DAH siêu cổ 2022

chốt có màu xanh là vui rồi

Vietnam Airlines nối lại đường bay thường lệ đến châu Âu Vietnam Airlines đã triển khai kế hoạch khôi phục các đường bay thường lệ giữa Việt Nam và Nga, Anh, Pháp, Đức. Hãng hàng không quốc gia cho biết, các chuyến bay đầu tiên dự kiến khởi hành ngay trong tuần sau. Kế hoạch khai thác cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quyết định phê duyệt của cơ quan chức năng và được Vietnam Airlines cập nhật tới hành khách trong trường hợp có sự thay đổi. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines khai thác trở lại đường bay thường lệ giữa Hà Nội và Moscow (Nga) với tần suất 1 chuyến mỗi tuần. Chuyến bay đầu tiên có lịch khởi hành dự kiến ngày 29/1. Từ ngày 8/2, các chuyến bay từ Hà Nội đến Moscow sẽ khởi hành vào thứ 6 hàng tuần và chiều ngược lại vào thứ 7 hàng tuần. Với các điểm đến còn lại tại châu Âu, ngày 24/1, Vietnam Airlines dự kiến thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên từ Hà Nội đến London (Anh), qua Paris (Pháp) rồi trở về Hà Nội. Đến ngày 27/1, hãng tiếp tục khai thác chuyến bay thường lệ đầu tiên giữa Hà Nội và Frankfurt (Đức). Từ ngày 8/2, lịch bay đến các nước Anh, Pháp, Đức sẽ được triển khai cố định theo hai tuyến đường bay. Tuyến thứ nhất khởi hành vào thứ 3 hàng tuần với hành trình từ Hà Nội đến London, qua Frankfurt rồi trở về Hà Nội. Tuyến thứ hai khởi hành vào thứ 5 hàng tuần với hành trình từ Hà Nội đến Paris, qua Frankfurt rồi trở về Hà Nội. Tất cả chuyến bay giữa Việt Nam và châu Âu đều được Vietnam Airlines thực hiện bằng các dòng tàu bay thân rộng là Boeing 787 và Airbus A350. Tuần trước, Vietnam Airlines cũng đã khai thác trở lại đường bay thường lệ đến Australia. Vietnam Airlines cũng lưu ý hành khách cần tìm hiểu thông tin và đảm bảo đáp ứng các quy định về nhập cảnh tại điểm đến như yêu cầu khai báo y tế, xét nghiệm Covid-19, tình trạng tiêm chủng hoặc khỏi bệnh Covid-19, thời gian theo dõi sức khỏe…

Thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên với trên 50% Vì thế DAH mở rộng thêm nhiều dịch vụ phục vụ khách FDI và lợi nhuận sẽ còn tăng mạnh.

Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư

DOANH NGHIỆP TỰ GIỚI THIỆUThứ Tư, 19/01/2022 15:18:18 +07:00

(VTC News) -

Thái Nguyên sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đông đảo lao động trong và ngoài nước đến làm ăn sinh sống.

Thái Nguyên - vị trí thuận lợi đầu tư phát triển

Thái Nguyên có vị trí cửa ngõ Thủ đô, là trung tâm kết nối các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, có tiềm năng lớn để thúc đẩy hoạt động thương mại, mở rộng giao thương thông qua thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư - 1

Thái Nguyên có vị trí đắc địa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và hệ thống hạ tầng kết nối hiện đại.

Vốn là “Thủ phủ ng nghiệp của miền Bắc trước đây, Thái Nguyên còn nổi lên là “địa chỉ đỏ” năm gần đây trong thu hút FDI. Tỷ lệ lấp đầy ở các KCN đạt trung bình trên 60%, có nơi đạt trên 80%. Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở mức cao trên địa bàn tỉnh.

Thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên với trên 50%, nhất là tại các địa bàn thành phố. Vì thế, năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này vẫn cao nhất trong 3 lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý, sự phát triển của ngành thương mại – dịch vụ đã góp phần tác động lớn đến mô hình kinh doanh bán lẻ tại thị trường. Hiện Thái Nguyên có rất nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích ở các trọng điểm tăng trưởng như Sông ng và TP Thái Nguyên,…

Nếu như trước đây, hoạt động bán lẻ trên thị trường chỉ tập trung chủ yếu tại các chợ truyền thống thì nay các hoạt động mua bán ngày càng trở nên đa dạng, thu hút đông đảo hộ kinh doanh tham gia.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân, tỉnh Thái Nguyên liên tục tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách thu hút đầu tư, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư phát triển bất động sản, nhất là các dự án khu đô thị tích hợp các mô hình dịch vụ, thương mại, giải trí; đáp ứng nhu cầu “an cư lạc nghiệp” ngày càng cao cho các lao động đang đổ về Sông ng.

