Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Chứng khoán Mirae Asset: Nợ xấu có thể lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ

(ĐTCK) Việc gia tăng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp liên quan đến ngành bất động sản (BĐS) trong các năm trở lại đây và tình trạng thiếu thanh khoản có thể dẫn đến nợ xấu lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ.

Báo cáo ngành ngân hàng của CTCK Mirae Asset cho rằng, nợ xấu tăng đáng kể trong năm 2022 và có xu hướng tiếp diễn trong năm 2023.

Theo Mirae Asset, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) có xu hướng tăng: NPL trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh lên mức 2,5%, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng mạnh do tác động bởi NPL tăng đột biến của NVB, VBB, VPB và PGB.

Nợ xấu tăng cao trong năm 2022 một phần bị ảnh hưởng bởi dư nợ tái cơ cấu liên quan đến COVID-19. Tổng nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2) trung bình tăng 1,1% lên mức 3,3% vào cuối năm 2023.

Chứng khoán Mirae Asset: Nợ xấu có thể lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ ảnh 1

Về mặt tích cực, dư nợ cho vay tái cơ cấu giảm đáng kể trong năm 2022. Tuy nhiên, nợ xấu mở rộng (bao gồm cả nợ nhóm 2) tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Ngoài ra, giả định của chúng tôi về lãi suất duy trì ở mức cao trong năm 2023 cũng là một tác nhân làm gia tăng nợ xấu.

Khó khăn về tài chính của các chủ đầu tư BĐS có thể dẫn đến việc chấm dứt các chính sách ưu đãi lãi suất/cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư dành cho người mua nhà.

Do đó, nhóm đầu cơ hoặc người mua với mục đích đầu tư có thể từ bỏ các cam kết tài chính của họ, nếu tính pháp lý của dự án không rõ ràng.

Tình trạng ảm đạm của thị trường cũng là rủi ro dẫn đến gián đoạn dòng tiền các nhà đầu tư BĐS, kéo theo đó là nợ xấu. Việc chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu của một số chủ đầu tư do tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng của các chủ đầu tư BĐS, là một chỉ báo sớm cho nợ xấu có khả năng phát sinh trong thời gian tới.

Báo cáo của công ty chứng khoán này cũng cho biết, tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu (LLR) của hầu hết các ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm.

Cụ thể, LLR trung bình của các ngân hàng niêm yết giảm đáng kể xuống còn 120,9% vào cuối 2022 (giảm 24 điểm % so với cùng kỳ). Mức giảm LLR phần lớn tác động bởi các ngân hàng có chỉ số LLR đặc biệt cao như VCB, MBB, ACB, TCB… Nói cách khác, có thể các ngân hàng đang sử dụng bộ đệm dự phòng duy trì tăng trưởng lợi nhuận.

Chứng khoán Mirae Asset: Nợ xấu có thể lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ ảnh 2

Trong bối cảnh nợ xấu được dự báo tăng trong năm 2023, LLR giảm và việc hoàn nhập dự phòng đã trích lập dư cho nợ tái cơ cấu không đáng kể, chi phí dự phòng sẽ khó duy trì ở mức thấp như năm 2022.

Việc gia tăng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp liên quan đến ngành BĐS trong các năm trở lại đây và tình trạng thiếu thanh khoản có thể dẫn đến nợ xấu lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ. Như vậy, nhu cầu trích lập cho nợ xấu không những khó có thể duy trì mà có khả năng tăng mạnh trong ngắn và trung hạn.

Do các yếu tố vĩ mô kém khả quan và tương đối bất ổn, Mirae Asset duy trì danh mục ngân hàng ưa thích dựa trên khía cạnh như chính sách phát triển bền vững và kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định.

Cụ thể, Mirae Asset ưu tiên các ngân hàng có LLR cao, là cơ sở cho ngân hàng điều tiết giữa duy trì lợi nhuận và chất lượng tài sản.

Những ngân hàng nổi bật bao gồm nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs) gồm VCB, CTG, BID và NHTM tư nhân PJCBs (là ACB). Các ngân hàng nói trên có tỷ lệ nợ xấu thấp, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp không đáng kể, và danh mục cho vay đa dạng, qua đó giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Ngoài ra, các ngân hàng này sở hữu thế mạnh thương hiệu, đặc biệt là của nhóm SOCB, sẽ mang lại lợi thế lớn trong việc huy động và ổn định tiền gửi và tránh các rủi ro mất thanh khoản do rút tiền gửi tăng đột ngột.

Thống kê của Mirae Asset cho biết, từ đầu năm 2022, giá cổ phiếu của các nhóm SOCB (đặc biệt là VCB) có mức giảm thấp hơn nhiều so với VN-Index và nhóm PJCB.

Chứng khoán Mirae Asset: Nợ xấu có thể lập đỉnh mới trong vòng một thập kỷ ảnh 3

Nguyên nhân được cho là đến từ điều kiện vĩ mô không thuận lợi cũng như các sự kiện bất thường có tầm ảnh hưởng lớn (như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát…), các cổ phiếu nhóm SOCB được ưa chuộng hơn so PJCB, nhờ tỷ trọng tài sản rủi ro không cao và có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan NN trong quá trình hoạt động.

Với tình hình thị trường được dự kiến chưa kém khả quan trong năm 2023, cổ phiếu SOCB vẫn là lựa chọn hàng đầu của Mirae Asset. Rủi ro chính của các cổ phiếu này là mức định giá tương đối cao so với các ngân hàng khác hay so với chính quá khứ của họ.

Mặt khác, một số PJCB cũng rất tiềm năng như ACB với hoạt động ổn định và ít rủi ro tập trung. MBB và TCB cũng là hai ngân hàng đang được giao dịch ở mức định giá tương đối thấp, tuy nhiên, cần lưu ý rủi ro đầu tư tương đối lớn do dư nợ đối với nhóm tài sản có rủi ro cao của hai ngân hàng này khá lớn.

Mirae Asset cũng cho rằng, diễn biến giá của các NHTM sẽ có nhiều biến động trong năm 2023, phụ thuộc vào cả yếu tố nội tại lẫn bên ngoài như: các thay đổi trong chất lượng tài sản, lãi suất và tỷ giá, sức khỏe của nền kinh tế, cũng như các biện pháp tháo gỡ khó khăn tạm thời cho ngành BĐS từ phía các nhà điều hành.

Thế Giới Di Động tạm dừng hợp tác với F88

(NLĐO) - Sau khi có thông tin về vụ việc F88 chi nhánh TP HCM bị cơ quan công an kiểm tra, phía Thế Giới Di Động đã có động thái tạm ngưng hợp tác với F88 để yêu cầu đối tác giải thích, làm rõ vấn đề liên quan.

Ngày 7-3, liên quan tới vụ Công ty CP Kinh doanh F88 đang bị cơ quan công an kiểm tra, đại diện Công ty Thế Giới Di Động (chủ hệ thống Thegioididong.com và Điện máy Xanh) cho biết đã gửi yêu cầu phía F88 giải thích chuyện gì đang xảy ra, đồng thời tạm thời ngưng hợp tác với F88.

Theo giải thích từ Thế Giới Di Động, trong thương vụ hợp tác với F88, Thế Giới Di Động chỉ làm trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.

Trước đó, từ cuối năm 2021, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động đã chính thức trở thành đối tác của Công ty CP Kinh doanh F88 (chủ sở hữu chuỗi cầm đồ F88). Theo đó, 2 bên sẽ hợp tác để cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh


Một khách hàng đang làm thủ tục vay tiêu dùng

Trong công bố, Thế Giới Di Động giới thiệu F88 là một nhà cung cấp dịch vụ vay tiền với hệ thống hơn 500 phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước. “Sự hợp tác giữa Thế Giới Di Động và F88 hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm tiện lợi cho mọi người trong vấn đề tài chính” - công ty này kỳ vọng.

Theo đó, khách hàng của F88 có thể đến các cửa hàng của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh để vay tiền mà không cần phải mua hàng. Tuy nhiên, khách hàng cần phải có tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ vay của F88.

Cũng theo thông báo của Thế Giới Di Động thời điểm đó, dịch vụ cho vay tiền mặt của F88 thực hiện tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh yêu cầu người vay phải có chứng minh thư hoặc căn cước công dân và cà vẹt xe đứng tên chính chủ. Hạn mức vay tối đa cho dịch vụ này là 10 triệu đồng/giao dịch, tiền gốc và chi phí vay được trả đều trong vòng 12 tháng với chi phí vay 7,5%/tháng, phí phạt tất toán sớm trước hạn là 5% nhân số tiền gốc còn lại. Phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày và tối đa không quá 150.000 đồng trên 1 kỳ quá hạn.

