DAH Siêu Cổ Phiếu Đón Sóng Du Lịch Khách Sạn, BDS Nghỉ Dưỡng

1 vài nước châu âu cũng công bố hết dịch rồi

1 Likes

VN mà ko mở khách chạy qua hết Thái, Phi, Indo thì bỏ mẹ

1 Likes

Mấy anh hàng xóm láng giềng mở cửa thì sẽ đến VN nhanh thôi, hôm nay quá nhiều tin tốt.

1 Likes

Vì thế Việt Nam cũng đang gấp rút lên kế hoạch để mở sớm nhất. Nếu không sẽ bỏ lỡ sẽ làm nhanh như tiêm chủng vaccin đợt vừa rồi.

1 Likes

DAH sẽ nhích dần đến khi chính thức mở cửa là hấp dẫn hơn nữa, nên nắm giữ 3 đến 9 tháng mới đem lại hiệu suất cao. Còn trong quá trình đi lên sẽ có nhiều bác lướt.

3 Likes

Ngày tranh cướp của nhau sắp đến.

Chờ du lịch bứt phá

NHÓM PHÓNG VIÊN | 11/02/2022 09:01 A A

Những tín hiệu lạc quan từ dịp Tết Nguyên đán và tiến tới mở cửa hoàn toàn thị trường khách quốc tế đem lại kỳ vọng lớn cho ngành du lịch Việt Nam

Thống kê sơ bộ từ các điểm đến trên cả nước trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua - như TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Huế, Quảng Bình, Phú Quốc… - cho thấy nhu cầu đi du lịch của người dân tăng đột biến với mức doanh thu khả quan, vượt kỳ vọng của các địa phương và doanh nghiệp.

Nhiều nơi kín khách

Tết năm nay, tỉnh Lâm Đồng đón tới hơn 300.000 lượt khách du lịch - con số cao kỷ lục và tăng tới 566,7% so với Tết năm ngoái. Riêng TP Đà Lạt, lượng khách lưu trú ước đạt 105.000 lượt, tăng 129,3% so với cùng kỳ. Những ngày cao điểm từ mùng 3 đến mùng 5 Tết, nhu cầu lưu trú tăng cao đến mức nhiều du khách không đặt được phòng phải ở qua đêm tại các điểm công cộng hoặc lựa chọn hình thức cắm trại dã ngoại tại một số điểm du lịch thuộc ngoại ô Đà Lạt.

Ông Nguyễn Viết Vân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Lâm Đồng, cho biết trước và trong dịp Tết, sở đã phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng như người dân và du khách tới địa phương này chấp hành nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19. Giá cả các dịch vụ du lịch tăng 30% - 40% so với ngày thường. Việc tăng giá đã được các khách sạn đăng ký với cơ quan thuế, niêm yết công khai và thông báo cho hãng lữ hành, khách du lịch qua nhiều kênh…

TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng là một trong những điểm đến “thắng lớn” dịp Tết vừa qua. Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong 9 ngày (từ 27 tháng chạp đến mùng 6 Tết), toàn tỉnh đón khoảng 98.600 lượt khách du lịch, trong đó có 95.600 lượt khách nội địa, 3.000 lượt khách quốc tế; công suất buồng phòng đạt hơn 72%. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh khoảng 524,3 tỉ đồng. Do có rất nhiều khách đi du lịch bằng xe cá nhân nên nhiều thời điểm đường phố Nha Trang gần như chật kín xe.

Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Bắc bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cũng đón lượng khách du lịch khá lớn trong dịp Tết vừa qua, nhiều nơi công suất phòng 70%-90% lúc cao điểm từ mùng 2 đến mùng 4 Tết. Các khu du lịch, vui chơi giải trí ở Nha Trang như VinWonders Nha Trang đón khoảng 30.000 lượt khách tham quan, khu di tích Tháp Bà Ponagar đón 17.000 khách du lịch…

Nhiều địa phương khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi… cũng đón lượng du khách vượt xa kỳ vọng. Ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, thông tin trong 10 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, khoảng 63.232 lượt khách đã đến, tham quan các điểm di tích và điểm du lịch, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Lượng khách Tết này tăng trên 269% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 822 lượt khách quốc tế. Nhu cầu đặt phòng tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng rất cao, bao gồm cả phân khúc cao cấp, nhiều nơi công suất phòng đạt 75%-100%. Nhiều khách sạn nhỏ, homestay trong thành phố có công suất bình quân cũng từ 50%-70%.