Hàng loạt dự án đô thị trên cơ sở đó đã được triển khai, góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới khang trang và hiện đại cho Thái Nguyên, trong đó có thành phố Sông ng.

Diện mạo mới từ những khu đô thị hiện đại

Ý thức về vai trò chủ đạo của đô thị trong xã hội hiện đại, nhất là Sông ng lại sở hữu lợi thế phía Nam của tỉnh, giáp Thủ đô Hà Nội, kết nối giữa Thái Nguyên với Hà Nội, giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, nút giao cắt của nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua.

Đây là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, việc kiến tạo đô thị là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển thành phố Sông ng.

Trong nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển đô thị đến năm 2025, tầm nhìn 2030, theo định hướng chung của tỉnh, trong đó có Sông ng là mở rộng không gian phát triển đô thị ở những nơi có điều kiện; phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ đô thị hóa cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ - thương mại.

Đây là một trong những lợi thế rất lớn để bất động sản Sông ng có thể phát triển mạnh. Đáp lại những kỳ vọng và chính sách đầu tư thuận lợi của Sông ng, nhiều chủ đầu tư bất động sản lớn đã mang đến những “lời hồi đáp” đầy giá trị với những dự án uy tín, chất lượng.

Từ khi đầu tư trên địa bàn Thành phố Sông ng, tỉnh Thái Nguyên, Khu đô thị Thiên Lộc Sông ng (nằm trên trục đường huyết mạch: Thống Nhất và 209 (khu vực trung tâm TP. Sông ng) của ng ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Thiên Lộc đã được giới chuyên gia đánh giá là khu đô thị tiềm năng, tạo sức hút mạnh mẽ tại thị trường bất động sản Thái Nguyên, nhất là địa bàn TP Sông ng với những ưu thế vượt trội về kết nối giao thương do nằm trên trục đường huyết mạch lớn: Thống Nhất và 209 (khu vực trung tâm TP. Sông ng) đông người qua lại, kết nối giữa TP Thái Nguyên và Hà Nội, giữa Thái Nguyên với các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.

Đây là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.

Thái Nguyên: Khởi sắc từ các dự án đầu tư - 3

Dự án khu đô thị Thiên Lộc - một trong những dự án được đánh giá cao tại thành phố Sông ng.

Do ở vị trí đắc địa, nút giao cắt của nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, từ tỉnh lộ đến các tuyến quốc lộ, nối Thủ đô Hà Nội với Thái Nguyên, Khu đô thị Thiên Lộc Sông ng vừa có thể kinh doanh trong vùng lõi trung tâm thành phố Sông ng, vừa để ở, dễ mua bán, cho thuê, lại có thể sớm sinh lời cho nhà đầu tư, nhất là người mua ở các vị trí thuận lợi, mặt đường rộng.

Đặc biệt, khi tỉ lệ dân cư Sông ng tăng dần ngày một trở nên đông đúc, nguồn cung thị trường khát sẽ là tiền đề cho Khu đô thị Thiên Lộc Sông ng tăng giá.

1 Likes

Cứ yên tâm mà giữ đi bác, SAMSUNG tiếp tục mở rộng May Plaza đón tiếp hết mà không phải lo gì rồi lên như TNH.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Samsung mở rộng đầu tư tại Việt Nam


Quang cảnh cuộc tiếp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chiều 20/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và ng nghệ; UBND tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Tổ hợp Samsung tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc đang tiếp tục phát triển tốt đẹp mà hoạt động hợp tác, đầu tư của Samsung là một minh chứng cụ thể.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn tại Việt Nam trong bối cảnh khó khăn vừa qua do dịch bệnh, đặc biệt tổng doanh thu trong năm 2021 từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu tăng khoảng 14% so với cùng thời điểm năm 2020, đạt hơn 74 tỷ USD.

Thủ tướng cũng đánh giá cao việc Samsung coi Việt Nam là cứ điểm toàn cầu với chiến lược đầu tư nghiêm túc, lâu dài, các dự án của Samsung nằm trong số các dự án FDI có tiến độ triển khai nhanh tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, lợi nhuận của Samsung trên toàn cầu; việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội của Tập đoàn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và không ngừng tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ coi Samsung là một hình mẫu đầu tư thành ng tại Việt Nam; khẳng định luôn sẵn sàng lắng nghe, đối thoại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, khép kín “chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử” (gồm 3 lĩnh vực thế mạnh là thiết bị di động, sản phẩm bán dẫn, điện tử gia dụng) của Tập đoàn tại Việt Nam; sẵn sàng hỗ trợ Samsung tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất để đầu tư dự án nhà máy sản xuất pin ng nghệ cao.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho biết năm 2021, trong lúc chưa có đủ vaccine, thuốc chữa bệnh, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế, Việt Nam bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính trên diện rộng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, làm nhiều hoạt động kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng. Trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, trong đó có Samsung; Samsung cũng đã tích cực hỗ trợ Việt Nam và thúc đẩy Chính phủ Hàn Quốc cùng các đối tác khác hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch.