Từ tháng 3-2022, Thế Giới Di Động và F88 triển khai thêm cho dịch vụ vay tiền mặt đến khu vực miền Tây và 3 tỉnh miền Đông, khoản vay đến 20 triệu đồng

1 Likes

Hồi hộp chờ tin nóng từ Fed, chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp

## Phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trước Quốc hội sẽ giúp nhà đầu tư hiểu thêm về định hướng chống lạm phát của nền kinh tế lớn nhất Thế giới.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên ngày 6/3. Ảnh: AP

Theo CNBC, chốt phiên giao dịch ngày 6/3, chỉ số Dow Jones cộng 0,12% lên 33.431,44 điểm, chỉ số S&P 500 nhích 0,07% lên mức 4.048,42 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,11% lên 11.675,74 điểm.

Ở mức đỉnh trong phiên, chỉ số Dow Jones tăng 181 điểm và Nasdaq Composite leo dốc gần 1,2%.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng nhẹ, kỳ hạn 10 năm có lúc lên 4,09% rồi quay xuống dưới ngưỡng 4%. Xu hướng tăng của lợi suất thời gian gần đây phản ánh quan ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên mức cao hơn và giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn. Lợi suất tăng cũng đẩy lãi suất các khoản vay tiêu dùng và có thể là dấu hiệu suy giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Một số cổ phiếu công nghệ vẫn diễn biến tích cực với Apple bật tăng 1,85% sau khi ngân hàng Goldman Sachs công bố báo cáo lần đầu với khuyến nghị mua. Apple chiếm trọng số khoảng 7% trong chỉ số S&P 500. Các cổ phiếu Alphabet và Microsoft cũng lần lượt đi lên 1,58% và 0,62%

Giới đầu tư trên sàn Phố Wall đang chờ phiên điều trần của Chủ tịch Fed trước Quốc hội nước này vào ngày 7/3 và 8/3.

Các phát biểu của ông Powell sẽ giúp nhà đầu tư cũng như các nhà lập pháp hiểu thêm về định hướng của Ngân hàng Trung ương Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát và các đợt nâng lãi suất trong tương lai, đồng thời tác động tới thị trường chứng khoán.

“Sẽ là khôn ngoan khi thị trường không quá vội vã, vì tuần này là một tuần quan trọng, có thể thay đổi hướng đi của các cổ phiếu,” chuyên gia Quincy Krosby của LPL Financial nhận định khi giải thích về tâm lý thận trọng của thị trường trong phiên giao dịch đầu tuần.

Nhà đầu tư đang chờ đợi xem liệu Chủ tịch Fed có phát tín hiệu sẽ bớt diều hâu hơn đối với vấn đề kiểm soát lạm phát trong năm nay hay không.

Chuyên gia trưởng về đầu tư Robert Teeter của công ty Silvercrest Asset Management, nhận định: “Thị trường đang quan tâm đến 2 vấn đề lớn nhất, đó là đánh giá của ông Powell về số liệu lạm phát và khả năng Fed sẽ phải kéo dài lãi suất ở mức cao trong bao lâu để kiềm chế lạm phát”.

Ngoài hai cuộc điều trần của ông Powell trước Thượng viện và Hạ viện, tuần này còn có một số dữ liệu kinh tế Mỹ quan trọng được công bố, đặc biệt là báo cáo việc làm tháng 2. Các chuyên gia kinh tế được hãng tin Dow Jones khảo sát dự báo khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế Mỹ có thêm 225.000 công việc mới trong tháng 2, sau khi thị trường đạt mức tăng trưởng bùng nổ với số đầu việc mới lên tới 517.000 trong tháng 1.

Ngoài số liệu lạm phát giảm chậm, dữ liệu việc làm tháng 1 khả quan hơn dự báo cũng là một nguyên nhân gây sức ép đối với thị trường Phố Wall trong thời gian gần đây. Thị trường lao động tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với việc Fed sẽ phải kéo dài chiến dịch nâng lãi suất để chống lạm phát.

Nguồn bài viết: Hồi hộp chờ tin nóng từ Fed, chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Dược Cửu Long sắp phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP, cổ đông lãi ngay 150% khi cổ phiếu về tài khoản

Sau phát hành, vốn điều lệ của Dược Cửu Long (Mã DCL) sẽ tăng lên mức 750 tỷ đồng.
CTCP Dược phẩm Cửu Long (Mã DCL - HOSE) thông báo Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Theo đó, công ty dự phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho các bộ nhân viên/người lao động của công ty và công ty thành viên. Cổ phiếu sau phát hành bị hạn chế chuyển nhượng từ 1 - 3 năm đối với các nhóm đối tượng cụ thể.

Sau phát hành, vốn điều lệ của DCL sẽ tăng lên mức 750 tỷ đồng.

Theo ghi nhận tại báo cáo thường niên 2021 của Dược Cửu Long, tổng số lao động của công ty được ghi nhận là 859 người.

Trên thị trường, cổ phiếu DCL kết phiên 7/3/2023 tại mức 25.050 đồng - giảm 3,3% và gấp 2,5 lần giá phát hành cổ phiếu ESOP.

Về kết quả kinh doanh, sau khi lãi ròng giảm một nửa trong quý 1/2022, lợi nhuận của DCL tăng mạnh 3 quý sau đó. Kết quý 4/2022, công ty đạt 352 tỷ đồng doanh thu và 43,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tính chung cả năm, công ty ghi nhận doanh thu 1.036 tỷ đồng - tăng 44,8% so với năm trước đó, lợi nhuận ròng đạt 113 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 87,7 tỷ đồng. Kết quả này đều giúp công ty hoàn thành các kế hoạch đã đề ra trước đó.

Chủ tịch Powell: Nếu dữ liệu kinh tế vẫn nóng, Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn

Trong phiên điều trần mới đây, Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất lên cao hơn mức dự kiến trước đó và không loại trừ khả năng sẽ quay trở lại các mức tăng quy mô lớn như trong năm 2022.

Chủ tịch Fed Jerome Powell. (Ảnh: New York Times).

Trong bài phát biểu trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện hôm 7/3, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng phản ứng với các dữ liệu kinh tế mạnh gần đây bằng việc tăng lãi suất lên cao hơn mức dự kiến trước đó.

Theo New York Times, ông Powell còn lưu ý rằng cuộc chiến chống lạm phát của Fed “rất có thể” sẽ khiến thị trường lao động Mỹ phải trả giá.

Bình luận của Chủ tịch Fed là sự thừa nhận rõ ràng nhất rằng các báo cáo gần đây là bằng chứng cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn cao dai dẳng.

Mặt khác, việc thị trường lao động vẫn hoạt động ổn định có thể làm thay đổi quỹ đạo chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ.

Năm ngoái, Fed đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ thập niên 1980. Hiện tại, lãi suất quỹ liên bang đang nằm trong phạm vi 4,5 - 4,75%.

Ban đầu, các bước đi của Fed có vẻ đã làm chậm nhu cầu của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, giúp lạm phát hạ nhiệt.

Tuy nhiên, các báo cáo kinh tế gần đây cho thấy lạm phát không suy yếu nhiều như dự kiến và còn cao vượt dự đoán của các chuyên gia trong tháng 1.

Cùng lúc, dữ liệu còn cho thấy hoạt động tuyển dụng vẫn rất mạnh mẽ và chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Ông Powell cho biết dữ liệu kinh tế lạc quan bất ngờ có thể buộc Fed phải đưa ra một phản ứng chính sách mạnh tay hơn.

“Quá trình đưa lạm phát trở lại mức 2% còn một đường dài phía trước và có thể sẽ khá gập ghềnh”, ông Powell nhấn mạnh trong bài phát biểu.

“Các dữ liệu kinh tế mới nhất đều mạnh hơn dự kiến, mức đỉnh lãi suất của Fed có thể sẽ cao hơn dự đoán trước đây”, ông bày tỏ.

Chủ tịch Fed còn đề cập đến khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn nếu các dữ liệu sắp tới - bao gồm báo cáo việc làm vào ngày 10/3 và báo cáo lạm phát vào tuần tới - vẫn nóng.

Fed đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản 4 lần liên tiếp vào khoảng cuối năm 2022, nhưng đã hạ tốc độ xuống còn 50 điểm vào tháng 12 và 25 điểm vào đầu tháng 2 vừa qua, New York Times lưu ý.

“Nếu toàn bộ các dữ liệu chỉ ra rằng Fed cần phải thắt chặt chính sách nhanh hơn, thì chúng tôi sẵn sàng tăng tốc độ tăng lãi suất”, ông Powell nói.

Trước bài phát biểu của ông Powell, thị trường tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 21 - 22/3.

Mặc dù Fed thường tránh phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu của một tháng đơn lẻ, ông Powell cảnh báo rằng các báo cáo gần đây rất đáng lo ngại vì chúng cho thấy áp lực lạm phát vẫn tiếp tục phình to trên diện rộng.

