Tại sao lại phải kéo Bank vào lúc này? Theo ngu ý của em như sau: 1.BĐS đã tăng được 1 đoạn khá dài nên rung lắc mạnh dễ khiến cho bà con có tâm lý chốt lời mà chuyển qua Bank (không tăng trong 6 tháng qua), dòng tiền từ CP thép và DK cũng đang bị rút ra mạnh mà chưa biết đi đâu về đâu. 2. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, quý 4 này là thời điểm mà các Bank phải trích lập dự phòng rất lớn cho các khoản nợ (bị ảnh hưởng với Covid) đã cơ cấu trong năm 2021 làm ảnh hưởng đến LN cả năm 2021, và chỉ còn vài tuần nữa là hết năm rồi, nên không thể chậm trễ hơn được nữa, kéo lên để xả hàng là mệnh lệnh toàn ngành rồi. Các cao nhân cho thêm nhận định với ạ?
Mợ CTG cầm từ ngày chia, vẫn chưa về bờ
cũng có lý
vậy là sao
Phiên 22/11: Khối ngoại mua ròng phiên rung lắc, quay lại gom cổ phiếu bất động sản
16:37 | 22/11/2021[
Chia sẻ
](javascript:
Trong phiên rung lắc mạnh của nhóm midcap và penny, dòng vốn ngoại bất ngờ có diễn biến tích cực khi quay lại mua ròng trên cả ba sàn với giá trị trên 565 tỷ đồng. Tâm điểm hút vốn ngoại thuộc về nhóm bất động sản như VHM, KBC, VIC, trong khi hai mã ngân hàng VPB, TPB chịu áp lực chốt lời mạnh.
- 22-11-2021Gần 200 cổ phiếu nằm sàn, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo
- 22-11-2021Thị trường chứng khoán (22/11): Gần 200 mã nằm sàn, VN-Index chỉ mất hơn 5 điểm nhờ lực kéo từ nhóm ngân hàng
- 22-11-2021Cổ phiếu ngân hàng hút tiền, nhiều mã tăng kịch trần trong phiên đầu tuần
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra trong tâm lý giao dịch tiêu cực của nhà đầu tư. Thị trường liên tục rung lắc mạnh trước áp lực bán tháo từ nhóm midcap và penny. Đáng chú ý, thị trường ghi nhận gần 200 mã giàm sàn, trong đó hầu hết thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Đóng cửa, VN-Index giảm 5,1 điểm (0,35%) còn 1.447,25 điểm, HNX-Index giảm 9,35 điểm (2,06%) còn 444,62 điểm, UPCoM-Index giảm 1,28 điểm (1,13%) về 111,96 điểm.
Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao với gần 1,65 tỷ cổ phiếu được mua bán, tương đương tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 45.626 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE là 36.576 tỷ đồng.
Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).
Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 504 tỷ đồng, qua đó chính thức chấm dứt chuỗi xả hàng kéo dài 3 phiên trước đó. Về khối lượng, nhóm này mua ròng hơn 6,6 triệu đơn vị, tập trung ở cổ phiếu bất động sản.
Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Vinhomes là mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên đỏ lửa với 137 tỷ đồng, tương đương hơn 1,7 triệu cổ phiếu. Diễn biến tương tự, VIC của Tập đoàn Vingroup cũng được mua gom hơn 57 tỷ đồng.
Nối tiếp, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) tiếp tục thu hút hơn 82,2 tỷ đồng vốn ngoại. Đây là phiên mua ròng cổ phiếu CTG thứ 5 liên tiếp. Dòng vốn ngoại theo sau mua gom một số cổ phiếu của các nhà băng, lần lượt là HDB (35 tỷ đồng), VCB (32,8 tỷ đồng).
Bên cạnh VHM, VIC, dòng vốn ngoại tập trung mua gom một số cổ phiếu bất động sản trong phiên nhóm này chịu áp lực chỉnh mạnh, lần lượt là KBC (69,1 tỷ đồng), NLG (38,4 tỷ đồng), DXG (30,2 tỷ đồng)…
Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.
Trái với lực mua trong tuần trước, nhóm này quay lại bán ròng nhiều đại diện đến từ nhóm ngân hàng - dịch vụ tài chính. Áp lực xả hơn 170 tỷ đồng được ghi nhận ở cổ phiếu VPB của VPBank, theo sau là các mã TPB (82,6 tỷ đồng), HCM (35,6 tỷ đồng), VND (11,4 tỷ đồng), BVH (10,5 tỷ đồng).
