Có thật là thị trường đang hồi phục?

Các bác có hàng thì theo dõi thêm không nên mua đuổi, các bác có tiền thì cơ hội lên tàu vẫn có nên không cần vội.

:sweat_smile: " Dục tốc bất đạt "

2 Likes

Sau FDT còn thuyền nào để lên được không ạ

2 Likes

ké với ạ

2 Likes

cảm ơn ad

2 Likes

theo mình thì chắc thép, năng lượng, bán lẻ, thịt heo

2 Likes

Như câu chuyện em có nhắc hôm 10/8 đây,
Nếu các bác theo e gom từ hôm đấy ( tức 12/8 ) thì đã có 3/4 cổ bắt đầu có nhịp tăng nhẹ theo xu hướng đà tăng của thị trường chung.
Lý do em list ra các cổ này vì đơn thuần là câu chuyện Q3, Q4 đều có câu chuyện tăng trưởng bứt phá phía sau :

  • Đối với BCM thì em có 1 bài phân tích nhỏ hôm 26/7 : Lý do chọn BCM và REE ôm trong cơn sóng dữ
  • Đối với MWG và HAH, thì cũng không thiếu bài phân tích nên nói thật ra là em cũng lười up 1 bài mới vì miếng bánh này khá ngấy rồi
  • Đối với VGG,
    image
  • Đang có đối tác chiến lược là SIG sẵn sàng trả tiền trước 106 tỷ ( và sẽ chuyển thành lợi nhuận khi VGG chuyển giao hết đơn hàng cho bên này )
    image
  • VGG vay ít hơn so với các cổ cùng ngành dệt may, kèm theo lượng tiền mặt đang gửi <3 tháng lớn hơn khoản vay nên áp lực nợ là không có, khoản lãi phải trả khi vay cũng thấp nên không bị ăn mòn lợi nhuận.
    image
  • Khoản phải thu của khách hàng thì đều là công ty lớn và có danh tiếng trong ngành nên việc bị rủi ro nợ xấu thấp
    image
  • Khoản thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn, chính là đòn bẩy giúp lợi nhuận Q3,Q4/24 bứt phá.

Đấy là với tầm nhìn trung, dài hạn cho danh mục, còn về tầm nhìn ngắn hạn thì nế các bác đã vào từ hôm đáo hạn phái sinh thì nay cũng được 1 khoản lãi rồi, nếu muốn đánh lướt thì kê lệnh SL -1% theo đà tăng ( mức SL tùy chỉnh theo biên độ dao động của cổ phiếu phiên hôm trước )

Còn để mở mới vị thế trong các phiên tới thì khó cho em, vì em chưa biết khẩu vị rủi ro của các bác + thị trường biến động không theo xu hướng nên việc em phán 3 con chữ xong thị trường rớt cái, các bác lại mắng em buồn lắm :disappointed:

3 Likes
  • Thép Q3, Q4 cũng có tiềm năng khởi sắc nhưng mà khả năng bứt phá lợi nhuận thì em chưa đánh giá cao lắm vì yếu tố vĩ mô của ngành thép và ảnh hưởng từ ngành bất động sản
  • Năng lượng thì đánh các cổ đầu tư nhiều về Thủy điện vì các tháng cuối năm tỷ lệ mưa cũng nhiều
  • Bán lẻ thì em cũng đang kỳ vọng cao vì nhu cầu mua sắm cuối năm tăng mà
  • Thịt heo thì chủ yếu tăng giá là nhờ nguồn cung giảm đẩy giá tăng, nhưng mà giờ cho phép tiêm vacxin phòng dịch tả Châu Phi rồi nên nguồn cung sẽ sớm tăng trở lại nên em không đánh giá cao lắm
2 Likes

Phiên thứ 3 sau ngày FTD bắt đầu có nhịp chỉnh nhưng nhờ rumor từ dòng bank nên vẫn giữ được nhịp tăng.
Phiên hôm nay là phiên thứ 4 sau ngày FTD, bắt đầu từ phiên sáng đã có nhịp rung lắc áp lực từ phía NDT cá nhân và Nước ngoài.