Song, ông Powell cũng nhắc lại một số diễn biến đầy hy vọng thời gian qua. Chẳng hạn, ông cho biết lạm phát hàng hoá đã chững lại và lạm phát tiền thuê nhà, dù vẫn còn cao, có thể sẽ hạ nhiệt trong năm nay.

Tuy nhiên, “cho đến nay, có rất ít dấu hiệu chứng tỏ lạm phát trong các lĩnh vực dịch vụ cốt lõi (không bao gồm nhà ở) đã suy yếu”, Chủ tịch Fed lưu ý.

“Để khôi phục sự ổn định giá cả, chúng tôi cần lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ hạ xuống mức thấp và rất có thể là cần cả một số điều kiện trên thị trường lao động yếu đi”, ông nhấn mạnh.

Khi Fed tăng lãi suất, chi tiêu của người tiêu dùng đối với các giao dịch lớn như mua nhà và xe hơi có thể chững lại, đồng thời doanh nghiệp sẽ ngần ngại mở rộng bằng vốn vay.

Khi nhu cầu hàng hoá và nhu cầu người lao động đi xuống, tăng trưởng tiền lương sẽ giảm bớt và tỷ lệ thất nghiệp có thể đi lên, làm chậm hơn nữa chi tiêu tiêu dùng và tạo ra sự điều tiết trong nền kinh tế, trên quy mô rộng hơn.

Song, cho đến nay, thị trường lao động vẫn rất kiên cường trước các động thái lãi suất của Fed. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1969, hoạt động tuyển dụng mạnh mẽ và lương người lao động tiếp tục tăng.

Ông Powell nói rằng tăng trưởng tiền lương - dù đã điều chỉnh phần nào - vẫn còn quá cao để phù hợp với lạm phát 2%. “Tiền lương tăng trưởng tốt là tin vui cho người lao động, nhưng chỉ khi lạm phát không ngoạm mất phần tăng đó”, Chủ tịch Fed lưu ý.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Powell: Nếu dữ liệu kinh tế vẫn nóng, Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn

1 Likes

Topic này hót nhỉ

1 Likes

Cảm ơn bác, các topic của bác cũng vậy :grin:

1 Likes

Doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt tới 350% có gì?

Ngày 28/02, CTCP Logistics Portserco (HNX: PRC) thông báo chốt quyền chi trả cổ tức tiền mặt năm 2022 với một tỷ lệ gây giật mình: 350%.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/03, dự kiến chi trả vào 20/04. Tỷ lệ 350% có nghĩa mỗi cổ đông đang sở hữu 1 cp của PRC sẽ nhận được số tiền là 35,000 đồng.

Trên thị trường, PRC có 1.2 triệu cp đang lưu hành. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ cần chi ra khoảng 42 tỷ đồng để hoàn tất đợt thanh toán này cho cổ đông.

Xét tổng tiền thực chi, con số 42 tỷ đồng có lẽ chẳng thấm vào đâu so với hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỷ đồng tiền mặt trả cổ tức của một số doanh nghiệp khác. Tuy nhiên xét trên tỷ lệ chi trả, 350% là con số cao đến giật mình.

Thống kê năm 2022, tỷ lệ trả cổ tức cao nhất chỉ là 120%, thuộc về PTG. 350% cũng là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay của chính PRC, bởi kể từ khi niêm yết vào cuối tháng 11/2010, mức cổ tức cao nhất doanh nghiệp này từng chi trả là 20%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,000 đồng.

Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của PRC kể từ khi niêm yết

Chuyện gì đã xảy ra với năm 2022 của PRC?

Doanh nghiệp ngành vận tải và logistics này đã trải qua năm 2022 với khoản lợi nhuận gần 50 tỷ đồng, gấp đến 37 lần năm 2021 và cũng là mức lãi cao kỷ lục kể từ năm 2008. Kết quả kinh doanh những năm trước đó, PRC tỏ ra tương đối nhạt nhòa. Ngoại trừ năm 2009 có lợi nhuận 16 tỷ đồng, những năm còn lại chỉ thu lãi từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.

BCTC hợp nhất kiểm toán 2022 cho thấy doanh thu năm qua của PRC không có nhiều biến động, đạt gần 107.4 tỷ đồng, tăng 24%. Giá vốn cũng tăng hơn 28% khiến lãi gộp của Công ty chỉ đạt 7.2 tỷ đồng, giảm 11%. Thậm chí nếu tính riêng hoạt động kinh doanh, PRC lỗ 1.4 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi hơn 600 triệu đồng.

PRC lãi kỷ lục nhờ lợi nhuận khác

Nguồn: VietstockFinance

Trong khi các chỉ số khác không có tác động đáng kể, thứ mang lại mức lãi kỷ lục nêu trên của PRC nằm ở khoản lợi nhuận khác, tăng đột biến lên tới 64.1 tỷ đồng, gấp 64 lần năm trước. Theo giải trình từ Doanh nghiệp, khoản lãi đột biến này ở quý 4/2022, sau khi PRC hoàn tất việc bán tài sản là dự án kho bãi tổng hợp tại lô B1-13 khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, địa chỉ số 3 Bùi Quốc Hưng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng vào ngày 12/10/2022.

Việc chuyển nhượng tài sản của PRC đã được ĐHĐCĐ bất thường ngày 19/08/2022 thông qua. Giá chuyển nhượng dự án là 85 tỷ đồng, được bán trực tiếp, không thông qua hình thức đấu giá. Tỷ trọng giá trị giao dịch trên tổng giá trị tài sản doanh nghiệp lên tới gần 80%.

Do là khoản lợi nhuận đột biến, không quá ngạc nhiên khi PRC đặt kế hoạch năm 2023 ở mức thấp hơn rất nhiều. Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023, PRC trình doanh thu 105 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ 350 triệu đồng, tương ứng thấp hơn lần lượt 2% và 99.4% so với năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh của PRC năm 2023

Nguồn: PRC

Các chỉ tiêu trên còn đến từ những dự báo về nền kinh tế phát triển chậm với những ảnh hưởng bởi COVID-19 cũng như quy mô cuộc chiến giữa Nga - Ukraine có khả năng leo thang, kéo theo nhiều nước khác tham gia. Là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, kinh doanh đại lý dầu - nhớt (vốn là những ngành hàng đang lỗ trong bối cảnh giá vận tải thấp vì nhu cầu giảm và lượng nhà cung cấp lớn), cộng với việc hoạt động kinh doanh kho bãi sẽ giảm mạnh nguồn lực sau khi nhượng lại dự án kho bãi tổng hợp ở Đà Nẵng, PRC dự báo 2023 sẽ là một năm khó khăn với Công ty.

Dẫu vậy, khoản tiền thu được từ việc bán tài sản nói trên cũng giúp PRC sở hữu một bản cân đối kế toán lành mạnh ở thời điểm cuối tháng 12/2022. Cụ thể, tổng tài sản của PRC ở thời điểm này là 105.8 tỷ đồng, tăng 77% so với đầu năm, trong đó tiền mặt và các khoản tương đương chiếm hơn 39% (41 tỷ đồng, gấp 17 lần đầu năm). Đó là chưa tính đến 16 tỷ đồng dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Trong khi đó ở chiều ngược lại, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là gần 21 tỷ đồng.

Ai sẽ nhận được khoản cổ tức kỷ lục của PRC?

Theo thống kê từ VietstockFinance, PRC là mã cổ phiếu có EPS cao nhất toàn thị trường trong năm 2022, đạt 41,537 đồng, gấp hơn 37 lần so với năm 2021.

Trước khoản lợi nhuận cùng mức cổ tức kỷ lục, giá cổ phiếu PRC rơi vào sóng tăng mạnh, có nhiều phiên tăng trần liên tiếp kể từ đầu năm 2023. Tính từ đầu năm tới nay (kết phiên 02/03), giá cổ phiếu PRC tăng vọt lên mức đỉnh lịch sử 56,800 đồng/cp trước khi điều chỉnh giảm về 53,400 đồng/cp kết phiên 03/03, tương ứng tăng gần 70% so với đầu năm.

Dẫu vậy, để mua được PRC không phải điều đơn giản bởi thanh khoản PRC không cao, số lượng khớp lệnh chỉ dao động từ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên, ít có trường hợp đột biến.

Theo báo cáo thường niên 2022, cơ cấu cổ đông của PRC tương đối cô đặc với phần lớn cổ phần do ban lãnh đạo nắm giữ (tổng tỷ lệ lên tới 68%, chưa tính đến lượng cổ phiếu của người có liên quan). Nhiều nhất là ông Nguyễn Xuân Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nhân sự và ông Nguyễn Lê Minh - Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty, nắm lần lượt 233,000 và 242,500 cp, tương ứng tỷ lệ 19.42% và 20.21%. Với tỷ lệ này, hai lãnh đạo sẽ nhận được lần lượt 8.4 tỷ đồng và 8.7 tỷ đồng trong đợt chi trả cổ tức sắp tới.

