Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Quỹ ngoại Singapore tiếp tục bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital gom PVD, GEX

Trong vòng gần 3 tháng trở lại đây quỹ ngoại Arisaig Asian Fund Limited đã bán ra gần 4,4 triệu cổ phiếu MWG trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của “ông lớn” bán lẻ này chưa có dấu hiệu khởi sắc và giá cổ phiếu vẫn trong xu hướng đi ngang sau khi giảm mạnh từ đỉnh.

Quỹ ngoại Singapore tiếp tục bán cổ phiếu MWG

Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) thông báo đã bán ra 668.900 cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) trong phiên ngày 21/6 với mục đích tái cơ cấu đầu tư.

Sau giao dịch, quỹ ngoại Arisaig Asia giảm sở hữu tại đây từ 87,85 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6%) xuống còn 87,18 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,96%).

Tạm tính theo mức giá đóng cửa phiên ngày 21/6 của cổ phiếu MWG là 42.700 đồng/cổ phiếu, ước tính Arisaig Asian Fund Limited có thể thu về gần 3 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn tại MWG.

Trước đó, ngày 11/4, quỹ ngoại này bán ra gần 2,4 triệu cổ phiếu MWG để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 6,87%. Đến ngày 24/5, Arisaig Asia tiếp tục bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu MWG, hạ tỷ lệ sở hữu về còn 7,99% vốn điều lệ.

Ngoài Arisaig Asia, hồi đầu tháng 4/2023, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital cũng bán ra 979.600 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ.

Động thái giảm sở hữu tại MWG của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu MWG có diễn biến kém khả quan. Sau khi giảm mạnh từ mức đỉnh hồi giữa tháng 4/2022 đến nay, cổ phiếu MWG vẫn đang trong xu hướng đi ngang và vẫn mất gần 45% so với mức đỉnh 79.580 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 15/4/2022)

Ngoài ra, động thái bán ra này cũng diễn ra giữa lúc kết quả kinh doanh của MWG kém khởi sắc. Trong 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu của MWG đạt 47.144 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 35% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu của hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh giảm 27% so với cùng kỳ, đạt 35.000 tỷ đồng.

Dragon Capital gom cổ phiếu GEX, PVD

Ngày 26/6, nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital mua vào 2 triệu cổ phiếu Công ty CP Tập đoàn GELEX (mã GEX – sàn HOSE) để nâng sở hữu từ 4,86% lên 5,1% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn.

Trong đó, Quỹ Amersham Industries Limited mua 1.230.000 cổ phiếu; quỹ Balestrand Limited mua vào 280.000 cổ phiếu; Quỹ Wareham Group Limited mua 200.000 cổ phiếu; Quỹ Grinling International Limited mua 120.000 cổ phiếu; Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited mua 170.000 cổ phiếu.

Cùng ngày, nhóm Dragon Capital cũng mua vào 800.000 cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Trong đó, quỹ thực hiện mua là Hanoi Investments Holdings Limited.

Sau giao dịch, tổng số lượng cổ phiếu PVD được nhóm Quỹ đầu tư Dragon Capital nắm giữ tăng lên mức 61,388 triệu cổ phiếu, tương ứng chiếm 11,04% vốn điều lệ của PVD.

Em gái Chủ tịch Thép Pomina muốn bán 5,5 triệu cổ phiếu

Bà Đỗ Thị Kim Ngọc, em ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Pomina (mã POM) đăng ký bán 5,5 triệu cổ phiếu POM.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 4/7 đến ngày 28/7, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Đỗ Thị Kim Ngọc sẽ giảm sở hữu tại Thép Pomina từ hơn 15,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,51% xuống còn hơn 9,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,54%.

Trong khi đó, người có liên quan - ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Pomina - hiện chỉ nắm giữ 869.400 cổ phiếu POM, tỷ lệ 0,31%.

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu thép vừa trải qua đợt tăng mạnh mẽ, trong đó POM là điểm sáng khi tăng gần 70% chỉ trong hơn 2 tuần, xác lập vùng đỉnh trong nửa đầu năm 2023 khi đóng cửa phiên ngày 13/6 tại mức giá 7.360 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, gần đây, cổ phiếu POM đã quay đầu giảm trước áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/6, cổ phiếu POM đã giảm về mức 6.450 đồng/cổ phiếu. Tạm tính với mức thị giá này, bà Kim Ngọc sẽ thu về khoảng 35,5 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu POM.

Kinh Bắc sắp chi 1.188 tỷ đồng mua cổ phần của SHP

Tổng Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) gần đây công bố nghị quyết thông qua việc thực hiện giao dịch mua cổ phần bán riêng lẻ của công ty con là Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng (SHP).

Cụ thể, KBC sẽ mua 11,88 triệu cổ phần SHP mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị thực hiện 1.188 tỷ đồng.

Hiện, SHP có vốn điều lệ 416 tỷ đồng và Kinh Bắc nắm 86,54% tương đương 3,6 triệu cổ phiếu. Chủ tịch KBC Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng.

Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) hiện là chủ đầu tư của khu nhà ở xã hội Evergreen Tràng Duệ gần 1.594 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Tràng Duệ.

CII bán vốn một công ty con cho Năm Bảy Bảy

Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB) mới đây cho biết đã thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần từ công ty con của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (mã CII).

Cụ thể, Năm Bảy Bảy thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi từ Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII.

Tính tới ngày 31/3/2023, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh sở hữu trực tiếp 89,3% vốn tại Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII và đồng thời sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi thông qua Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII.

Trước đó, ngày 22/6, Năm Bảy Bảy thông qua việc chấp thuận nhận chuyển nhượng tài sản của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, giá trị chuyển nhượng dự kiến 857,49 tỷ đồng và dự kiến triển khai chậm nhất vào ngày 31/7/2023.

Trong quý I/2023, Năm Bảy Bảy cũng đã thực hiện nhiều giao dịch với CII như vốn góp hợp tác đầu tư dự án Sơn Tịnh 45,36 tỷ đồng; hoàn trả vốn hỗ trợ 125 tỷ đồng; trả lãi phát sinh từ hợp đồng hỗ trợ vốn 24,4 tỷ đồng; lợi nhuận phát sinh từ hợp tác đầu tư dự án 152 Điện Biên Phủ là 25,5 tỷ đồng…

HoSE cắt margin với 76 mã chứng khoán trong quý 3/2023: PVD, NVL, HBC, IBC, HSG, POM, NKG, HAG, ITA,…đều có trong danh sách

Nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 76 mã cổ phiếu này.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã công bố danh sách 76 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 3/2023, tổng số lượng tăng thêm 2 mã so với số lượng trong danh sách công bố hồi đầu quý 2.

Đây chủ yếu là những cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như ABS, APC, AST, BCE, CIG, DXV, EVG, FDC, GMC, HVN, ITA, LDG, OGC, POM, PPC, PVP, SCD, SJF, TDH, TGG, TTF, VCA, VNL,… VDS là cổ phiếu công ty chứng khoán duy nhất bị cắt margin, nguyên nhân do mã thuộc diện cảnh báo.

Các cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình, HPX của Hải Phát, IBC của Apax Holdings… đang trong diện hạn chế giao dịch của HoSE cũng không thể giao dịch ký quỹ, hai mã HAG của Hoàng Anh Gia Lai và HNG của HAGL Agrico hay cổ phiếu NVL của Novaland cũng tiếp tục bị cắt margin quý 3 do trong diện cảnh báo/kiểm soát của HoSE.

Không chỉ vậy, kết quả kinh doanh trong năm 2022 lao dốc cũng khiến nhiều mã cổ phiếu bị cắt margin trong quý 3, có thể kể tới như SMC, NKG, PSH, PVD, HAR, APH, DTL, HII, HSG, ,… Nguyên nhân đều do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/LNST trên BCTC kiểm toán là số âm.

Bên cạnh đó, danh sách 76 cổ phiếu bị cắt margin quý 3 còn một loạt chứng chỉ quỹ do giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp (FUEKIV30, FUEKIVFS, FUEIP100, FUEDCMID, FUCVREIT, FUCTVGF3) hay chứng chỉ quỹ mới niêm yết như FUEMAVND, FUEFCV50.

Một vài nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là việc chứng khoán bị đình chỉ giao dịch hay hủy niêm yết như TTB, EMC.

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 76 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.

1 Likes

Cá mập từng dự báo VN-Index đạt 2.400 điểm năm 2024 vừa báo lãi trở lại

## 6 tháng đầu năm 2023, hầu hết các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán đều ghi nhận hiệu suất đầu tư khả quan so với năm trước đó.

Kết thúc quý 2/2023, VN-Index tăng hơn 5% lên mức 1.120 điểm với thanh khoản cải thiện đáng kể. Sau 6 tháng, chỉ số tăng hơn 11%. Dòng tiền không giao dịch cố định mà thay phiên đồn trú ở các nhóm cổ phiếu như chứng khoán, dầu khí, than, thép, đầu tư công, mía đường, thủy sản,… đã giúp hàng loạt cổ phiếu hồi phục mạnh.

Dù không tăng bằng lần như nhóm cổ phiếu penny song mức tăng vài chục % ở không ít cổ phiếu trụ cột cũng đã giúp hầu hết tổ chức lớn trên thị trường ghi nhận hiệu suất hoạt động khả quan so với năm trước đó.

Sau nửa đầu năm, SSIAM VNFinlead ETF ghi nhận hiệu suất đầu tư dương 23,6% - gấp đôi mức tăng của VN-Index. Quỹ ETF này sử dụng chỉ số tham chiếu là VNFinLead Index - nơi có đến 90% là cổ phiếu ngân hàng.

