét nhất.
Dòng tiền của cá nhân trong nước đối ứng giá trị rút ròng khoảng 3 tỷ USD từ các tổ chức nước ngoài trong 4 năm qua. Tỷ trọng trong thanh khoản của nhóm này cũng tăng lên, duy trì ở tỷ lệ trên 80%, có thời điểm đạt quanh ngưỡng 90%.
Trong một số thời điểm, tỷ trọng giao dịch của các tổ chức trong nước hay nước ngoài tăng vọt nhờ giao dịch đột biến hoặc nhờ thanh khoản chung thu hẹp.
Tỷ trọng giao dịch cổ phiếu theo loại nhà đầu tư tại Việt Nam. Nguồn: SHS.
Đơn cử, khi thanh khoản xuống thấp trong tháng 10, tỷ trọng giao dịch của tổ chức nước ngoài tăng từ 6,93% trong tháng trước đó lên 8,05%, nhưng sau đó giảm còn 7,5% trong tháng 11. Tỷ trọng từ cá nhân trong nước mặc dù giảm hai tháng liên tiếp nhưng vẫn áp đảo với tỷ lệ hơn 84%.
Giao dịch cổ phiếu từ các cá nhân nước ngoài chỉ chiếm phần rất nhỏ (dưới 0,5%). Còn với giao dịch chứng khoán phái sinh, tổng giá trị giao dịch từ khối ngoại chỉ chiếm hơn 2% thanh khoản, cập nhật trong tháng 11.
Cấu trúc thiên lệch về nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước khiến chứng khoán Việt Nam khác biệt đáng kể so với các thị trường khác trong khu vực. Từ đây, dòng tiền ngoại, tổ chức ở vai “thủ lĩnh tinh thần”, thay vì mang tính dẫn dắt, tạo sự ổn định cho thị trường theo đúng nghĩa.
Cấu trúc khác biệt tại các thị trường trong khu vực
Nhìn sang thị trường chứng khoán Thái Lan, quy mô vốn hóa khoảng 486 tỷ USD (tính đến ngày 14/12), gấp đôi quy mô 230 tỷ USD của Việt Nam. Quy mô thanh khoản cổ phiếu bình quân trong tháng 11 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan đạt gần 31.000 tỷ đồng, trong khi Việt Nam là gần 19.300 tỷ đồng.
Khác với Việt Nam, sự sôi động của thị trường chứng khoán Thái Lan được tạo nên bởi nhà đầu tư nước ngoài khi khối này chiếm hơn một nửa giá trị giao dịch. Cá nhân trong nước chiếm 1/3 thanh khoản thị trường. Hai nhóm tổ chức nội và khối tự doanh chứng khoán (proprietary trading) cùng chiếm tỷ lệ quanh 8%.
Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.
Trên thị trường chứng khoán Thái Lan, khối ngoại rút ròng khoảng 195,1 tỷ baht (5,6 tỷ USD) kể từ đầu năm. Bên mua vào là cá nhân trong nước (3,5 tỷ USD) và tổ chức trong nước (2,1 tỷ USD).
Thị trường bị rút ròng lớn nhưng chỉ số SET khá ổn định với hai phiên tăng trên 2% và một phiên giảm hơn 3%. Trong khi VN-Index có 3 phiên tăng hơn 3%, 3 phiên giảm 3% và 2 phiên chỉ số mất hơn 4% kể từ đầu năm.
Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại cao tại Thái Lan tương đồng với thị trường chứng khoán Nhật Bản. Ghi nhận trong năm 2022, giao dịch qua môi giới tại Nhật là gần 87%, 13% đến từ giao dịch tự doanh, quỹ đầu tư. Trong đó, hơn 70% giao dịch qua môi giới đến từ khối ngoại. Như vậy, ngoại khối đóng góp hơn 61% giá trị giao dịch. Kết quả này đưa Nhật Bản là thị trường có tỷ lệ giao dịch của người nước ngoài cao nhất khu vực.
Trong năm nay, thị trường chứng khoán xứ mặt trời mọc hấp thụ dòng vốn ngoại lớn nhất châu Á với quy mô hơn 37 tỷ USD.
Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.
Trở lại khu vực ASEAN, tại hai thị trường Indonesia và Malaysia, dòng tiền ngoại cùng góp 1/3 thanh khoản. Dữ liệu của Indonesia, nội khối chiếm 68% thanh khoản cổ phiếu trong 12 tháng trở lại đây, 32% thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu nhìn sâu hơn, cá nhân đóng góp cao nhất với 38% tổng giá trị mua bán cổ phiếu xứ vạn đảo, không quá áp đảo như Việt Nam. Gần 2/3 giao dịch còn lại xuất phát từ các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các loại hình tổ chức khác.
Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.
Tại một thị trường phát triển và tham gia sâu rộng vào Việt Nam như Hàn Quốc, nhóm nhà đầu tư phi tài chính chủ yếu là các cá nhân chiếm khoảng 89% giá trị giao dịch thị trường (theo số liệu từ đầu năm 2023 đến ngày 14/12), còn lại đến từ những tổ chức tài chính (quỹ hưu trí chính phủ, ngân hàng đầu tư, quỹ ủy thác, quỹ cổ phần tư nhân).
Giống như Indonesia, cá nhân trong nước đóng góp khoảng 68% giá trị giao dịch cho thị trường tại Hàn Quốc, 20% từ khối ngoại (cá nhân và tổ chức).
Trên thị trường chứng khoán Đài Loan, với dữ liệu 10 năm qua (2013 – 2022), cá nhân trong nước chiếm 59% quy mô giao dịch, phần còn lại là tổ chức trong nước (14,2%) và tổ chức nước ngoài (26,8%). Xu hướng đầu tư qua tổ chức thịnh hành tại Đài Loan tạo nguồn tiền để các tổ chức phân bổ sang Việt Nam những năm gần đây.
Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.
Bài toán hút vốn tổ chức nước ngoài
Tham chiếu những thị trường trên cho thấy chứng khoán Việt Nam đang đối mặt hai vấn đề về dòng tiền mặc dù được đánh giá tiềm năng, định giá hấp dẫn. Thứ nhất là khối ngoại đang đóng góp tỷ lệ nhỏ trong cấu trúc thanh khoản. Thứ là là sự thiếu vắng dòng tiền từ các tổ chức, trong khi nhà đầu tư cá nhân trong nước giữ vai trò then chốt.
Dòng tiền cá nhân trong nước ở thế thượng phong chính là tác nhân gây ra biến động mạnh trên thị trường bởi đặc tính bất ổn định. Sự hỗn loạn dễ thấy nhất trong giai đoạn thị trường diễn biến mạnh theo một chiều. Tâm lý hưng phấn quá đà hoặc bi quan thái quá từ nhóm nhà đầu tư cá nhân có thể chi phối thị trường chung.
Trong khi việc thu hút dòng vốn ngoại vẫn còn là bài toán nan giải, thị chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng rút ròng từ khối ngoại, phần lớn là các tổ chức. Tính từ đầu năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 3 tỷ USD. Dòng tiền ngoại rời khỏi cổ phiếu niêm yết và các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại Việt Nam.
Ngoài điểm sáng là dòng tiền từ Đài Loan, nổi bật là hai quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF và CTBC Vietnam Equity Fund, không nhiều cái tên ngoại thực sự gây chú ý trong 4 năm qua.
Mục tiêu thu hút dòng vốn tổ chức nước ngoài được chuyên gia khuyến nghị và cơ quan quản lý thị trường đề cập nhiều lần. Trong công điện mới đây của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, hiệu quả, mục tiêu này một lần nữa được đề cập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tài chính có những giải pháp đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư theo hướng thu hút sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư.
Song song với đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu liên bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi nhằm hút vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư, tổ chức.
Với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2025, 2024 sẽ là năm then chốt. Cùng với việc tạo nguồn hàng hóa mới như nới room ngoại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, nâng hạng sẽ mở ra cơ hội hấp dẫn dòng tiền ngoại. Khi đó, chứng khoán Việt Nam sẽ thoát cảnh “cá lớn nằm trong ao nhỏ” như cách ví của vị lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường.
Lợi Hoàng
Bọn cá mập ngồi sòng PS ôm một đống HĐ SHORT, chúng khoái short do dễ ăn đậm hơn buôn ma tuý nên mới vừa tháng trước chúng mang DXY, CPI CK mỹ sập ra hù doạ kinh hồn và mình đã dự đoán CPI Mỹ ngược lại bọn chúng l…giờ chúng lôi Shanghai ra ca cẩm
Thế giới có thằng nào I.Ả CHẢY là chúng lôi về ném vào CK cơ sở VN
Phù thịnh không phù suy…cứ phù suy thì sẽ suy tàn không bao giờ phát triển được … bơm tiền vào DN như bơm máu để DN sống, khoẻ mạnh & phát triển
Phải chửi những thằng đầu óc thế này…lúc nào chúng cũng ca cẩm để ăn short!
Nhiều DN ngon giá đang rất tốt đến tốt, có DN giá thậm chí giá ở Vnindex500-800 sao chúng không mua? Sao cứ ca cẩm suốt? Chứng tỏ là chúng đang ôm một đống short chứ có tử tế gì đâu