Theo lý thuyết thì sau ngày FTD sẽ xuất hiện phiên phân phối để con đường băng lên được chắc chắn hơn. Việc cần làm bây giờ là theo dõi phản ứng để đo lường sự đồng thuận .
Giả sử như, ( 1 ) ngày phân phối có nhịp rung lắc giảm >= 0,2% đi kèm với vol lớn hơn phiên hôm trước thì được coi là ngày phân phối bình thường
( 2 ) Nếu xuất hiện phiên phân phối giảm 1-2% hoặc nhiều phiên phân phối nhẹ thì có thể cảnh bảo cho việc FTD thất bại

Lưu ý, đây chỉ là trên lý thuyết nhưng em vẫn khuyên anh chị nên chuyển sang phòng thủ bằng cách hạ bớt tỷ trọng, không nên FOMO.
Còn tiền thì vẫn còn cơ hội

3 Likes

có lẽ là hồi thật r á bác

2 Likes

image
View W1 xác định xu hướng tăng trong trung hạn
image
View D1 thì đang có ngưỡng kháng cự gần là 1295 và ngưỡng kháng cự cứng là 1300
Dựa theo độ dốc của đà tăng thì khả năng rung lắc khi càng gần kháng cự là cao vì đà tăng qua dốc nên đa số các nhà đầu tư đều có lãi ổn => Áp lực chốt lời ngắn hạn thêm phiên ngày 22 - 23 đều đã xuất hiện nhịp giảm 0,2% - 0,3% trong phiên nên khả năng trong tuần chắc chắn sẽ còn nhịp rung lắc và đây là cơ hội để mở vị thế mới với anh chị chưa vào.
Về gợi ý build danh mục :

  • 1 mã chứng khoán 15%
  • 1 mã bất động sản 15%
    Còn chi tiết thì liên hệ riêng em nhé ạ, vì khẩu vị rủi ro khác nhau :innocent:
    Lưu ý build danh mục này trong ngắn hạn thôi nhé ạ, trung-dài hạn thì em vẫn khuyến nghị các mã em có nhắn trước ạ

cảm ơn bài viết chi tiết quá ạ

2 Likes

Thị trường sau lễ bắt đầu xuất hiện các nhịp chỉnh như em có đề cập từ hôm 22/8 ( 1 ),
Câu chuyện sau FTD cần theo dõi các nhịp chỉnh và cũng có khuyên anh chị hạ bớt tỷ trọng và hôm 24/8 ( 2 ) cũng có gợi ý qua cho anh chị cách build danh mục ( Chứng và BDS ) e có theo dõi 1 số mã về 2 ngành này và từ hôm đấy nếu anh chị gom thì đến nay cũng có chút xanh.

Em cũng mừng chút, vì ít nhất em cũng đóng góp dc 1 góc nhìn có chút đúng và giúp 1 số anh chị đọc topic tin em đón được cơn gió xanh trong thị trường không theo xu hướng như hiện tại
Mong anh chị vẫn sẽ ủng hộ em ở các bài topic kế tiếp, và nếu có câu hỏi hoặc phản ánh gì anh chị có thể cmt ở topic này hoặc ib riêng em ạ.
Mong cho em vẫn trụ được với nghề, mong cho anh chị danh mục lúc nào cũng có sắc xanh

1 Likes

hông e giỡn á

thị trường đang cố gắng, ae chờ tí kkk

phân tích kỹ quá tks ad

Chào quý anh/chị,

Gần đây, thị trường chứng khoán có phần ảm đạm khi lần thứ 7 trong năm không chinh phục được mốc 1300 điểm (theo view tháng). Dù vậy, từ xưa đến nay, truyền thống vươn lên trong mọi hoàn cảnh của chúng ta chưa bao giờ thay đổi. Em xin chia sẻ một số phân tích ngắn gọn như sau:

Hiện tại, vol giao dịch thấp, và nhiều nhà đầu tư có phần chán nản, phần lớn là do lượng hàng kẹt và việc Ngân hàng Nhà nước (SBV) giảm tiền trong thị trường thông qua tín phiếu để kiểm soát tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, theo hướng tích cực, tổng vol giao dịch tháng này vẫn cao hơn so với tháng trước (view tháng).

