Doanh nghiệp ngành Điện đang có sự phân hóa KQKD rõ rệt giữa các loại hình cung cấp điện: nhiệt điện, thủy điện, năng lượng tái tạo… Trong đó, tăng trưởng sản lượng nhóm thủy điện đạt kỉ lục trong vòng 10 năm qua và hứa hẹn sự tăng giá khi Q3 là mùa mưa cao điểm bên cạnh nhóm điện than gặp áp lực bởi giá than đầu vào neo cao.
Về diễn biến thị trường điện hiện tại:
-
Tính đến tháng 7/2022, sản lượng điện cả nước tăng nhẹ 4.2%, và chủ yếu là do mức giảm của nhóm nhiệt điện, thủy điện tăng trưởng kỉ lục 10 năm trong khi điện tái tạo và điện khi gần như không đổi.
-
Giá thu mua điện 7T/2022 tăng vượt trội so với kì 2019-2022, thể hiện nhu cầu điện với chi phí đầu vafoo tăng mạnh.
Luận điểm đầu tư đáng chú ý:
1. Quy hoạch điện VIII đang rất cấp bách:
- Dòng vốn FDI liên tục đổ vào VN khi dịch chuyển từ TQ sang VN (nhóm BĐSKCN đã và đang là chứng minh rõ nhất), đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cần tiêu hao rất nhiều điện.
-
Câu chuyện thiếu điện trầm trọng bên Trung Quốc thời gian gần đây là minh chứng cho việc an ninh năng lượng gắn bó chặt chẽ với xu hướng phát triển kinh tế.
-
Chính phủ VN đang rất khẩn trương trong việc triển khai quy hoạch Điện VIII, liên tục góp ý sửa đổi và hoàn thiện. Thường trực Chính phủ dự kiến họp về Quy hoạch Điện VIII
=> Quy hoạch điện VIII đang ở thời điểm cuối phê duyệt, thúc đẩy nhóm ngành điện tăng trưởng trong giai đoạn tới, đặc biệt là DN nhóm năng lượng tái tạo, điện gió.
2. Giá điện sẽ tăng trong năm 2023 khi đã kiềm chế trong 2022:
- Giá điện của Việt Nam thấp thứ 3 ở khu vực ĐNÁ và bằng khoảng 60% giá trung bình của thế giới: lợi thế về cạnh tranh giá điện trong khu vực.
Một áp lực đang rất lớn đối với nhóm điện than đó là giá than nhiệt có dấu hiệu tăng trở lại, nguyên nhân:
-
EU gia tăng nhập khẩu than để phát điện vào mùa đông trong bối cảnh lượng khí từ Nga giảm mạnh.
-
Giá điện trên toàn thế giới đều tăng kỷ lục do giá các đầu vào của ngành điện tăng mạnh điển hình là giá than và giá khí.
-
Trung Quốc đẩy mạnh mua than để phát điện trong bối cảnh hạn hán kỷ lục ở vùng sản xuất điện lớn khiến hàng loạt nhà máy nhừng hoạt động để đảm bảo điện sinh hoạt cho dân.
- Năm ngoái vào thời điểm Trung Quốc thiếu điện, 1 số cổ phiếu điện ở Việt Nam cũng có phản ứng tăng giá theo câu chuyện ám thị về thiếu điện. Đây cũng là một trong những yếu tố cộng hưởng cùng với câu chuyện chính sách và kỳ vọng tăng giá điện trong 2023, thúc đẩy giá cổ phiếu năng lượng tăng! Xem lại: Khủng hoảng điện ở Trung Quốc nghiêm trọng đến mức nào?
3. Nhóm thủy điện đang là động lực tăng chính:
- Sản lượng thủy điện tăng mạnh do mưa bất thường trong cao điểm mùa khô, nhất là trong tháng 5 – 6 ở khu vực miền bắc.
-
Khả năng xảy ra La Nina có thể suy yếu trong T7 và quay trở lại từ T8 – T10 với xác suất khá cao, khoảng 68%, và tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm với xác suất 60%. Do đó, tôi tin rằng thủy điện sẽ hưởng lợi từ điều kiện thời tiết thuận lợi trong quý 3.
-
Không khí lạnh xuất hiện sớm (từ T10 – T11) kết hợp với bão nhiệt đới khiến lượng mưa tại miền bắc từ T7-T9 cao hơn trung bình mọi năm.
Như Thùy (0947659735 hoặc tham gia link cộng động trên profile)