Cùng chiều, một số mã cũng ghi nhận giao dịch bán ròng nhẹ hơn lần lượt phải kể đến VNM (23,8 tỷ đồng), GEX (20 tỷ đồng), HPG (17,6 tỷ đồng), KDC (12,4 tỷ đồng), KDH (8 tỷ đồng)…
Tại sàn HNX, giao dịch khối ngoại có tín hiệu tích cực khi nhóm này quay lại mua nhẹ 521 triệu đồng. Tuy vậy, về khối lượng, nhóm này duy trì rút ròng với 346.444 đơn vị cổ phiếu.
Tại chiều mua, dòng tiền ngoại vẫn tập trung mua gom nhiều nhất là cổ phiếu PVI (14 tỷ đồng). Nhóm này cũng rót ròng 2,9 tỷ đồng vào THD và 1,2 tỷ đồng vào mã CLH, trước khi mua ròng nhẹ hơn các mã lần lượt là BAX (799 triệu đồng), PCG (727 triệu đồng), VCS (688 triệu đồng)…
Trái lại, giao dịch chốt lời vẫn tập trung ở cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O với giá trị hơn 16,3 tỷ đồng. Mã này chính thức chấm dứt chuỗi tăng 12 phiên tục khi đảo chiều giảm 6,67% trong phiên.
Bên cạnh đó, khối ngoại cũng tập trung chốt lời các cổ phiếu BCC (1,7 tỷ đồng), DST (1,1 tỷ đồng), NVB (1 tỷ đồng)…
Giao dịch tại thị trường UPCoM tiếp tục duy trì trạng thái tích cực khi nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh lực mua ròng lên hơn 61,6 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với phiên cuối tuần trước và tương đương hơn 1 triệu đơn vị cổ phiếu.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi được đẩy mạnh mua gom lên tới 59,1 tỷ đồng, đóng góp lớn cho giá trị mua ròng tại UPCoM. Bên cạnh đó, nhóm này cũng tập trung gom mua các mã ACV (2,8 tỷ đồng), theo sau bởi VTP (2,4 tỷ đồng), BSR (1 tỷ đồng),…
mấy phiên sắp tới là kiểu gì 1 số cổ đông nhóm BĐS cũng giống y hệt như bên HPG nhà ông Long thôi, kẻ nào kẻ nấy đều kêu la gào thét thê lương kiểu như nhà có đám tang vậy
thầy ơi em đu CEo giá 28. Cứ giữ có chỉnh sâu ko thầy cho em ý kiến
Hỏi khó thế
trả lời hộ nhé: Hỏi thế có mà sư tổ thầy cũng ko trả lời đc nhé!
CEO khó chỉnh sâu. Mà chỉnh thì sợ gì??
Mình vào giá 33 đây, có giảm thì cũng kệ bà nó. Đầu tư phải nhìn dài tí, mới mua 1-2 hôm đã lo thì đi mua vietlot cho sướng
KỊCH BẢN BỘ PHIM KINH DỊ THỜI BƠM TIỀN. AI HIỂU SIÊU GIÀU, KHÔNG HIỂU CHỈ CÒN CÁI NỊT.
Thập kỉ bơm tiền kích thích là sự phân hóa giàu nghèo vô cùng khốc liệt. Nó diễn ra từ từ dần dần khiến những kẻ thiếu kiến thức, tầm nhìn, chủ quan là sẽ bị nghèo hóa cực kì nhanh. Lý thuyết con cá nếu thả nồi nước sôi sẽ nhảy ra ngay và thoát chết, nhưng khi đun từ từ mỗi hôm 1 độ nó sẽ chủ quan và chết chín nhừ.
A7 bằng kinh nghiệm 2 chu kì bơm tiền khủng đẫm máu và nước mắt viết bài này để các ae hình dung và tìm hướng đi tốt nhất.
1/ Giai đoạn nghi ngờ.
