Ở thời điểm tháng 4/2024, vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Công thương cho phát triển điện mặt trời mái nhà.
Một điều tiên quyết khác để các dự án điện lớn được triển khai như Quy hoạch và Kế hoạch đặt ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước chính là các vấn đề tài chính liên quan đến ngành điện cần phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn nữa.
“Các nguồn điện than, nhiệt khí, năng lượng tái tạo đã được EVN huy động tối đa công suất, mua tối đa tất cả các nguồn điện nhập khẩu để giữ nước tối đa cho các hồ thủy điện để đảm bảo cấp điện trong các tháng mùa khô”,
Dự án đường dây 500 KV mạch 3 đang chạy đua cùng thời gian về đích để sớm giải bài toán năng lượng, tạo mạch máu cho nền kinh tế đất nước.
BÀN VỀ VIỆC HỢP TÁC GIỮA BCG ENERGY VỚI SK ECOPLANT DƯỚI GÓC NHÌN CÁ NHÂN:
Ngày 22/3/2024, Công ty SK Ecoplant (thuộc SK Group - Chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc với giá trị vốn hoá thị trường đạt 63 tỷ USD) và BCG Energy (một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital, Việt Nam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển hơn 700 MW năng lượng tái tạo. Hơn 700 MW mà SK Ecoplant và BCG Energy sẽ phát triển tại Việt Nam, bao gồm 300 MW điện mặt trời áp mái, 300 MW điện gió trên bờ tại các tỉnh phía bắc và các khoảng 100 MW các dự án tiềm năng khác. Tổng vốn đầu tư của dự án không được tiết lộ, nhưng theo tính toán trung bình làm 300 MW điện gió gần bờ đã 18.000 tỉ đồng, 300 MW cánh đồng điện mặt trời là khoảng hơn 6.000 tỉ đồng.
+ Nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu -Brand Value- cho BCG:
Việc BCG hợp tác với SK Group - Chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu BCG như một đơn vị phát triển năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam.
Trước BCG, SK Group đều hợp tác với các thương hiệu tên tuổi lớn ở Việt Nam như Vingroup, Masan, PV Oil, Petrolimex, SCIC, PVN, Pharmacity, Imexpharm, T&T Group… Điều đó cho thấy SK đánh giá cao uy tín, kinh nghiệm và vị thế của BCG trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
+ Cơ hội để mở rộng thị trường, khách hàng:
Theo thỏa thuận hợp tác, Bước đầu hai bên sẽ thực hiện các dự án điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu. Đối tượng khách hàng chính mà SK Ecoplant và BCG Energy hướng đến là các doanh nghiệp Hàn Quốc đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Hàn Quốc là đất nước có tự tôn dân tộc rất lớn. Văn hóa người Hàn thường sử dụng các sản phẩm trong nước, các công ty FDI ra nước ngoài làm ăn cũng thường sử dụng các sản phẩm phụ trợ, dịch vụ do các công ty, cá nhân Hàn Quốc cung cấp tại nước sở tại.
Việc BCG hợp tác với SK sẽ là một cơ hội vô cùng lớn, một thị trường rộng mở để BCG có thể lắp đặt các dự án điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc ở Việt Nam như Sam Sung, LG, Hyosung, Hyundai… Nên nhớ, Chỉ trong 10 năm (2013-2023), Hàn Quốc đã vươn lên dẫn đầu cả về số dự án, số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Lũy kế tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cho tới nay đã đạt hơn 90 tỷ USD và có trên 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra điểm mạnh của SK mà các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc sẽ cần để hợp tác lắp điện mặt trời là Chứng chỉ xanh. Việc Lắp đặt điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp có được các chứng chỉ xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2021, SK đã đăng ký dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam với Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Theo chương trình, SK Ecoplant sẽ nhận được quyền [phát thải carbon]từ cơ quan Liên hợp quốc tương ứng với việc thực hiện các dự án giảm khí thải nhà kính.
+ Áp lực đầu tư FDI sẽ đẩy nhanh việc xây dựng cơ chế mua bán điện, cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu (Dự kiến ngay trong năm 2024):
Mới đây Chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên sáng 19.3, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn. Song hiện tượng thiếu điện là một trong những yếu tố khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Các công ty Hàn Quốc hiện rất quan tâm đến các ngành sử dụng nhiều công nghệ, phù hợp với xu hướng thân thiện môi trường như điện mặt trời áp mái. Nhưng cũng đang ngần ngại tiến hành đầu tư do việc cung cấp điện không ổn định và các quy định pháp luật liên quan chưa rõ ràng.