Trong cùng thời điểm, Fubon ETF hay VNM ETF lần lượt đạt hiệu suất tăng 18,45% và 13,28%. VNM ETF hút ròng 76,26 triệu USD (~1.800 tỷ đồng) trong khi Fubon ETF cũng mua ròng 56,2 triệu USD (~1.300 tỷ đồng).

Nhiều quỹ đầu tư như DCDS, DCVFM VN30 ETF hay VNMidcap ETF cũng tăng trưởng tốt hơn mức tăng của 2 chỉ số VN-Index và VN30-Index. Ngược lại, VEIL, DCVFM VNDiamond ETF, VOF VinaCapital hay Pyn Elite Fund (cá mập từng dự báo VN-Index cán mốc 2.500 điểm vào năm 2024) đều ghi nhận hiệu suất thấp (dưới 9% sau 6 tháng).

Trong khi đó, Ballad Fund - quỹ đầu tư thuộc SGI Capital chỉ đạt hiệu suất đầu tư xấp xỉ 6%. Sau giai đoạn gần như không giao dịch, quỹ này bất ngờ mua mạnh cổ phiếu trong tháng 6; tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục từ mức dưới 23% (cuối tháng 5) lên xấp xỉ 90% - cao nhất trong hơn 1 năm trở.

Số mã trong danh mục của Ballad Fund tăng từ 7 lên 19 cổ phiếu. Các cổ phiếu được mua mới có CTG, TCB, MBB, VIB, BMP , VNM , PNJ, SSI, VCI,… một số mã được tăng mua như ACB , QTP.

Đến cuối tháng 6, lượng tiền mặt tại quỹ chỉ còn hơn 10 tỷ đồng.

Cựu sếp PWC là ứng viên duy nhất cho vị trí Thành viên HĐQT độc lập của Novaland

Ông Hoàng Đức Hùng sinh năm 1973, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vừa có Nghị quyết thông qua danh sách ứng viên được cổ đông đề cử vào vị trí Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ứng viên duy nhất là ông Hoàng Đức Hùng.

Ông Hoàng Đức Hùng sinh năm 1973, trình độ Thạc sĩ Tài chính quốc tế Đại học Oxford Brookes (Anh), Cử nhân kinh tế Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, ông từng có thời gian dài công tác tại Công ty Ernst & Young (EY) Việt Nam trước khi trở thành Phó Tổng giám đốc công ty PWC Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.

Ở thời điểm hiện tại, ông Hoàng Đức Hùng là Chủ tịch phân viện Kiểm toán Nội bộ Quốc tế tại Việt Nam (IIA Vietnam Chapter), Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Việt Nam (VNIDA), Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn quản trị Doanh nghiệp CGS Việt Nam và Thành viên HĐQT CTCP Dịch vụ Phân tích Di truyền.

Ở thời điểm hiện tại, HĐQT của Novaland đang có 4 người bao gồm nhà sáng lập Bùi Thành Nhơn, ông Dennis Ng Teck Yow, ông Phạm Tiến Vân và bà Nguyễn Mỹ Hạnh.

Trong đó, ông Dennis Ng Teck Yow cũng vừa mới được bầu vào HĐQT Novaland tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6 vừa qua. Đáng chú ý, ông Ng Tech Yow vừa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc NVL thay thế cho người tiền nhiệm Nguyễn Ngọc Huyên vào ngày 17/3.

Ông Ng Teck Yow tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại trường Đại học Hull, Anh Quốc, là thành viên của nhiều hiệp hội về tài chính – ngân hàng và xây dựng quốc tế. Giai đoạn 2012 – 2023, ông gắn bó với Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam, kinh qua nhiều chức vụ như Giám đốc Tài chính, Phó Tổng giám đốc và Tổng giám đốc công ty.

Năm nay được dự báo sẽ là một năm khó khăn của Novaland. Tại đại hội hồi tháng 6, ông Ng Tech Yow cho biết trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, từ cuối năm 2022, Novaland đã phối hợp với các đối tác chuyên nghiệp, uy tín, các chuyên gia trong nước và các đơn vị tư vấn hàng đầu như YKVN, Deloitte, E&Y Parthenon, KPMG…để nỗ lực thực hiện tái cấu trúc toàn diện với những kế hoạch cụ thể, giãn hoãn, bán tài sản giảm nợ, chuyển nợ thành cổ phần, thành tài sản, kiểm soát nguồn tiền…

Tính đến ngày 31/12/2022, doanh thu chưa ghi nhận của Novaland đạt hơn 251.000 tỷ đồng đến từ các dự án đã bàn giao, đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý và các dự án Novaland đang là chủ đầu tư và đang hợp tác phát triển. Giai đoạn 2024 - 2025, Công ty dự kiến triển khai thêm hai dự án bất động sản đô thị tại TP.HCM và một dự án đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM.

Riêng trong năm nay, công ty cũng đề ra những kế hoạch cụ thể về hoạt động phát triển xây dựng dự án, sắp xếp lại ưu tiên cho những công trình sắp hoàn thiện để tiếp tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng; chọn những dự án tốt có khả năng thanh khoản cao, đẩy nhanh các bước hoàn thiện pháp lý để kịp thời đáp ứng khi thị trường hồi phục.

Ngoài ra, Novaland đang tiếp tục rà soát các quỹ đất, thoái vốn các quỹ đất chưa được ưu tiên phát triển để giảm nợ và thương lượng, đàm phán thu xếp vốn cổ đông cho các dự án sẽ phát triển trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Cựu sếp PWC là ứng viên duy nhất cho vị trí Thành viên HĐQT độc lập của Novaland

1 Likes

Giao dịch khối ngoại (14/7): Đảo chiều bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB phiên giảm sâu

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HOSE

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HOSE, họ bán ròng gần 301 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 12,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 74,6 tỷ đồng.

Theo sau là HPG được mua ròng hơn 50,9 tỷ đồng và KBC (35,6 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở SSI (35,5 tỷ đồng), PNJ (34,5 tỷ đồng), VND (26,6 tỷ đồng), NLG (23,5 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã là VCI (21,3 tỷ đồng), HDB (16,8 tỷ đồng) và MSN (16,7 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 269 tỷ đồng.

Theo sau đó là VNM bị bán ròng hơn 107,1 tỷ đồng, VPB (42,9 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã như VRE (35,5 tỷ đồng), DGC (30,7 tỷ đồng), MWG (30,2 tỷ đồng), CTG (29,4 tỷ đồng), EIB (28,8 tỷ đồng), POW (24,6 tỷ đồng) và VCB (24,3 tỷ đồng).

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HNX

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HNX, họ mua ròng gần 34,2 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 1,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này gom ròng hơn 19,4 tỷ đồng ở cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O. Theo sau là SHS (13,6 tỷ đồng), PVS (3,9 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như DTD (898 triệu đồng), VNR (418 triệu đồng), HUT (417 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng gần 2,1 tỷ đồng ở cổ phiếu SVN của Tập đoàn Vexilla Việt Nam. Kế tiếp là PVI (1,9 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như IDC (945 triệu đồng), NVB (749 triệu đồng), PVB (746 triệu đồng), …

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên thị trường UPCoM

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên UPCoM, họ bán ròng gần 11,2 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 139.099 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời dẫn đầu với quy mô gần 3,2 tỷ đồng. Kế tiếp là MPC (1,1 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng ở các mã như BSR (905 triệu đồng), MCH (658 triệu đồng), PHP (226 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 6,6 tỷ đồng ở cổ phiếu VGG của Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến. Theo sau là VEA (4,2 tỷ đồng), VTP (3,5 tỷ đồng), ACV (2,8 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như OIL (274 triệu đồng), LMH (243 triệu đồng), TTN (41 triệu đồng), …

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/giao-dich-khoi-ngoai-147-dao-chieu-ban-rong-hon-300-ty-dong-tren-hose-tam-diem-stb-phien-giam-sau-422023714154930534.htm

Dòng tiền nhỏ lẻ gom mạnh cổ phiếu STB, VPB, khối ngoại tiếp tục tích sản HPG

## Thị trường chứng khoán duy trì trạng thái tích cực kể từ cuối tháng 4 khi đã tăng 134 điểm. Cổ phiếu nhóm midcap bất động sản, chứng khoán trở thành điểm đến của dòng tiền.

Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Chính phủ cũng đã có yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5 - 2% và yêu cầu NHNN tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống và chú trọng xử lý nợ xấu.

Quốc tế, lạm phát Mỹ trong tháng 6 chỉ tăng 3% so với cùng kỳ - mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021; chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,1% - thấp hơn dự báo tăng 0,2%.

Thông tin tích cực tiếp tục là bệ đỡ giúp thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục vận động đi lên kể từ cuối tháng 4 với mức tăng 134 điểm.

Dòng tiền nhỏ lẻ gom mạnh cổ phiếu STB, VPB, khối ngoại tiếp tục tích sản HPG

Dòng tiền quay trở lại, nhóm midcap tăng mạnh

Kết tuần giao dịch từ 10 - 14/7, VN-Index tăng 30,33 điểm (+2,67%) lên 1.168,40 điểm; HNX-Index tăng 4,37 điểm (+1,94%) lên 230,19 điểm.

Thanh khoản sàn HOSE tăng 18% so với tuần trước - đạt 18.320 tỷ đồng/phiên; giá trị giao dịch trên HNX tăng 13% lên mức 1.820 tỷ đồng/phiên.

