Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Hệ luỵ khó lường của thị trường BĐS nhìn từ góc độ giá vật liệu xây dựng tăng “nóng”

Hệ luỵ khó lường của thị trường BĐS nhìn từ góc độ giá vật liệu xây dựng tăng “nóng”

Cơn sóng tăng giá BĐS sẽ càng khó giảm khi mà các chi phí đầu vào không có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhất là ngay trong thời điểm đầu năm, giá vật liệu xây dựng lại có dấu hiệu tăng “nóng” một lần nữa.

Thực tế, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là Tp.HCM tiếp tục tăng cao.

Theo khảo sát của batdongsan.com.vn, từ đầu năm 2022 đến nay, giá BĐS tăng liên tục. Giá sơ cấp đất nền dự án ngoại thành Tp.HCM thấp nhất là 48 triệu đồng/m2, cao nhất là khoảng 100 triệu đồng/m2.

Cũng theo đơn vị này, thời điểm tháng 1/2022, giá căn hộ ở Hà Nội và Tp.HCM tăng từ 1,8 - 4,4% so với trước đó khoảng ba tháng. Dự báo giá còn tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Theo thống kê của Savills Việt Nam, giá căn hộ trung cấp ở TP.HCM gần 60 triệu đồng/m2, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, có một số dự án tăng giá bán thêm 11% chỉ trong khoảng ba tháng trở lại đây.

Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, việc các chi phí đầu vào như giá vật liệu xây dựng tăng, chi phí hạ tầng, pháp lý…dự án đều tăng thì rất khó để giá BĐS giảm.

Nếu tính từ thời điểm giữa năm 2021, giá sắt thép tăng khoảng hơn 40%. Trong chi phí xây dựng 1 m2 căn hộ thì VLXD chiếm khoảng 60%, nên giá VLXD tăng bao nhiêu thì giá thành căn hộ cũng sẽ tăng tương ứng.

Tính đến tháng 3/2022, giá thép nói riêng và hầu hết các vật liệu xây dựng như xi măng, nhôm, nhựa đường,… đã có 2 chu kỳ tăng giá. Chu kỳ đầu tiên là vào khoảng tháng 3/2021 giá thép bắt đầu tăng từ khoảng 11.000đ/kg đến thời điểm cao nhất là 18.700đ/kg. Theo báo giá mới nhất vừa cập nhật vào tháng 3/2022 thì giá thép đang tiệm cận 20.000đ/kg. Không những vậy, giá nhôm, gạch, xi măng,… và các loại vật liệu khác cũng đang cập nhật bảng giá mới mỗi ngày.

Theo một số chuyên gia, với những người đang sở hữu nhà đã xây dựng trước 2021, dù không chịu ảnh hưởng bởi chi phí xây dựng đầu vào của những đợt tăng giá nguyên liệu liên tiếp trong 1 năm nay, cũng không lý do gì mà họ không neo giá nhà của họ ăn theo giá thị trường của những người bị ảnh hưởng trực tiếp chi phí xây dựng đầu vào.

image
Chỉ ra những hệ luỵ từ việc tăng giá VLXD tác động đến thị trường BĐS, ông Đinh Hoài Nam, Chuyên Phát triển dự án Nhà Cho Thuê phân tích: Hệ quả đầu tiên có thể thấy ngay là rất nhiều các nhà thầu thi công công trình lớn như cao tốc, chung cư,… đều đang ngày tiến gần vào ngõ cụt và chưa tìm được lối ra. Dừng thì không được mà tiếp tục làm thì nguy cơ phá sản cũng rất cao.

Thứ hai, không riêng gì nhà thầu, các chủ đầu tư cũng đang phải vật lộn với nỗi lo tăng giá này. Cuộc chơi giờ sẽ là để nhà thầu phải tự chịu cơn bão giá hay đẩy 1 phần gánh nặng sang người mua bằng cách định hình đơn giá mới?
Sẽ có nhiều dự án chấp nhận ngưng hoặc dời kế hoạch khởi công khi thị trường định hình được mặt bằng giá nguyên vật liệu mới. Hệ luỵ dẫn đến là lực lượng lao động, các kỹ sư, công nhân vừa chưa kịp vui mừng sau thời gian nghỉ dịch giờ lại phải mất việc, hoặc thu nhập không theo kịp cơn bão giá này.