PRC còn có 2 cổ đông lớn khác là ông Lê Nam Hùng - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc và bà Nguyễn Thị Tuyết - Ủy viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng. Ông Hùng và bà Tuyết nắm giữ lần lượt 98,500 cp và hơn 110 ngàn cp, tương ứng tỷ lệ 8.21% và 9.22%, qua đó nhận được 3.5 tỷ đồng và khoảng 4 tỷ đồng trong đợt chi trả này.

Ban lãnh đạo nắm giữ lượng lớn cổ phần tại PRC

Tỷ lệ sở hữu trên nhiều khả năng sẽ tiếp tục thay đổi trong thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Bình - con của Kế toán trưởng kiêm Ủy viên HĐQT Nguyễn Thị Tuyết, đã đăng ký mua 100 ngàn cp PRC từ ngày 17/02 - 14/03/2023 với mục đích tăng số lượng nắm giữ. Nếu thành công, ông Bình sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 1.05% (tương đương 12,600 cp) lên 9.38%, trở thành cổ đông lớn của PRC. Với thị giá 53,400 đồng/cp, dự tính ông Bình cần chi khoảng 5.3 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

https://fili.vn/2023/03/doanh-nghiep-tra-co-tuc-tien-mat-toi-350-co-gi-738-1045791.htm

Nên hay không việc “theo chân” các nhà đầu tư nước ngoài?

Sau khi giải ngân gần 30.000 tỷ đồng năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng trong gần 2 tháng đầu năm 2023, trước khi có xu hướng đảo chiều trong hơn một tuần gần đây…

Trong chu kỳ tiền rẻ khan hiếm, chứng khoán đảo chiều lao dốc trở thành chỉ số rớt mạnh nhất thế giới năm 2022 thì điểm sáng là khối ngoại đã quay trở lại dẫn dắt thị trường hồi phục. Riêng hai tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 28.807 tỷ đồng, đưa giá trị ròng cả năm đạt kỷ lục với giá trị 26.700 tỷ đồng.

image

Tính chung cả năm 2022 trên HOSE, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.

Sang đến năm 2023, đà mua ròng của khối ngoại vẫn duy trì tích cực trong tháng đầu của năm khi định giá VN-Index được cho là hấp dẫn nhất nhì khu vực. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ 4.200 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu nếu tính cả giao dịch thỏa thuận đột biến ở EIB thì con số này lên tới 7.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, bất ngờ là xu hướng mua ròng của khối ngoại đột ngột yếu ớt và chấm dứt trong hơn một tuần giao dịch trở lại đây.

Thống kê của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết thanh khoản thị trường tuần qua tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn tăng 29,2% lên mức 12.919 tỷ đồng/phiên. Trong khi đó, giá trị bán ròng của khối ngoại trên HOSE đạt 1.421 tỷ đồng, tăng đến hơn 200% so với tuần trước. Ngược lại, khối ngoại lại mua ròng trên sàn HNX và UPCOM, với giá trị lần lượt đạt 125 tỷ đồng (tăng 98,4% so với tuần trước) và gần 7 tỷ đồng (giảm 58,3%).

“Đà giảm của thị trường trong tuần qua một phần đến từ khối ngoại. khối ngoại chuyển sang bán ròng do lo ngại FED có thể tăng lãi suất điều hành cao hơn kỳ vọng càng làm gia tăng áp lực lên các chỉ số chứng khoán”, nhóm phân tích Công ty chứng khoán VNDirect bình luận.

Gần đây, quỹ ngoại VanEck Vietnam ETF cũng đã thay đổi chỉ số cơ sở sang hướng chỉ gồm các cổ phiếu Việt Nam trong danh mục và huy động khoảng 2.000 tỷ đồng. Các quỹ khác như Fubon, VNDiamond cũng thu hút được dòng tiền của khối ngoại.

Có nên “theo chân” khối ngoại?

Nói về xu hướng trên, Giám đốc Chiến lược đầu tư quỹ SSIAM, ông Barry David Weisblatt nhấn mạnh nguồn vốn mới từ các quỹ VanEck, Fubon, VNDiamond là tín hiệu rất tốt, cho thấy Việt Nam vẫn đang thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trên toàn cầu.

Ngoài ra, tiềm năng từ việc Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market) cũng giúp thị trường có được dòng tiền và cơ hội tốt hơn, điều này đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và bàn luận.

Thực tế, thị trường Việt Nam vẫn mang tính cục bộ với hơn 90% giao dịch đến từ nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có những tác động quan trọng lên xu hướng, do đó rất được giới đầu tư quan sát.

Ông Phạm Lưu Hưng, kinh tế trưởng SSI, nhận thấy nhà đầu tư khá quan tâm đến các xu hướng lớn trên thị trường, bao gồm xu hướng của khối ngoại, nhưng việc áp dụng vào thực tế còn liên quan đến từng cổ phiếu cụ thể và các diễn biến thị trường.

“Nhà đầu tư mới thường giao dịch theo khối ngoại và sau một khoảng thời gian không hiệu quả sẽ quay sang chiến lược khác”, ông nói và cho rằng việc mua bán theo động thái của khối ngoại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, quan điểm của mỗi nhà đầu tư.

Thay vào đó, vị chuyên gia khuyến nghị nên quan tâm nhiều hơn đến quan điểm của các quỹ nước ngoài để có cái nhìn mang tính chất dài hạn và chỉ tham khảo đối với một số quỹ có dòng tiền tương đối ngắn hạn.

Trong khi đó, ông Barry nhắc lại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2018 đã tăng mạnh sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh mẽ nhưng rồi sau đó lại sụt giảm rất nhanh bởi các yếu tố quốc tế, siết chặt dòng tiền…

Do vậy, bị chuyên gia ngoại tin rằng động thái của Cục dữ trữ liên quan Mỹ (Fed) còn quan trọng hơn rất nhiều so với động thái của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phản ứng khi Fed tăng hay giảm lãi suất để kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Chẳng hạn, nếu Fed tăng lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tăng lãi suất hoặc bán dự trữ ngoại hối, từ đó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu và giá cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Nên hay không việc "theo chân" các nhà đầu tư nước ngoài?

1 Likes

Thị trường “thoát hiểm”, cổ phiếu đầu tư công tỏa sáng

Đà giảm mạnh của chứng khoán Mỹ sau thông điệp “diều hâu” của FED đêm qua đã ảnh hưởng khá mạnh tới thị trường trong nước sáng nay. Mở phiên VN-Index đã bốc hơi 0,97% nhưng lực cầu dâng lên sau đó đã dần kéo giá phục hồi, dù độ rộng cuối phiên vẫn áp đảo ở phía giảm. Một số blue-chips phục hồi sớm dẫn dắt chỉ số, trong khi nhóm cổ phiếu đầu tư công duy trì sức mạnh ngay cả khi thị trường yếu nhất…

Nhiều cổ phiếu liên quan tới đầu tư công tăng tốt và hút dòng tiền.

Đà giảm mạnh của chứng khoán Mỹ sau thông điệp “diều hâu” của FED đêm qua đã ảnh hưởng khá mạnh tới thị trường trong nước sáng nay. Mở phiên VN-Index đã bốc hơi 0,97% nhưng lực cầu dâng lên sau đó đã dần kéo giá phục hồi, dù độ rộng cuối phiên vẫn áp đảo ở phía giảm. Một số blue-chips phục hồi sớm dẫn dắt chỉ số, trong khi nhóm cổ phiếu đầu tư công duy trì sức mạnh ngay cả khi thị trường yếu nhất.

VN-Index chốt phiên sáng giảm 0,31% tương đương -3,19 điểm so với tham chiếu. Đây là mức giảm tương đối nhẹ nếu so với đầu ngày. Dù vậy độ rộng không cải thiện quá nhiều, lúc chỉ số tạo đáy, ghi nhận 68 mã tăng/193 mã giảm và kết phiên vẫn còn 101 mã tăng/237 mã giảm. Điều đó cho thấy khả năng phục hồi của chỉ số dựa nhiều trên các cổ phiếu trụ.

