DAH Siêu Cổ Phiếu Đón Sóng Du Lịch Khách Sạn, BDS Nghỉ Dưỡng

Đợi ra báo cáo tài chính năm 2021 và có soát xét thì sẽ ra khỏi diện cảnh báo. Quy định ra báo cáo tài chính năm 2021 là cuối tháng 3 năm 2022.

1 Likes

Chốt cuối năm làm 1 lệnh kéo giá vốn xuống 10.5

1 Likes

Hiện tại là cơ hội mua giá tốt đó bác, sau tết tiền sẽ vào hiện tại cận tết và vừa sập dòng đầu cơ nên dòng tiền đợi ổn định lại tâm lý sẽ vào.

1 Likes

Chốt năm vượt 1480 là đẹp

1 Likes

Ông nào hãm thế, hết tiền tiêu tết hay sao mà táng 1 phát về chiếu luôn

Không mua 9.6 thì ra tết vượt qua mệnh thì lấy gì bán

Thôi, xong

1 Likes

Hôm rày có bác nào lẻn xuống cốc chưa đấy!?

1 Likes

Còn nguyên và gia tăng thêm nha bác​:heart::heart::heart:

1 Likes

Xong rồi cụ, sau tết lại cướp của nhau rồi. Thủ tướng ra lệnh rồi các cụ phải nghe theo chỉ thị của thủ tướng.

vậy thì :beers: thôi bác! ae mình năm nay cụng ly trong cốc trước, năm sau có tụi tây vào cụng cùng! :sweat_smile::sweat_smile::sweat_smile::sweat_smile:

1 Likes

Mục tiêu vẫn là kiếm ghế trong HDQT

Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350k tỷ ngay trong Q1/2022

Kiến nghị sớm công bố “Thời điểm mở cửa Du lịch quốc tế tại Việt Nam” 21 phút trước Nam miền Bắc Các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, lưu trú khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính công bố ngay trong tháng 2/2022 “Thời điểm mở cửa Du lịch quốc tế tại Việt Nam”. Hình minh họa. Hình minh họa. Đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa gửi Thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc Công bố ngay trong tháng 2 “Thời điểm mở cửa Du lịch quốc tế tại Việt Nam”. Bức thư nêu rõ, bằng việc quyết liệt ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh”. Bên cạnh đó, nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng và Chính phủ, Việt Nam cũng đã đạt được kết quả vô cùng ấn tượng trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất từ trước tới nay. Đây là nền tảng đặc biệt quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh việc khôi phục hoạt động kinh tế, mở cửa lại ngành hàng không và du lịch với bạn bè quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm thực hiện đón khách du lịch quốc tế vào 7 địa phương (5 địa phương giai đoạn 1 và bổ sung thêm 2 địa phương ở giai đoạn 2). Tuy nhiên sau 2 tháng thí điểm với các điều kiện, với các quy trình còn rất chặt chẽ cho du khách cũng như các doanh nghiệp du lịch, hàng không tham gia chương trình, đến nay Việt Nam mới đón được 8.500 du khách. Do đó, đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban IV đánh giá cần có sự điều chỉnh nhanh chóng về quy định, chính sách đối với quá trình này để tương thích với bối cảnh mới, đồng thời để các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị năng lực, lập kế hoạch, tái cấu trúc kịp thời các quy trình nội bộ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm tạo sức hút lớn hơn với khách du lịch quốc tế để ngành du lịch, hàng không thực sự có cơ hội phục hồi
Thư kiến nghị còn cho biết, ngày 24/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cuộc hội thảo quan trọng với đại diện 5 Bộ (Y tế, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc Phòng) cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân và lãnh đạo Sở Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) của 20 tỉnh, thành, chuyên gia y tế cũng như đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, hàng không về chủ đề này.

Tại cuộc hội thảo, các vấn đề còn bất cập liên quan tới các điều kiện cho doanh nghiệp và du khách, các quy trình, thủ tục hành chính khó khăn, phức tạp đã được nhận diện nhưng quan trọng hơn cả, ý kiến của chuyên gia y tế, của các Bộ, các địa phương và doanh nghiệp đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế, xác định thời điểm này nếu Việt Nam đưa ra thông điệp “mở cửa” sẽ là cơ hội cực lớn không chỉ để phục hồi mà còn để tạo bứt phá cho du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực, đồng thời sẽ góp phần đáng kể khơi thông các dòng chảy đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và các nước.

Về phía các doanh nghiệp hàng không và du lịch, thời gian 2 năm qua đã hứng chịu những tổn thất chưa từng có trong lịch sử. Mặc dù đã hết sức nỗ lực, cố gắng để vượt qua từng giai đoạn khốc liệt của dịch bệnh nhưng ở thời điểm này sau 2 năm gần như “đóng băng” hoạt động, lực của các doanh nghiệp cũng đã hoàn toàn cạn kiệt.