“Đối với mảng nhà phố dân dụng, một nghịch lý chủ quan vẫn tồn tại trong thói quen của rất nhiều các chủ đâu tư nhà phố là khi ký hợp đồng thì luôn mong muốn được neo giá tại thời điểm hiện tại và rất hiếm có chủ đầu tư cùng chia sẻ khoản “phát sinh” do trượt giá nguyên vật liệu. Đương nhiên, chiều ngược lại lý lẽ của họ cũng hợp lý là “Khi giá nguyên liệu giảm thì nhà thầu đâu có giảm giá cho tôi”. Có trường hợp nhà thầu tôi biết vừa ký hợp đồng thi công cuối tháng 2/2022, ngày dự định khởi công là 11/3/2022 nhưng bây giờ toàn bộ hạng mục ép cọc, thép và bê tông móng đã tăng lên gần 10% nhưng chưa biết phải trình bày với chủ đầu tư thế nào để có thể cập nhật đơn giá mới”, ông Nam cho biết.

Về giải pháp, ông Nam cho rằng, nhà thầu, các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng và chủ nhà cần phải “Win - win - win” với nhau hơn, cùng nhau chung tay vượt qua khó khăn đưa dự án về đích tốt đẹp thay vì “Ai chết kệ họ, miễn không ảnh hưởng mình là được”. Chẳng hạn như, khi ký hợp đồng, đưa luôn khung giá nguyên vật liệu thời điểm đó vào. Nếu trong quá trình thi công, giá nguyên vật liệu tăng hay giảm so với giá lúc ký hợp đồng thì phần này thầu với chủ nhà cùng chia đôi. Và dĩ nhiên, giữa nhà thầu và đơn vị cung cấp VLXD cũng vậy.

Còn theo ông Lê Quốc Kiên, nhà đầu tư kì cựu tại Tp.HCM, giá vật liệu xây dựng tăng, đối với các công trình đang thi công, nhà thầu khó đàm phán hỗ trợ giá từ chủ nhà/ chủ đầu tư. Với các công trình mới chưa ký hợp đồng, chắc chắn nhà thầu phải điều chỉnh tăng giá thi công. Và khi tăng giá thì công thì chắc chắn số lượng công trình sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của người có nhu cầu xây nhà.

Cùng với đó, với những người xây nhà ở, giá thi công tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của họ trong việc xây nhà, trong khi bản thân thu nhập của họ chưa bắt kịp. Điều này dễ làm giảm quyết tâm của họ trong việc xây nhà. Với các nhà đầu tư theo mô hình “Xây Nhà - Bán”, nhà chưa kí hợp đồng thi công với thầu chắc chắn phải tăng giá bán ra để bù đắp chi phí thầu tăng giá thi công. Thậm chí, nhà dù đã kí hợp đồng thi công nhưng cũng sẽ tăng giá bán ra để kiếm thêm lợi nhuận từ cơ hội “trên trời rơi xuống đất” này, dù có thể họ chưa chắc đã chấp nhận hỗ trợ giá thi công cho nhà thầu do giá nguyên vật liệu tăng.

“Rủi ro vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao bất định cũng làm nhà đầu tư ngại xây nhà hơn, chỉ muốn thấy đất để đó cho tự tăng giá, giảm thiểu rủi ro tăng chi phí đầu vào trong khi khó đẩy nhanh việc tăng giá bán đầu ra. Ví dụ thay vì mua một miếng đất 6 tỷ rồi bỏ thêm 6 tỷ nữa để xây dựng thành căn nhà 12 tỷ, họ sẽ có khuynh hướng mua 2 miếng đất 6 tỷ thành 12 tỷ rồi cứ đó để không đó chờ tăng giá bán. Việc các chủ nhà xây ở và các nhà đầu tư xây nhà bán chùn chân trong các kế hoạch xây dựng của mình cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt đô thị, bất động sản sẽ chỉ toàn là đất để không cỏ mọc hoang hoá hoặc nhà xây dựng lụp xụp tạm bợ”, ông Kiên chia sẻ.