Tuần quan, các nhóm cổ phiếu bất động sản mid/smallcap hay xây dựng tiếp tục là điểm đến của dòng tiền trong đó HDC (+17,4%), NLG (+15,5%), PDR (+9,3%), NDN (+8,5%), CII (+8,3%), DIG (+7,7%), C69 (+18,1%), CTI (+9,5%), CTD (+8,1%), FCN (+4,5%),…

Nhóm cổ phiếu chứng khoán có VIX (+10,11%), SSI (+7,8%), SHS (+6,6%), FTS (+6,1%), VCI (+4,8%),…

Đa số cổ phiếu ngân hàng đều tăng tốt trong đó PGB (+11,3%), BID (+5,5%), MBB (+4,9%), HDB (+3%),… Cổ phiếu STB với phiên bán mạnh ngày 14/7 đóng cửa tuần giảm 2,8%.

Khối ngoại tiếp đà bán ròng nghìn tỷ

Khối ngoại bán ròng 1.000 tỷ đồng trên sàn HOSE, 48 tỷ trên UPCoM trong khi mua ròng trở lại 46 tỷ các cổ phiếu sàn HNX.

427 tỷ đồng đã được rút ra từ STB, 265 tỷ đồng ở VRE và 218 tỷ đồng ở DGC. Ngược lại, cổ phiếu SSI hút ròng 435 tỷ đồng.

Trên HNX và UPCoM, SHS, CEO, QTP, LTG,… là các mã được mua ròng đáng kể trong khi QNS, VTP, PVI, VEA, IDC bị xả bán.

Cá nhân chốt lời nhóm chứng khoán - thép, tổ chức nội đảo chiều

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng gần 490 tỷ đồng, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm ngân hàng

Tuần qua, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 490 tỷ đồng trên HOSE. Dòng tiền vào nhóm ngân hàng, bất động sản, dầu khí,… trong khi ra khỏi nhóm chứng khoán, tài nguyên cơ bản.

Cổ phiếu STB hút ròng trên 489 tỷ đồng đối ứng với lực xả của nhóm tự doanh và khối ngoại. Lực mua cũng tìm đến VPB với 302 tỷ đồng. Các mã khác có VRE (277 tỷ), DGC (237 tỷ), PVD (109 tỷ), NVL (100 tỷ),…

Ngược lại, cá nhân chốt lời SSI với 406 tỷ đồng, HPG (176 tỷ), VHM (153 tỷ), HSG (140 tỷ), VNM (139 tỷ), MSN (129 tỷ), KBC (109 tỷ),…

Tổ chức nội mua trở lại 85 tỷ đồng: Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán tập trung các cổ phiếu ngân hàng với 162 tỷ đồng trong khi mua vào ở nhóm chứng khoán và tài nguyên cơ bản với quy mô chỉ trên mức 100 tỷ đồng.

Nghe đồn Dxg bán Gem cho Materi nhận cọc 1000 tỷ. Mua lại 2 dự án chung cư ở thủ đức của Sgr 659 tỷ ah cả nhà

Cổ đông lớn nước ngoài đăng ký mua 20,9 triệu cổ phiếu của Vinamilk

Công ty Fraser and Neave, Limited (sở hữu 100% vốn của Công ty F&N Dairy Investments Pte. Ltd, cổ đông lớn của Vinamilk) lại đăng ký mua 20,9 triệu cổ phiếu VNM sau nhiều lần mua hụt.

Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk- mã chứng khoán VNM) vừa công bố ông Lee Meng Tat (quốc tịch Singapore) đã đăng ký mua vào 20,9 triệu cổ phiếu.

Theo đó, ông Lee Meng Tat là Giám đốc Fraser and Neave, Limited. Đơn vị này hiện sở hữu 100% vốn của F&N Dairy Investments Pte. Ltd (là cổ đông sở hữu 17,69% cổ phiếu VNM). Thời gian mua vào dự kiến từ ngày 26-7 đến 24-8. Nếu giao dịch thành công, nhà đầu tư này sẽ nâng số cổ phiếu VNM sở hữu lên 390.652.413 cổ phiếu, tương ứng 18,69%.

Trước đó, đầu tháng 12-2022 và đầu tháng 1-2023, đơn vị này cũng đã đăng ký mua 20,9 triệu cổ phiếu VNM, nhưng giao dịch bất thành do điều kiện thị trường không phù hợp. Đây không phải là lần đầu đơn vị này mua hụt cổ phiếu VNM mà tháng 11-2022, họ đã đăng ký nhưng cũng chưa được.

Cổ đông lớn nước ngoài đăng ký mua 20,9 triệu cổ phiếu của Vinamilk - Ảnh 1.

Logo mới của Vinamilk

Một cổ đông lớn khác là Platinum Victory Pte Ltd cũng liên tục đăng ký mua 20,9 triệu cổ phiếu VNM nhằm tăng sở hữu từ 10,62% lên 11,62% vốn điều lệ nhưng bất thành.

Năm 2022, số lần đăng ký mua vào cổ phiếu VNM của cả 2 đơn vị này lên tới 12 - 14 lần nhưng đều không thành. Tỉ lệ sở hữu vẫn như cũ, ở mức 17,69% với F&N Dairy Investments và 10,62% với Platinum Victory Pte. Ltd.

Có thể nhận định việc đăng ký sẵn thông tin của 2 đơn vị này nhằm mục đích sẽ mua ngay khi thị trường có biến động xấu, giá cổ phiếu giảm để không bị vi phạm quy định của Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, VNM thực tế không giảm nhiều trong thời gian qua.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, VNM nằm ở mức giá 73.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng với giá đầu năm 2023. Còn trong năm 2022, dù nhiều cổ phiếu toàn thị trường giảm sâu nhưng VNM chỉ giảm nhẹ chưa tới 6%.

Vinamilk cũng vừa thông báo ngày 4-8 tới là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền cho đợt cuối năm 2022 và đợt 1 năm 2023, với tỉ lệ 24,5% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM được nhận 2.450 đồng). Ngày thanh toán dự kiến là ngày 5-10 tới.

Trước đó, chiều 6-7, Vinamilk sau 47 năm đã công bố nhận diện thương hiệu mới nhằm nâng tầm với chiến lược và định vị mới.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu tăng tốc “đón sóng” KQKD quý 2, một mã BĐS tăng mạnh sau khi chuyển lỗ sang lãi

Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có mức tăng khá tốt, cao nhất là 39% và thấp nhất là 11%.

![Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu tăng tốc “đón sóng” KQKD quý 2, một mã BĐS tăng mạnh sau khi chuyển lỗ sang lãi](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2023/7/22/avatar1690038614069-1690038615963129024205.jpg “Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu tăng tốc “đón sóng” KQKD quý 2, một mã BĐS tăng mạnh sau khi chuyển lỗ sang lãi”)

Thị trường ghi nhận tuần giao dịch tích lũy với các phiên rung lắc, tăng giảm đan xen. VN-Index bứt phá mạnh 13 điểm trong phiên cuối tuần để kết phiên ở mức 1.185 điểm.

Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có mức tăng khá tốt, cao nhất là 39% và thấp nhất là 11%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất là LEC của Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung (Land Central) khi ghi nhận cả tuần tăng giá, trong đó có 4 phiên tăng kịch trần để lên 8.300 đồng/cp, tương đương tăng 39% sau 1 tuần giao dịch.

Land Central được thành lập ngày 29/11 bởi 4 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà.

Loạt cổ phiếu bất động sản cũng đồng loạt tăng tốc trong tuần qua như HDC (+16%), HTN (+16%),…Riêng SZC bứt phá 13% sau khi công bố kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, trong quý 2, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 288 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế quý 2 của ông lớn khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức đạt 96 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ.

Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE ghi nhận mức giảm trên 6%.

Thậm chí, cổ phiếu MDG và HSL mất 10-13%. Trong đó, MDG vừa công bố KQKD quý 2 kém tích cực với lợi nhuận sau thuế giảm 65% so với cùng kỳ.

Trên sàn HNX , top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 18-50%. Dòng tiền tiếp tục tìm cơ hội tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ít thanh khoản.

Tâm điểm sự chú ý dồn về của SDU của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sông Đà. SDU có một tuần bứt phá mạnh để leo lên 33.100 đồng, tương ứng mức tăng 50% chỉ sau 1 tuần giao dịch. Dù tăng mạnh nhưng mã này gần như không có thanh khoản, khối lượng khớp lệnh chỉ từ vài trăm đơn vị trong một phiên.

Top cổ phiếu tăng mạnh cũng gọi tên NDN của Nhà Đà Nẵng. Cùng chiều với nhóm cổ phiếu BĐS, NDN cũng có một tuần giao dịch khởi sắc khi tăng 22%. Đà tăng của NDN không quá bất ngờ khi doanh nghiệp vừa công bố KQKD quý 2 tăng đột biến. Doanh thu thuần tăng từ hơn 1 tỷ đồng cùng kỳ lên 97 tỷ đồng, lãi sau thuế cũng bứt tốc mạnh từ lỗ 114 tỷ đồng trong cùng kỳ lên 61 tỷ đồng.

Ở chiều giảm giá, trong tuần qua nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm từ 13% - 34% trên HNX. Trong đó, nhóm cổ phiếu nhà APEC tiếp tục giảm sâu, với API và IDJ nằm trong số những mã giảm mạnh nhất sàn, nhưng biên độ giảm đã được thu hẹp so với tuần trước đó.

Trên UPCOM, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 24%-53 trong tuần qua. Tuy nhiên những cổ phiếu này đa phần là những mã nhỏ, thanh khoản thấp.