Thực vậy, VN30-Index đầu phiên giảm tới 0,96% nhưng hiện chỉ còn -0,1%. Độ rộng ghi nhận 7 mã tăng/20 mã giảm. MSN đang dẫn đầu với mức tăng 2,17%, VPB tăng 1,44%, VJC tăng 1,03%, VIC tăng 0,76%, VRE tăng 0,75%. Các cổ phiếu này đều giảm đầu phiên và phục hồi tốt sau đó: MSN tăng so với đáy 2,83%, VPB tăng 2,62%, VIC tăng 1,72%, VRE tăng 1,52%…

Độ rộng của rổ blue-chips còn rất kém và các mã lớn tiếp tục hồi chưa đủ nhiều để dẫn chỉ số qua tham chiếu. VCB rớt 0,65% không phải là mã giảm mạnh nhất, nhưng ảnh hưởng vốn hóa quá nhiều. So với mức đáy, VCB cũng hồi không đáng kể 0,66%. BID vẫn đang giảm 0,85% dù đã hồi khoảng 1,31% so với đáy. VHM giảm 1,06%, CTG giảm 1,21%, SAB giảm 1,12% đều là các cổ phiếu thoát đáy với biên độ hạn chế.

Dù vậy tổng thể thị trường sáng nay đáng ghi nhận là nỗ lực hồi giá sau cú giảm sốc khá sớm. Thống kê tại HoSE, 77% số cổ phiếu phát sinh giao dịch sáng nay đã “thoát đáy”, nhưng chỉ 138 mã phục hồi hơn 1% so với đáy (tương đương 40%). Số phục hồi trên 2% là 62 mã, tương đương 18%. Như vậy cơ hội để VN-Index phục hồi vẫn phụ thuộc chủ đạo là khả năng dẫn dắt của nhóm trụ.

Vn-Index đang nỗ lực lấy lại độ cao.

Tuy vậy thị trường vẫn ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng giá ngược dòng tích cực, nổi bật là các mã đầu tư công. VCG tăng 1,74%, LCG tăng 3,69%, HHV tăng 1,88%, FCN tăng 1,8%… Thanh khoản tại nhóm này cũng rất ấn tượng: LCG đứng thứ 4 thị trường với 128,2 tỷ đồng; HHV đứng thứ 8 với 106,4 tỷ; VCG thứ 9 với 100,5 tỷ…

Đây là quy mô giao dịch lớn trong bối cảnh thanh khoản ở blue-chips suy yếu. Rổ VN30 sáng nay giảm giao dịch tới 36% so với sáng hôm qua, chỉ đạt 1.044 tỷ đồng. Tuy vậy tổng khớp của HoSE lại tăng nhẹ 7%, đạt 3.006 tỷ đồng. Đó là nhờ các cổ phiếu ngoài rổ blue-chips tăng thanh khoản lên, mà nhóm đầu tư công là nổi bật. Trong 20 cổ phiếu thanh khoản nhất của HoSE, chỉ có 7 mã thuộc VN30. Ngoài cổ phiếu đầu tư công, nhóm chứng khoán cũng giao dịch khá mạnh như SSI, VND, VCI, HCM nhưng giá khá yếu.

Hiện độ rộng vẫn đang áp đảo ở phía giảm nhưng biên độ giảm đã thu hẹp lại khá nhiều. Tại thời điểm thị trường yếu nhất, HoSE có tới 216 cổ phiếu giảm trên 1%, trong đó 95 mã giảm trên 2%. Đến cuối phiên sáng chỉ còn 83 mã giảm trên 1%, trong đó 30 mã giảm trên 2%. Có thể thấy khá rõ mức độ phục hồi ở mặt bằng giá cổ phiếu, dù điều này không nhất thiết dẫn đến sự phục hồi của chỉ số VN-Index.

Ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là điều kiện tiên quyết cho khả năng Vn-Index tăng hay giảm hôm nay. Dòng tiền vào blue-chips quá kém là một cản trở.

Khối ngoại sáng nay ủng hộ thị trường bằng việc giảm bán. Tổng giá trị xả trên HoSE chỉ còn 205,3 tỷ đồng, giảm 43% so với sáng hôm qua. Mức mua vào đạt 238,9 tỷ. Như vậy cả mua lẫn bán đều giảm mạnh so với phiên trước, nhưng bán giảm nhiều hơn, giúp vị thế là mua ròng nhẹ 33,6 tỷ. Duy nhất HPG được mua ròng đáng kể với 20,3 tỷ đồng và phía bán cũng duy nhất MSN +11,7 tỷ là nhiều.

Nhóm than 2023 đầu tư khả quan đó các bác

Điện mặt trời, điện gió có tiềm năng phát triển mạnh trong dài hạn.

Cổ phiếu năng lượng tái tạo “hụt hơi”

(ĐTCK) Từ đầu năm 2023 đến nay, nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo có diễn biến giảm giá mạnh hơn thị trường.

Hai yếu tố bất lợi

Trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều cổ phiếu trong nhóm năng lượng tái tạo giảm giá, bao gồm BCG, TTA, GEG, REE, HDG, trong khi VN-Index hầu như không thay đổi điểm số.

Năng lượng tái tạo luôn được nhắc đến là xu hướng của tương lai, có triển vọng tích cực, nhưng vì sao giá cổ phiếu lại giảm và thanh khoản dần suy giảm?

Chuyên gia tại một công ty chứng khoán ở Hà Nội cho rằng, có 2 yếu tố bất lợi mà nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo đang phải đối mặt.

Thứ nhất, Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) chưa được thông qua, khiến nhiều dự án chậm triển khai vì phải chờ Quy hoạch.

“Chờ đợi Quy hoạch Điện VIII khiến nhiều doanh nghiệp hụt hơi, trong đó có những doanh nghiệp đã vay vốn lớn để phát triển dự án nhưng vẫn chưa được vận hành thương mại (COD). Trong cuộc đua dự án điện gió hưởng giá FIT trước ngày 1/11/2021 có 84 dự án về đích và 62 dự án chưa kịp tiến độ. Trong khi đó, việc đầu tư lớn, không phát điện thương mại được khiến các chủ đầu tư này gặp nhiều khó khăn”, vị chuyên gia nói.

Một số dự án khác cũng đang đắp chiếu do một số yếu tố bất lợi về thời tiết trong quá trình thử nghiệm để công nhận COD như Nhà máy điện mặt trời Cầu Đất (tổng đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng) do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương làm chủ đầu tư, Nhà máy điện mặt trời Tân Tấn Nhật - Đắk Glei (tổng vốn đầu tư gần 1.900 tỷ đồng) do Công ty Tân Tấn Nhật làm chủ đầu tư.

Hiện cơ chế phát triển điện gió và điện mặt trời đều đã hết hiệu lực (điện gió là 31/10/2021 và điện mặt trời là 31/12/2020). Các chủ đầu tư đều ngóng trông cơ chế mới, trong khi vốn đầu tư đổ vào các dự án tính đến nay rất lớn, áp lực chi phí tài chính gia tăng, trong bối cảnh dòng vốn ngày càng đắt do lãi suất tăng.

Thứ hai, nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính. Trong đó, một số doanh nghiệp chịu áp lực đáo hạn trái phiếu.

Công ty cổ phần Trung Nam là doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu rất lớn nhằm phát triển mảng năng lượng mặt trời. Tổng huy động trái phiếu từ năm 2019 đến nay là gần 34.000 tỷ đồng, nên áp lực tài chính là không nhỏ. Đầu năm 2023, Trung Nam đã có thông báo về chậm trả lãi trái phiếu.

Một thành viên của Công ty cổ phần Bamboo Capital (BCG) là BCG Energy vừa phải thông báo thay đổi thời gian thanh toán trái phiếu cho đối tác Hanwha Energy.

Về vấn đề này, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BCG Energy cho biết, tính đến ngày 31/12/2022, Công ty đã thanh toán toàn bộ phần lãi phát sinh và 45 tỷ đồng phần gốc cho Hanwha

Energy. Khoản gốc còn lại là 70,75 tỷ đồng đã được BCG Energy cùng với Hanwha Energy thống nhất phương án thanh toán phù hợp với nhu cầu của hai bên.

Theo lãnh đạo BCG Energy, bản chất việc thay đổi thời gian thanh toán gốc lô trái phiếu với Hanwha Energy là căn cứ theo nhu cầu và lợi ích của BCG Energy và đối tác chiến lược sau khi hai bên đồng thuận không chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Việc thiếu thông tin đầy đủ về thỏa thuận đã làm nảy sinh một số quan ngại không cần thiết về năng lực tài chính của BCG Energy.

Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023

Năm 2022, nhiều chủ đầu tư dự án than khó khi các nhà máy năng lượng tái tạo chịu tác động bởi hình thái thời tiết La Nina nên nguồn thủy điện liên tục phát đủ công suất, lượng gió cao dịp cuối năm cũng ảnh hưởng đến công suất và sản lượng của các nhà máy điện mặt trời. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các nhà máy điện mặt trời hiện nay là vào những giờ cao điểm, đặc biệt vào cuối tuần, ngày lễ, tết, cụm nhà máy điện mặt trời bị cắt giảm công suất phát, dẫn đến giảm sản lượng và doanh thu.