Vị đầu tư này cho rằng, hệ luỵ của vấn đề này là trong 2022 nguồn cung nhà xây sẵn sẽ giảm, cộng với lạm phát thì giá nhà liền thổ tại các khu vực dân cư ổn định sẽ tăng khó dưới 20%, nhu cầu mua đất bỏ không sẽ cao hơn nhu cầu mua nhà xây sẵn. Nhà đất xây sẵn nếu muốn thu hút được người mua cần phải có những điểm nhấn thật sự khác biệt về vị trí, tiềm năng tăng giá, thiết kế đẹp lạ đẳng cấp, chất lượng xây dựng, khả năng kinh doanh tạo thu nhập,…

Giá thép, xi măng tăng chóng mặt, dội 'cơn đau đầu' lên các nhà thầu xây dựng

Giá thép, xi măng tăng chóng mặt, dội ‘cơn đau đầu’ lên các nhà thầu xây dựng

Với việc giá thép xây dựng tăng liên tục, xấp xỉ 20 triệu đồng/tấn, trong khi giá xi măng cũng được nhiều doanh nghiệp thông báo sẽ tăng từ ngày 20/3 tới đang tạo ra một áp lực rất lớn cho các nhà thầu xây dựng trong triển khai xây dựng các công trình.

Giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng

“Do nguyên vật liệu đầu vào sản xuất xi măng liên tục tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Để ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm cho nên công ty buộc phải điều chỉnh tăng giá”, Doanh nghiệp này thông báo.
Mới đây, Công ty CP Xi măng Thành Thắng Group cũng gửi thông báo cho các nhà phân phối về việc điều chỉnh tăng giá bán các loại xi măng bao và rời (cả đường thủy và đường bộ) mang thương hiệu Thành Thắng và Thịnh Thành từ ngày 20/3 thêm 150.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT 8%). Theo đó, bắt đầu từ ngày 20/3, Công ty CP Xi măng Tân Thắng điều chỉnh tăng 100.000 đồng/tấn so với giá hiện hành đối với sản phẩm xi măng bao và rời trên phạm vi toàn quốc.

Công ty TNHH Thương mại Xi măng Công Thanh - Khu vực miền Nam cũng áp dụng đơn giá mới từ ngày 20/3/2022 đối với tất cả sản phẩm xi măng của công ty tăng 100.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT). Từ ngày 20/3, Công ty CP Xi măng Xuân Thành thông báo điều chỉnh tăng giá bán 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao và xi măng rời (đã bao gồm VAT 8%).
Trong khi đó, giá thép thời gian gần đây cũng tiếp tục tăng mạnh. Khảo sát của VnBusiness cho thấy, trên thị trường hiện nay, sau những lần liên tiếp tăng giá đợt tháng 2, đến nay, giá thép dù mấy ngày gần đây có ổn định nhưng có thể hướng tới mức giá 20 triệu đồng/tấn.
Đơn cử, thương hiệu thép Hòa Phát không có thay đổi giá cả kể từ biến động ngày 10/3. Cụ thể, thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.430 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn giá bán 6 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.380 đồng/kg.
Thép Việt Đức hiện 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.570 đồng/kg.

Nói với Vnbusiness, một chủ cửa hàng thép tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, từ Tết ra đến nay giá thép liên tục tăng, đặc biệt từ cuối tháng 2 khi xung đột xung đột Nga – Ukraine xảy ra khiến cho giá thép liên tục “nóng ran”, có những thời điểm cửa hàng không dám xuất hàng vì chờ đợi giá mới.
“Chúng tôi nhận được thông tin giá thép trong thời gian tới sẽ tăng thêm khoảng 600 đồng/kg. có thể giá thép sẽ chạm mức 21 triệu đồng/tấn”, chủ cửa hàng này nói.

