Cũng như đợt trước có bác nào nhắc đến phân bổ qua CEO, DIG. Em chỉ khuyến nghị khi CEO giá loanh quanh 10, chứ lên tới 30 trở lên thì không còn hô hào anh em lao vào làm gì.
À, mình chỉ nghĩ là nếu bọn Q còi đc cứu thì giảm bớt gánh margin sang cp khác thôi. Chứ trước giờ chưa đụng bất cứ con nào thuộc “hệ sinh thái” Q còi
Bác đúng có tầm và có tâm đấy
Cảm ơn bác, nhưng thường thì các bác thích nghe theo khi giá lên cao. Kiểu như CEO lên 40, 50, 60 là nhiều bác thích vào lắm, còn lúc 10 là nhiều bác không thích nghe đâu.
Đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, cơ hội cho ngành khách sạn?
19-01-2022 - 11:11 AM | Bất động sản
[Chia sẻ](javascript:
BÁO NÓI - 4:04
Theo Sở Du lịch Tp.HCM, thành phố đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 khi dịch bệnh được kiểm soát. Ngay cả trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu đi, thành phố có thể vẫn chào đón khách du lịch quốc tế thông qua chương trình “Hộ chiếu vaccine”.
Bà Võ Thị Khánh Trang Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Tp.HCM cho hay, sự hồi phục của du lịch trong nước và quốc tế sẽ thổi luồng sinh khí mới vào thị trường khách sạn trong năm 2022. Các khách sạn cần nhanh chóng đổi mới để bắt kịp với những thay đổi trong thị hiếu của du khách sau đại dịch như xu hướng du lịch bền vững và ứng dụng nền tảng công nghệ.
Báo cáo của Savills chỉ ra, sau giãn cách, thị trường khách sạn cho thấy dấu hiệu phục hồi từ tháng 10. Tại quý 4/2021, nguồn cung là 14.470 phòng đến từ 104 dự án, tăng 39% theo quý nhưng giảm 5% theo năm, sau khi 1.000 phòng từ 37 khách sạn mở cửa trở lại. Hạng 5 sao chiếm lĩnh nguồn cung với 47% thị phần, theo sau là 4 sao với 27% và 3 sao là 26%. Có 14 dự án tạm ngưng hoạt động; trong đó có 13 dự án đến từ hạng 3 sao do nhu cầu giảm đáng kể. Nguồn cung khách sạn cách ly tăng 55% theo quý, lên 2.760 phòng từ 23 khách sạn do các đường bay quốc tế khôi phục vào tháng 10.
Ngay khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát vào cuối quý 3, các công trình xây dựng mới được tái khởi động. Đến năm 2025, mười sáu dự án mới cung cấp 3.300 phòng được kỳ vọng gia nhập thị trường. Trong đó, phân khúc 5 sao có chín dự án và một số được vận hành bởi các thương hiệu vận hành quốc tế như Mandarin Oriental, Hilton, và The Ritz-Carlton. Khu vực trung tâm là điểm đến chính để phát triển khách sạn, chiếm 67% nguồn cung tương lai.
Trong quý 4/2021, công suất khách sạn đạt 20%, giảm 36 điểm phần trăm theo quý nhưng ổn định theo năm do sự sụt giảm nhu cầu lưu trú từ các doanh nghiệp khi chỉ thị “Ba tại chỗ” và “Một cung đường hai điểm đến” hết hiệu lực. Phân khúc 4 sao đạt công suất cao nhất với 28% nhờ giá phòng phải chăng và dịch vụ chất lượng, thu hút được khách công tác và chuyên gia quốc tế.
Giá phòng trung bình chứng kiến mức tăng 21% theo quý lên gần 1,4 triệu VND/phòng/đêm khi hoạt động du lịch bắt đầu nóng trở lại. Tuy nhiên, giá phòng đã giảm 5% theo năm do các khách sạn 5 sao phải giảm giá phòng để phục vụ khách trong nước và khách sạn 3 sao cắt giảm dịch vụ ăn uống do thiếu lao động.
Theo Savills, khách sạn cách ly có tình hình hoạt động tốt khi Việt Nam khôi phục lại đường bay quốc tế đón khách hồi hương và chuyên gia quốc tế. Công suất trung bình đạt 44%, tăng 6 điểm phần trăm theo quý, còn giá phòng tăng 18% theo quý lên 1,6 triệu đồng/phòng/đêm.