Năm 2023, Công ty cổ phần Cơ điện Gia Lai (GEG) được dự phóng doanh thu đạt 2.686 tỷ đồng, tăng 27,1%; lợi nhuận sau thuế 426 tỷ đồng, giảm 8,6% so với năm 2022. Năm ngoái, biên lợi nhuận ròng của GEG sụt giảm, nguyên nhân chính là chi phí lãi vay tăng cao. Đây cũng là kết quả của việc tăng các khoản vay để tài trợ cho các dự án mà Công ty đang triển khai.

GEG đang đẩy mạnh phát triển dự án điện gió VPL2 có tổng công suất 30 MW và Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 dự kiến sắp đi vào hoạt động, có thể đóng góp 520 tỷ đồng doanh thu.

Với Công ty cổ phần Cơ điện Lạnh (REE), lợi nhuận năm 2023 được dự báo giảm 18% so với năm 2022, xuống 2.208 tỷ đồng, do mảng đóng góp lớn nhất là thủy điện có khả năng giảm mạnh khi hết pha thời tiết tốt. Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhận định, lợi nhuận mảng điện của REE có thể giảm tới 27%, trong khi mảng nước và cho thuê văn phòng duy trì ổn định, còn mảng cơ điện lạnh tiếp tục ảm đạm.

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG), doanh nghiệp này xác định, năm 2023 sẽ tập trung vào mảng bất động sản, năng lượng, đầu tư tài chính, trong đó năng lượng tiếp tục là đầu kéo chính. Thực tế, năm vừa qua, mảng năng lượng đã bù đắp cho sự sụt giảm của bất động sản.

Cụ thể, trong năm 2022, doanh thu mảng năng lượng tăng 69%, đạt 2.161 tỷ đồng, mang lại hơn 800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, chiếm gần 60% tổng lợi nhuận. HDG đặt mục tiêu năm 2023 đạt doanh thu hợp nhất 3.040 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.053 tỷ đồng.

Về rủi ro mà các doanh nghiệp năng lượng tái tạo có thể phải đối mặt trong năm nay, Công ty Chứng khoán Phú Hưng nhận định, có 3 rủi ro chính: thứ nhất, rủi ro về khả năng thanh toán phát sinh do đòn bẩy tài chính lớn (các doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án năng lượng tái tạo đều gặp phải); thứ hai, rủi ro về chính sách nếu có những thay đổi bất lợi; thứ ba, rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.

Ngược lại, động lực tăng trưởng lớn nhất của nhóm này là Quy hoạch Điện VIII khi chính thức được thông qua sẽ tạo tiền đề cho chính sách giá năng lượng tái tạo. Đây là điều kiện quan trọng mở ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp. Năng lượng tái tạo của Việt Nam có tiềm năng rất lớn, tâm điểm là điện mặt trời, điện gió, có khả năng sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Bên cạnh đó, giới phân tích nhìn nhận, thủy điện đang ở cuối chu kỳ tăng khi pha La Nina có dấu hiệu đã kết thúc. Điện khí tiếp tục có triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn 2023 - 2024 (POW, NT2 có thể hưởng lợi từ yếu tố này).

Theo Bộ Công thương, Quy hoạch Điện VIII là căn cứ cho nhiều quy hoạch ngành khác có liên quan và cơ sở để triển khai các dự án điện trên phạm vi cả nước, đặc biệt khi còn nhiều dự án nguồn điện, lưới điện vẫn chưa được đưa vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh trước đó, dù đã những thay đổi nhất định về phụ tải. Do đó, bộ này kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII để cập nhật, bổ sung kịp thời các dự án, đặc biệt là các dự án lưới điện cung cấp điện cho miền Bắc.

Theo định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện) trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030, 25 - 30% vào năm 2045.

AI muốn giàu sang phú quý bơi vào đây PRC SIÊU CỔ quán quân EPS tam sàn eps 41.537 đồng . sắp tới chia CỔ tức khủng. muốn nghèo mà khó quá

140 triệu cổ phiếu VOS (Vosco) sắp được cấp margin trở lại

## Cổ phiếu VOS hiện giao dịch quanh ngưỡng 9.500 đồng (đầu phiên 13/3/2023) song đã giảm 40% trong nửa năm trở lại đây.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM - Vosco (HOSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Vận tải biển Việt Nam (Mã VOS) ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 14/3/2023.

Nguyên nhân được phía Sở nêu ra là do lợi nhuận sau thuế hợp nhất kiểm toán năm 2022 của công ty đạt 488 tỷ đồng qua đó giúp lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dương trở lại hơn 98 tỷ.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chínhhợp nhất kiểm toán năm 2022 của VOS đã được đơn vị kiểm toán chấp nhận toàn phần, qua đó đủ điều kiện ra khỏi diện cảnh báo.

Trước đó, 140 triệu cổ phiếu VOS đã được chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 23/3/2022 do lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty đạt hơn 490 tỷ đồng nhưng vẫn còn lỗ lũy kế gần 421 tỷ đồng.

Dù sắp ra khỏi diện cảnh báo nhưng giá cổ phiếu VOS lại đang trên đà giảm kể từ giữa tháng 12/2022.

Hiện mã đang giao dịch quanh ngưỡng 9.500 đồng (đầu phiên 13/3/2023) song đã giảm tới 40% trong nửa năm trở lại đây.


Diễn biến giá cổ phiếu VOS

Tuy nhiên, trong danh sách gần nhất, cổ phiếu VOS vẫn đang thuộc diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên sàn HOSE. Quý 2/2023, dự kiến nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy margin để giao dịch trở lại với cổ phiếu này.

Quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý nâng lượng tiền lên cao nhất trong 4 tháng, top 10 danh mục đầu tư còn 2 cổ phiếu bất động sản

Từ 19/1 đến 2/3, lượng tiền chờ giải ngân của VEIL tăng tới 88 triệu USD (~2.078 tỷ đồng).

Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 2/3 với quy mô tài sản hơn 1,6 tỷ USD.

Trong đó, tỷ trọng tiền mặt của VEIL được nâng lên mức 6,03%, giá trị tương ứng 97,8 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng). Đây cũng là lượng tiền mặt lớn nhất mà VEIL nắm giữ trong vòng gần 4 tháng, kể từ ngày 17/11/2022.

Tại ngày 2/3, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/share) VEIL đạt 7,85 USD, giảm 2,24% so với tuần trước. Do đó, VEIL trở về “vạch xuất phát” trong khi VN-Index ghi nhận mức tăng nhẹ 2,66% từ đầu năm (tính theo USD).

Kể từ khi VEIL đạt trạng thái gần như “full cổ phiếu” vào giữa tháng 1, quỹ này đã liên tục bán ròng cổ phiếu đẩy lượng tiền mặt nắm giữ trước bối cảnh thị trường chung kém khả quan trong tháng 2. Kết quả, từ 19/1 đến 2/3, lượng tiền mặt VEIL nắm giữ chờ giải ngân tăng tới 88 triệu USD (~2.078 tỷ đồng). Tính riêng tuần cuối tháng 2, con số này cũng đã tăng thêm 474 tỷ đồng.

Top 10 danh mục đầu tư của VEIL không xuất hiện nhiều sự thay đổi. Duy nhất cổ phiếu PNJ thay thế KDH lên vị trí thứ 10 với tỷ trọng 3,06%. Top 3 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ vẫn ghi nhận ACB, VPB và HPG, tỷ trọng lần lượt 13,72%, 12,49% và 6,96% tại ngày 2/3. Đáng chú ý, top danh mục đầu tư lớn nhất của VEIL chỉ còn xuất hiện 2 cổ phiếu bất động sản là BCM (4,59%) và VHM (3,48%).

Vận động dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán có sự chững lại và đảo chiều bán ròng từ giữa tháng 2. Không nằm ngoài xu hướng, nhóm quỹ Dragon Capital nói chung và VEIL nói riêng đã có động thái bán ra khá mạnh tay trong khoản thời gian gần đây.

Đặc biệt, nhóm quỹ Dragon Capital liên tục có động thái bán ra cổ phiếu DXG của Đất Xanh. Vào thời điểm cuối tháng 1, quỹ ngoại vẫn nắm xấp xỉ 20% vốn tại Đất Xanh, tương đương gần 122 triệu cổ phiếu. Tới ngày 13/3, Dragon Capital báo cáo chỉ còn nắm giữ hơn 66 triệu đơn vị (tỷ lệ sở hữu 10,9%), tương đương nhóm quỹ này đã bán ròng khoảng 56 triệu cổ phiếu DXG trong chưa đầy 1,5 tháng.