Quyết định mở cửa du lịch quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính là cơ hội duy nhất để “cứu sống” các doanh nghiệp, “cứu sống” 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành và hàng triệu lao động gián tiếp khác.

Chúng tôi hiểu rằng, để “mở cửa thực sự” chứ không chỉ là trên tuyên bố, thì cả cơ quan nhà nước cấp trung ương, các địa phương và từng doanh nghiệp đều cần có một khoảng thời gian nhất định nhằm chuẩn bị nguồn lực tài chính, cải tổ quy trình, chuẩn bị nhân lực, tiến hành xúc tiến quảng bá… trước khi đón khách”, bức thư nhấn mạnh.

Về phía các khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm với Việt Nam, họ cũng cần thời gian để nhận biết thông tin, để đánh giá, cân nhắc và ra quyết định.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này phải được rút ngắn tối đa, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, địa phương, cùng doanh nghiệp để chúng ta tận dụng được “thời cơ vàng”.

Vì thế, đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban IV mạnh dạn cùng nhau kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ công bố ngay trong đầu tháng 2 “Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam” để tạo “lực đấy mạnh” và để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, lưu trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022.

Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, bao gồm điều kiện trước khi khách lên máy bay, quy trình sau khi xuống máy bay và trong suốt quá trình du lịch theo hướng giảm thiểu tối đa các quy định hiện hành không cần thiết. Theo đó, gỡ bỏ quy định cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú đối với hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay; xem xét gỡ bỏ yêu cầu hành khách test nhanh tại sân bay đối với các hành khách đủ điều kiện nêu trên và có quy trình thống nhất xử lý với khách du lịch dương tính với SARS-CoV-2;

Ngoài việc khôi phục toàn bộ các chương trình miễn thị thực đơn phương, song phương và thị thực điện tử cho du khách, Chính phủ cân nhắc mở rộng chương trình miễn thị cho khách du lịch quốc tế tại các thị trường chiến lược, trọng điểm như toàn bộ châu Âu, Úc và Bắc Mỹ. Chính phủ cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực từ 14 ngày lên 30 ngày theo xu hướng du lịch mới của du khách là đi dài ngày hơn;

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) phối hợp chặt chẽ cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch để phát động lại các nguồn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn thấu hiểu các thách thức và cơ hội của ngành du lịch, hàng không hiện nay. Chúng tôi kỳ vọng Thủ tướng sẽ có những chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, ngay trong những ngày đầu xuân tạo khí thế mới để chúng tôi bước sang một năm mới với niềm tin vào cơ hội phục hồi. Các doanh nghiệp cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ và đồng hành với Chính phủ”, đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban IV kỳ vọng.

Chính phủ đồng ý tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ 53 phút trước Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Các hãng bay sẽ được tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu, Úc. Chuyến bay thường lệ đầu tiên nối lại mạng bay châu Âu - Việt Nam do Vietnam Airlines thực hiện hạ cánh an toàn tại Nội Bài sáng 26/1 Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 717/VPCP - QHQT gửi các Bộ: Ngoại giao, Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh liên quan đến tình hình thực hiện chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam. Theo đó, Phó thủ tướng Đồng ý chủ trương việc tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách đến các địa bàn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán như đề xuất của Bộ GTVT; đồng ý việc tiếp tục áp dụng các biện pháp xét nghiệm, phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 10688/BYT-MT của Bộ Y tế và thông lệ quốc tế (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay). Phó thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước thúc đẩy các đối tác sớm trả lời đề nghị nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ và để người Việt Nam không bị yêu cầu cách ly khi đến các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… đồng thời có hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh đối với người Việt Nam bị các nước từ chối nhập cảnh. Bộ Y tế được giao chủ trì rà soát, có hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng, chống biến chủng Omicron đối với người nhập cảnh (đường không, đường bộ, đường thủy) vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ động hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh, khai báo y tế đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, đảm bảo liên thông với dữ liệu của PC-Covid, tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách cũng như công tác theo dõi y tế, giám sát, truy vết người nhập cảnh. “UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp thống nhất triển khai biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn cập nhật nhất của Bộ Y tế, thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách thường lệ về địa phương mình theo quy định, không yêu cầu người nhập cảnh khai báo ở nhiều phần mềm, website khác nhau không trong quy trình giám sát, truy vết chung, đảm bảo an toàn phòng chống dịch”, Phó thủ tướng chỉ đạo.