Nổi bật nhất là MVC với 3 phiên tăng kịch trần để đẩy thị giá tăng thêm 53%. Giống như nhiều cổ phiếu khác, lực đỡ cho đà tăng của MVC là KQKD quý 2 tích cực. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt gần 15 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với khoản lỗ 45 tỷ đồng trong quý 2/2022.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 15% - 38%.

https://markettimes.vn/top-10-co-phieu-tang-giam-manh-nhat-tuan-hang-loat-co-phieu-tang-toc-don-song-kqkd-quy-2-mot-ma-bds-tang-manh-sau-khi-chuyen-lo-sang-lai-34847.html

Nhà đầu tư mạnh dạn dùng margin, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tăng 27.000 tỷ sau quý 2, lên mức 150.000 tỷ đồng

Thời điểm cuối quý 2, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 150.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ margin ước đạt 142.000 tỷ đồng, tăng 24.000 tỷ so với cuối quý 1.

Sau nhịp điều chỉnh trong tháng 4, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ trong phần còn lại của quý 2 cùng với làn sóng nhà đầu tư mới tham gia đông đảo. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện rõ rệt, nhu cầu sử dụng đòn bẩy (margin) cũng theo đó tăng mạnh.

Dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2 ước tính lên đến 150.000 tỷ đồng, tăng 27.000 tỷ (~1,1 tỷ USD) so với cuối quý 1. Trong đó, dư nợ margin cũng tăng khoảng 24.000 tỷ so với cuối quý 1, ước đạt 142.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6, còn lại là ứng trước tiền bán. Con số này cũng tương đương với thời điểm giữa năm ngoái.

Nhà đầu tư mạnh dạn dùng margin, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tăng 27.000 tỷ sau quý 2, lên mức 150.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Sau quý 2 vừa qua, thị trường đã ghi nhận thêm 2 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ là VPS và TCBS bên cạnh Mirae Asset và SSI. Dù vậy, số lượng này vẫn ít hơn so với thời điểm đỉnh cao khi dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán lập kỷ lục 200.000 tỷ vào cuối quý 1 năm ngoái. Thời điểm đó, thị trường có đến 6 công ty chứng khoán có dư nợ trên vạn tỷ.

Đa phần các công ty chứng khoán đều ghi nhận dư nợ cho vay vào cuối quý 2 tăng so với thời điểm 31/3. 10 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay lớn nhất thị trường đều đã mở rộng quy mô hoạt động này trong quý vừa qua. So với thời điểm cuối quý 1, toàn thị trường có 9 công ty chứng khoán ghi nhận dư nợ cho vay tăng trên nghìn tỷ trong đó 2/3 số này nằm trong top 10.

VPS là cái tên có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất, hơn 3.300 tỷ đồng, đạt gần 10.800 tỷ - mức cao nhất kể từ khi hoạt động. 2 công ty dẫn đầu là Mirae Asset và SSI cũng đều có dư nợ cho vay tăng mạnh lần lượt 2.900 tỷ và 2.300 tỷ đồng so với cuối quý 1. Trong top đầu còn có HSC, KIS và MBS cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay trong quý 2.

Nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc sử dụng đòn bẩy cũng góp phần đẩy thanh khoản thị trường cải thiện trong thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 6. Giá trị giao dịch nhiều phiên đã trở lại ngưỡng tỷ USD. Riêng trên HoSE, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trong tháng 6 đạt trên 15.000 tỷ, tăng hơn 40% so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn một năm kể từ tháng 4/2022. Thanh khoản dồi dào vẫn tiếp tục dược duy trì sang tháng 7.

Cú huých từ lãi suất

Cú huých được đánh giá có tác động lớn đến dư nợ margin và thanh khoản thị trường là xu hướng giảm của lãi suất thời gian qua. Từ trung tuần tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã có 3 đợt giảm lãi suất điều hành liên riếp. Sau điều chỉnh của NHNN, lãi suất huy động và cho vay tại các ngân hàng thương mại cũng “rục rịch” giảm.

Lãi suất huy động giảm đã giúp thị trường chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Lãi suất giảm kỳ vọng sẽ dần có tác động tích cực tới thu nhập thị trường trong thời gian tới cũng như giảm chi phí cơ hội khi đầu tư chứng khoán. Theo nhiều đơn vị phân tích, một phần tiền gửi ngân hàng đã chuyển dịch sang kênh cổ phiếu dù con số có thể không quá lớn.

Trong khi đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm đã góp phần giảm chi phí vốn, giúp các công ty chứng khoán có thêm dư địa để giảm lãi suất margin. Nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra các gói ưu đãi lãi suất nhằm kích thích nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư. Lãi suất giảm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc sử dụng margin.

Theo SGI Capital, nhờ VND ổn định và lạm phát hạ trong nửa năm qua, SBV đã có dư địa để hạ mạnh lãi suất và tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Các lãi suất chủ chốt gồm lãi tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu chính phủ và lãi suất liên ngân hàng đều giảm mạnh về mặt bằng cuối quý 2/2022. Quỹ đầu tư này cho rằng, nếu VND không mất giá trên 3% so với đầu năm, SBV sẽ tiếp tục ưu tiên hạ lãi suất.

Trong khi đó, Dragon Capital đánh giá Việt Nam vẫn có thể duy trì mở rộng chính sách tiền tệ như một “liều thuốc bổ” ngắn hạn để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, sẽ khó có thể cải thiện tăng trưởng trong nửa sau 2023 nếu thiếu sự đồng hành của chính sách tài khóa, đặc biệt là đầu tư công.

Tương tự, Pyn Elite Fund cũng cho rằng hành động của Chính phủ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong năm nay. Các quyết định của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Các biện pháp đang có tác động tích cực đến xu hướng và sức mạnh của thị trường chứng khoán và có thể tiếp tục trong những tháng tới.

https://markettimes.vn/nha-dau-tu-manh-dan-dung-margin-du-no-cho-vay-tai-cac-cong-ty-chung-khoan-tang-27-000-ty-sau-quy-2-len-muc-150-000-ty-dong-34697.html

Dow Jones tăng phiên thứ 11 liên tiếp, giá dầu đạt đỉnh 3 tháng nhờ tin từ Trung Quốc

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng rằng tuần này có thể là một thử thách đối với xu hướng tăng điểm gần đây của thị trường…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/7), với chỉ số Dow Jones ghi nhận chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 2/2017, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ nhiều báo cáo tài chính quan trọng dự kiến được công bố trong tuần và cuộc họp của 3 ngân hàng trung ương lớn gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tín hiệu kích cầu từ Trung Quốc và mối lo nguồn cung thắt chặt đưa giá dầu tăng hơn 2%.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 183,55 điểm, tương đương tăng 0,52%, chốt ở 35.411,24 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 11 liên tiếp. Chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, đạt 4.554,64 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,19%, đạt 14.058,87 điểm.

Năng lượng là nhóm cổ phiếu dẫn đầu phiên tăng này của S&P 500, với mức tăng của nhóm là 2,7%, sau khi giá dầu giao sau đạt mức cao nhất trong 3 tháng. Cổ phiếu Chevron tăng gần 2% sau khi hãng dầu lửa báo cáo lợi nhuận quý 2 vượt dự báo của giới phân tích.

Xu hướng của chứng khoán Mỹ gần đây là tăng chậm nhưng xu hướng tăng được duy trì khá vững. Tuần trước, S&P 500 - thước đo rộng nhất của giá cổ phiếu ở Phố Wall - tăng 0,7%, trong khi Nasdaq giảm 0,6%.

“Đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy kinh tế Mỹ đang hoặc gần rơi vào suy thoái. Chừng nào còn chưa có dấu hiệu suy thoái, tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm và nhà đầu tư tiếp tục vào tiền”, nhà quản lý danh mục Steve Eisman của công ty Neuberger Berman nhận định với hãng tin CNBC.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng rằng tuần này có thể là một thử thách đối với xu hướng tăng điểm gần đây của thị trường, bởi đây là tuần mà nhiều doanh nghiệp lớn sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 2 và có các cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Fed được dự báo gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày thứ Tư. Cuộc họp báo sau đó của Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ thu hút sự quan tâm của thị trường, vì nhà đầu tư tìm kiếm những dấu hiệu về lập trường của Fed về đường đi trong thời gian tới của chính sách tiền tệ. Những tín hiệu đó sẽ là căn cứ để họ đánh giá khả năng về một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế Mỹ.

Khoảng 150 công ty thành viên S&P 500, chiếm khoảng 30% chỉ số, sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ vốn hoá lớn như Alphabet, Microsoft và Meta, cùng nhiều công ty công nghiệp và dầu lửa lớn.

Tuần này còn có báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 6 của Mỹ dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu. Đây là thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng, nhưng được công bố sau khi Fed đã họp xong cuộc họp tháng 7.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 1,67 USD/thùng, tương đương tăng 2,1%, chốt ở 82,74 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,67 USD/thùng, tương đương tăng 2,2%, đạt 78,74 USD/thùng.

Đây là mức giá cao nhất của cả hai loại dầu kể từ cuối tháng 4. Tuần trước, giá dầu Brent tăng 1,5% và giá dầu WTI tăng 2,3%, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tục, nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các đồng minh ngoài khối gồm Nga - thường gọi là liên minh OPEC+.

Xu hướng tăng của giá dầu phản ánh “điều kiện nguồn cung thắt chặt do việc OPEC+ giảm sản lượng dầu, trong lúc nhu cầu tiêu thụ xăng và xăng máy bay mạnh hơn trong những tháng mùa hè” - một báo cáo của Citi Research nhận định.