Các tin tức kiến nghị, bàn thảo gói kích cầu xxx tỷ đc lên sóng. Tâm lí đám đông vẫn chủ quan dửng dưng chả để ý nhiều, bởi theo họ là chưa có gì chắc chắn. Nhưng cổ phiếu tài sản chống mất giá như cổ đất đã kịp x 300-500-700% do những kẻ thông minh nhìn xa họ đã đi trước mua vào trú ẩn . còn những kẻ ngáo ngơ thì chửi rằng bơm thổi, lùa gà, ảo, bánh vẽ… Có gì mà tăng. Cũng có kẻ thông minh nó cũng chửi chim lợn thậm chí dùng cả media hỗ trợ vì chúng đang kẹt các chỗ khác như bank và các cổ khác chưa sang đc cổ đất. Mỗi khi chỉnh hàng đàn bâu vào chửi hả hê trên các diễn đàn…
2/ Rõ ràng hơn một chút.
Các tin tức chính thức đc thông qua, giá cổ tài sản lại vít tiếp 300-500% = lũy kế x giai đoạn 1 là cả chục lần. Đám đông nhiều kẻ vẫn nghi ngờ, nhiều kẻ vẫn cay cú chửi bới gào thét bong bóng ảo, leo đọt, up bô…nhất là những phiên chỉnh chúng ngoi lên cả đàn bâu vào hả hê cắn xé.
3/ Giai đoạn tiền đã đc bơm ra và chảy vào nền kinh tế. Giá đất cát tăng mạnh, lợi nhuận các công ty đất tăng. Giá cổ vít ga tiếp x300-400%, đám đông ôm tiền và các cổ khác lúc này mới cảm nhận đc sự mất mát quá lớn so ôm cổ đất, họ chậm trễ họ nghi ngờ, họ ko tin, họ nhìn ngắn sợ hãi rơi mất hàng trong các cú chỉnh… Họ tiếc nuối giằng xé nhưng nhiều kẻ ko dám đu lại vì sợ cao.
4/ Giá đất bắt đầu vào khúc tăng điên loạn, gói kích cầu 1 xong kinh tế ko hồi đc như dự kiến, bơm tiếp gói 2 gói 3…
Cổ tài sản chồm lên như con ngựa xích thố vụt bay nước rút thêm cả chục lần kéo CE liên tục, mở mắt CE, CE mút chỉ.
Lúc này những kẻ trước kia chửi A7, chửi đất bóng, chửi bơm thổi, chửi úp bô… Chúng đã tay trắng so đội ôm tài sản cổ đất, họ đã lọt top siêu giàu. Lúc này chúng đau đớn, chúng quằn quại , chúng tiếc nuối , chúng ân hận. Tất cả mọi sự dồn nén đến mức phát điên, ăn ko ngon, ngủ ko yên…chúng vay mượn lãi ngày để xúc lại cổ chúng đã bán rẻ mạt hoặc chửi năm xưa… …Pòm pòm. Khoảng 2024-2025
Thế là hết bộ phim tan nát một kiếp người.
A7 khi đó đc gọi là nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỉ 21.
mình âm 20%. có buồn chút nhưng cái mục tiêu của mình là 6 tháng sau là bao nhiêu… nên giờ kệ nó. chỉ quan tâm là mình bỏ ra bằng này $ và 6 tháng sau mình có bao nhiêu cho nó nhẹ đầu
Con ch.ó tính khôn lỏi bị chủ đá ra à.
Nhục quá, hố hố
theo đúng thầy dậy, muốn ăn bằng lần đừng quan tâm giảm 20-30%
Hôm nay trắng bên mua gây tâm lý hoảng loạn vì muốn bán ko bán được. A7 có nghĩ mai có nháo nháo chạy sàn tiếp ko?
thầy kệ em nó thầy ạ. ăn hàng T+ chỉ thế thôi. đánh 10 ăn 9 chết 1 lần là đi tong tất cả
tăng ở đây bù cho phần lạm phát lớn nữa. các bạn cứ thử đi hỏi mua 1 mảnh đất và 6 tháng sau quay lại xem còn mua đc giá đó nữa hay lên bao nhiêu % là biết ngay. ý anh A7 là trú ẩn để bảo toàn giá trị đồng tiền của mình bây giờ. chứ nó lên thì phải có xuống chứ… lên 10 phiên thì xuống 3 4 phiên là điều bình thường mà
AAA cổ phiếu đất khu công nghiệp chưa tă g, ngành nghề ổn định, tăng trưởng các năm tốt.Giá so với các CP đất thấp nhất sàn mọi người ạ.
Thằng đầu b đó toàn đi chim lợn để ae xả hàng, nhục vcl. Chấp cả nhà nó xả luôn
mua thêm ngon luôn thầy