Độ phủ sóng vaccine rộng rãi thúc đẩy nhu cầu du lịch quay trở lại. Theo báo cáo “Travel in 2021” của Visa, những du khách thuộc thế hệ Millennial và Gen Z sẽ dẫn dắt đà phục hồi du lịch vì sẵn sàng du lịch ngay khi dịch bệnh được kiểm soát hơn so với các thế hệ trước. Những người trẻ có xu hướng thanh toán trực tuyến khi đi du lịch, cho thấy nhu cầu phát triển nền tảng công nghệ để kết nối với đối tượng khách này. Du lịch bền vững dần trở thành xu thế mới khi ngày càng nhiều người ưa thích các hoạt động ngoài trời và trải nghiệm địa phương đích thực.
Chia sẻ về triển vọng, đại diện Savills cho hay, sự hồi phục của du lịch nội địa trong bối cảnh số ca nhiễm tăng trở lại trong quý 4/2021 đã phản ánh hướng tiếp cận “Chung sống an toàn với Covid-19”. Chiến dịch tiêm vaccine hiệu quả giúp Việt Nam có thể điều hành chính sách hạn chế di chuyển ở mức độ vừa phải, ngay cả với sự gia tăng của số ca nhiễm mới mỗi ngày.
Về triển vọng du lịch quốc tế, Tổng Cục Hàng Không Việt Nam đã khai thác trở lại các đường bay quốc tế thường xuyên; khách nhập cảnh vẫn phải thực hiện cách ly (trong 3 ngày) và tuân thủ các quy định chống dịch nghiêm ngặt. Khoảng 56% tổng lượng khách nước ngoài của Việt Nam vào năm 2019 là người Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai quốc gia này hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số các thị trường du lịch chính của Việt Nam, điều này cho phép du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau khi hai nước mở cửa du lịch trở lại.
Múc tiếp khi có giá đỏ thôi cả nhà. Sáng nay có 9.05 ngon thế . Nhưng chỉ có vài k, chắc kg chịu nổi nhiệt . Táng ra đúng đáy luôn.
Dòng tiền phân hoá ngày càng rõ nét. Điểm số tăng giảm, nhưng cp tốt vẫn lầm lũi đi lên. Chúc mừng cổ đông DAH
hôm nay DAH xanh đáng mừng và có dấu hiệu tiết cung nữa đó ạ, thanh khoản ngày càng bé, tốt r
Mạnh dạn mua thêm đi, đáy cmnr đấy. Kkk
Bỏ qua điểm số đi. DAH lù lù leo dốc
Mua DAH để ra Tết mang tiền về cho mẹ
Vừa chém tơi bời, buồn cười quá. Nhưng funny cũng trẻ ra mấy niên. Đời phải thế chứ
Mai lại chém tiếp
Vừa chém CII tưng bừng quá, khổ cho mấy thanh niên đu đọt khoá thanh khoản.
mua sớm nằm im đón sóng DAH
Du lịch, hàng không tăng tốc
Báo đầu tư | Hôm qua lúc 23:30
Chia sẻĐăng lạiBình luận (12)
Không chỉ hàng không, du lịch nội địa, inbound (đón du khách quốc tế đến Việt Nam), các doanh nghiệp lữ hành outbound (đưa du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài) cũng đang tăng tốc đón đầu cơ hội phục hồi.
Ảnh minh họa
Thị trường du lịch khởi sắc
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tính từ 29/12/2021 đến 10/1/2022, các hãng hàng không trong nước đã khai thác 4.480 chuyến bay với 547.000 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 64%. Trên trang web bán vé của Vietnam Airlines, từ ngày 15/1, nhiều giờ bay chặng TP.HCM - Hà Nội hết vé hạng phổ thông.
Đặc biệt hơn, nhu cầu hành khách bay từ TP.HCM đi Hà Nội hoặc các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc tăng mạnh trở lại với hệ số sử dụng ghế đạt trên 70%. Các hãng cũng đã khai thác hết số lượng chuyến bay được phân bổ, như đường bay TP.HCM - Hà Nội với tổng tần suất 25 chuyến khứ hồi/ngày, hệ số ghế 73%; đường bay từ TP.HCM đi/đến Đắk Lắk tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số ghế đạt 85%; các đường bay từ TP.HCM đi/đến Lâm Đồng, Hải Phòng, Huế, Gia Lai, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình và Nghệ An khai thác với tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số ghế đạt trên 70%, trong khi tháng 12/2021 chỉ đạt khoảng 50 - 60%.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, nhu cầu đi lại của người dân trên các đường bay từ TP.HCM đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Theo báo cáo từ hệ thống đặt giữ chỗ của các hãng hàng không, tỷ lệ khách đặt giữ chỗ trên các đường bay này cũng tăng cao. Tỷ lệ hành khách đặt giữ chỗ đều trên 50%, có những thời điểm lên đến trên 90%. Dù vậy, các đường bay trục và chiều từ Hà Nội đi các địa phương khác tỷ lệ đặt giữ chỗ còn thấp.