Nhu cầu mạnh và những lo ngại về vấn đề nguồn cung đã đẩy giá xăng tương lai trên thị trường Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty dữ liệu và phân tích OANDA, nhận định: “Sự phục hồi của giá dầu thô rất ấn tượng vì diễn ra trong bối cảnh kinh tế châu Âu hiện đang rất yếu, kinh tế Mỹ giảm tốc, và Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến ​​sẽ không công bố các biện pháp kích thích lớn trong tuần này”.

Cũng giống như giá cổ phiếu, giá dầu tuần này sẽ bị ảnh hưởng bởi kết quả cuộc họp của các ngân hàng trung ương lớn.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai, các nhà lãnh đạo tại cuộc họp Bộ Chính trị đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn, tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu trong nước, báo hiệu nhiều bước kích thích hơn.

Các nhà phân tích tại ngân hàng Deutsche Bank nhận định nhu cầu dầu ở Trung Quốc “hiện đang vượt kỳ vọng”, điều này “giúp tạo thêm niềm tin vào khả năng Trung Quốc chiếm (2/3) tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay”.

Cập nhật số liệu CTCK ngày 20/7: Lộ diện thêm nhiều Công ty chứng khoán tăng trưởng tích cực, một công ty báo lãi 6 tháng gấp 166 lần

Cập nhật số liệu CTCK ngày 20/7: Lộ diện thêm nhiều Công ty chứng khoán tăng trưởng tích cực, một công ty báo lãi 6 tháng gấp 166 lần

Cập nhật số liệu CTCK ngày 20/7: Lộ diện thêm nhiều Công ty chứng khoán báo lãi tăng trưởng tích cực trong quý 2

Thống kê đến ngày 20/7, 49 công ty chứng khoán đã thực hiện công bố BCTC quý 2/2023.

Chứng khoán FPT (FTS) ghi nhận doanh thu hoạt động kỳ này đạt gần 260 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính nhờ hoạt động tự doanh với lãi tài sản FPTPL chuyển từ âm 53 tỷ đồng sang lãi gần 51 tỷ đồng, cụ thể là việc đánh giá lại khoản đầu tư tại cổ phiếu May Sông Hồng (MSH) gần 28 tỷ. Trong khi đó, lãi từ cho vay và doanh thu môi giới có sự “đi lùi” so với quý 2/2022.

Kết quả FPTS lãi sau thuế quý 2 hơn 140 tỷ đồng, tăng mạnh 88% so với cùng kỳ. Dù vậy, do kết quả đi lùi trong quý 1 đầu năm nên lũy kế 6 tháng, FPTS thu lãi sau thuế 219 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.

Cập nhật số liệu CTCK ngày 20/7: Lộ diện thêm nhiều Công ty chứng khoán báo lãi tăng trưởng tích cực trong quý 2 - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC FTPS

Chứng khoán HDB (HDBS) cũng kinh doanh khởi sắc trong quý 2 vừa qua với lợi nhuận sau thuế tăng 41% lên 94 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, công ty chứng khoán này lãi 130 tỷ đồng sau thuế, giảm nhẹ 7% so với con số đạt được trong cùng kỳ năm 2022.

Thậm chí, Chứng khoán APG bất ngờ báo lãi 66 tỷ đồng trong khi quý 2/2022 lỗ 77 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh khởi sắc giúp lợi nhuận nửa đầu năm tại công ty này cao gấp 166 lần cùng kỳ, đạt 108 tỷ đồng, thuộc top các công ty chứng khoán tăng trưởng lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm.

Ở nhóm vốn hóa nhỏ hơn, Chứng khoán Vina trở lại có lãi trong quý 2 năm nay với gần 72 triệu đồng, dù khiêm tốn nhưng đã tốt hơn rất nhiều so với mức lỗ hơn 2 tỷ trong cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân nhờ doanh thu hoạt động tăng mạnh.

Trái ngược, Chứng khoán Kiến Thiết (CSI) báo lỗ sau thuế gần 4 tỷ đồng trong quý 2, đưa số lỗ từ đầu năm lên 7 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2022 CSI vẫn đang có lãi.

Đáng chú ý, khoản thua lỗ nặng nhất trong quý 2 tính tới thời điểm hiện tại ghi nhận tại Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI) với lỗ sau thuế 37 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi 9 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do mảng tự doanh hoạt động kém hiệu quả, không ghi nhận lãi từ tài sản FVTPL trong khi quý 2/2022 vẫn lãi hơn 10 tỷ. Ngược lại lỗ từ tài sản FVTPL tăng vọt lên gần 59 tỷ (cùng kỳ hơn 15 tỷ). Hoạt động môi giới cũng giảm doanh thu đáng kể, từ 9 tỷ xuống còn hơn 1 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, SBSI lỗ sau thuế 40 tỷ đồng.

https://markettimes.vn/cap-nhat-so-lieu-ctck-ngay-20-7-lo-dien-them-nhieu-cong-ty-chung-khoan-bao-lai-tang-truong-tich-cuc-trong-quy-2-34648.html

Một doanh nghiệp “họ” Tân Cảng báo lãi ròng quý 2 gấp 2,5 lần, cổ phiếu lập tức tăng mạnh

image

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Dịch vụ biển Tân Cảng ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 677 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 78,7 tỷ đồng, tăng 48%; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 62,16 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng (mã TOS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 355,7 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ. Giá vốn thậm chí còn giảm mạnh hơn giúp biên lãi gộp được cải thiện rõ rệt từ 15,2% lên 26% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 92,5 tỷ đồng, tăng 36% so với quý 2 năm ngoái.

Sau khi trừ chi phí, Dịch vụ biển Tân Cảng lãi ròng 44,4 tỷ đồng trong quý 2, tăng gần 82% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 34,7 tỷ đồng , gấp gần 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Một doanh nghiệp “họ” Tân Cảng báo lãi ròng quý 2 gấp 2,5 lần, cổ phiếu lập tức tăng mạnh - Ảnh 1.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Dịch vụ biển Tân Cảng ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 677 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 78,7 tỷ đồng, tăng 48%; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 62,16 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Dịch vụ biển Tân Cảng là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (nắm 37% vốn), được thành lập từ năm 2012 với thế mạnh khai thác các cảng biển Container lớn trên toàn quốc với thị phần trên 50% cà nước. Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ hàng hải; Khai thác hạ tầng cảng và đầu tư tài chính; Dịch vụ cung ứng, quản lý khách sạn và du lịch…

Năm 2022, mảng dịch vụ hàng hải ngoài khơi tiếp tục đóng góp lớn nhất (45%) vào tổng doanh thu của Dịch vụ biển Tân Cảng dù gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh, suy giảm nhu cầu và khối lượng công việc trong nước. Doanh thu hợp nhất toàn công ty đạt gần 1.544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 162 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 22% so với thực hiện năm trước.

Một doanh nghiệp “họ” Tân Cảng báo lãi ròng quý 2 gấp 2,5 lần, cổ phiếu lập tức tăng mạnh - Ảnh 2.

Sang năm 2023, Dịch vụ biển Tân Cảng đánh giá tình hình thị trường còn không ít khó khăn trong bối cảnh giá dầu tiếp tục diễn biến khó lường, sự suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu do bất ổn địa chính trị và việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty tàu dịch vụ dầu khí.

Trong năm nay, Dịch vụ biển Tân Cảng sẽ tiếp tục hợp tác cùng thành lập công ty cổ phần với đối tác Tập đoàn Xuân Cầu Holdings để triển khai đầu tư xây dựng và vận hành khai thác khu Trung tâm dịch vụ Logistics cho khu vực cảng nước sâu Lạch Huyện tại Hải Phòng với tổng quy mô 40ha. Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào cuối năm 2023.

Dịch vụ biển Tân Cảng còn thành lập công ty liên doanh trong lĩnh vực khảo sát ngầm với đối tác Mermaid Subsea (Thái Lan) - một đối tác lớn với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực khảo sát ngầm trong khu vực và quốc tế với mục tiêu phát triển và chuyên môn hóa lĩnh vực khảo sát ngầm. Đồng thời, tiếp tục theo sát để triển khai phát triển dự án Cảng Dịch vụ Dầu khí Hòn Chông, phục vụ các dự án khai thác tại Lô B.

Trên sàn UpCOM, cổ phiếu TOS đã bất ngờ bứt phá mạnh sau khi kết quả kinh doanh quý 2 được công bố với lợi nhuận tăng vọt. Cổ phiếu này hiện đang giao dịch quanh mức 33.400 đồng/cp, tương ứng giá trị vốn hoá xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

https://markettimes.vn/mot-doanh-nghiep-ho-tan-cang-bao-lai-rong-quy-2-gap-2-5-lan-co-phieu-lap-tuc-tang-manh-35050.html

1 Likes

Chưa vui được bao lâu, sự nghiệp nuôi heo của bầu Đức lại đối mặt với “mối đe dọa” mới

image

Thịt nhập khẩu giá rẻ đang khiến giá heo liên tục giảm trong 10 ngày qua.

Báo cáo từ Anova Feed cho biết, giá heo hơi trung bình tại khu vực miền Bắc hiện đạt 62.100 đồng/kg. Tại miền Trung và Nam, mức giá cũng hạ nhiệt nhưng chậm rãi hơn, giao dịch quanh mức 60.000 đồng/kg, heo đẹp chọn lọc vẫn thu mua được mức cao 62.000 đồng/kg.