Chờ du lịch bứt phá - Ảnh 1.

Chợ đêm Đà Lạt đông nghẹt du khách trong dịp TếtẢnh: Đình Thi

Chờ du lịch bứt phá - Ảnh 2.

Phố cổ Hội An nhộn nhịp du khách trong những ngày Tết. Ảnh: Trần Thường

Tạo sức bật để phục hồi, phát triển

Với Quảng Bình, dịp Tết vừa qua, địa phương này đón gần 38.000 lượt khách tham quan, số lượt khách trung bình/ngày tăng hơn 17% so với dịp Tết năm ngoái. Trong đó, ngoài khách nội tỉnh, lượng lớn khách đến từ TP HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Địa phương này cũng đón khoảng 200 du khách quốc tế trong dịp Tết.

Điểm đến hấp dẫn du khách nhất khi tới Quảng Bình vẫn là khu vực động Phong Nha - Kẻ Bàng. Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết trong những ngày đầu của đợt nghỉ Tết, mỗi ngày điểm đến này đón hàng trăm lượt khách tham quan, trải nghiệm. Một xu hướng đáng chú ý của năm nay là khách thường đi theo hình thức gia đình, nhóm nhỏ, sử dụng phương tiện cá nhân hoặc máy bay kết hợp phương tiện thuê riêng chiếm tỉ lệ cao. Khách chọn tham quan nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn như du lịch sinh thái, mạo hiểm…

Tại Quảng Nam, tất cả các điểm du lịch nổi tiếng đều nườm nượp khách đến tham quan - điều hiếm thấy trong suốt 1 năm qua. Theo thống kê, tổng lượng khách tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết năm nay đạt 44.800 lượt, tăng 2,3 lần so với Tết năm ngoái, trong đó khoảng 2.800 lượt khách quốc tế. Riêng TP Hội An, trong những ngày Tết Nhâm Dần, mỗi ngày đón 5.000 - 10.000 lượt khách. Di sản văn hóa Mỹ Sơn cũng đón hơn 2.900 lượt khách tham quan trong 6 ngày Tết 2022, tăng 89,56% so với Tết 2021.

Người dân đi du lịch là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh Quảng Nam được chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2022. Theo lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh, dịp Tết thời tiết tại đây thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt nên người dân tự tin đi du lịch; các điểm đến tung gói khuyến mãi hấp dẫn…

Một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trước dịch Covid-19 nhưng chịu nhiều thiệt hại trong dịch và đang tìm cơ hội trở lại là TP Đà Nẵng. Dịp Tết vừa rồi, Đà Nẵng đón khoảng 35.939 lượt du khách, tăng 16,71% so với năm trước. Cũng như các địa phương khác, đa số khách đến Đà Nẵng đều đi lẻ và đặt phòng cận ngày Tết, tập trung chủ yếu ở một số khách sạn 4-5 sao ven biển do các cơ sở lưu trú đã chủ động giảm giá phòng tới 30%, thậm chí 50%, giảm giá dịch vụ, tổ chức các gói staycation (du lịch tại chỗ) để kích thích nhu cầu của du khách dịp đầu năm mới.

Sau thời gian dài phải “ngủ đông” vì dịch Covid-19, ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã có sự khởi sắc khi thu hút tới 60.000 lượt khách đến các điểm tham quan, vui chơi, du lịch trên địa bàn trong 6 ngày nghỉ Tết. Theo bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, lượng khách ra tham quan đảo từ mùng 1 đến nay khoảng 3.000-4.000 người, dù chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ các năm trước nhưng đây vẫn là tín hiệu vui cho ngành du lịch sau một thời gian dài phải đóng cửa.

Trong khi đó, Bình Thuận - một điểm đến khá gần với TP HCM - cũng kín phòng, kín khách trong dịp Tết vừa qua, đem lại nhiều kỳ vọng cho các doanh nghiệp du lịch nơi đây. Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận, lượng khách đến du lịch đa số là người trong nước, đi theo nhóm bạn bè, gia đình. Từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, hầu hết cơ sở lưu trú 4 - 5 sao ở Khu Du lịch quốc gia Mũi Né đều đạt công suất gần 100%, các cơ sở lưu trú còn lại đạt từ 80% trở lên.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, nhận xét lượng khách đổ về các khu du lịch ở tỉnh này dịp Tết vừa qua đông vượt kỳ vọng. Đây là tiền đề tốt cho ngành du lịch của địa phương bắt nhịp phát triển trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch bệnh, trước mắt là dịp lễ 30-4, 1-5 và kỳ nghỉ hè năm 2022.