Không cần nói nhiều, du lịch là rẻ nhất và mở cửa cộng thêm gói hỗ trợ VAT giảm 2% nữa. Năm mới bung nóc, siêu sóng du lịch. Cụ nào không có cổ du lịch đặc biệt là đéo có DAH thì xác định nghèo.

1 Likes

Khách sạn, vé máy bay ‘cháy’ từ mùng 2 Tết

1 giờ trước [ 0](javascript:void(0))

30-01-2022 17:00:00+07:00

Theo khảo sát trên các hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến và các công ty du lịch, nhiều khách sạn và vé máy bay đến các điểm lịch như Phú Quốc, Nha Trang… đã báo hết phòng các ngày cao điểm sau tết từ mùng 2 - mùng 6 Tết.

Hiện toàn bộ các khu nghỉ dưỡng, phòng lưu trú từ 3 đến 5 sao tại Phú Quốc đã được đặt kín từ mùng 2 đến mùng 6 Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đặc biệt là những nơi có đầy đủ dịch vụ ăn uống, vui chơi nội khu.

Hiện nay Phú Quốc có khoảng 25.000 phòng lưu trú, trong đó hơn 10.000 phòng tiêu chuẩn 5 sao. Toàn bộ người dân, người lao động tại thành phố đã được tiêm đủ vắc-xin và triển khai mũi tăng cường để sẵn sàng đón khách, Phú Quốc sẵn sàng cho việc đón khách vào dịp Tết Nguyên Đán.

Khảo sát cho thấy giá vé máy bay từ Hà Nội tới Phú Quốc ngày 2 đến 4-2 (mùng 2 đến mùng 4 âm lịch) có giá 4 đến 6 triệu đồng. Tuy vậy du khách vẫn hào hứng với điểm đến này. Giá tour không phải là mối quan tâm hàng đầu của khách năm nay.

Hay như tại Vietravel, công ty vừa mở thêm hành trình mới với lịch trình tour 3 ngày, bay cùng Vietravel Airlines, khởi hành vào mùng 3 Tết, giá từ 6,59 triệu đồng/khách.

Ngoài các tour du lịch, nghỉ dưỡng, nhiều công ty du lịch còn tập trung mở bán tour đến những điểm du lịch tâm linh để đáp ứng nhu cầu hành hương của du khách những ngày sau Tết. Vietravel bán một số đường tour hành hương khám phá Vũng Tàu, chinh phục núi Chứa Chan (Đồng Nai) hay tham quan, trải nghiệm Làng hoa Tân Quy Đông nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ…

Công ty TSTtourist cho hay, lượng khách đặt tour đã đạt trên 80% kế hoạch, dù tăng nhưng chưa có dấu hiệu đột phá. Đại diện TSTtourist cho biết dịp Tết năm nay, lượng khách lẻ tăng khá mạnh ở hầu hết điểm tham quan, một số nơi đã có hiện tượng “cháy” phòng. Phú Quốc và Đà Lạt là hai nơi có số lượng khách tập trung rất lớn.

Theo đại diện các hãng du lịch, cơ bản mùa du lịch Tết năm nay tuy không tưng bừng như thời điểm trước dịch COVID-19 nhưng du lịch nội địa đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Các điểm đến hút khách nhất phía Nam là Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây; ở phía Bắc là các tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang…

Hiện nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp tại thị xã Sapa, Đà Lạt, Hà Nội… cũng đã kín phòng hơn 90% trong những ngày Tết. Hầu hết các đơn vị du lịch ở các địa phương là “điểm nóng” du lịch đã hoạt động trở lại và duy trì đón khách xuyên Tết.

Đại diện Công ty cổ phần Du lịch Flamingo Redtours cho biết, một trong những tín hiệu vui, ngay sau Tết Âm lịch, không chỉ ở thị trường khách cá nhân mà Flamingo Redtours còn cung cấp dịch vụ cho hàng trăm đoàn khách với số lượng đa dạng, là khách doanh nghiệp, đoàn thể với dòng sản phẩm du Xuân “Khởi hành hanh thông-Đón tài lộc,” “Vượt qua giới hạn-Chạm tới vinh quang,” “Xuân mãnh hổ-Năm bùng nổ…”.

Còn thời điểm hiện tại, Flamingo Redtours cơ bản đạt được kế hoạch đề ra đối với sản phẩm tour Tết.