"Làm cũng chết, không làm cũng chết"
Như vậy, tính từ đầu năm 2022, đây là lần tăng thứ 3 của giá thép. Hai lần tăng trước, giá thép tăng từ 300.000-1.220.000 đồng/tấn. Cộng cả 3 lần tăng giá, giá thép đang dần tiệm cận mức đỉnh của năm 2008, theo ghi nhận của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA).
VSA lý giải, việc giá nguyên liệu đầu vào từ quặng sắt, than cốc, đến thép phế liệu… cùng tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi thép bật tăng.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), cho biết, trước tình trạng giá thép, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng tăng giá, hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị với các bộ, ngành, Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ cho các nhà thầu xây dựng.
“Giá thép ảnh hưởng rất lớn tới giá thành xây dựng, nếu các cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát, hạ nhiệt giá thép, để ngành xây dựng chịu hậu quả đơn phương sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Ngành xây dựng hiện đóng góp khoảng 8-9% GDP cả nước, nếu ngành xây dựng bị tê liệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% năm nay", ông Hiệp nói.
Trong khi đó, nhiều nhà thầu đang rất đau đầu bởi “làm cũng chết, không làm cũng chết”, hầu hết họ đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký kết, cho nên phải tự bù lỗ khi giá nguyên vật liệu tăng.
Hàng loạt nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc Bắc-Nam đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng khi giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công như đất, thép, xăng dầu, xi măng, nhựa đường… đang tăng từ 20-30%, vượt xa so với giá tại thời điểm bỏ thầu.
Cụ thể, thời điểm đấu thầu các gói thầu dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây cuối năm 2020, giá thép xây dựng chỉ xấp xỉ 11.000 đồng/kg, nhưng từ 2021 đã tăng vọt lên 18.000 đồng/kg, thậm chí cao điểm tới 20.000 đồng/kg.
Đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 thuộc dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 cho hay, giá thép vượt 50% so với dự toán, trong khi đó dự án điều chỉnh giá theo chỉ số của tỉnh, chủ yếu dao động bù giá khoảng 5-8%. Mức điều chỉnh này không thể giúp nhà thầu bù được giá thực tế.
“Với mức trượt giá này, đa số các nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc Bắc-Nam đều đang lỗ nặng, càng thi công càng lỗ. Gói thầu này sử dụng là 5.000 tấn thép, nếu tính theo giá hiện tại nhà thầu sẽ lỗ khoảng 30-40 tỷ đồng,” đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 nói.
Trao đổi với VnBusiness, một nhà thầu xây dựng chia sẻ, các dự án chung cư mà nhà thầu này đang ký đều sử dụng loại hợp đồng cố định. Nay giá thép tăng ngoài sự tính toán nên họ cũng đang lo lắng chưa có hướng giải quyết. Trong khi đó, về kỹ thuật giá thép chiếm khoảng 20% tổng giá thành dự án, do đó việc giá thép tăng đã khiến chi phí xây dựng đội lên cao, đó là chưa nói đến nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát, đá, xi măng… cũng đồng loạt tăng giá theo.
“Việc giá xăng tăng, cộng với giá thép trên thế giới tăng mạnh, xung đột Nga-Ukraine… đã khiến cho mọi thứ tăng giá chóng mặt. Do đó, đà tăng sắt thép không khó hiểu, hiện nay chúng tôi đang tính toán để đàm phán đưa ra mức xây dựng phù hợp nhất”, vị này nói.
Không chỉ các nhà thầu lớn, ngay cả những nhà thầu nhỏ cũng đang “căng mình” trước sức nóng của giá thép. Anh Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc một công ty kiến trúc, xây dựng tại Hà Nội chia sẻ, hiện công ty anh đang thầu xây dựng hai công trình biệt thự, từ đầu năm đến nay giá thép tăng liên tục đã ảnh hưởng rất lớn tới tính toán chi phí của công ty. Theo anh Tuấn, giá thép liên tục tăng tới 20% so với thời điểm trước Tết. Cùng với sắt thép, giá xi măng cũng thông báo tăng giá. Xi măng tăng khoảng 7.000 - 10.000 đồng/bao, cát xây dựng tăng khoảng 40.000 đồng/m3… Ước tính so với dự toán ban đầu, chi phí xây dựng đã tăng thêm tới gần 30%.
Theo các chuyên gia, nếu giá thép, xi măng và nguyên vật liệu tăng trong khoảng thời gian ngắn và tăng nhẹ thì các nhà thầu, chủ đầu tư vẫn xoay chuyển được. Tuy nhiên, nếu về lâu dài, nhiều lo ngại việc tăng giá vật liệu lên cao sẽ khiến chủ đầu tư bị lỗ nặng, thậm chí đành để các dự án… “đắp chiếu”. Với các công trình tư nhân thì các nhà thầu và chủ dự án phải chấp nhận ngồi lại với nhau để tính toán các tác động của biến động giá để điều chỉnh hợp đồng xây dựng. Nhưng đối với các công trình đầu tư công, nhiều nhà thầu chấp nhận dừng dự án, chịu phạt nên ảnh hưởng tới tiến độ chung của các dự án.
Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến hết quý II, giá sắt thép xây dựng, xi măng… khó có thể giảm, thậm chí thép còn tăng do nhiều công trình đầu tư công lớn bắt đầu tái khởi động. Thậm chí, có thể tiếp tục tăng giá hoặc neo ở mức giá cao trên 20 triệu đồng/tấn thêm một thời gian, đến khi những bất ổn về nguồn cung, chi phí logistics trên thế giới ổn định hơn.