Ở khung tuần (1W), đường MA50 đang có xu hướng cắt lên MA200, cho thấy tín hiệu tốt dần trong trung hạn. Tuy nhiên, em dự đoán khả năng VNIndex vượt mốc 1300 điểm từ nay đến cuối năm là khó, vì nhiều nhà đầu tư còn “kẹt hàng” và dòng tiền cuối năm tập trung vào chi tiêu hơn là đầu tư. Dù triển vọng doanh nghiệp tốt, nhưng thiếu dòng tiền hỗ trợ sẽ khó có đà tăng bền vững.

Ở khung ngày (1D), MA200 đang đóng vai trò hỗ trợ mạnh tại mức 1250 điểm. Ngược lại, MA20 và MA50 sẽ là kháng cự ngắn hạn, lần lượt tại 1275 và 1273 điểm. Với dòng tiền hiện tại, em cho rằng VNIndex sẽ dao động trong biên độ 1250-1270 cho đến khi có lực đẩy mạnh để vượt kháng cự.

Quan điểm đầu tư:
Hiện em tập trung vào các cổ phiếu có tính ổn định cao, doanh nghiệp có nội tại tốt. Các mã Bluechip sẽ được cân nhắc nếu chiết khấu đủ hấp dẫn.
Em xin phím 1 mã công khai vì mã này khá đẹp, chắc chắn và là mã em theo 2 vòng lãi rồi nên khá am hiểu :

  • BCM: Vị thế khá đẹp, ít trôi nổi, khả năng quay lại vùng giá nền lâu ở 7x. Với khẩu vị rủi ro phù hợp, có thể cân nhắc mua dưới mức giá 67, vì đây là mức chiết khấu hấp dẫn ( lưu ý : dòng này yêu cầu sự kiên nhẫn).

Bản tin thị trường tháng 11 đã mở màn bằng chuỗi ngày ảm đạm, nhìn bảng giao dịch mà lòng thở dài, chả còn sức mà buồn. Khối lượng giao dịch thì cứ quanh quẩn như kiểu… không ai thèm để ý vậy.

Nhưng khoan! Đâu phải lúc nào cũng chỉ thấy đen tối! Điểm sáng (có phần yếu ớt) là thị trường dần dần tiệm cận lại mức đáy hồi tháng 9. Đúng, cơ hội vượt đáy có vẻ thấp, nhưng ai dám chắc rằng một cú bật mạnh hay cú break-out sẽ đến? Chắc chỉ sách dạy đầu tư mới tự tin về chuyện đó thôi!

Điều khiến dân chơi chứng khoán đau đầu hơn cả lúc này lại là một câu hỏi lớn: “Liệu có nên vào tý BTC không nhỉ?”

Còn dưới mắt nhìn của dân đầu tư trung và dài hạn, thì cả thị trường như một đợt sale Black Friday khổng lồ – từ cổ phiếu đến niềm tin đều giảm giá không phanh! Nhưng mà, liệu có còn lòng tin nào mà móc hầu bao sau mấy cú “lỗ chỏng gọng” từ đầu năm đến giờ không? Hỏi thì biết, chứ câu trả lời… chắc trong ai cũng tự rõ.

Thị trường chứng khoán trong những ngày gần đây đang làm không ít nhà đầu tư cảm thấy chán nản. Những nỗ lực phân tích chi tiết đôi khi trở thành cuộc đấu tranh với chính cảm xúc. Nhưng thay vì nhìn nhận điều này một cách tiêu cực, tại sao chúng ta không thử tìm thấy sự thú vị, thậm chí là ý thơ trong sự biến động của thị trường?

Một góc nhìn mới với "ý thơ chứng khoán"

Những biến động “hồi xanh ngắn ngủi” của thị trường có thể ví von như:

Một thoáng sắc xanh trên bảng điện,
Như chim phấp phới giữa rừng yên.
Ai dè chỉ chút màu gió thoảng,
Sàn đỏ rực trời, vỡ mộng riêng.

Chỉ một chút thi vị đã làm dịu đi áp lực từ những con số, giúp nhà đầu tư nhìn nhận thị trường một cách cân bằng hơn. Nhưng quan trọng hơn cả, cần giữ một tâm lý vững vàng và tiếp tục phân tích, tìm kiếm những xu hướng tiềm năng trong bức tranh thị trường hiện tại.