Thủ tướng thông báo, Chính phủ vừa phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022, trong đó tập trung vào các đối tượng ng nhân trong các khu ng nghiệp để quản lý rủi ro tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục hỗ trợ trên diện rộng để tăng cường năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Samsung và các hoạt động nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam; tăng nhanh hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa; tiếp tục kết nối đưa các doanh nghiệp đối tác đến Việt Nam đầu tư trong bối cảnh dòng vốn FDI trên thế giới đang tái định vị lại chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Thủ tướng nhắc lại mong muốn sớm có người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Tổ hợp Samsung cũng như tại các nhà máy, cơ sở của Samsung và đề nghị Samsung có chiến lược đào tạo cho việc này.

Ông Choi Joo Ho đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành hiệu quả của Chính phủ, những kết quả phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong năm 2021, nhất là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng tới 23%. Ông cho biết, nhờ việc chuyển hướng kịp thời của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và các biện pháp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, Samsung nói riêng, Samsung đã nhanh chóng khắc phục các khó khăn rất lớn do dịch bệnh, xuất khẩu đạt gần 65,5 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2020. Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam cũng thông báo về tiến độ các dự án của Samsung tại Việt Nam, khẳng định Trung tâm R&D sẽ được khai trương sớm hơn trong năm 2022, đồng thời nêu một số đề xuất, kiến nghị.

Thủ tướng ghi nhận các ý kiến của Samsung và giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để có các giải pháp phù hợp, hài hòa, khẩn trương giải quyết các đề xuất, kiến nghị chính đáng, hợp lý.

Hai bên tin tưởng quan hệ hợp tác sẽ tiếp tục đạt được những thành quả, thắng lợi mới trong năm 2022 và những năm tiếp theo./.

1 Likes


Mấy nay hết tiền ngồi chỉ biết ngó, nay mới bán lứa lợn được bấy nhiêu á các bác

1 Likes

Vớt hết của thiên hạ rồi lấy đâu hàng cho cụ khác lên tàu.

1 Likes

:muscle::muscle::muscle:

Dah là hàng penny thị trường này còn lâu mới chạy đc ai thích mua phải ôm lâu

Thế blue như HPG chạy ngay à cụ? Trước đây có mấy thằng nói như này mấy mã vừa nói xong thời gian là chạy. Mà thôi cắt lỗ rồi đợi chạy vào đu lại.

Hố hố ăn non CEO rồi chym lợn bị khoá nick lập nick mới à súc.hô dah 100tỷ đô cơ à.trại nào chứa đc.hố hố

Non thì ông đây cũng ăn nhiều rồi nhường cho mấy thằng vào đu đỉnh. Thằng này chắc mới vào chưa biết có được ăn không. DAH đợi các anh cho lên 6x rồi chốt.

Xem qua thấy chú mày chơi toàn hàng rác HAR, ROS chắc lỗ ác lắm vừa rồi chắc mới cắt lỗ vào bát đáy được ít CEO nên sang đây chim lợn. Sắp tới hàng về lại đéo bán được nữa rồi lỗ tiếp. DAH của tao đến lúc lên 3x rồi những thằng như mày lại lao vào hít tí rồi chạy.