Tháng 1/2022 hoạt động thương mại, vận tải và du lịch tăng trưởng tốt

30/01/2022 | 18:58

0:00/ 0:00

Nam miền Bắc

(Ngày Nay) - Tháng 1/2022 là tháng cận Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch đều tăng so với tháng trước, trong khi đó hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một năm 2022 ước đạt 470,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 3,6%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 34,59 tỷ USD, cao hơn 75 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng Một có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,5%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,7%, tăng 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 0,9%, bằng cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 31,62 tỷ USD, thấp hơn 353 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,5 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 01/2022 có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 10,2 tỷ USD. Tháng 01/2022 xuất siêu sang EU ước đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 5 tỷ USD, tăng 11,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,8 tỷ USD, tăng 28,9%; nhập siêu từ ASEAN 1,2 tỷ USD, tăng 69,2%; nhập siêu từ Nhật Bản 600 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, xuất siêu 58,2 triệu USD).

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 xuất siêu 3 tỷ USD[3]; năm 2021 xuất siêu 4,08 tỷ USD; tháng 01/2022 ước tính nhập siêu 500 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,3 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng Một ước tính đạt 165,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,0% so với tháng trước và giảm 54,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 27,4%); luân chuyển đạt 6 tỷ lượt khách.km, tăng 20,3% và giảm 61,4% (cùng kỳ năm 2021 giảm 34,4%). Vận tải hàng hóa tháng Một ước tính đạt 157,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3,0% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 11,8%) và luân chuyển 32,3 tỷ tấn.km, tăng 1,1% và tăng 1,6% (cùng kỳ năm trước tăng 7,8%)

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Một ước đạt 19,7 nghìn lượt người, tăng 14,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 17,4 nghìn lượt người, chiếm 88% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 2,3 nghìn lượt người, chiếm 11,9% và giảm 64,2%; bằng đường biển 10 lượt người, chiếm 0,1% và giảm 76,7%.

Trước 30/4 có thể mở lại toàn bộ đường bay quốc tế

18:11 - 30/01/2022

(Dân sinh) - Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện đã mở 10 đường bay quốc tế, giúp phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Audio Player

00:00

00:00

ảnh minh họa

“Việc mở cửa du lịch, Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch, nhưng điều kiện quan trọng nhất không phải là vận tải mà là kiểm soát dịch. Trong đó, ngoài thực hiện mục tiêu chung của Bộ Y tế, còn phải tôn trọng các quy định của các nước mà Việt Nam kết nối. Vì vậy, cần có thời gian trao đổi giữa các bên, nhà chức trách phải thống nhất về phương thức kiểm soát”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nêu rõ.

Nói thêm về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, trước kia Bộ đã có những kiến nghị cuối tháng 4 đầu tháng 5 mở chính thức tất cả các đường bay.

“Bộ GTVT kiến nghị xem xét, dự kiến cuối tháng 4, đầu tháng 5 mở cửa tất cả đường bay quốc tế. Tuy nhiên, do tiến trình tiêm vaccine phòng COVID-19, phát động tiêm vaccine mùa xuân tới đây thì thời gian này có thể sớm hơn”, ông Đông thông tin.

Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải sẽ rà soát lại, ngay sau Tết Nguyên đán sẽ có báo cáo lại với Chính phủ, nếu đủ điều kiện có thể mở cửa du lịch sớm hơn so với kế hoạch.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã có ý kiến đồng ý chủ trương việc tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách đến các địa bàn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với đó, đồng ý việc tiếp tục áp dụng các biện pháp xét nghiệm, phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 10688/BYT-MT của Bộ Y tế và thông lệ quốc tế (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay).

Chia sẻ thêm về tổ chức vận tải đi lại trong dịp Tết, ông Nguyễn Ngọc Đông cho hay, thực tế trước Tết hơn 1 tháng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các kế hoạch cho tất cả đơn vị địa phương, vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… đảm bảo việc đi lại trước, trong và sau Tết cho người dân.

Trong đó, nội dung là hạn chế ùn tắc giao thông, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến xe bến tàu và cảng hàng không, trong đó phải kiểm soát dịch. Tuy nhiên, năm nay có đặc thù là vừa đảm bảo vận tải nhưng cũng phải kiểm soát dịch bệnh.

Theo đánh giá, thời gian gần đây, các địa phương cũng đã nới lỏng rất nhiều công tác kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

“Qua theo dõi đến ngày 26 Tết, nhu cầu giao thông đã giảm rất nhiều so với năm 2020. Chẳng hạn, nhu cầu đi lại bằng đường sắt chỉ đạt được 30 - 35% so với hàng năm. Về hàng không có thể tăng trong những ngày gần đây, lại do yếu tố khách quan về thời tiết nên nhiều máy bay cất cánh muộn, có thể gây ra ùn tắc cục bộ, nhưng so với những năm trước cũng giảm”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói.

Do đó, vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại trước, trong và sau Tết Nguyên đán của người dân.

Ăn Tết tại khách sạn, có cụ nào như em không?

1 Likes