Phân tích kỹ thuật: Tìm xu hướng trong thị trường tiêu cực

Khung ngày

image

  • VNIndex chính thức bước vào giai đoạn Downtrend từ ngày 24/10 sau khi phá đáy 1268.
  • Ngưỡng kháng cự: 1240 điểm. Nếu chỉ số xây nền tại đây, có thể củng cố thành hỗ trợ mạnh cho những giai đoạn tiếp theo.
  • Nếu vượt qua ngưỡng này một cách mạnh mẽ, tâm lý thị trường sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong dài hạn, những cú “break nhanh” tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh.

Khung tuần

image

  • Chỉ số VNIndex đã chạm MA 200 và sau đó điều chỉnh.
  • Tích cực: Ngày 22/11 xuất hiện nến xanh, dù là “xanh vỏ đỏ lòng”. RSI đang ở mức 44,51, gần sát ngưỡng quá bán.
  • Tiêu cực: MACD thất bại trong lần giao nhau trước, tạo thêm áp lực giảm sâu. Tuy nhiên, đợt rơi này có thể là bước chuẩn bị cho lần giao nhau tiếp theo với tỷ lệ thành công cao hơn.

Nhận định cá nhân:
Thị trường sẽ tiếp tục có những nhịp điều chỉnh để tìm trạng thái cân bằng, sau đó sẽ thử phá ngưỡng MA 200 lần nữa. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn thận trọng, chưa sẵn sàng giải ngân.

Khung tháng

image

  • MA 50 đang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.
  • Khối lượng giao dịch giảm, báo hiệu lực bán tháo đã có dấu hiệu chững lại.

Góc nhìn lịch sử:
image
Note : 3 phiên tháng 12 ( dấu mũi tên đỏ )

  • Trong lịch sử, tháng 11 thường có những nhịp điều chỉnh trước khi thị trường băng lên vào tháng 12.

Nhận định cá nhân:
Dù thị trường hiện tại khá tiêu cực, nhưng đây chính là cơ hội để xây nền vững chắc. Điều này sẽ giúp VNIndex phát triển bền vững hơn, tránh nguy cơ hình thành bong bóng khi băng lên quá nhanh.

Kết luận: Khi tâm lý tạo nên cơ hội
"Sau cơn mưa trời lại sáng", và đôi khi, chính sự chán nản của thị trường hôm nay lại là nền móng cho những cơ hội của ngày mai. Hy vọng bài viết này sẽ củng cố thêm niềm tin vào thị trường.
Cảm ơn quý nhà đầu tư đã đọc qua ạ

BCM break khỏi vùng giá 70. Tính từ đợt 29/10 - 7/1, hiệu suất tăng khoảng 12,94 %.


Đây vẫn là cổ phiếu có lượng trôi nổi khá thấp và an toàn, tuy nhiên BCM đang có kế hoạch thoái bớt vốn nhà nước nên lượng thanh khoản dự kiến sẽ cải thiện trong năm 2025.

BCM nói riêng và BDS KCN nói chung vẫn là ngành được nhiều CTCK đánh giá là ngành có triển vọng trong năm 2025

  • Kỳ vọng chủ yếu là từ sự xê dịch đầu tư từ Trung Quốc do chính sách thuế quan của Donald Trump, theo báo cáo đăng ký vốn FDI vào Việt Nam tháng 10/24 tuy dòng vốn phát triển chậm nhưng vẫn duy trì trên mức trung bình 10 năm, tỷ lệ vốn FDI đăng ký có 64% vào Chế biến và sản xuất, và 18% vào bất động sản => Đây là động lực cho ngành xây dựng công nghiệp.
  • Nhờ sự cải thiện từ việc Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản làm số lượng dự án được cấp phép đang dần hồi phục, giá của các căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM vẫn giữ nhịp tăng đều. Người ta kỳ vọng năm tới sẽ là chu kỳ BDS nhờ 3 động lực chính : Lãi suất thấp - Hạ tầng nâng cấp ( Hoàn thành các dự án như Vành đai 4 ở Hà Nội, Sân bay Long Thành ở TP HCM ) - Pháp lý hoàn thiện => Tuy nhiên, nguồn cung dư dả mà không có cầu cũng đang là vấn đề khá nan giải