Bất ngờ doanh thu du lịch ở TP HCM

Tại TP HCM - trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, số liệu thống kê từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 6 Tết của Sở Du lịch cho thấy khách tham quan tại các khu điểm (khách nội và ngoại tỉnh) đạt 300.000 lượt, doanh thu khoảng 300 tỉ đồng. Các cơ sở lưu trú đạt doanh thu khoảng 1.200 tỉ đồng; các dịch vụ du lịch khác như ăn uống, vận chuyển… đạt 1 triệu lượt khách với doanh thu khoảng 1.600 tỉ đồng.

Tổng doanh thu của ngành du lịch TP HCM trong dịp Tết vừa qua đạt hơn 3.100 tỉ đồng, cao gấp nhiều lần so với những tháng sau giãn cách.

Doanh nghiệp du lịch thở phào

Theo nhiều công ty lữ hành lớn như Vietravel, Saigontourist, TST Tourist, Fiditour - Vietluxtour…, nhu cầu đi du lịch của khách tăng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua cũng đem lại những tín hiệu lạc quan về khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Nhiều khu du lịch của các tập đoàn Vingroup, Sun Group ở Phú Quốc và các địa phương đã tấp nập khách đến nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh Sun World (Tập đoàn Sun Group), cho biết trong kỳ nghỉ Tết vừa rồi, tập đoàn mở cửa trở lại một số khu du lịch trên cả nước để phục vụ du khách sau thời gian dài tạm ngưng để phòng chống dịch. Hầu hết những điểm đến này đều ghi nhận lượng khách rất lạc quan. Khu Du lịch Sun World BaDen Mountain (tỉnh Tây Ninh) có tới khoảng 400.000 lượt khách sử dụng cáp treo trong vòng 6 ngày Tết, tăng 85% so với năm ngoái. Các điểm đến vui chơi giải trí khác trên toàn quốc của Sun Group ở Sa Pa, Phú Quốc, Quảng Ninh đều ghi nhận lượng khách tăng đột biến so với vài tháng trước.

Thông tin từ Vingroup cho thấy lượng khách đặt phòng tại các khách sạn, resort của Vinpearl trong kỳ nghỉ Tết năm nay có thể đánh giá là cao kỷ lục. Sự “bùng nổ” này là điều có thể dự báo trước khi nhu cầu du lịch của người dân đã bị kìm nén trong suốt 2 năm qua và xu hướng du lịch Tết đang lên ngôi trong những năm gần đây. Từ mùng 1 đến hết mùng 6 Tết, chỉ tính các khách sạn, khu nghỉ dưỡng biển 5 sao của Vinpearl tại 3 điểm đến Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đã phục vụ gần 63.000 khách lưu trú.

Nhắc tên trên báo

Thứ sáu, 11/2/2022, 08:14 (GMT+7)

Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch dần cải thiện

Mở hướng kinh doanh mới, đầu tư tài chính, tiết giảm chi phí… giúp nhiều doanh nghiệp du lịch cải thiện lợi nhuận trong quý cuối năm 2021.

Trong quý IV/2021, Công ty Tiếp thị và Du lịch Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel - VTR) báo lãi 228 tỷ đồng. Sau 4 quý liên tiếp thâm hụt lợi nhuận, đây là lần đầu tiên đại gia du lịch ghi nhận con số dương.

Tương tự, Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality - VNG) báo lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức lỗ hơn 21 tỷ đồng của quý IV/2020, dù thấp hơn quý liền trước và còn rất thấp so với quy mô của doanh nghiệp chủ quản Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu (Đà Lạt).

Cũng chuyển lỗ thành lãi, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (DAH) công bố lợi nhuận khoảng 25 tỷ đồng. So với cùng kỳ và quý liền trước, lợi nhuận của chủ quản một trong những khách sạn lớn nhất Thái Nguyên, thêm lần lượt 56,5 tỷ đồng và 10,5 tỷ đồng.

Tuy vẫn lỗ trong quý cuối năm, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist - BTV) và Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An (HoiAn Tourist - HOT) đã hạ mức thâm hụt lợi nhuận xuống lần lượt gần 44% và 57% so với cùng kỳ. Mức lỗ này cũng giảm đáng kể so với quý III/2021.