+ Bổ sung nguồn lực tài chính:
BCG hợp tác với Sembcorp trước đó đã mang đến cho BCG nhiều khoản vay ưu đãi của các ngân hàng Singapore dưới sự bảo lãnh bằng vốn góp của Sembcorp. Như DBS Bank Ltd, Singapore năm 2023 đã giải ngân cho vay gần 1700 tỷ với lãi suất ưu đãi giúp BCG tất toán được nhiều khoản vay trong nước với lãi suất cao hơn.
Với tiềm lực tài chính lớn mạnh của SK, tương lai rất có thể BCG cũng sẽ nhận được nhiều khoản vay tương tự ví dụ từ SHINHAN BANK…hoặc từ phần vốn góp hoặc mua lại cổ phần từ SK.
Đầu năm 2024, Cổ đông không được công bố đã rót vốn vào BCG? Theo đăng ký thay đổi hồi đầu tháng 1/2024 của CTCP BCG Energy, doanh nghiệp này vừa tăng gấp rưỡi vốn điều lệ từ 4.500 tỷ đồng lên mức 7.300 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố. Mới đây, ngày 16/12/2023, doanh nghiệp này vừa mua lại 2.500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn của 2 lô trái phiếu mã EBCCH2124002 và EBCCH2124003.
Việc mua lại cổ phần cũng từng có tiền lệ với công ty ngành năng lượng tái tạo tương tự. Năm 2022, JERA - nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản đã mua lại 35,09% cổ phần Công ty cổ phần Điện Gia Lai (mã GEG) và trở thành bên cổ đông nước ngoài lớn nhất của Công ty.
+ Định giá lại cổ phiếu BCG:
Nếu SK mua lại cổ phần BCG như đã từng mua Masan (Đầu tháng 10/2018, SK thực hiện giao dịch thoả thuận mua lại 110 triệu cổ phiếu MSN với mức giá khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu và trở thành nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại tập đoàn Masan) hoặc Vingroup ( Năm 2019, SK Group đã đầu tư 1 tỷ USD để mua 6.1% cổ phần của Vingroup) thì chắc chắn mức định giá BCG ít nhất phải bằng giá sổ sách tầm 30.000/CP.
Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) trong các ngày đầu tháng 4/2024, tiêu thụ điện của cả nước đã đạt từ 900 kWh trở lên, dự kiến với đà tăng nhiệt, nắng nóng xảy ra diện rộng tại miền Bắc tháng 6-7/2024, lượng điêu thụ có thể đạt 1 tỷ kWh/ngày.
Đâu là động lực giúp Bamboo Capital (BCG) tự tin lãi ròng năm nay tăng gấp hơn 5 lần?
Tập đoàn Bamboo Capital (mã cổ phiếu BCG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn và kế hoạch kinh doanh năm nay với nhiều điểm đáng chú ý, đặc biệt là trong mảng năng lượng tái tạo (BCG Energy) và mảng bất động sản (BCG Land).
2 sếp từ nhiệm trước thềm tham vọng của Bamboo Capital (BCG): Kế hoạch lợi nhuận gấp 26 lần đến năm 2028, đưa Bảo hiểm AAA lên sàn
Nhu cầu tiêu thụ điện cao điểm mùa khô (tháng 5-7) dự báo tăng 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện đặt ra trước đó.
BCG sẽ là ngành nghề tương lai.
Hé lộ mối quan hệ giữa Eximbank và Bamboo Capital
Nhị Hà Thứ Năm, 2/5/2024 14:11
(Thị trường tài chính) - Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) Eximbank đã tổ chức thành công và thông qua sự thay đổi lớn ở “thượng tầng” ngân hàng này. Đáng chú ý, HĐQT của nhà băng này tiếp tục có sự xuất hiện của người của Bamboo Capital.
Mối liện hệ giữa Eximbank và Bamboo Capital
Cụ thể, Eximbank đã thông qua việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Nguyễn Cảnh Anh sinh năm 1979, được bầu vào thành viên HĐQT Eximbank từ năm 2023. Ông từng đảm nhiệm các vị trí chủ chốt tại Viettel, Vingroup và có gần 20 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, đầu tư, quản lý tài chính.