Để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của người dân với các đường bay từ TP.HCM đi/đến các địa phương, Cục Hàng không đã đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cho phép tăng tải cung ứng trên nhiều chặng bay giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán.
Sau khi mở lại bay quốc tế thường lệ, thị trường hàng không cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong tuần đầu tiên (từ ngày 1 - 7/1) đã có 16 chuyến bay thương mại thường lệ từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Bắc (Trung Hoa) với khoảng 1.000 khách về nước.
Cục Hàng không cho biết có khoảng 140.000 người Việt Nam có nhu cầu về nước đón Tết. Dự báo lượng khách về nước sẽ vượt 30.000 hành khách/tuần, bao gồm cả công dân Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài là khách ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư… Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ GTVT, Cục Hàng không đang thúc đẩy đàm phán với nhà chức trách hàng không các nước về việc nối lại bay quốc tế thường lệ cũng như tăng tần suất các đường bay hiện tại dịp Tết Nguyên đán.
Thời điểm tốt phục hồi thị trường outbound
Đặc biệt hơn, thời gian gần đây, ngành du lịch còn ghi nhận dấu hiệu tích cực từ thị trường outbound. Đơn cử, Vietravel đã tung ra gói tour đến bờ Tây nước Mỹ (giá khoảng 100 triệu đồng/người) và quốc đảo Maldives (giá khoảng 69 triệu đồng/người). Các tour này khởi hành từ mùng 3 Tết Âm lịch (3/2). Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó giám đốc Ban Tiếp thị Vietravel cho biết, các tour nước ngoài năm 2022 giá tăng trên 30% so với thời gian trước dịch. Lý do là dịch vụ vé máy bay và khách sạn tại các nước đều tăng cao.
Dự kiến, Vietravel sẽ tổ chức tour 5 ngày 4 đêm xem World Cup 2022 tại Qatar vào cuối năm với mức giá dự kiến 200 triệu đồng/người hoặc gói combo giá “mềm” hơn (chỉ gồm vé máy bay, phòng khách sạn 4 sao) giá khoảng 70 triệu đồng/người.
Dù chưa chính thức đưa ra các sản phẩm tour outbound, nhưng bà Vũ Thị Bích Hiện, phụ trách truyền thông Công ty Flamingo Redtours dự đoán xu hướng khách đi tour outbound trong năm 2022 sẽ bắt đầu từ những chuyến công tác đến các điểm gần như Thái Lan, Singapore… sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ.
Các hãng lữ hành lớn cho rằng, năm 2022 là thời điểm tốt để khởi động lại thị trường outbound đã “đóng băng” quá lâu. Cơ sở phục hồi thị trường này là bởi đường bay quốc tế đang từng bước được nối lại. Việt Nam đã đón những vị khách quốc tế đầu tiên vào cuối năm 2021 và dự kiến có thêm nhiều đoàn khác vào năm mới.
Bà Khanh cho rằng, ngành kinh tế xanh muốn “hồi sức” nhanh chóng thì cần có chính sách hỗ trợ cả mảng inbound và outbound.
Đại diện Vietravel còn cho rằng, việc mở cửa hàng không quốc tế lúc này vẫn rất chậm nên cần đẩy nhanh hơn nữa để giúp khôi phục nền kinh tế. Báo cáo của các tổ chức hàng không quốc tế cho thấy, 70 - 80% du khách được hỏi đều trả lời “sẽ du lịch bằng đường hàng không”. Vì thế, việc chậm mở cửa hàng không sẽ kìm hãm ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sớm hồi phục.
Dù chưa thể phục vụ du khách, song việc các công ty lữ hành bắt đầu xây dựng các sản phẩm outbound hấp dẫn hứa hẹn mang đến một năm 2022 sôi động cho ngành du lịch Việt Nam.
Mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế vào dịp 30-4?
19-01-2022 - 14:27 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
[Chia sẻ](javascript:
BÁO NÓI - 3:33
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt và những địa phương thí điểm đón khách du lịch quốc tế tích cực, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đang nghiên cứu lộ trình mở cửa hoàn toàn thị trường khách quốc tế dịp lễ 30-4.