Khách du lịch tham quan một điểm đến tại TP HCM vào đầu tháng 11/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Mẫu số chung cho việc lợi nhuận nhiều doanh nghiệp du lịch cải thiện là nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu. Kỳ này, BenThanh Tourist giảm lỗ chủ yếu nhờ mạnh tay cắt giảm các chi phí thường xuyên. Doanh nghiệp cắt 41% chi phí bán hàng và 34% chi phí quản lý doanh nghiệp, chủ yếu nhờ hạ chi phí nhân viên.

Kết hợp cả tái cơ cấu và tận dụng điều kiện khách quan, Vietravel cho biết tình hình dịch bệnh dần được được kiểm soát trong quý cuối năm, hoạt động kinh doanh của công ty cũng có những chuyển biến khả quan khi lãi gộp hơn 56 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng đã cơ cấu lại các khoản đầu tư tài chính nên đại gia ngành du lịch gom về 360 tỷ đồng doanh thu.

Với Tập đoàn Khách sạn Đông Á, doanh nghiệp này chọn mở thêm ngành nghề kinh doanh là xây dựng, san lấp mặt bằng và kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng. Tiền thân là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng, doanh nghiệp đã nhận về nhiều hợp đồng có lợi nhuận cao. Ngoài ra, Khách sạn Đông Á Plaza (Thái Nguyên) từ quý trước đã đẩy mạnh kinh doanh lưu trú cho chuyên gia tại các khu công nghiệp, đã đóng góp tốt cho doanh thu.

Trong khi đó, HoiAn Tourist tìm lối đi trong thị trường đón công dân từ nước ngoài hồi hương và cách ly có thu phí tại Khách sạn Hội An và Hoi An Beach Resort. Nhờ đó, doanh thu quý IV/2021 tăng 170% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chọn giải pháp thanh lý tài sản cố định tại các đơn vị thành viên nhằm giảm lỗ.

Bên cạnh việc linh hoạt kinh doanh như chuyển đổi khách sạn đón khách cách ly hay phục vụ cơm văn phòng tận nơi, TTC Hospitality kỳ này lãi nhờ hoạt động tài chính sau khi tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong quý IV/2021, doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến hơn 14 lần lên 62 tỷ đồng, chủ yếu từ bán các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Nguồn tiền này có ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp khi doanh thu giảm 70% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận gộp về mức âm 21,5 tỷ đồng.

Quảng cáo

Trong bối cảnh nhiều điều kiện vĩ mô thuận lợi, đà cải thiện sức khỏe doanh nghiệp của ngành du lịch được dự đoán khả quan trong năm nay. Chứng khoán KB (KBSV) kỳ vọng ngành dịch vụ nhà hàng và du lịch sẽ phục hồi, tuy chưa thể như giai đoạn trước dịch. Đơn vị này lạc quan khi các đường bay nội địa và quốc tế đang được mở lại theo lộ trình của Bộ Giao Thông. Thời gian qua, Thủ tướng đã đồng ý khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với Bắc Kinh, Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, San Francisco, Los Angeles…

Bên cạnh đó, du lịch nội địa hoạt động trở lại từ quý IV/2021 cũng là cơ sở cho kỳ vọng của KBSV. Chỉ số Google Mobility (chỉ số thể hiện xu hướng di chuyển của cộng đồng) cũng đang nhích lên so với mức thấp cuối tháng 9 năm ngoái.

lượt kháchTổng lượt khách du lịch trong 9 ngàyTết Nhâm Dần 2022Tây NinhAn GiangVũng TàuĐà LạtNha TrangPhú QuốcSa Pa0200k400k600k800kVnExpress

Thống kê mới đây của Tổng cục Du lịch cũng chỉ rõ du lịch nội địa đang ngày càng sôi động. Trong 9 ngày Tết, 35 địa phương là các điểm đến du lịch hàng đầu cả nước đón khoảng 6,2 triệu lượt khách. Tây Ninh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… dẫn đầu về lượng khách với hàng trăm nghìn người.