Kiến nghị thôi, chắc cũng chưa thực hiện ngay và luôn được đâu các bác nhỉ :smiley:

Tin này năm 2021 mà bác nhỉ

Tin sai rồi ạ, em vừa chek lại thông tin, thấy mọi người rao zal0 nhau nhanh quá :grin:

Em xin phép delete và đính chính do thông tin sai lệch nhé, sáng nay có một số tin đồn nhau qua za. lo về việc Nhà nước mình đang kiến nghị cấm xuất khẩu phân bón.
Tuy nhiên chỉ là tin đồn, chưa có thông tin gì hết ạ, khi nào có và check rồi em sẽ cập nhật cho các bác nhé :grin:

Về ngành phân bón, mình thấy có thông tin này là mới nhất (nhưng đã cập nhật 14.3.2022)

Nhiều đơn hàng bị hủy, giá phân bón trong nước đồng loạt tăng cao - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nửa đầu tháng 3/2022, giá phân bón (Urê, DAP, Kali) trong nước đã tăng thêm 300 - 700 đồng/kg (tùy loại) và đây là đợt tăng giá lần thứ 3 từ đầu năm. So với cuối năm 2021, giá phân bón đã tăng hơn 20% và hiện cao nhất từ trước tới nay, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng phi mã khi chiến tranh Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…

TẠM DỪNG XUẤT KHẨU VÀ TÌM KIẾM NGUỒN CUNG THAY THẾ

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết từ năm ngoái đến nay, giá phân DAP tăng 46% và hiện có giá trung bình 874 USD/tấn; phân MAP lên tới 935 USD/tấn (tăng 44%); Kali khoảng 815 USD/tấn (tăng 102%). Hiện nay, việc gián đoạn nguồn nhập khẩu phân bón từ Nga đã dẫn tới giá bán phân bón trong nước tiếp tục tăng cao.
Để giảm nhiệt giá phân bón, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu các loại phân bón.

Hiện các tỉnh phía Nam Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch và sẽ bắt đầu vụ mới từ nửa đầu tháng 4. Các tỉnh phía Bắc đã vào vụ chăm bón lúa đông xuân nên nhu cầu phân bón tăng. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết chi phí phân bón chiếm tới 50% chi phí đầu vào trong sản xuất nhiều loại cây trồng.

“Nông dân đã phải oằn mình vì giá phân bón cùng hàng loạt chi phí tăng cao từ năm 2021, nay phân bón tiếp tục “bão giá”, khiến nông dân càng “méo mặt”, đứng trước nguy cơ bỏ ruộng vì thua lỗ. Để tháo gỡ thiếu hụt nguồn cung phân bón thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus”, ông Cường nói.

Đối với nông dân, ông Cường khuyến cáo nên sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ, nên tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có như phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt.