Đáng chú ý, Eximbank đã bầu bổ sung ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital vào HĐQT của nhà băng này nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Năm 2024, Eximbank thông mục tiêu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế 5.180 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến đạt 223.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023. Dư nợ cấp tín dụng đạt 161.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2023. Huy động vốn đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2023. Nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng kiểm soát ở mức 1,8%
Đổi lại, một thành viên HĐQT Eximbank đương nhiệm là bà Lê Thị Mai Loan đã xin từ chức vì lý do cá nhân. Được biết, vào 14/2/2023, bà Lê Thị Mai Loan (1982) được bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank. Bà Loan từng là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) và đại diện cho phần vốn góp của Bamboo Capital tại CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Vận tải Tracodi (TCD).
Bà Loan cũng là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại dịch vụ Gia Khang - một doanh nghiệp có nhiều quan hệ với Bamboo Capital.
Trước đây, bà Loan là thành viên Ban kiểm soát của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land - thành viên thuộc Bamboo Capital. Bà Loan thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.
Ông Nguyễn Hồ Nam được bầu vào HĐQT của Eximbank
Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ VII của Eximbank gồm 7 thành viên, gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh, 4 Phó chủ tịch HĐQT (ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc), thành viên HĐQT (ông Phạm Quang Dũng) và thành viên HĐQT độc lập (ông Trần Anh Thắng).
Những năm gần đây, Bamboo Capital đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm thông qua việc thành lập BCG Financial. Trong năm 2021, Bamboo Capital đã đầu tư vào CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC), mua lại CTCP Bảo hiểm AAA và đầu tư vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Tháng 5/2022, Eximbank có hợp tác chiến lược với AAA - công ty bảo hiểm thuộc Bamboo Capital.
Ngoài ra, ông Ngo Tony trong Ban kiểm soát Eximbank vừa đắc cử vào 14/2/2023 cũng là người do nhóm cổ đông Bamboo Capital đề cử.
Sự xuất hiện của các gương mặt từ Bamboo Capital và có liên quan đến BCG khiến các cổ đông hy vọng vào tương lai của Eximbank.
"Tôi không từ nhiệm để rời bỏ, mà để di chuyển lên một cương vị mới"
Sau khi đắc cử vào Eximbank, ông Nguyễn Hồ Nam đã gửi đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Bamboo Capital. Trong đơn từ nhiệm, ông Nam đã chỉ ra rằng quyết định này nhằm tập trung vào việc phụ trách Hội đồng sáng lập và Hội đồng cố vấn của Bamboo Capital, đồng thời chỉ đạo chiến lược phát triển của tập đoàn.
Tại đại hội cổ đông thường niên của Bamboo Capital diễn ra vào ngày 27/4/2024, việc bầu ông Kou Kok Yiow giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị đã được thông qua. Trong khi đó, ông Nguyễn Hồ Nam đã rút lui khỏi Hội đồng quản trị để đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Chiến lược tại BCG.
Trong bài phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Hồ Nam chia sẻ về việc BCG đang tiến triển mạnh mẽ trong hành trình ESG bằng cách áp dụng các nền tảng hiện đại hàng đầu để theo dõi, phân tích và đánh giá lượng khí thải carbon tại các công ty thành viên. Ông nhấn mạnh, báo cáo về phát triển bền vững đang trở nên ngày càng quan trọng và được thực hiện với một chuẩn mực cao và nghiêm ngặt hơn, là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển bền vững và phát triển xanh mà BCG đã đề ra cho chính mình và các công ty thành viên.
Trả lời câu hỏi từ cổ đông về lý do từ nhiệm, ông Nguyễn Hồ Nam cho biết rằng Tập đoàn đã chuẩn bị cho việc này trước đó theo hướng tái cấu trúc. BCG hiện có 12 lãnh đạo sẵn sàng kế thừa từ 9 nhân sự sáng lập ban đầu. Dưới sự lãnh đạo của 12 người này, còn có một đội ngũ 42 nhân sự lõi sẵn sàng tiếp bước.