Đầu năm 2022: lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng mạnh Phan Nguyễn đăng lúc 11/02/2022 08:12 Đây là tín hiệu đầy khả quan về một sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam năm 2022, tạo đà thuận lợi cho kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian sắp tới. Dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Cụ thể, lượng tìm kiếm đã tăng dần từ đầu tháng 12/2021, đến cuối tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022 thì tăng vọt. Lượt tìm kiếm vào thời điểm ngày 01/01/2022 cũng tăng 222% so với tháng trước và tăng 248% so với cùng kỳ 2021. Được biết, từ đầu năm tới nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam đang duy trì ở mức rất cao, có thời điểm tăng 425% so với kỳ 2021. Trong khi đó, lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú cũng bắt đầu tăng cao rõ rệt từ đầu tháng 12/2021. Thời điểm đầu tháng 01/2022 tăng 42% so với cùng kỳ 2021. Sau đó tiếp tục duy trì ở mức cao và thời điểm ngày đầu tháng 02/2022 đạt mức tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu phân tích từ Google Destination Insights cũng chỉ ra, lượng tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Nga, Pháp, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Canada… Và top điểm đến của Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất gồm có: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Quy Nhơn, Vũng Tàu… Theo đánh giá, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang có xu hướng gia tăng rõ rệt, đặc biệt từ sau khi ngành du lịch triển khai chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ cuối tháng 11/2021 cùng chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn ở Việt Nam). Bên cạnh đó, thời điểm Tết Nguyên đán cũng là dịp nhu cầu đi lại, du lịch, thăm thân tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, các hoạt động đang dần phục hồi trong trạng thái bình thường mới với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt. Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất từ 31/3/2022 mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

1 Likes

Trong này có nhắc tới DAH có được các hợp đồng xây dựng đem về doanh thu lớn đó, DAH thắng 5/2021 đăng kí thêm nghành xây dựng vât liệu xây dựng như ở trên em có chú ý ở đầu pic. Vì Thái Nguyên nhiều dự án bất động sản lớn và đang đầu tư công mạnh nên DAH bản thân trước đây là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản nên giờ quay lại và cơ cấu bỏ 1 số mảng không hiệu quả. Nói chung DAH hưởng lợi du lịch mở cửa và hoạt động xây dựng ở Thái Nguyên.

1 Likes

Chuyên gia và ta chui hết vào

4 Likes

Sẽ “kéo lại” 18 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2026
Song Hoàng -
Để hút du khách quốc tế, Việt Nam sẽ tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt của mỗi địa phương, mỗi vùng, phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch.
[​IMG]
18 triệu du khách quốc tế là con số Việt Nam đã có được trong năm 2019
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026.

Theo đó, nội dung Chương trình gồm 2 giai đoạn. Tronggiai đoạn 2022 - 2023 sẽ phấn đấu phục hồi được khoảng 8 -9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (bằng 45 - 50% so với năm 2019); 65 - 70 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 75 - 80% so với năm 2019) và tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400 - 450 nghìn tỷ đồng (bằng 50 - 55% so với năm 2019).

Giai đoạn này sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch đẩy nhanh phục hồi hoạt động kinh doanh. Phát triển sản phẩm du lịch mới đảm bảo an toàn đối với dịch bệnh, phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường trong và sau đại dịch. Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, phù hợp với xu hướng mới của thị trường để nhanh chóng phục hồi lượng khách du lịch quốc tế và nội địa.

Thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch. Đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch. Triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine”, thí điểm đón khách quốc tế tại một số địa phương. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sau 2 năm dịch bệnh, ngành du lịch Việt Nam đã bị kéo tụt lùi và chưa thể tính được mất bao lâu để ngành công nghiệp không khói của Việt Nam hồi phục. Con số 18 triệu du khách mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kỳ vọng thực tế chỉ tương đương với lượng du khách trong năm 2019. Tính cả năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018.

Sẽ phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 15 - 16 triệu lượt khách du lịch quốc tế (bằng 40 - 45% so với chỉ tiêu Chiến lược đề ra); khoảng 75 - 80 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 60 - 65% so với chỉ tiêu Chiến lược); tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 680 - 780 nghìn tỷ đồng (bằng 40 - 45% so với chỉ tiêu Chiến lược).

Đến năm 2026, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt (tăng 20% so với năm 2025), khách du lịch nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt (tăng 13,3%), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 800 - 900 nghìn tỷ đồng (tăng 15,5 - 17,5% so với so với năm 2025).

Giai đoạn này sẽ ưu tiên huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững trong điều kiện “bình thường mới”, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt của mỗi địa phương, mỗi vùng, phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch.