1 Likes

Nhà đầu tư vẫn để sẵn hơn 92.500 tỷ đồng tại công ty chứng khoán Tổng số dư tiền của khách hàng tại thời điểm 31/12 ở các công ty chứng khoán đạt trên 92.452 tỷ đồng, tăng 63% so với cuối năm 2020. Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý với hơn 72.500 tỷ đồng (chiếm 78%) tổng tiền gửi. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại ở quý IV sau quãng thời gian điều chỉnh ở quý trước đó và khép lại một năm 2021 với nhiều thành công. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của quý IV (31/12), VN-Index đứng ở mức 1.498,28 điểm, tương ứng tăng 115,22 điểm (11,6%) so với thời điểm cuối quý III. HNX-Index cũng tăng 116,66 điểm (32,6%) lên 473,99 điểm. UPCoM-Index tăng 16,12 điểm (16,7%) lên 112,68 điểm. Không chỉ tăng về mặt điểm số, thanh khoản thị trường ở quý IV cũng có sự bứt phá. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 26.582 tỷ đồng/phiên, tăng 26,3% so với quý III. Lượng mở mới tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn ở mức cao và góp phần không nhỏ trong việc giữ thị trường giao dịch sôi động. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), cá nhân trong nước mở mới tổng cộng 5763.556 tài khoản chứng khoán trong quý IV, tăng 72% so với quý trước đó. Riêng trong tháng 12, lượng mở mới lập kỷ lục với 226.580 đơn vị, tăng 2,6% so với tháng 11. Việc nhà đầu tư mới tích cực nhập cuộc đã khiến dư nợ margin tại các công ty chứng khoán liên tục lập kỷ lục trong các quý. Thống kê các công ty chứng khoán đứng đầu về dư nợ cho vay (bao gồm cho vay margin và ứng trước) tiếp tục lập kỷ lục với trên 194.000 tỷ đồng tại 31/12. Dư nợ cho vay tăng là 39.053 tỷ đồng (25%) so với quý cuối quý III/2021 và hơn gấp đôi so với cuối năm 2020 (91.481 tỷ đồng). Tổng lượng cho vay của 10 đơn vị dẫn đầu chiếm khoảng 65% toàn nhóm CTCK. Không chỉ vậy, nhà đầu tư chứng khoán vẫn còn để một lượng lớn tiền lớn trong các công ty chứng khoán. Cụ thể, tổng số dư tiền của khách hàng tại thời điểm 31/12 ở các công ty chứng khoán đạt trên 92.452 tỷ đồng, tăng 1% so với quý III và 63% so với cuối năm 2020. Đơn vị: Tỷ đồng. Đơn vị: Tỷ đồng. Trong số này đa phần là tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý với hơn 72.545 tỷ đồng (chiếm 78%), giảm 3,3% so với quý III nhưng vẫn tăng đến 60,5% so với cuối năm 2020. Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý tại Chứng khoán VPS (VPS) là lớn nhất với 18.391 tỷ đồng tăng 17% so với quý III. Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) cũng có 7.217 tỷ đồng số dư tiền này. Đứng ở vị trí thứ ba là Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) với 4.951 tỷ đồng, nhưng mức này giảm mạnh 34% so với quý trước. Trong khi đó, khoản này tại Chứng khoán Techcombank (TCBS) tăng vọt 42% và đạt 4.575 tỷ đồng. Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý. Đơn vị: Tỷ đồng. Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý. Đơn vị: Tỷ đồng.

Tiền để đánh con sóng cuối bị đập te tua 2 năm qua. Tiền này mà thổi sóng du lịch thì lên trời.

Sắp rộng đường đón khách quốc tế!

23-01-2022 - 09:29|Trong nước

[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Đề xuất mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế nếu được thông qua không chỉ giúp ngành du lịch, hàng không sớm khôi phục mà còn duy trì sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có ng điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xây dựng lộ trình mở cửa an toàn, khoa học, hiệu quả đón khách du lịch quốc tế. Trước đó, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VBF) cũng có thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ng bố chính thức việc mở cửa biên giới quốc tế của Việt Nam từ ngày 1-5.

Đủ điều kiện mở cửa hoàn toàn

Theo ng điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ: Y tế, Quốc phòng, ng an, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông; các bộ, ngành liên quan, các địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế an toàn, khoa học, hiệu quả.

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ, TAB, Ban IV và VBF nhận định Việt Nam đến nay đã nằm trong Top 6 thế giới về tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19. Đồng thời, đề án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đã được thực hiện ở một số địa phương mà không tạo ra thách thức gì đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam hiện đã ở một vị thế tốt để chính thức mở cửa, trở lại với các chính sách, quy định có trước đại dịch Covid-19. Quyết định này cần được áp dụng đối với cả khách ng vụ, người Việt Nam ở nước ngoài về nước và du khách nước ngoài.

Sắp rộng đường đón khách quốc tế! - Ảnh 1.

Việt Nam đã đủ điều kiện để sớm mở cửa du lịch quốc tế, phục hồi kinh tế. Ảnh: BÌNH AN

“Rõ ràng đã đến lúc cần xác định thời điểm trở lại trạng thái bình thường. Chúng tôi khuyến nghị chọn thời điểm ngày 1-5 để chấm dứt tất cả hạn chế di chuyển cả nội địa và quốc tế vào Việt Nam và từ Việt Nam. Điều này sẽ cho phép ngành du lịch - bao gồm các DN lữ hành, khách sạn, hãng hàng không - đủ thời gian chuẩn bị, các địa phương hoàn tất chương trình tiêm liều tăng cường cho phần đông dân cư” - ông Trần Trọng Kiên, thành viên Ban IV, Chủ tịch TAB, nêu trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ.