Vừa hồi phục đáng kể sau khi giảm sâu và được dự báo có thể tăng mạnh lên lại đỉnh cũ là 70.000 đồng/kg khi nguồn cung giảm (do dịch tả, dân thua lỗ bỏ đàn), giá heo hơi trong nước lại đối mặt với heo nhập giá rẻ ồ ạt đổ về.

Một doanh nhân trong ngành heo là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng nói trong ĐHĐCĐ thường niên 2023: “Giá heo mà lên lại 70.000 đồng/kg thì có quyền gáy lại”.

Giá heo đã giảm liên tục 10 ngày

Ghi nhận, giá heo hơi trong nước đang cao hơn hàng chục nghìn đồng/kg so với Trung Quốc, Thái Lan. Do đó, khi heo hơi ồ ạt về Việt Nam theo đường tiểu ngạch, lập tức gây sức ép.

Đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi heo ở Hà Nam cho biết, trong khoảng một tuần trở lại đây, lượng hàng tiêu thụ có xu hướng tăng khi nhu cầu của người dân tích cực trở lại. Tuy nhiên, giá heo hơi trong nước bất ngờ chững lại, thậm chí có dấu hiệu “xì hơi”. Tìm hiểu, doanh nghiệp nhận thấy nguồn hàng từ các nước đổ về qua đường tiểu ngạch đang làm tăng mạnh nguồn cung.

Tại miền Bắc, nguồn heo hơi tiểu ngạch từ Trung Quốc về có giá khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg và từ Thái Lan về qua cửa khẩu Quảng Bình, Quảng Trị có giá 50.000 - 55.000 đồng/kg, đang tạo nên sự khó kiểm soát. Ở khu vực phía Nam, heo Thái Lan cũng đổ về qua cửa khẩu Long An thay thế cho heo Campuchia với giá khoảng 55.000 đồng/kg, số lượng lên tới cả nghìn con mỗi ngày.

“Điều này khiến không ít doanh nghiệp, người chăn nuôi như chúng tôi lo ngại. Trong mấy ngày gần đây giá heo hơi bán trên thị trường đã giảm từ 6.000 - 8.000 đồng/kg”, vị này nói.

Hộ nông dân, doanh nghiệp lỗ nặng khi giá heo dưới 60.000 đồng/kg

Với mức giá 60.000 đồng/kg, hộ nông dân và cả doanh nghiệp chỉ vừa có lãi mỏng trở lại. Đối mặt với mức giá heo từ các nước đổ về ở mức 50.000 đồng/kg, dự kiến người chăn nuôi “ngày vui ngắn chẳng tày gang” bởi có thể chịu lỗ trở lại.

Được biết, giá vốn bình quân của nộ nông dân vào khoảng 53.000 - 54.000 VND/kg, những hộ làm tốt hơn thì có giá 51.000 - 52.000 VND/kg. Còn với doanh nghiệp với quy mô lớn, giá vốn thấp hơn.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một số doanh nghiệp niêm yết, giá vốn con heo của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Nông nghiệp BaF (BAF) vào khoảng 42.000 – 45.000 đồng/kg. Hai đơn vị này có lợi thế là tự sản xuất cám, riêng HAG tận dụng được chuối thải nên giá thành sản xuất cạnh tranh hơn đơn vị cùng ngành. Còn doanh nghiệp thâm niên phía Bắc, Dabaco có mức giá vốn cao hơn với 55.000 - 56.000 đồng/kg.

Trong quý 1/2023, khi giá heo hơi neo ở giá thấp, hầu hết doanh nghiệp niêm yết báo lỗ. Đơn cử, Dabaco (DBC) báo lỗ kỷ lục 321 tỷ đồng, quý trước đó (quý 4/2022) Công ty đã báo lỗ gần 80 tỷ đồng. BAF thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác, còn HAGL xác định mảng heo không có đóng góp lợi nhuận.

Một “ông lớn” khác cũng báo lỗ kỷ lục là Hoà Phát (HPG). Quý đầu năm, trong khi mảng thép hồi phục trở lại , mảng nông nghiệp của HPG lại bất ngờ lỗ lớn nhất từ trước đến nay với 117 tỷ đồng. Đây là số lỗ lớn nhất của mảng nông nghiệp kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2015 và là quý lỗ thứ 2 liên tiếp….

Chưa vui được bao lâu, sự nghiệp nuôi heo của bầu Đức lại đối mặt với "mối đe dọa" mới - Ảnh 2.

Heo giá rẻ từ Trung Quốc vào Việt Nam với hàng ngàn con/ngày với giá chỉ 45.000 - 47.000 đồng/kg

Trở lại với giá heo hơi, lý giải nguyên nhân giá heo hơi trong nước sụt giảm những ngày gần đây, đại diện Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho biết đã nhận thấy nguồn hàng nhập qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc, Thái Lan về Việt Nam đang diễn biến phức tạp, làm tăng mạnh nguồn cung trên thị trường, gây xáo trộn thị trường heo hơi trong nước.

Theo khảo sát của Hiệp hội, tại miền Bắc nguồn heo hơi nhập qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam qua các cửa khẩu lên tới hàng nghìn con mỗi ngày và có giá khoảng 45.000 - 47.000 đồng/kg; heo hơi của Thái Lan nhập khẩu qua đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Quảng Bình, Quảng Trị và các tỉnh phía Nam qua Long An, Tây Ninh giá cũng chỉ dao động từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.

Trong khi, hơn 2 năm qua giá heo hơi giảm sâu đã khiến người dân lỗ nặng, bỏ chuồng, trại. Giá heo hơi vừa tăng trở lại là cơ hội để người chăn nuôi tái đàn, hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, chỉ được thời gian ngắn, thị trường đã bị nhiễu loạn bởi heo hơi nhập khẩu khiến người chăn nuôi hết sức lo lắng. Do đó, để duy trì mức giá tốt cho người chăn nuôi, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt hoạt động nhập lậu heo từ biên giới, nhất là từ khu vực biên giới với Trung Quốc, Campuchia.

https://markettimes.vn/chua-vui-duoc-bao-lau-su-nghiep-nuoi-heo-cua-bau-duc-lai-doi-mat-voi-moi-de-doa-moi-35122.html

Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa chi phí đi vay lên cao nhất trong hơn 22 năm

Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa chi phí đi vay lên cao nhất trong hơn 22 năm

Sau đợt tăng mới nhất, phạm vi lãi suất chuẩn hiện tại là 5,25% - 5,5%. Tuy nhiên, NHTW vẫn để ngỏ về đợt nâng lãi suất tiếp theo.

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục tăng lãi suất, đưa chi phí đi vay lên mức cao nhất trong hơn 22 năm.

Đúng với dự đoán của thị trường trước đó, FOMC đã tăng lãi suất thêm 0,25% lên phạm vi là 5,25% - 5,5%. Đây sẽ là mức lãi suất chuẩn cao nhất kể từ đầu năm 2001.

Hiện tại, thị trường đang theo dõi các dấu hiệu cho thấy đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng, trước khi các quan chức Fed tạm dừng để cân nhắc về những đợt thắt chặt chính sách trước đó có tác động như thế nào đến các điều kiện kinh tế.

Trong cuộc họp tháng 6, các nhà hoạch định chính sách cho biết NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay. Song, thị trường đang cho rằng Fed sẽ không thực hiện một đợt tăng lãi suất nào nữa từ thời điểm này đến cuối năm.

Thông báo sau cuộc họp không tiết lộ nhiều về động thái trong tương lai của FOMC. CNBC trích dẫn nội dung cho biết: “Uỷ ban sẽ tiếp tục đánh giá thêm thông tin và tác động của chúng với chính sách tiền tệ.”

Theo đó, FOMC nhắc lại cách tiếp cận sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế như các quan chức NHTW đã chỉ ra trong thời gian gần đây. "Khi xác định mức độ điều chỉnh chính sách để phù hợp với việc đưa lạm phát trở lại 2%, ủy ban sẽ xem xét tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ và độ trễ khi tác động đến hoạt động kinh tế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tài chính.

Theo đó, những câu từ này cho thấy giới chức Fed đang để ngỏ các lựa chọn về việc tiếp tục tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 9, hoặc cũng có thể sẽ bỏ qua một đợt tăng tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.

Trong khi đó, thị trường vẫn dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% trước khi kết thúc năm. Có khả năng Fed chỉ thực hiện một đợt tăng nữa trước khi kết thúc chu kỳ thắt chặt.

Kể từ đầu năm ngoái, Fed đã thực hiện chiến dịch thắt chặt chính sách mạnh tay nhất kể từ những năm 1980, nhằm kiềm chế lạm phát - vốn đạt mức cao nhất trong 40 năm vào năm 2022. Trong khi các nhà hoạch định chính sách quyết định tạm dừng tăng lãi suất vào tháng trước để đánh giá tác động của các đợt tăng trước đó, họ cũng đưa ra tín hiệu rằng sẽ thực hiện 2 đợt tăng nữa trong năm nay.

Quyết định nâng lãi suất mới nhất cũng được thị trường và giới chuyên gia dự đoán từ trước, khi các dữ liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ vẫn có khả năng hồi phục và “gánh chịu” mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, trước quyết định sau cuộc họp ngày 26/7, các nhà đầu tư lại ít chắc chắn hơn về đợt tăng lãi suất lần thứ 2, một phần là do dữ liệu về giá tiêu dùng cho thấy lạm phát đã giảm mạnh vào tháng trước.