2 Likes

Nhịp này sẽ có hiện tượng âm thầm gom lần cuối trước khi lên, với DAH đang có nhiều người theo dõi nhưng chưa vào nhất là dòng tiền lớn vì họ thấy thanh khoản chưa nhiều. Nhưng du lịch đang tốt lên và kết quả kinh doanh của DAH tốt lên rõ ràng và kì vọng còn tốt hơn rất nhiều năm nay khi mở cửa du lịch, các hợp đồng xây dựng và kế hoạch bất động sản nghỉ dưỡng. Chỉ cần chớm có dòng tiền lớn vào là sẽ đồng loạt lao vào. Nên bác nào chờ được trung hạn sẽ có thành quả.

2 Likes

Nhiều bác vốn to khả năng mới chỉ vào ít thăm dò và có đội sẽ đang gom dần ít một. DAH hiện đang năm trong danh mục theo dõi của rất nhiều bác nhưng vốn to chỉ đợi thanh khoản lớn là nhảy vào.

1 Likes

Du lịch mới chỉ chớm mở cửa thôi nhưng đã có rất nhiều tín hiệu tích cực, thông qua dịp tết vừa rồi là các bác thấy. Nếu mở cửa quốc tế thì tiềm năng còn lớn hơn rất nhiều. DAH ngoài vận hành khách sạn cho chuyên gia thuê và có công ty tnhh du lịch khách sạn Đông Á chuyên hoạt động dịch vụ lữ hành du lịch cho du khách đến các địa điểm trên cả nước.

1 Likes

Chờ du lịch bứt phá: Mở cửa quốc tế là cú hích lớn

Trong chiến lược và kịch bản hồi phục của mình, rất nhiều doanh nghiệp đều mong chờ thời điểm ng bố chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường khách quốc tế

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều doanh nghiệp (DN) du lịch lớn cho biết du lịch nội địa là “cứu cánh” nhưng để bứt phá trở lại phải cần đón khách quốc tế (inbound) và đưa du khách Việt đi tour nước ngoài (outbound).

Chưa quá sôi động nhưng lạc quan

Ghi nhận từ nhiều ng ty du lịch, mùa du lịch Tết Nguyên đán 2022 không quá sôi động như thời điểm trước dịch nhưng mang đến nhiều lạc quan cho việc phục hồi trong năm nay. Trong đó, điều đáng mừng nhất là tâm lý thoải mái và yên tâm của du khách sau khoảng 2 năm ngành du lịch phải chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19.

Ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng Giám đốc ng ty Vietravel, cho rằng giai đoạn này du lịch nội địa vẫn là chủ lực của DN, tập trung vào những điểm đến an toàn như Phú Quốc vốn rất hấp dẫn du khách hay du lịch miền Trung cũng sẽ sớm phục hồi khi Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình… đang dần đông đúc trở lại. “Ở khu vực phía Bắc, chúng tôi đã có những hợp tác chiến lược với các địa phương như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai hay Quảng Ninh để cùng xây dựng sản phẩm tour, tuyến mới để đưa vào khai thác, vừa đưa khách tới vừa cùng địa phương quảng bá du lịch tới du khách trong nước và quốc tế. Như dịp Tết vừa rồi, một số đoàn khách của Vietravel tới Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai “xông đất” đều được lãnh đạo địa phương chào đón rất nhiệt tình” - ông Duy nói.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc ng ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, cho biết dịp Tết vừa rồi các tour đưa khách đi mọi miền đất nước, từ Hà Giang tới Phú Quốc của ng ty đều diễn ra thuận lợi và đúng kế hoạch. Số lượng khách mỗi tour chưa nhiều nhưng khởi đầu khả quan, như tuyến Đà Lạt trước đây 10 đoàn xe thì nay ng ty đã mở lại được 1-2 xe, vừa mở vừa quan sát thị trường. Cũng đã có đoàn khách đăng ký tour đến hết quý I/2022. “Doanh thu của du lịch TP HCM và cả nước tăng đáng kể trong dịp Tết là cơ sở đem lại sự kỳ vọng cho các DN lữ hành. Trong 2 năm qua, Lữ hành Saigontourist vẫn cố gắng giữ vững đội ngũ, cơ cấu tổ chức ở 18 chi nhánh và 24 văn phòng trên cả nước với khoảng 70% nhân sự, bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển trở lại trong thời gian tới” - ông Nguyễn Hữu Y Yên cho hay.