Một điểm sáng từ động thái khối ngoại gần đây, trong tuần 6-10/3, nhóm này đã trở lại mua ròng mạnh tay gần 1.000 tỷ đồng, ngắt chuỗi 3 tuần liên tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khoảng thời gian tạm lắng, sự trở lại của khối ngoại đem đến nhiều kỳ vọng đặc biệt nhờ sự bùng nổ của dòng vốn ETF giải ngân cổ phiếu Việt Nam, chiếm phần lớn lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn bài viết: Quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý nâng lượng tiền lên cao nhất trong 4 tháng, top 10 danh mục đầu tư còn 2 cổ phiếu bất động sản

Ba ngân hàng sụp đổ vẫn chưa đủ sức để ngăn Fed tăng lãi suất vào cuối tháng 3

## Dù ba ngân hàng đã sụp đổ chỉ trong vài ngày ngắn ngủi và gây náo động thị trường tài chính, Fed được dự đoán là sẽ không chùn bước, mà vẫn tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp cuối tháng 3 này.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp sẽ không chùn bước sau vụ sụp đổ của SVB. (Ảnh minh hoạ: Reuters).

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất để khống chế lạm phát, họ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi có thứ gì đó đổ vỡ.

Vì vậy, sự sụp đổ của ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử trong vài ngày qua, cùng với lo ngại rằng sẽ ngày càng nhiều tổ chức tài chính phá sản, có thể được coi là những đổ vỡ lớn và là lý do để Fed rút lui.

Song, ngay cả khi Silicon Valley Bank, Silvergate và Signature Bank sụp đổ, buộc các cơ quan quản lý phải can thiệp, thị trường vẫn tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực chống lạm phát.

Theo góc nhìn của Phố Wall, các sự kiện kịch tích trên là chưa đủ để các nhà hoạch định chính sách của Fed ngừng tay.

“Liệu các vụ phá sản mới đây trong ngành ngân hàng có phải những đổ vỡ sẽ khiến Fed đảo chiều chính sách? Thị trường nhìn chung không nghĩ như vậy”, chiến lược gia trưởng Quincy Krosby tại LPL Financial cho hay.

Mặc dù nhận định của thị trường khá biến động trong ngày 13/3, các nhà đầu tư vẫn nghiêng về khả năng Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Họ dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) tại cuộc họp ngày 21 - 22/3 tới.

Hồi tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed khá lo ngại về các dữ liệu lạm phát nóng gần đây. Trong một thời gian ngắn sau bình luận đó, thị trường nghĩ Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 bps.

Các dự đoán

Hôm 13/3, Goldman Sachs nói Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 3, dù có rất ít cơ quan dự báo có cùng nhận định. Cả Bank of America và Citigroup đều dự đoán Fed sẽ tăng 25 bps, sau đó sẽ nâng lãi suất thêm vài lần nữa.

Mặc dù Goldman Sachs dự đoán Fed sẽ bỏ qua đợt tăng lãi suất vào tháng 3, các nhà hoạch định chính sách nhiều khả năng sẽ tăng thêm 25 bps vào tháng 5, 6 và 7, theo CNBC.

“Chúng tôi cho rằng các quan chức Fed có thể sẽ ưu tiên ổn định tài chính vào lúc này, coi đó là vấn đề trước mắt và lạm phát cao là vấn đề trung hạn”, Goldman Sachs viết trong một ghi chú.

Cuộc họp tuần tới sẽ là một sự kiện lớn mà trong đó, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) không chỉ đưa ra quyết định lãi suất mà còn cập nhật các dự báo tương lai, bao gồm triển vọng về GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

“Không nghi ngờ gì, Fed đang thảo luận về khả năng tạm ngừng tăng lãi suất. [Trước cuộc họp] Fed nên thông báo với thị trường về ý định cuối cùng của mình, rằng họ sẽ tạm dừng hay sẽ tiếp tục chống lạm phát”, bà Krosby nói.

Kiểm soát thông điệp

Nhà kinh tế Andrew Hollenhorst của Citigroup lại cho rằng tạm dừng tăng lãi suất - một cụm từ mà các quan chức Fed thường không thích - sẽ gửi đi một thông điệp sai đến thị trường.

Fed đã cố gắng vực dậy uy tín của mình trong cuộc chiến chống lạm phát, sau khi dành nhiều tháng để khẳng định việc giá cả tăng chỉ mang tính “nhất thời”.

Ông Powell đã nhiều lần nhấn mạnh Fed sẽ giữ vững quyết tâm cho đến khi đạt được tiến bộ đáng kể, đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.

Trên thực tế, Citigroup nhận thấy Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên phạm vi mục tiêu là 5,5 - 5,75%, cao hơn phạm vi hiện tại 4,5 - 4,75% và hơn dự đoán của thị trường là 4,75 - 5%.

“Theo quan điểm của chúng tôi, các quan chức Fed khó có thể xoay trục chính sách trong cuộc họp tuần tới bằng cách ngừng nâng lãi suất”, ông Hollenhorst cho hay trong một báo cáo.

“Làm như vậy sẽ khiến thị trường và công chúng tin rằng quyết tâm chống lạm phát của Fed chỉ được duy trì cho đến khi thị trường tài chính hoặc nền kinh tế thực gặp rắc rối”, ông giải thích.

Bank of America cho biết họ vẫn “thận trọng” quan sát các dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng hiện tại đang lan rộng, bởi điều này có thể thay đổi dự báo về lãi suất Fed.

“Nếu Fed thành công kiểm soát biến động của thị trường và khoanh vùng khu vực ngân hàng truyền thống, thì có thể họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ từ cho đến khi chính sách tiền tệ đủ hạn chế nền kinh tế”, kinh tế trưởng Michael Gapen của Bank of America, nhận định.

“Theo chúng tôi, chính sách tiền tệ sẽ luôn phụ thuộc vào dữ liệu. Hiện tại, chính sách cũng phụ thuộc cả vào những căng thẳng trên thị trường tài chính”, ông nói thêm.

Chủ tịch Powell cũng từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu để xác định hướng đi chính sách.

Fed sẽ có góc nhìn mới về lạm phát trong tuần này, khi Bộ Lao động công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 vào ngày 14/3 và chỉ số giá sản xuất vào ngày 15/3. Một khảo sát của Fed tại New York cho thấy kỳ vọng lạm phát một năm đã giảm mạnh trong tháng 2.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/ba-ngan-hang-sup-do-van-chua-du-suc-de-ngan-fed-tang-lai-suat-vao-cuoi-thang-3-42202331482421862.htm

FTS: Cổ đông Nhật đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT


Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI (Nhật Bản) vừa đăng ký mua vào số lượng lớn cổ phiếu FTS của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: FTS) từ ngày 16/3 - 14/4 theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận.

Hiện cổ đông Nhật Bản này đang nắm giữ gần 47,56 triệu cổ phiếu FTS, tương đương tỷ lệ sở hữu 24,39%. Nếu hoàn tất giao dịch, SBI sẽ nâng số lượng nắm giữ lên hơn 48,56 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng lên mức 24,9%.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 13/3, giá cổ phiếu FTS đóng cửa tại mức 19.200 đồng/cp, dự tính cổ đông này sẽ phải chi số tiền 19,2 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Mặt khác, với mức giá này, cổ phiếu FTS đã phục hồi so với mức đáy 12.000 đồng/cp ghi nhận hồi T11/2022. Tuy nhiên, nếu so với vùng đỉnh gần 60.000 đồng/cp T11/2021, cổ phiếu này đã đánh mất 68% thị giá.

Ở diễn biến mới đây, ngày 5/1/2023, cổ đông Nhật Bản này cũng đã mua vào 1,72/1,94 triệu cổ phiếu FTS và tăng tỷ lệ sở hữu lên mức hiện tại.

Trong năm 2022, nếu tính cả đợt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20% hồi cuối tháng 7/2022, SBI đã sở hữu thêm khoảng 16,5 triệu cổ phiếu FTS với 4 lần mua vào cổ phiếu FTS với tổng khối lượng hơn 6,8 triệu cổ phiếu.

Về tình hình kinh doanh năm 2022, FPTS ghi nhận doanh thu giảm 39% xuống 850 tỷ đồng, lãi trước thuế giảm 12% xuống 638 tỷ đồng. Với kết quả trên, công ty thực hiện được hơn 96% kế hoạch doanh thu và gần 94% kế hoạch lợi nhuận.

Theo giải trình của ban tổng giám đốc, FPTS không thể thực hiện kế hoạch doanh thu, lợi nhuận là do thị trường diễn biến không thuận lợi vào nửa cuối năm 2022, thanh khoản thị trường giảm sâu khiến doanh thu môi giới giảm theo tương ứng.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của FPTS là 5.288 tỷ đồng, giảm mạnh so với quy mô 9.456 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

Trong quý cuối năm, nhu cầu vay của thị trường suy giảm khiến quy mô cho vay margin của chứng khoán FPT giảm 889 tỷ đồng so với cuối quý III/2022, xuống còn 3.461 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, FPTS đặt mục tiêu tổng doanh thu hoạt động và doanh thu tài chính ở mức 770 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thực hiện năm 2022. Lãi trước thuế giảm 34% về mức 420 tỷ đồng.