Ông Võ Anh Tài - Phó Tổng giám đốc Tổng ng ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - nhận định nếu chưa phục hồi du lịch quốc tế thì chưa thể phục hồi du lịch Việt Nam. Và chưa phục hồi du lịch Việt Nam thì chưa thể phục hồi hoàn toàn nền kinh tế. Trong tình hình kiểm soát dịch Covid-19 trong nước và quốc tế hiện nay, cần thiết xúc tiến việc mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch nội địa và du lịch quốc tế như kế hoạch vào cuối tháng 4-2022. Nếu dịch được kiểm soát tốt hơn, có thể mở cửa du lịch quốc tế sớm hơn.

“Du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm có đặc điểm liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, rất cần quan điểm thống nhất, xuyên suốt về trạng thái “bình thường mới” sau mỗi lần bùng dịch. Không “rào chắn, chốt chặn” về các mặt ở các địa phương khi đồng thời phòng chống dịch và mở cửa phục hồi kinh tế. Thống nhất quan điểm, nhận thức ứng xử, phương án xử lý cụ thể đối với các trường hợp F0 phát sinh của du khách trong nước và quốc tế” - ông Võ Anh Tài kiến nghị.

Không mất lợi thế cạnh tranh

Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tính đến ngày 19-1, Việt Nam đã đón trên 7.900 khách du lịch quốc tế theo Chương trình thí điểm, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách và cộng đồng, bước đầu tháo gỡ khó khăn cho các DN lữ hành, lưu trú, vận tải và tạo thu nhập cho người lao động. Dự kiến lượng khách tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới nếu ngành du lịch Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Theo các DN, như thế giới, du lịch Việt Nam chỉ hoàn toàn phục hồi khi du lịch quốc tế được phục hồi, các lệnh cấm đi lại song phương, đa phương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ được dỡ bỏ, phương tiện giao thông quốc tế được nối lại hoàn toàn, lòng tin của du khách được phục hồi… Vì vậy, thời điểm ngày 1-5 mở cửa hoàn toàn trở lại du lịch quốc tế hoặc sớm hơn là một trong những việc cần làm ngay thời điểm này.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings, phân tích việc mở cửa hoàn toàn không chỉ “cứu” ngành du lịch, hàng không mà còn là bài toán về cạnh tranh quốc tế, cạnh tranh điểm đến trong khu vực, nhất là mùa du lịch hè 2022. Việc Việt Nam ng bố mở cửa sớm hoàn toàn sẽ giúp DN mở bán tour, chương trình du lịch ra thị trường quốc tế để thu hút du khách từ khoảng tháng 5-6 và du khách cũng có thêm nhiều sự lựa chọn.

“Thực tế, Thái Lan, Singapore, Indonesia… đều đã ng bố mở cửa du lịch quốc tế trở lại và cạnh tranh điểm đến rất mạnh với Việt Nam. Nếu được ủng hộ và mở cửa du lịch quốc tế từ ngày 15-4 (sớm hơn so với đề xuất lộ trình hiện tại là dịp 30-4 và 1-5), sẽ giúp các hãng hàng không, lữ hành, du lịch tận dụng toàn bộ lịch bay mùa hè của thị trường quốc tế. Chúng ta đang chậm nhưng không thể chậm hơn nữa và mở cửa càng sớm sẽ càng giúp ngành du lịch thêm cơ hội phục hồi” - ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.

Ghi nhận cho thấy du lịch của Mỹ, EU đã phục hồi đến 75% trong năm qua sau khi mở cửa và dự kiến trong năm 2022 sẽ hồi phục bằng giai đoạn trước dịch để năm tới tăng trưởng vượt cả lúc chưa có dịch.

Về chính sách thị thực nhập cảnh cho khách quốc tế, ông Võ Anh Tài đề xuất khi kết nối trở lại các chuyến bay, cần sẵn sàng phục hồi ngay chính sách miễn thị thực nhập cảnh đơn phương cho 22 quốc gia đã được thực hiện trước dịch. Cụ thể là 9 quốc gia trong ASEAN, 2 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), 4 nước Bắc Âu, 5 nước Tây Âu, Nga, Belarus, trên cơ sở các quốc gia này bảo đảm an toàn về dịch bệnh, giao thông quốc tế được phục hồi.

Check in cùng Thái Nguyên

09:30 | 21/01/2022

|

Không chỉ nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương, Thái Nguyên còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng những thắng cảnh như: Hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng và nhiều địa điểm đẹp để khách du lịch mỗi khi đến đây được thoả sức chiêm ngưỡng, hoà mình vào thiên nhiên, mải miết tạo dáng “check in” quên cả lối về.

Thừa Thiên Huế quảng bá du lịch qua không gian ảoThừa Thiên Huế quảng bá du lịch qua không gian ảo
Khám phá điểm cắm trại hấp dẫn bên bờ sông BôiKhám phá điểm cắm trại hấp dẫn bên bờ sông Bôi


Thái Nguyên - thành phố bên sông.