Theo đại diện Tập đoàn Vingroup, sự bùng nổ du lịch Tết Nguyên đán vừa qua là điều nằm trong dự báo khi nhu cầu du lịch của người dân gần như đã bị kìm nén trong suốt 2 năm rồi. Chỉ tính riêng tại siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí Phú Quốc United Center (Phú Quốc), trong 6 ngày Tết đã đón gần 113.000 lượt khách đến nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí. Vì vậy, sau những tín hiệu phục hồi tích cực của du lịch dịp Tết, kỳ vọng từ tháng 4-2022, ngành du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Chờ du lịch bứt phá: Mở cửa quốc tế là cú hích lớn - Ảnh 1.

Các khu du lịch ở Đà Nẵng đã đông khách trở lại trong dịp Tết vừa quaẢnh: Bích Vân

Ngóng thời điểm chính thức

Lạc quan với du lịch nội địa nhưng các DN vẫn đang mong chờ thời điểm Chính phủ ng bố mở cửa hoàn toàn thị trường khách quốc tế để họ xây dựng chiến lược, lộ trình quảng bá và đón khách bài bản, cụ thể hơn. Bà Trần Nguyện, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Sun World (Tập đoàn Sun Group), nhận định những tín hiệu tích cực của thị trường du lịch nội địa dịp Tết thực sự là những tia nắng ấm quý giá sau chuỗi ngày “ngủ đông” của ngành du lịch. Sự phục hồi này không chỉ đem lại niềm vui của những người làm du lịch mà còn cho thấy định hướng của Chính phủ về việc mở cửa du lịch trở lại là đúng đắn và kịp thời. “Nhu cầu đi du lịch của người dân đã thực sự quay trở lại và họ đã sẵn sàng đi mà không ngại dịch bệnh như trước. Đây là phép thử để ngành du lịch có các bước chuẩn bị thật tốt khi mở cửa trở lại và sẵn sàng đón một năm 2022 bùng nổ. Vì vậy, ngoài đề xuất sớm ban hành hướng dẫn về việc mở cửa hoàn toàn với khách quốc tế, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các bộ ngành liên quan cùng các địa phương có sự đồng hành, phối hợp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho DN du lịch trong việc đón khách quốc tế đến Việt Nam” - bà Trần Nguyện đề xuất.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên cũng cho rằng quan tâm lớn nhất lúc này với các DN du lịch là thời điểm chính thức mở cửa khách quốc tế. Bởi các đối tác nước ngoài cần văn bản với thời điểm cụ thể chứ không chỉ “dự kiến” hoặc “cố gắng sắp tới”… “Chúng tôi chuẩn bị đi hội chợ quốc tế, làm lại chương trình để quảng bá cho năm 2023 vì mở lại quốc tế cũng không có khách ngay mà cần thời gian quảng bá, giới thiệu cho đối tác nước ngoài, rồi bán tour cho khách. Như khách tàu biển cần lên kế hoạch trước cả 2-3 năm” - ông Yên nêu.

Các thị trường du lịch khác như Úc vừa ng bố chính thức mở cửa du lịch quốc tế từ ngày 21-2; Thái Lan, Malaysia đều đã ng bố thời điểm đón khách quốc tế trở lại, nếu Việt Nam “chậm chân” sẽ bị cạnh tranh quyết liệt. Ông Trần Đoàn Thế Duy phân tích trong khi DN trụ lại được nhờ khách nội địa thì đón khách quốc tế và đưa khách Việt đi du lịch nước ngoài sẽ giúp cả DN và ngành du lịch khôi phục nhanh chóng hơn. Trong 2 năm qua, dù bị gián đoạn do dịch bệnh nhưng Vietravel vẫn giữ liên lạc với khách hàng, đối tác ở nước ngoài.

“Điều DN rất cần lúc này là một thông báo chính thức để mạnh dạn gửi thông tin cho đối tác, vạch lộ trình cụ thể và có cơ sở để họ bắt tay vào mở bán sản phẩm du lịch, tour trọn gói cho du khách quốc tế” - ông Duy nói.

Trước Tết Nguyên đán, 6 hãng hàng không và 5 DN du lịch lớn cùng đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) đã đồng loạt gửi thư kiến nghị về thời điểm mở cửa du lịch quốc tế tại Việt Nam.

Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các đơn vị chuẩn bị mở cửa du lịch an toàn càng sớm càng tốt, chậm nhất là dịp 30-4 và cố gắng từ cuối tháng 3.

Địa phương tập trung phục hồi du lịch

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết năm 2022, Đà Nẵng sẽ tập trung vào nguồn khách trong nước. Hiện các DN du lịch trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở dịch vụ, sản phẩm và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, ngành du lịch để định vị nguồn khách trong năm nay. Dự báo từ tháng 6-2022, khách nội địa đến Đà Nẵng tăng và sau đó thị trường khách quốc tế sẽ trở lại.