Ngoài ra, trong thông báo mới nhất, FOMC lại miêu tả lạm phát là “tăng cao” và nhận định tăng trưởng kinh tế là “vừa phải” thay vì “không ấn tượng” như trước đó. Uỷ ban cũng nhắc lại rằng, ngành ngân hàng của Mỹ vẫn ở trạng thái “lành mạnh và có khả năng hồi phục”, đồng thời cảnh báo việc thắt chặt tín dụng có thể sẽ gây áp lực cho nền kinh tế, sau vụ sụp đổ của 3 ngân hàng hồi đầu năm.

Dù số liệu giá tiêu dùng tháng 6 cho thấy lạm phát giảm xuống còn 3% so với mức cao nhất là 9,1% vào năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về việc lạm phát lõi giảm chậm. Họ chỉ ra, lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng vẫn tăng cao do thị trường lao động nóng lên.

Hơn nữa, giới chức Fed cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước khả năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ. Các nhà dự báo cho rằng số liệu GDP quý II công bố ngày 27/7 sẽ đạt 1,8%. Một số nhà kinh tế trên Phố Wall đã loại bỏ quan điểm về khả năng xảy ra suy thoái trong năm nay, do hoạt động kinh tế tiếp tục mạnh lên cùng áp lực giá cả.

Cuộc họp tiếp theo của FOMC sẽ diễn ra vào ngày 19-20/9 và sau đó là ngày 31/10 đến 1/11. Ngoài ra, Chủ tịch Jerome Powell có thể sẽ trình bày rõ quan điểm của NHTW về lộ trình lãi suất trong tương lai tại sự kiện Jackson Hole vào cuối tháng 8.

https://markettimes.vn/fed-tiep-tuc-tang-lai-suat-them-0-25-dua-chi-phi-di-vay-len-cao-nhat-trong-hon-22-nam-35202.html

Tổng doanh thu môi giới chứng khoán tăng trở lại sau 5 quý giảm liên tiếp, biên lợi nhuận cải thiện mạnh

Tổng doanh thu môi giới chứng khoán tăng trở lại sau 5 quý giảm liên tiếp, biên lợi nhuận cải thiện mạnh

VPS, SSI, VNDirect, Vietcap, MBS, Mirae Asset… đều tăng trưởng hai chữ số phần trăm về doanh thu môi giới trong quý 2 vừa qua.

Hoạt động kinh doanh gắn bó mật thiết với thị trường chứng khoán, không bất ngờ khi nhóm các công ty chứng khoán ghi nhận kết quả tích cực trong quý 2 vừa qua. Ngoài tổng lợi nhuận tăng trưởng, các mảng hoạt động riêng hầu hết có sự cải thiện đáng kể.

Theo số liệu thống kê, trong quý 2/2023, tổng doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, tăng 43% so với quý 1 liền trước. Dù vậy, con số này chỉ tương đương hơn 40% so với giá trị giai đoạn bùng nổ trong quý 4/2021.

Cùng với doanh thu, chi phí các CTCK bỏ ra cho hoạt động môi giới trong quý 2 cũng tăng, song tốc độ tăng chỉ 21% so với quý trước, đạt hơn 2.200 tỷ đồng.

Nhờ đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của nhóm các CTCK trong quý 2 đạt 662 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với quý 1 trước đó và tương đương số lãi của quý 4/2022. Tương ứng, biên lãi gộp cải thiện mạnh, đạt 23%. Điều này đồng nghĩa 10 đồng doanh thu môi giới thì các công ty chứng khoán có khoảng 2,3 đồng lãi thực nhận.

Xét riêng tại từng công ty, VPS tiếp tục dẫn đầu về doanh thu môi giới với 613 tỷ đồng, tăng 49% so với quý 1/2023. Đây cũng là quý đầu tiên dianh thu môi giới VPS tăng sau khi sụt giảm 6 quý liên tiếp trước đó.

Tương tự, SSI, VNDirect, Vietcap, MBS, Mirae Asset đều tăng trưởng hai chữ số phần trăm về doanh thu môi giới trong quý 2 vừa qua.

Mảng môi giới tiếp tục cho thấy dấu hiệu cải thiện trong bối cảnh nhà đầu tư có xu hướng trở lại với kênh đầu tư chứng khoán khi mặt bằng lãi suất giảm. Thanh khoản giao dịch bình quân đạt 16.000 tỷ đồng trong quý 2, tăng 41% so với quý 1. Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cũng gia tăng trở lại với hơn 270 nghìn tài khoản, cao gấp đôi quý 1. Dù vậy, cũng cần lưu ý lượng tài khoản mới chưa thể phản ánh chính xác mức độ người dân tham gia vào chứng khoán bởi một nhà đầu tư có thể có nhiều tài khoản tại nhiều CTCK nhờ thủ tục dễ dàng, chưa kể những tài khoản ở trạng thái “passive”.

Cần nhấn mạnh rằng, tăng trưởng doanh thu không đồng nghĩa là công ty chứng khoán thu về nhiều tiền hơn. Bởi lẽ chi phí bỏ ra trong mảng môi giới chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, thậm chí tại một số công ty như SSI hay Mirae Asset, biên lợi nhuận gộp mảng môi giới chỉ đạt lần lượt 7% và 2%, 10 đồng doanh thu nhưng lãi không đầy 1 đồng.

Dù vậy, mảng nghiệp vụ môi giới vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Bởi, những lợi ích từ tệp khách hàng “khủng” có thể mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguồn thu phí giao dịch thông thường, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay margin. Thêm nữa, tệp khách hàng lớn cũng sẽ giúp các CTCK đưa các sản phẩm tiếp cận với nhà đầu tư dễ dàng hơn như quản lý tài sản, đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc các sản phẩm khác.

https://markettimes.vn/tong-doanh-thu-moi-gioi-chung-khoan-tang-tro-lai-sau-5-quy-giam-lien-tiep-bien-loi-nhuan-cai-thien-manh-35197.html

Tổ chức liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn không bán cổ phiếu NVL nào trên tổng số 13,6 triệu đơn vị đăng ký

image

Trên thị trường, cổ phiếu NVL dừng ở mức 17.850 đồng/cp, tăng 74% sau gần 5 tháng.

Thông tin cập nhật từ HoSE, CTCP Diamond Properties, cổ đông lớn thứ 2 của Novaland (NVL) đồng thời là tổ chức liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn vừa công bố báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu NVL.

Theo đó, Diamond Properties chưa bán cổ phiếu nào trên tổng số hơn 13,6 triệu cổ phiếu NVL đăng ký trước đây. Lý do không hoàn tất giao dịch được cho là do công ty thay đổi thời gian giao dịch để phù hợp với kế hoạch hỗ trợ cơ cấu nợ của công ty.

Như vậy, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại Novaland vẫn giữ nguyên ở mức 9,8452%, tương đương gần 192 triệu cổ phần.

Cách đây không lâu, trong 2 phiên 14/7 và 19/7, Diamond Properties đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 495 nghìn cổ phiếu NVL thông qua phương pháp khớp lệnh, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống như hiện tại.

Không chỉ cổ đông lớn thứ 2 bị bán giải chấp, Novagroup - cổ đông lớn nhất của Novaland cũng bị công ty chứng khoán bán khớp lệnh hơn 2,1 triệu cổ phiếu NVL cầm cố trong 2 ngày 14/7 và 20/7. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu tại Novaland giảm xuống còn 451,6 triệu cổ phần, tương đương 23,159% vốn điều lệ công ty.

Đến thời điểm hiện tại, sau hàng loạt giao dịch thời gian qua (chủ yếu theo chiều bán ra), tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn tại Novaland đã giảm xuống dưới 46%.

Trên thị trường, cổ phiếu NVL đang đi lên khá tích cực và giao dịch quanh vùng giá cao nhất từ đầu năm. Cổ phiếu này kết phiên 27/7 tại mức 17.850 đồng/cp, tăng 74% sau gần 5 tháng kể từ khi rơi xuống đáy lịch sử hồi đầu tháng 3 năm nay.

Liên quan đến vấn đề pháp lý các dự án, Novaland mới đây đã đón nhận thêm một thông tin khá tích cực. Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc ý tưởng quy hoạch Khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí Cao Nguyên Lâm Viên tại huyện Bảo Lâm và Tp.Bảo Lộc gửi tới Sở Xây dựng, Novaland và các đơn vị có liên quan. Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất giao Sở Xây dựng thực hiện tiếp nhận hồ sơ ý tưởng quy hoạch của Novaland để bàn giao cho các địa phương.

Trong năm 2023, Novaland lên mục tiêu doanh thu giảm mạnh, chỉ 9.531 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế con số thấp kỷ lục, chỉ 214 tỷ đồng. Đại diện Novaland cho biết chỉ tiêu này có phần thận trọng khi thị trường diễn biến không thuận lợi.

https://markettimes.vn/to-chuc-lien-quan-den-ong-bui-thanh-nhon-khong-ban-co-phieu-nvl-nao-tren-tong-so-13-6-trieu-don-vi-dang-ky-35308.html

1 Likes

Digiworld (DGW) hồi phục mạnh mẽ: Tất cả các ngành hàng đón tin vui quý 2/2023

Tháng 6 là tháng mà kết quả kinh doanh của Digiworld (DGW) tăng cao nhất từ đầu năm, tháng 7 cao hơn tháng 6.

Trong hội thảo “Connecting to Customers - Ngành hàng tiêu dùng: Đi tìm điểm đổi chiều xu hướng” do HSC và Digiworld đồng tổ chức, ban lãnh đạo Digiworld hé lộ kết quả kinh doanh quý 2/2023 với nhiều dấu hiệu tích cực.