FPTS cũng dự trình cổ đông thông qua phương án phát hành 19,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phát hành 10:1, đồng nghĩa, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 10 cổ phiếu mới. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý 2/2023. Sau đợt phát hành, FPTS sẽ tăng vốn lên hơn 2.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, FPTS dự trả cổ tức bằng tiền mặt 5%, tương đương 500 đồng/cp, phân phối lợi nhuận năm 2022. Với 195 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty chứng khoán này sẽ chi 97 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.

1 Likes

Hoàng Anh Gia Lai dùng 30 triệu cổ phiếu công ty con thế chấp tại ngân hàng

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) công bố thông tin Nghị quyết HĐQT về việc bảo đảm cho nghĩa vụ tín dụng của công ty con

Cụ thể, HAG vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 13/03/2023 về việc sử dụng 30 triệu cổ phần của CTCP Chăn nuôi Gia Lai thuộc sở hữu của HAGL để làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ tín dụng của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Gia Lai
image

Tháng 2/2023, HAGL ghi nhận doanh thu 665 tỷ đồng - tăng 30,6% so với tháng 1.

Tại ngày 31/12/2022, HAGL đang nắm 88,03% vốn điều lệ tại Chăn nuôi Gia Lai và 98% vốn điều lệ tại Hưng Thắng Lợi Gia Lai. Hai công ty này đều có trụ sở ở Gia Lai và hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Trong năm 2022, HAGL đã cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai vay hơn 859 tỷ đồng. Đồng thời, công ty còn bảo lãnh cho hai khoản vay của Hưng Thắng Lợi Gia Lai trị giá 900 tỷ đồng, trong đó 400 tỷ đồng vay tại VPBank, 500 tỷ đồng vay tại Sacombank.

Trước đó, năm 2020, HAGL từng dùng 64 triệu cổ phiếu HAG để đảm bảo cho khoản vay 350 tỷ đồng bằng trái phiếu với kỳ hạn 4 năm của Hưng Thắng Lợi Gia Lai.

Hoàng Anh Gia Lai mang 30 triệu cổ phiếu công ty con thế chấp tại ngân hàng

BCTC tháng 2/2023 của HAGL

Theo BCTC tình hình sản xuất kinh doanh tháng 2/2023, HAGL ghi nhận doanh thu 665 tỷ đồng - tăng 30,6% so với tháng 1 trong đó: 212 tỷ đến từ chăn nuôi, 210 tỷ từ cây ăn trái và 243 tỷ từ mảng phụ trợ.

Đáng chú ý, doanh thu phụ trợ trong tháng này ghi nhận sự tăng trưởng đột biến, gấp đôi tháng trước (tháng 1/2023) và gấp 5 lần mức trung bình 40 tỷ/tháng.

Trong tháng, sản lượng heo thịt tiêu thụ ghi nhận mức 41.689 con; HAGL thu hoạch 19.345 tấn chuối (bao gồm 14.204 tấn xuất khẩu và 5.141 tấn cho chăn nuôi).

Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế tháng 2/2023 của HAGL đạt 108 tỷ đồng - tăng 9 tỷ so với tháng trước đó (mỗi ngày lợi nhuận HAGL ghi nhận là 3,6 tỷ đồng từ chuối).

Tính chung 2 tháng đầu năm, HAGL ghi nhận doanh thu 1.174 tỷ đồng; lãi ròng đạt 207 tỷ. Kết quả này lần lượt bằng 23,1% và 17,5% so với thực hiện trong năm 2022.

Năm 2023 HAGL cho biết sẽ trồng thêm 2.000 ha bắp và tổ chức trồng rau củ quả của Đà Lạt trong đó 60 loại rau củ quả sẽ được cung ứng cho chuỗi BapiFood,… Với những kế hoạch trên, dự kiến lợi nhuận 2023 sẽ tăng khoảng 20 - 30%.

1 Likes

Khối ngoại tiếp đà giao dịch tích cực phiên 14/3, gom ròng mạnh nhất cổ phiếu VHM

Phiên giao dịch ngày 14/3, trong khi áp lực bán trong nước khá lớn khiến thị trường một lần nữa chia tay mốc 1.050 điểm và giảm sâu, thì khối ngoại vẫn giao dịch tích cực và mua ròng hơn 410 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 14/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.040,13 điểm, giảm mạnh 12,67 điểm (-1,20%) so với phiên trước đó. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức ổn định khi có hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 10 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ gần như bao chùm toàn bảng điện trong phiên hôm nay với 365 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 56, còn lại là 40 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Trong khi áp lực bán trong nước khá lớn khiến thị trường một lần nữa chia tay mốc 1.050 điểm và giảm sâu, thì khối ngoại vẫn giao dịch tích cực và mua ròng hơn 410 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 14/3, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 14,9 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 410,7 tỷ đồng, giảm 55,8% về lượng và 52,16% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 13/3 (mua ròng 858,42 tỷ đồng).

Trên sàn HOSE, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào 51,7 triệu đơn vị, tổng giá trị 1.324,45 tỷ đồng, cùng giảm hơn 24% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua (ngày 13/3). Chiều ngược lại, khối bán ra 37,75 triệu đơn vị, giá trị 939,08 tỷ đồng, tăng 6,92% về khối lượng và 3,2% về giá trị so với phiên trước. Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 13,95 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 385,37 tỷ đồng, giảm 58,48% về lượng và 54,35% về giá trị so với phiên trước đó.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VHM với giá trị đạt 69,33 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng gần 1,55 triệu đơn vị. Tiếp theo là SSI được mua ròng 60,96 tỷ đồng (3,15 triệu đơn vị) và HSG được mua ròng 60,69 tỷ đồng (3,85 triệu đơn vị). Tuy nhiên, cổ phiếu POW vẫn dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 4,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 58,05 tỷ đồng.

Trái lại, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 1,76 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 31,13 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi cổ phiếu ngân hàng gồm STB bị bán ròng 1,17 triệu đơn vị, giá trị 28,5 tỷ đồng và VCB bị bán ròng 0,19 triệu đơn vị, giá trị 17,04 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 687.300 đơn vị, giá trị 18,73 tỷ đồng, giảm 49,93% về lượng và 46,15% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Chiều ngược lại, khối này bán ra 314.640 đơn vị, giá trị 5,24 tỷ đồng, giảm 69,88% về lượng và 61,1% về giá trị so với phiên trước. Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 372.660 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 13,49 tỷ đồng, tăng 13,5% về lượng nhưng giảm 36,7% về giá trị so với phiên trước.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với giá trị đạt 9,07 tỷ đồng, tương đương khối lượng 236.600 đơn vị. Trong khi TNG dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng đạt 257.400 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 4,65 tỷ đồng.

Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất PLC với khối lượng 52.500 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 1,68 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 721.310 đơn vị, giá trị 14,98 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần về khối lượng và hơn 3 lần về giá trị so với phiên trước đó. Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 144.390 đơn vị, giá trị 3,14 tỷ đồng, giảm 56,65% về lượng và 70,27% về giá trị so với phiên trước đó. Do đó, phiên này khối ngoại đã trở lại mua ròng 576.920 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 11,84 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 209.000 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 7,14 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR với khối lượng 362.460 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 5,72 tỷ đồng. Tiếp theo là VTP được mua ròng 102.900 đơn vị, giá trị 2,74 tỷ đồng và CST được mua ròng 76.600 đơn vị, giá trị 1,58 tỷ đồng.

Trong khi đó, khối này bán ròng nhỏ giọt, với cổ phiếu PGB dẫn đầu trị chỉ đạt giá trị hơn 0,2 tỷ đồng, tương đương khối lượng 11.000 đơn vị.

1 Likes

Thông báo về việc điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ảnh: Đức Khanh)

Bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, lạm phát nhiều nước tiếp tục duy trì ở mức cao; tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tăng thấp hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó lạm phát trong nước được kiểm soát, đồng thời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động, do đó để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023; cụ thể như sau:

  1. Quyết định số 313 /QĐ-NHNN ngày 14 tháng 3 năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.

  2. Quyết định số 314/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 3 năm 2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm./.

Nguồn bài viết: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=20%&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV564625&rightWidth=0%&centerWidth=80%&_afrLoop=14793039555329034#%40%3F_afrLoop%3D14793039555329034%26centerWidth%3D80%25%26dDocName%3DSBV564625%26leftWidth%3D20%25%26rightWidth%3D0%25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D18utbjud2f_58

1 Likes