Dự kiến trong tháng 3 tới, TP Đà Nẵng sẽ khôi phục tất cả đường bay quốc tế nên kỳ vọng hoạt động du lịch sẽ ấm lên. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, thông tin các DN du lịch trên địa bàn đang đẩy mạnh đầu tư sản phẩm mới để thu hút du khách.

Bà Huỳnh Thị Phương Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tỉnh cũng đã có kế hoạch phục hồi ngành du lịch theo 3 giai đoạn trong điều kiện kiểm soát dịch, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Qua đó, tiếp tục khai thác những sản phẩm du lịch trọng tâm, quảng bá hình ảnh, tạo sức hút cho du khách trong và ngoài nước.

Với những tín hiệu tích cực từ dịp Tết, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận định ngành du lịch đang dần được phục hồi và sẽ bứt phá trong thời gian tới. Hiện Quảng Nam đang tập trung xây dựng thương hiệu du lịch xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút du khách. Năm du lịch quốc gia 2022 do tỉnh đăng cai cũng được lấy chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”. Tỉnh sẽ tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch xanh đến với bạn bè trong và ngoài nước cũng như ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển du lịch xanh.

B.Vân - T.Trực - Tr.Thường

Giới chức Malaysia muốn mở cửa du lịch từ 1/3

Hội đồng Hồi phục Quốc gia kiến nghị Chính phủ Malaysia nên sớm mở cửa biên giới như các nước trong khu vực.

Hội đồng Hồi phục Quốc gia (MPN) khuyến nghị mở cửa hoàn toàn biên giới để đón khách du lịch quốc tế từ 1/3, miễn cách ly bắt buộc. Động thái này như một phần trong kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế. Khuyến nghị được MPN đưa ra trong bối cảnh các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines, Lào, Campuchia… nới lỏng các hạn chế với du khách đã tiêm phòng.

Mọi người thực hiện giãn cách khi ăn uống tại một nhà hàng ở Langkawi vào tháng 9/2021. Ảnh: Reuters

Thực khách giãn cách khi ăn uống tại một nhà hàng ở Langkawi vào tháng 9/2021. Ảnh: Reuters

Ngày 11/2, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob cho biết Nội các Malaysia vẫn chưa thảo luận về đề xuất của MPN. Ông Ismail Sabri khẳng định chính phủ thấu hiểu những khó khăn của ngành du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong Covid-19, nhưng không muốn dịch bệnh trong nước thêm trầm trọng do đón khách quốc tế.

Ông Ismail Sabri nhận định, không ai chắc chắn lao động ngành du lịch có thể cầm cự thêm bao lâu dù được trợ cấp. Chính phủ hỗ trợ lương cho những người lao động bị ảnh hưởng vì dịch bệnh nhưng không nhiều, chỉ 600 RM (3,2 triệu đồng).

“Chính phủ muốn mở lại biên giới vì muốn hỗ trợ ngành du lịch, nhưng chúng tôi cũng muốn bảo vệ sức khỏe của người dân Malaysia”, ông nói. Để có thể mở cửa, kiến nghị của MPN cần được Bộ Y tế xem xét và đệ trình kế hoạch với Nội các.

Biên giới Malaysia vẫn đóng kể từ tháng 3/2020 nhằm ngăn chặn Covid-19. Quốc gia Đông Nam Á này mới mở Hành lang du lịch tiêm chủng (VTL) với Singapore ở Johor.

Số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Malaysia tăng trong những tuần gần đây, ở mức cao nhất trong 4 tháng. Ngày 11/2, nước này ghi nhận hơn 20.900 ca nhiễm mới, thêm vào tổng hơn 2,9 triệu trường hợp, với hơn 32.000 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong và nhiễm Covid-19 trên đầu người của Malaysia cao nhất ở châu Á.

Khoảng 98% dân số trưởng thành tại nước này đã được tiêm hai mũi vaccine, hơn 50% tiêm mũi ba. Khoảng 89% trẻ 12-17 tuổi đã được tiêm phòng và ng tác tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi bắt đầu vào đầu tháng 2.

Sắp mở cửa mình rồi cụ, có ghế rồi ngồi im chờ ngày tàu khởi hành.

1 Likes

Năm nay mở toang cửa mình đón khách.