Hồ Ghềnh Chè (T.P Sông ng), nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản.


Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (đoạn chạy qua địa bàn T.X Phổ Yên) nhìn từ trên cao.


Lễ hội Núi Văn - Núi Võ (Đại Từ).


Hùng vĩ thác Mưa Rơi ở xã Thần Sa (Võ Nhai).


Cánh đồng mẫu lớn ở Phú Bình.


Vùng chè Hoàng Nông (Đại Từ).


Hồ Núi Cốc thơ mộng, huyền ảo trong ánh hoàng hôn.


Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Võ Nhai).


Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải ở xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên).

DAH làm ăn có lãi, tái cấu trúc thành công và đang trên con đường tưới sáng 2022 khi du lịch phục hồi và Game tăng vốn làm villa Núi Cốc khi cơ sở hạ tầng đường Bắc Sơn hoàn thành và các dự án bất động sản lớn xung quanh Núi Cốc Resort của các ông lớn đang dần triển khai.

VinaCapital: Sau đợt “margin call”, nhà đầu tư sẽ ý thức được đầu tư dài hạn thay vì chọn kiếm tiền nhanh ở nhóm cổ phiếu nóng

23-01-2022 - 07:36 AM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ1](javascript::wink:

BÁO NÓI - 3:48

![VinaCapital: Sau đợt “margin call”, nhà đầu tư sẽ ý thức được đầu tư dài hạn thay vì chọn kiếm tiền nhanh ở nhóm cổ phiếu nóng](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/1/21/photo1642758374182-1642758374296217604419.jpeg “VinaCapital: Sau đợt “margin call”, nhà đầu tư sẽ ý thức được đầu tư dài hạn thay vì chọn kiếm tiền nhanh ở nhóm cổ phiếu nóng”)

Sau đợt giải chấp trên diện rộng tuần qua, VinaCapital nhận định các nhà đầu tư trên thị trường sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ bản, dài hạn, thay vì muốn có cơ hội kiếm tiền nhanh từ các cổ phiếu tăng nóng đến từ các hành vi thao túng giá cổ phiếu trên thị trường.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

Giám đốc Nghiên cứu MBS: Chứng khoán chuẩn bị đón một “con sóng” mới vào quý 2/2022, những nhịp chỉnh sâu là cơ hội vàng để gom cổ phiếu giá rẻ

  • PV GAS báo lãi hơn 8.800 tỷ đồng cả năm, vượt 26% kế hoạch đề ra

PV GAS báo lãi hơn 8.800 tỷ đồng cả năm, vượt 26% kế hoạch đề ra

  • Doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn báo lãi đi ngang so với cùng kỳ, giá cổ phiếu vẫn duy trì quanh vùng đỉnh

Doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất trên sàn báo lãi đi ngang so với cùng kỳ, giá cổ phiếu vẫn duy trì quanh vùng đỉnh

Trong bản tin gửi đến nhà đầu tư, ng ty Quản lý quỹ VinaCapital đã cho rằng nhịp chỉnh mạnh vừa qua của VN-Index chỉ mang tính ngắn hạn và cần thiết để duy trì sự lành mạnh và tăng trưởng dài hạn của thị trường.

VinaCapital cho biết trong những ngày qua, thị trường chứng khoán đã trải qua một đợt giảm điểm tương đối mạnh. Chỉ số VN Index giảm từ 1.528,5 điểm (ngày 7/1/2022) xuống 1.438,9 điểm (ngày 18/1/2022), tương đương mức giảm 5,9%.

Những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh được VinaCapital đánh giá đến từ hai sự kiện lớn

Thứ nhất, ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu ̉ phiếu FLC vào ngày 10/1/2022 nhưng không đăng ký giao dịch. Sau đó ông Quyết đã bị Ủy ban chứng khoán hủy giao dịch, xử phạt và đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng. Thông tin này khiến các ̉ phiếu mang tính chất đầu cơ bị bán tháo trên thị trường.

Thứ hai, ngày 11/1/2022, tập đoàn Tân Hoàng Minh hủy bỏ việc đấu giá lô đất 10.060 m2 tại Thủ Thiêm. Trước đó, tại cuộc đấu giá vào ngày 10/12/2021, tập đoàn này đã bỏ giá 2,45 tỷ đồng/m2 để trúng đấu giá lô đất này. Việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá lô đất Thủ Thiêm đã khiến giá ̉ phiếu của các công ty bất động sản trên thị trường giảm mạnh, sau khi đã tăng nóng trước đó.

Nguyên nhân thứ ba được VinaCapital đề cập đó là các ̉ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng trong một thời gian, nay bị bán tháo, thậm chí mất thanh khoản. Phần nhiều những ̉ phiếu này có vốn hóa nhỏ, dễ bị thao túng giá, nằm trong chỉ số VN Small Cap Index. Từ ngày 7/1 đến ngày 18/1, chỉ số VN Small Cap Index đã giảm 16,2%, trong khi chỉ số VN30 chỉ giảm 3,6%.