BCG đang phát triển một mô hình tập đoàn không phụ thuộc vào bất kỳ thành viên nào, vì vậy các nhân sự sáng lập sẽ từ từ rút lui khỏi Hội đồng quản trị để những nhân sự kế cận có thể được phát triển với tâm thế vững vàng hơn. “Tôi không từ nhiệm để rời bỏ, mà để di chuyển lên một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng Chiến lược. Với tâm thế mới này, Hội đồng Chiến lược sẽ dành thời gian để tìm kiếm những hướng đi mới cho Tập đoàn,” ông Nam nói.
Cơn sốt năng lượng tái tạo bùng nổ ở Ấn Độ, nhiều cổ phiếu tăng hơn 1,000%
02/02/2024 10:10
Nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo Ấn Độ đang tận hưởng đà tăng chóng mặt trong 2 năm qua khi nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô rót tiền. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng định giá của nhóm cổ phiếu này “cao đến mức điên rồ”.
Cổ phiếu SG Mart, nhà sản xuất năng lượng mặt trời và gió ở Gujarat, đã tăng hơn 5,800% kể từ tháng 11/2021 – thời điểm Thủ tướng Narendra Modi thông báo Ấn Độ đặt mục tiêu năng lượng sạch sẽ chiếm 2/3 trong tổng công suất năng lượng. Tương tự, Gensol Engineering tăng hơn 3,200%, Waaree Renewable Technologies leo dốc 1,800% và Zodiac Energy cộng 1,000%.
“Người người đang chìm đắm trong cơn sốt thay vì tập trung vào các yếu tố nền tảng”, Rajeev Thakkar, Giám đốc đầu tư tại PPFAS Asset Management Pvt, cho biết qua điện thoại. “Chúng tôi chỉ theo dõi chứ không đầu tư vào các cổ phiếu nhóm này”.
Bước tăng phi mã của nhóm cổ phiếu nhỏ này đang đối mặt với một thử thách lớn: Mức tăng của lợi nhuận doanh nghiệp không bắt kịp với đà leo dốc của giá cổ phiếu, trong khi công suất sản xuất đang tăng vọt và gây áp lực lên giá cả và lợi nhuận.
Tình trạng này gợi nhớ lại cơn sốt năng lượng ở Mỹ trong năm 2021. Tại thời điểm đó, định giá của nhóm năng lượng tái tạo ở Mỹ tăng rất mạnh, nhưng sau đó tụt dốc không phanh. So với mức đỉnh xác lập vào tháng 2/2021, chỉ số theo dõi cổ phiếu năng lượng tái tạo đã giảm 43%.
Giá pin năng lượng mặt trời đã giảm xuống thấp kỷ lục trong tháng này, buộc TCL Zhonghuan Renewable Energy Technology, nhà sản xuất pin mặt trời hàng đầu của Trung Quốc, phải đưa ra cảnh báo về lợi nhuận.
“Đà giảm đang bao trùm cả chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là gáo nước lạnh vào tham vọng đưa sản xuất trở về quê nhà của châu Âu, Ấn Độ và Mỹ”, Lara Hayim và Jenny Chase của BloombergNEF viết trong một báo cáo. Hoạt động lắp đặt năng lượng mặt trời tiếp tục tăng, nhưng một số nhà sản xuất đã bán lỗ trong năm nay.
Mức định giá điên rồ
Những cổ phiếu “con cưng” trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Ấn Độ đang có định giá ngất ngưởng, trong khi lợi nhuận còn thấp.
Chẳng hạn, SG Mart ghi nhận doanh thu thuần 15.6 triệu Rupee (190,000 USD) và lãi ròng 2 triệu Rupee trong năm tài chính gần nhất, nhưng có định giá lên tới 720 triệu USD, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy. Nhà sáng lập SG Mart đã bán bớt cổ phiếu khi giá cổ phiếu liên tục bứt phá. Tình trạng tương tự cũng có thể diễn ra ở Gensol và Waaree Renewable.
Waaree Renewable và SG Mart đang có hệ số P/B tương ứng 99 lần và 87 lần (xét trên lợi nhuận năm cũ), cao gấp 3 lần so với P/B của chỉ số chuẩn Nifty 50.
Binh đoàn nhỏ lẻ là nhóm đang tích cực đẩy giá cổ phiếu. Trong 12 tháng qua, nhóm nhà đầu tư này – được định nghĩa là nhà đầu tư có khoản đầu tư tối đa 200,000 Rupee – đã tăng đầu tư vào các cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường, trong đó bao gồm Waaree Renewable, Gensol, Taylormade Renewable và Zodiac Energy.