- 19-01-2022 Điểm lại loạt dự án hạ tầng giao thông đáng chú ý đang được thi công: Nhóm…
- 19-01-2022 Vì sao biến động trên thị trường chứng khoán thường không được xem là tín hiệu…
- 19-01-2022 4 điểm mới liên quan đến kinh doanh bất động sản đáng chú ý tại Nghị định…
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Những quy định về tạm ứng tiền lương dịp Tết 2022 mà người lao động cần biết
Sắp tới, TP HCM khởi động hàng loạt đường vành đai, metro và cao tốc
Điểm lại loạt dự án FDI lớn vào Việt Nam năm 2021: Ngành nào hút nhiều vốn nhất?
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết tại hội nghị báo cáo kết quả Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam cho 15 tỉnh, thành 2021 (VTCI 2021) để hỗ trợ phục hồi ngành du lịch và mở cửa thị trường khách quốc tế, tổ chức ngày 18-1.
Với sự hỗ trợ của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), các chuyên gia của dự án VTCI 2021 do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ đã nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng năng lực cạnh tranh về du lịch của 15 tỉnh, thành Việt Nam dựa trên những tiêu chí khác nhau. 15 địa phương này gồm: Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Nội, TP HCM, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Bình và Đà Nẵng.
Ngành du lịch đang khôi phục thị trường nội địa và tính chuyện mở cửa hoàn toàn thị trường khách quốc tế .Ảnh: LAM GIANG
Theo kết quả VTCI 2021 được công bố tại hội nghị, những địa phương đạt chỉ số cạnh tranh cao gồm: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế… Ông Kai Partale, chuyên gia dự án EU, cho biết VTCI là công cụ để điểm đến du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh một cách có mục tiêu, để kiểm soát việc đạt được các mục tiêu đó và hoạch định các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển du lịch mạnh mẽ hơn.
VTCI được xây dựng trên một hệ thống gồm hơn 70 chỉ số đánh giá các khía cạnh khác nhau liên quan tới năng lực cạnh tranh du lịch. “Đây chính là thời điểm cần thiết để phân tích và đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các điểm đến du lịch” - ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch TAB, nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay Chính phủ đã trình và Quốc hội thông qua Nghị quyết về phục hồi kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch. Quốc hội cũng chính thức bố trí ngân sách để đầu tư cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, hỗ trợ chuyển đổi số; giúp thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại về lĩnh vực du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Đến nay, ngành du lịch đã thí điểm đón khách quốc tế trở lại ở một số địa phương và hệ số an toàn cao nhất đối với du khách. Từ đó, tạo niềm tin vững chắc cho du khách khi tới Việt Nam và trở thành điểm đến an toàn, cơ hội mở rộng thị trường khách.
“Để mở rộng, cần tính toán kỹ về sản phẩm, điểm đến bởi khi đi du lịch, du khách sẽ quan tâm nơi đến có hấp dẫn không, sản phẩm dịch vụ có gì và liên kết giữa các địa phương ra sao? Do đó, việc 15 địa phương được chọn thí điểm trong dự án VTCI 2021 là cơ hội nhận ra đâu là điểm mạnh vượt trội và yếu tố nào cần cải thiện. Như Hà Nội, TP HCM là đầu tàu du lịch, cung cấp nguồn khách cần cải thiện ra sao?” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng gợi mở.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, từ những kết quả của dự án trên, ngành du lịch sẽ có thêm góc nhìn để quyết định thời điểm nào có thể mở cửa thị trường khách quốc tế. Theo đó, từ nay tới dịp lễ 30-4, địa phương nào được thí điểm đón khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục triển khai. Ngành du lịch cũng sẽ xây dựng lộ trình từng bước để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc sớm mở cửa hoàn toàn.
Ông Trương Gia Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban IV - bày tỏ ủng hộ ngành du lịch mở cửa hoàn toàn vào ngày 30-4. Bởi theo ông, nếu Việt Nam mở cửa thời điểm đó sẽ có cơ hội thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, của du khách và Ban IV sẵn sàng cùng phối hợp xây dựng đề án để trình Chính phủ.
Tiếp tục bơm tiền vào DAH
Hôm nay một số bác giải thoát hàng mắc kẹt ở đầu cơ có cơ hội xem xét lại. DAH tương lai sáng ngời. Giá này còn rẻ hơn cổ đông lớn mua.
Nay xanh bền chắc rồi cả nhà ơi
Thanh khoản vắt kiệt, chả ai muốn bán, mà cũng ít người muốn mua lên. Khi gió đông tới thì…lại trần mà tắt thanh khoản ẩy chứ