Nói về triển vọng hồi phục, Digiworld cho biết tháng 6 là tháng mà kết quả kinh doanh của Digiworld tăng cao nhất từ đầu năm, tháng 7 tính cao hơn tháng 6.

dgw1.jpg

Tín hiệu hồi phục mạnh mẽ đã xuất hiện. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 2/2023 vẫn bị ảnh hưởng bởi tháng 4-5 nên DGW báo cáo doanh thu thuần đạt 4.596 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng đạt 83 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mảng điện thoại vẫn luôn đem lại doanh thu lớn nhất cho Digiworld với 2.190 tỷ đồng, chiếm 48% cơ cấu doanh thu của Digiworld, theo sau là mảng laptop và máy tính với doanh thu 1.342 tỷ đồng, chiếm 29% cơ cấu doanh thu.

Đáng chú ý, mảng thiết bị gia dụng ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu với mức tăng 54%, đạt 166 tỷ đồng nhờ việc thêm các nhãn hàng mới và các nhãn hàng hiện có được biết đến và tin dùng.

Ngoài ra, ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng mạnh 83% với doanh thu 170 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc DIgiworld gia nhập ngành hàng đồ uống và bắt tay với hai ông lớn là AB-InBev và Lotte Chilsung.

Điểm sáng là tình hình chi tiêu của khách hàng đã có sự phục hồi trong quý 2, kéo theo, so với quý 1, kết quả kỳ này trở nên khả quan hơn. Điều đặc biệt là, quý 2 thường là quý thấp điểm doanh thu nhưng Công ty vẫn ghi nhận tăng trưởng dương ở tất cả các ngành hàng. Đơn cử như ở ngành hàng điện thoại di động và máy tính xách tay có ghi nhận tăng trưởng 15% và 23%; hàng tiêu dùng có mức tăng trưởng vượt bậc là 43% so với quý liền kề.

dgw5.jpg

Biên lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 8,6% nhờ sự tăng tỷ trọng của các ngành hàng có biên lợi nhuận cao; doanh thu tăng 16% so với quý I và lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 5%.

Về cấu trúc vốn, Digiworld tiếp tục duy trì chính sách không vay dài hạn chỉ vay ngắn hạn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động và tỷ lệ nợ vay/ vốn chủ sở hữu ở mức an toàn 83%.

Chủ tịch HĐQT Digiworld Đoàn Hồng Việt nhấn mạnh “Tháng 6 là tháng mà kết quả kinh doanh của DGW và các công ty trong ngành tăng cao nhất từ đầu năm, tháng 7 tính đến nay có thể thấy cao hơn tháng 6. Về quý, quý 2 tăng trưởng tốt hơn 1, quý 3 sẽ hơn 2 và quý 4 hơn quý 3. Theo năm, DGW sẽ bùng nổ vào nửa cuối năm 2024”.

https://nguoiquansat.vn/digiworld-dgw-hoi-phuc-manh-me-tat-ca-cac-nganh-hang-don-tin-vui-quy-2-2023-84678.html

Báo lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong quý 2/2023 nhưng Tập đoàn Hòa Phát vẫn ghi nhận lợi nhuận 6 tháng sụt giảm 85% so với cùng kỳ năm trước

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 56.665 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,.

Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa công bố, Quý 2/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt doanh thu 29.800 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 1.448 tỷ đồng, tương ứng giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Điểm tích cực là số lãi này đã cao gấp 3,78 lần so với con số của quý 1 liền trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 56.665 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 30% và 85% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch cả năm nay, công ty đã hoàn thành 23% chỉ tiêu lợi nhuận.

Báo lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong quý 2/2023 nhưng Tập đoàn Hòa Phát vẫn ghi nhận lợi nhuận 6 tháng sụt giảm 85% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh 1.

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường trong và ngoài nước còn yếu, Hòa Phát sản xuất 2,86 triệu tấn thép thô, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,9 triệu tấn, giảm 27% so với 6 tháng đầu năm 2022.

Qua nửa đầu năm, thép xây dựng đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 30%. Ngoài thép thành phẩm, Hòa Phát cũng đã cung cấp 36.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam. Thép HRC đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước là 1,2 triệu tấn, giảm 15%. Sản phẩm đã được xuất khẩu tới một số quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Âu, châu Á. Ống thép và tôn Hòa Phát đạt sản lượng lần lượt 325.000 tấn và 175.000 tấn, giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, Hòa Phát còn cho ra thị trường gần 50.000 tấn thép dự ứng lực các loại (PC Bar, PC Strand, PC Wire), giảm 37% so với nửa đầu năm 2022.

Với các lĩnh vực khác, tại mảng nông nghiệp , Hòa Phát tổ chức sản xuất, chăn nuôi phù hợp với tình hình thị trường có nhiều biến động, nhất là mảng chăn nuôi bò Úc. Gần đây, giá bán heo, trứng gà đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Trứng gà sạch Hòa Phát hiện nằm trong Top 3 nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam và dẫn đầu tại miền Bắc với khoảng 900.000 quả/ngày.

Trong lĩnh vực điện máy gia dụng có những tín hiệu khởi sắc khi sản lượng điều hòa Funiki tăng trưởng 50% so với cùng kỳ, lọt Top 10 nhãn hàng điều hòa đang kinh doanh tại Điện máy Xanh. Các sản phẩm khác của Hòa Phát như tủ lạnh, tủ đông, máy lọc nước, quạt làm mát, bếp từ, máy rửa bát…được thị trường đón nhận tích cực.

Về bất động sản , Tập đoàn tiếp tục đầu tư mở rộng các khu công nghiệp hiện có. Tổng quỹ đất KCN Hòa Phát được phê duyệt quy hoạch là hơn 1.133 ha.

Tập đoàn Hòa Phát cho biết đang dồn lực triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm. Sau khoảng hơn 1 năm, dự án đã triển khai được khoảng 30% khối lượng công việc. Dự kiến, dự án Dung Quất 2 sẽ cho ra sản phẩm vào năm 2025.

https://markettimes.vn/bao-lai-hon-1-400-ty-dong-trong-quy-2-2023-nhung-tap-doan-hoa-phat-van-ghi-nhan-loi-nhuan-6-thang-sut-giam-85-so-voi-cung-ky-nam-truoc-35367.html

Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ trong tuần cuối tháng 7, giao dịch đột biến tại một cổ phiếu công nghệ

Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ trong tuần cuối tháng 7, giao dịch đột biến tại một cổ phiếu công nghệ

Tuy nhiên nếu loại trừ giao dịch bán ròng đột biến trên kênh thoả thuận của sàn UPCoM, khối ngoại vẫn mua ròng trên kênh khớp lệnh trong tuần qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài mạch tăng điểm với một tuần giao dịch tương đối khởi sắc, đặc biệt là việc VN-Index vượt cản và đóng cửa phiên cuối tuần trên ngưỡng 1.200 điểm. Đáng chú ý, lực mua tăng mạnh tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn qua đó tạo tiền đề tích cực để chỉ số nối dài mạch tăng điểm và bứt phá. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.207,67 điểm, tăng 21,77 điểm, tương đương 1,84% so với tuần trước.

Thị trường đi lên mạnh mẽ với động lực từ dòng tiền dồi dào trong nước bất chấp lực cản từ khối ngoại.Trong tuần qua, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 504 tỷ đồng luỹ kế 5 phiên, qua đó chấm dứt chuỗi 2 tuần liên tiếp trước đó mua ròng nghìn tỷ. Tuy nhiên nếu loại trừ giao dịch bán ròng đột biến trên kênh thoả thuận của sàn UPCoM, khối ngoại vẫn mua ròng trên kênh khớp lệnh trong tuần qua.

Xét riêng trên từng sàn , trong tuần 24-28/7 , khối ngoại mua ròng 820 tỷ đồng trên HoSE và mua ròng 53 tỷ đồng trên HNX. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.325 tỷ đồng trên UPCoM.

Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ trong tuần cuối tháng 7, giao dịch đột biến tại một cổ phiếu công nghệ - Ảnh 1.

Thống kê trên từng mã cổ phiếu , cổ phiếu của “kỳ lân” công nghệ VNG bị khối ngoại bán ròng đột biến hơn nghìn tỷ, chủ yếu bán thỏa thuận. Giá bán thỏa thuận gần 627 nghìn đồng/cp, tương ứng mức giá sàn. Đơn vị bán ròng này nhiều khả năng là VNG Limited - tổ chức có liên quan tới người sáng lập VNG Lê Hồng Minh. Tổ chức này vừa đăng ký bán ra 3,48 triệu cổ phiếu VNZ thông qua thỏa thuận kể từ ngày 25/7-15/8/2023.

Ngoài ra, MSN và KDC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng lần lượt 305 tỷ và 152 tỷ đồng trong tuần qua. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có CTG (-151 tỷ), STB (-130 tỷ), POW (-110 tỷ)

Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ trong tuần cuối tháng 7, giao dịch đột biến tại một cổ phiếu công nghệ - Ảnh 2.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu VHM, giá trị hơn 300 tỷ đồng, bên cạnh đó HPG cũng được mua ròng 223 tỷ đồng sau 5 phiên. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận tại KDH và VNM với giá trị lần lượt là 221 tỷ đồng và 208 tỷ đồng.

https://markettimes.vn/khoi-ngoai-ban-rong-hon-500-ty-trong-tuan-cuoi-thang-7-giao-dich-dot-bien-tai-mot-co-phieu-cong-nghe-35476.html