“Việc các ̉ phiếu đầu cơ giảm mạnh đã dẫn đến việc bán giải chấp ̉ phiếu (margin call) trên diện rộng. Cả những ̉ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giảm chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến thị trường chung”, VinaCapital đánh giá.

Tuy nhiên, quỹ đầu tư này cho rằng đợt giảm điểm này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sau khi các ̉ phiếu có tính chất đầu cơ, đã tăng nóng điều chỉnh về mức giá hợp lý, cùng với việc bán giải chấp ̉ phiếu đã tiến hành xong, thị trường sẽ ổn định trở lại.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở mức giá hợp lý cho đầu tư dài hạn. Theo số liệu từ Bloomberg, lợi nhuận của các công ty niêm yết trên HOSE được dự báo sẽ tăng 26% trong năm 2022, trong khi mức P/E của VN Index cho năm 2022 chỉ là 13,4 lần tại ngày 18/1, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm và các thị trường mới nổi khu vực ASEAN.

“Quan trọng hơn, các sự kiện như ông Trịnh Văn Quyết bán ̉ phiếu nhưng không đăng ký giao dịch, hay việc các ̉ phiếu mang tính chất đầu cơ giảm mạnh sau một giai đoạn tăng nóng sẽ khiến thị trường chứng khoán được trong sạch, lành mạnh hơn. Các nhà đầu tư trên thị trường sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ bản, dài hạn, thay vì muốn có cơ hội kiếm tiền nhanh từ các ̉ phiếu tăng nóng đến từ các hành vi thao túng giá ̉ phiếu trên thị trường”, VinaCapital nhấn mạnh việc thị trường chứng khoán điều chỉnh trong những ngày qua là cần thiết để duy trì sự lành mạnh và tăng trưởng dài hạn của thị trường, đồng thời tích cực cho danh mục đầu tư cơ bản của các quỹ đầu tư.

Hiện tại, danh mục đầu tư của các quỹ ̉ phiếu tại VinaCapital tập trung vào các ̉ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, được kỳ vọng có tăng trưởng cao trong cả năm 2022 và dài hạn.

1 Likes

Mời các bác qua pic mời sau khi em cập nhật lại các thông tin của DAH. DAH có quay lại lĩnh vực xây lắp, triển khai mảng bất động sản bên cạnh mảng du lịch khách sạn.

DAH đến thời rồi đó các bác, nếu bác nào xem thời sự tối nay sẽ thấy:

  1. WHO: Đại dịch đang đến lúc kết thúc, 60% dân số châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng
    Tin thế giới trưa 24/1: WHO: Đại dịch đang đến lúc kết thúc, 60% dân số châu Âu có thể nhiễm virus - YouTube
  2. Phó thủ tưởng Vũ Đức Đam và bộ nghành đang lên kế hoạch phụ hồi du lịch
1 Likes

COVID-19 thế giới ngày 24-1: Omicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu

24/01/2022 05:57 GMT+7

[11](javascript:;)[0](javascript:void(0);)[Lưu](javascript::wink:

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng biến thể Omicron đã đưa đại dịch COVID-19 tại châu Âu chuyển sang giai đoạn mới và có thể sắp đi đến hồi kết tại khu vực châu Âu.

COVID-19 thế giới ngày 24-1: Omicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu - Ảnh 1.

Một trung tâm tiêm ngừa COVID-19 ở Ireland ngày 12-1 - Ảnh: REUTERS

“Việc đại dịch đang đi đến hồi kết là điều hợp lý”, giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge, nói trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin AFP ngày 24-1. Ông cho rằng khoảng 60% người dân khu vực này sẽ nhiễm biến thể Omicron vào tháng 3-2022.

Một khi đợt lây nhiễm của Omicron khắp châu Âu giảm xuống, "trong vài tuần và vài tháng sẽ có khả năng miễn dịch tổng thể, do tiêm vắc xin hoặc do miễn dịch vì mọi người mắc bệnh, cũng vì dịch bệnh giảm theo mùa”.

Chúng tôi dự đoán rằng dịch COVID-19 sẽ yên ắng một thời gian trước khi trở lại vào cuối năm nhưng không hẳn đại dịch sẽ trở lại”, ông Kluge nói.

Biến thể Omicron bắt đầu lây lan khắp toàn cầu từ cuối năm ngoái. Một số thông tin cho thấy dù có khả năng lây lan nhanh hơn biến thể Delta nhưng Omicron thường ít gây bệnh nặng ở những người đã tiêm ngừa. Điều này làm tăng hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ trở thành một bệnh đặc hữu có thể kiểm soát được như cúm.