“Tôi không nghĩ mua đuổi là điều hợp lý”, Amit Doshi, Chuyên gia quản lý quỹ tại Care Portfolio Managers, chia sẻ. “Kiếm tỷ suất sinh lợi vượt trội trở nên khó hơn nếu bạn trả giá quá cao”.
Các nhà đầu tư tổ chức như Doshi phần lớn đều né xa các cổ phiếu thắng lớn vì định giá ngất ngưởng và lượng cổ phiếu tự do giao dịch thấp.
Dĩ nhiên, trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ đầu tư hàng tỷ đô vào các doanh nghiêp quốc doanh, đồng thời cung cấp chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo, xe điện, ngành này vẫn có tiềm năng tăng trưởng. Tuy vậy, rủi ro của nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo nhỏ vẫn là quá lớn để ngó lơ.
BCG Bamboo capital đế chế tài chính mới khi lấn sân M&A Bank. KCN, hạ tầng, năng lượng tái tạo có lẽ trên sàn không cổ nào có thể theo kịp BCG
Rất nhiều game trong 2023 và dự kiến giá sẽ cán mốc 5x-6x khi vào rổ VN30 và có các đối tác lớn tham gia
*** Về lĩnh vực BĐS: BCG có các dự án đã, đang và sẽ triển khai trong giai đoạn tới, cụ thể:**
1- Dự án Casa Marina ReRort: Có TMĐT 200 tỷ đồng, quy mô 1,5 ha với 56 bungalow, 32 phòng khách sạn. Dự án hiện đang vận hành, khai thác kinh doanh.
2- Dự án King Crown Village Thảo Điền: Sẽ hoàn thành việc bàn giao & ghi nhận doanh thu, lợi nhuận toàn bộ 17 căn hộ biệt thự trong năm 2021 (GĐ1). Trong thời gian tới sẽ thực hiện các trình tự, thủ tục để triển khai thực hiện GĐ2 của dự án.
3- Dự án Raddison Blu Hội An: Sẽ thực hiện bàn giao và ghi nhận DT, LN của dự án kể từ Q3/2021.
4- Dự án King Crown Infinity: Có TMĐT 4.717 tỷ đồng, quy mô 1,26 ha với 724 căn hộ, 91 căn hộ dịch vụ, 25 shophouse và khu vực thương mại. Dự án đang triển khai thi công và bắt đầu mở bán năm 2021
5- Dự án Amor Residence Villa Bình Chánh: C ó TMĐT 361 tỷ đồng, quy mô 0,69 ha với 33 căn hộ Villa. Dự án triển khai thực hiện.
6- Dự án Casa Marina Premium: Có TMĐT 1.707 tỷ đồng, quy mô 12ha với 160 căn hộ biệt thự đồi, hướng biển. Dự án đã thực hiện động thổi ngày 20/10/2021và bắt đầu mở bán năm 2021.
7- Dự án Casa Marina Mũi Né: Có TMĐT 1.635 tỷ đồng, quy mô 1,21 ha với 34 villa, 700 căn hộ nghỉ dưỡng. Dự án đang triển khai thực hiện và bắt đầu mở bán năm 2021.
8- Dự án Hội An D’or: Có TMĐT 3.918 tỷ đồng, quy mô 24,85 ha với 52 căn biệt thự và 805 căn hộ nghỉ dưỡng. Dự án thực hiện khởi công ngày 18/4/2021 và bắt đầu mở bán năm 2021.
9- Dự án nghỉ dưỡng 5 sao Grand Mercure Hội An: Có TMĐT hơn 3.000 tỷ đồng, quy mô 7,2ha với 18 căn biệt thự và 785 phòng, trong đó có 392 phòng khách sạn và 393 căn hộ du lịch tiêu chuẩn 5 sao. Dự kiến khu nghĩ dưỡng đi vào vận hành vào Quý 1/2023 & Tập đoàn Accor sẽ là đơn vị quản lý vận hành.