Dù vậy, ông Kluge cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. “Mọi người nói nhiều về bệnh đặc hữu nhưng bệnh đặc hữu nghĩa là có thể dự đoán điều gì sắp xảy ra. Con virus (SARS-CoV-2) này khiến chúng ta bất ngờ hơn một lần và chúng ta phải cẩn thận”, ông nói. Ông cũng cảnh báo có thể có biến thể khác xuất hiện vì Omicron đã lây lan quá rộng.

COVID-19 thế giới ngày 24-1: Omicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu - Ảnh 2.

Những người ngồi trong quán cà phê ở Barcelona, Tây Ban Nha, phản ứng trước một người biểu tình phản đối chính sách giấy thông hành vắc xin - Ảnh: REUTERS

Nhà lãnh đạo của WHO châu Âu nhận định điều quan trọng với châu Âu là giảm thiểu ảnh hưởng của dịch lên các bệnh viện, trường học, kinh tế, bảo vệ người dễ bị tổn thương, hơn là áp dụng các biện pháp ngăn lây nhiễm. Tỉ lệ tiêm ngừa tại khu vực châu Âu theo phân cấp của WHO, gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có một số nước Trung Á, dao động từ 25% đến 95%.

Trong số 5,6 triệu người đã thiệt mạng vì COVID-19 trên toàn cầu, theo số liệu của AFP, có 1,7 triệu người ở châu Âu.

Tại Mỹ, nhà khoa học hàng đầu Anthony Fauci cũng bày tỏ sự lạc quan về tình hình dịch tại nước này vào ngày 23-1. Nói trên Đài ABC News, ông Fauci cho rằng hầu hết các bang ở Mỹ sẽ sớm qua đỉnh của đợt lây nhiễm biến thể Omicron.

“Nếu nhìn vào xu hướng dịch bệnh ở Nam Phi, Anh, Israel và tại khu vực đông bắc của Mỹ, khu vực New England và các bang vùng trung tây, những nơi này có thể đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm khá mạnh”, ông nói khi dự đoán tình hình dịch ở Mỹ sắp thay đổi.

Tuần trước, văn phòng khu vực châu Phi của WHO cũng cho biết rằng các trường hợp mắc COVID-19 đã giảm mạnh ở khu vực này và số ca tử vong giảm lần đầu tiên kể từ khi đợt thứ tư do sự lây nhiễm Omicron đạt đến đỉnh điểm.

Tại Malaysia, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob cũng bày tỏ hy vọng số ca mới tại nước này sẽ sớm giảm xuống dưới mốc 1.000 để có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu. Số ca mắc COVID-19 mới tại nước này đã giảm xuống dưới mốc 4.000 ca vào ngày 23-1.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã quyết định xét nghiệm cho toàn bộ 2 triệu cư dân tại một quận xuất hiện ổ dịch mới, trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần nữa Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 sẽ chính thức khai mạc. Đại diện chính quyền Bắc Kinh cho biết thành phố xác định phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn dịch lây lan càng nhanh càng tốt “thông qua các biện pháp cứng rắn, nghiêm ngặt và quyết liệt”.

COVID-19 thế giới ngày 24-1: Omicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu - Ảnh 3.

Trẻ em và phụ huynh xếp hàng chờ tiêm liều bổ sung tại một trung tâm tiêm ngừa ở Bangkok, Thái Lan, ngày 22-1 - Ảnh: REUTERS

WHO: Điều tệ nhất vẫn chưa qua

Bà Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, cảnh báo các nước không nên nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua đi khi làn sóng dịch do biến thể Omicron giảm.

"Chúng ta có thể bước qua làn sóng mới nhất của Omicron. Ở nhiều quốc gia như Anh, nơi có mức độ miễn dịch cao do lây nhiễm và sự bao phủ tiêm ngừa, họ sẽ thấy sự khác biệt trong tương lai. Họ đang ở một giai đoạn khác của đại dịch.

[Tuy nhiên] trong số 10 tỉ liều vắc xin đã được sử dụng cho đến nay, vẫn còn 3 tỉ người đang chờ tiêm liều đầu tiên. Chúng ta vẫn có một nhóm dân số rất dễ mắc bệnh, ngay cả khi có một số quốc gia có bước tiến, phần còn lại của thế giới vẫn ở trong đại dịch. Đó là một vấn đề toàn cầu, chúng ta cần phải xử lý nó bằng các giải pháp toàn cầu", báo Guardian dẫn lời bà Kerkhove nói.

Bà Kerkhove cho rằng dịch COVID-19 sẽ không kết thúc sau làn sóng dịch do biến thể Omicron và đây cũng không phải là biến thể cuối cùng.