Ngoài các dự án BĐS trên, BCG còn có “của để dành” để triển khai thực hiện trong thời gian tới như:
- Dự án TTTM, tổ hợp tại Court Tower tại Tp. HCM;
* Dự án KĐT sinh thái thông minh Bình Đức;
- Khu dân cư Gia Nghĩa với vốn đầu tư 247 tỷ đồng, có quy mô gần 17 ha;
- Dự án điểm du lịch số 2A với vốn đầu tư 1.030 tỷ đồng tại tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn);
- Dự án KCN Cát Trinh (Bình Định) có quy mô 368 ha;
- Dự án KCN Việt - Hàn (Long An);
- Dự án Trung tâm thương mại Củ Chi;
-
Dự án Pegas Nha Trang; * Khả năng hợp tác cùng DOJI thực hiện dự án Khu nhà ở và thương mại, dịch vụ cao cấp tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu, thuộc Khu A - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích 22,92 ha, tổng chi phí thực hiện dự kiến là 4.750 tỷ đồng (BCG và Doji hiện đang cùng góp vốn thực hiện dự án Blue Star Bình Đức,…) * …
***** Về lĩnh vực năng lượng tái tạo:
1/ Về điện mặt trời: - BCG Energy và các đơn vị thành viên đang sở hữu và vận hành các dự án: CME Long An 1 & 2 (100,4 MW); Vneco Vĩnh Long (49,3 MW); Phù Mỹ (216 MW); điện áp mái,…
Trong thời gian tới, BCG Energy sẽ hoàn thành COD phần công suất còn lại dự án ĐMT Phù Mỹ; Công ty Thành Nguyên sẽ triển khai thực hiện dự án ĐMT Krong Pa Gia Lai; các đơn vị thành viên tiếp tục phát triển công suất điện áp mái sau khi CP có cơ chế hướng dẫn mới về mua bán giá điện.
2/ Về điện gió: - Tại Trà Vinh: BCG đang triển khai thi công các dự án điện gió tại Trà Vinh là Đông Thành 1 & 2. Dự án cùng thực hiện với Công ty Thái Hòa, trong đó tỷ lệ kiểm soát của BCG hơn 93%/ dự án.
- Tại Cà Mau: BCG đang triển khai các dự án điện gió Cà Mau 1, 2 & 3 (trước đây tên gọi là Khai Long). Dự án hợp tác cùng Công Lý & Super Wind Energy (Thailand).
Ngoài các dự án trên đang triển khai , BCG còn có của để dành là dự án BCG Sóc Trăng có công suất 50 MW & dự án Aurai Vũng Tàu có công suất 100 MW*.* Bên cạnh đó, BCG có liên quan đến các khoản đầu tư dự án cánh đồng điện gió xanh Sông Cầu - Phú Yên có công suất gần 50 MW.
*** Về lĩnh vực xây dựng:** Với các dự án BĐS và NLTT của BCG, Tracodi sẽ được hưởng lợi rất lớn qua việc thực hiện thi công các dự án.
Tôi tin trong thời gian tới BCG sẽ sớm công bố các thông tin liên quan đến các dự án:
1/ Dự án KĐT sinh thái thông minh Bình Đức (BCG Land & Doji cùng góp vốn thực hiện);
2/ Dự án căn hộ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4 sao tại Vũng Tàu
3/ Dự án BĐS Phạm Văn Đồng - Thủ Đức
- Về dự án BĐS CN: Hiện BCG đang sở hữu và có liên quan đến 2 dự án
1/ KCN Cát Trinh -Bình Định có quy mô 368 ha
2/ KCN Việt Hàn - Long An tọa lạc tại Đức Huệ, LA, gồm có 2 khu với quy mô hơn 700 ha
Bộ Công Thương hoàn thành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Cập nhật: 13:47 | 01/05/2024Theo dõi KTCK trên
Tin từ Văn phòng Bộ Công Thương, cơ quan này vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 9/4/2024, Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị.
Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 26/4 năm 2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.
Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: (1) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; (2) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.
Hoàn thành và gửi thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.
Phương án 2 về mặt xã hội – môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Không có tác động, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì nó phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.
Cụ thể, về kinh tế của phương án 2, sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Về mặt xã hội – môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Về thủ tục hành chính không bị phát sinh; không có tác động đến hệ thống pháp luật.
Theo thông tin mới nhất, Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp. Được biết, Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: (1) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng, (2) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia. Dự thảo này tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời, đồng thời thu hút đầu tư và thúc đẩy vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong thời gian tới.