Ngành Nông nghiệp cũng đã đề nghị các tỉnh, thành hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đưa ra những giải pháp thiết thực hơn nữa, hướng dẫn nông dân tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật “đúng lúc, đúng cách”; đồng thời, tích cực chỉ đạo sản xuất các vụ lúa, màu hợp lý, tăng độ màu mỡ cho đất, nâng cao giá trị kinh tế.

Bên cạnh đó, nông dân cần tăng cường sử dụng lượng phân hỗn hợp, phế thải trong chăn nuôi, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng phân hoá học. Các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng cần có kế hoạch dự trữ, cung ứng đủ nguồn vật tư nông nghiệp có chất lượng, giá cả hợp lý cho bà con nông dân, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất.

Các ngành chức năng và chính quyền các cấp cần tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi, ép giá và tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới quyền lợi của người nông dân.

Góp cho ae chút tin về HAG - chắc nhiều bác đang kẹt hàng lắm :)))

HAG giảm gần 1 tỷ USD nợ, tập trung phân phối sản phẩm thịt heo và chuối tại thị trường nội địa

HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG - sàn HOSE) vừa có nghị quyết thông qua bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ nợ cho Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai.

Khoản nợ là 400 tỷ đồng dưới hình thức thấu chi trong thời hạn 6 tháng để bổ sung vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Bên cho vay là ngân hàng VPBank. Đây là tín hiệu cho thấy quan hệ tín dụng giữa HAG và ngân hàng dần được bình thường hóa sau nhiều năm đóng băng vì khoản nợ lớn của HAG.

Theo báo cáo, sau 5 năm từ 2016 đến hết 2021, HAG đã giảm tổng nợ từ 27,3 nghìn tỷ đồng xuống còn 8.286 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Số nợ giảm được tương đương gần 1 tỷ USD. Trong đó chiếm chủ yếu là giảm nợ vay dài hạn. Kế hoạch tái cơ cấu nợ, giãn nợ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được sự chấp thuận của các cấp lãnh đạo cao nhất và các ngân hàng thương mại cho vay để Tập đoàn này vượt qua khó khăn khi bị mất thanh khoản, không có nguồn thu.

HAG giảm gần 1 tỷ USD nợ, tập trung phân phối sản phẩm thịt heo và chuối tại thị trường nội địa

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAG cho biết, quyết tâm của ông là phải trả hết nợ nên đã bằng mọi cách bán tài sản để giảm nợ. Trong các năm qua, HAG tìm tòi trồng các loại cây trồng như chanh leo, thanh long, chuối, nuôi bò, nuôi heo… để tạo dòng tiền trả nợ, duy trì hoạt động doanh nghiệp trong bối cảnh “không ai cho vay thêm”.

Thực hiện quyết tâm trả nợ, đầu năm 2022, HAG chấp nhận để ngân hàng bán 25,4 triệu cổ phần giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu HNG. Đến ngày 1/3, HAG đã bán xong 25,4 triệu cổ phiếu HNG giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 9,4%, tương đương 104,68 triệu cổ phiếu. Với ước tính theo giá đóng cửa bình quân trong khoảng thời gian giao dịch, HAG tiếp tục giảm nợ hơn 236 tỷ đồng sau khi bán cổ phiếu HNG.

Theo ông Đức, năm nay HAG sẽ tiếp tục giảm nợ để đưa các chỉ số tài chính về mức bình thường, lành mạnh.

Sau nhiều thử nghiệm, HAG đã chọn cây chuối làm cây trồng chủ lực xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, HAG cũng đã thử nghiệp thành công nuôi heo với nguồn thức ăn chủ lực là trái chuối chín được chế biến thành cám (chiếm 40%) phối hợp với một số loại ngũ cốc và cây thảo mộc khác.

HAG vừa công bố ngày chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội cổ đông năm 2022 là 15/3, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/3. Dự kiến năm nay, đại hội cổ đông HAG sẽ diễn ra ở TP.HCM để đáp ứng sự quan tâm của nhà đầu tư, sau mấy năm liền tổ chức tại Gia Lai.

1 Likes

Đầu tư công vẫy gọi??? :call_me_hand: :joy:

26 dự án giao thông trọng điểm sẽ hoàn thành trong năm 2022

Thông tin trên mới được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải xác nhận.


Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đang “chạy đua” tốc độ để kịp hoàn thành.

9 DỰ ÁN SẼ HOÀN THÀNH TRƯỚC CUỐI NĂM

Trong tháng 3/2022, có ba dự án dự kiến sẽ hoàn thành, bao gồm: Dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 thuộc Dự án cải tạo nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25 qua địa bàn hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - Gia Lộc (Hải Dương).

Tháng 6/2022 có dự án thành phần 2 thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum.

Tháng 8/2022 sẽ hoàn thành Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng - Khau Co (Km67 - Km158), tỉnh Lào Cai.

Tháng 10/2022 có các dự án: Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Thái Bình và cầu sông Hóa; tiểu dự án 3 thuộc Dự án nâng cấp quốc lộ 15 đoạn qua hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa; Dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Tháng 11/2022, sẽ hoàn thành Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21B đoạn từ Km41+000 - Km57+950 (Chợ Dầu - Ba Đa), tỉnh Hà Nam.

16 DỰ ÁN HOÀN THÀNH VÀO THÁNG 12/2022

Tháng cuối năm 2022 sẽ là tháng nhộn nhịp của hàng loạt dự án cán đích, trong đó có ba dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam.

Đó là các dự án: Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1, bao gồm: Đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây. Các dự án giao thông quan trọng mới được khởi công từ cuối năm 2021: Dự án tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Cà Mau; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Ngã Bảy (nay là TP. Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Bảy dự án khác cũng dự kiến được hoàn thành trong tháng 12/2022. Đó là các dự án: Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 61B đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến thị trấn Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 63 đoạn từ Km74+200 - Km112+782,59 thuộc tỉnh Cà Mau; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 4E đoạn Bắc Ngầm – thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 15A đoạn Km301+500 - Km333+200, tỉnh Nghệ An; Dự án cải tạo và chỉnh lý hướng tuyến tránh các đoạn sụt trượt trên quốc lộ 12 đoạn Km102 - Km139+650, tỉnh Điện Biên; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 279B, tỉnh Điện Biên; Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1, tỉnh Quảng Trị.

Các dự án sau đây cũng được Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu cán đích trong tháng 12/2022. Bao gồm: Dự án mở rộng một số cầu trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang; Dự án thành phần 2 đầu tư hoàn thiện quốc lộ 12A đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh, thuộc Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 12A; Dự án cải tạo nền, mặt đường và công trình đoạn Km8 - Km29, Km40 - Km66 trên quốc lộ 4A, tỉnh Lạng Sơn; Dự án nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Km280+00 - Km340+00 tỉnh Yên Bái; Dự án nâng cấp quốc lộ 32C, đoạn Hiền Lương - TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

PHÂN BỔ THÊM 8.373 TỶ ĐỒNG CHO CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Bộ Giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 với tổng ngân sách 50.328 tỷ đồng. Theo Vụ Kế hoạch và đầu tư Bộ Giao thông vận tải, đây là kế hoạch giao lớn nhất từ trước tới nay, chiếm tới 23,5% kế hoạch vốn năm 2022 của khối các bộ, ngành, cơ quan trung ương và chiếm 9,7% kế hoạch vốn 2022 của cả nước.

Trong tổng số 50.328 tỷ đồng kế hoạch được giao, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã giao chi tiết kế hoạch qua hai đợt với tổng số gần 42.000 tỷ đồng (đạt 83,4%), gồm 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài (đạt 100%) và hơn 37.000 vốn trong nước (đạt 81,6%). Phần kế hoạch vốn năm 2022 chưa phân bổ, chiếm khoảng 8.373 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ giao chi tiết cho các dự án, sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch trung hạn đợt 3, dự kiến trong tháng 3/2022 này và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án khởi công mới.

Trong số hơn 8.300 tỷ đồng nói trên, có khoảng 3.370 tỷ đồng sẽ được giao cho 37 dự án khởi công mới nhóm B theo tiến độ phê duyệt dự án đầu tư. Dự án nhóm B là các dự án đầu tư xây dựng, tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhằm phát triển duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định, thuộc dự án như: giao thông, công nghiệp điện, khai thác dầu khí, thủy lợi,…

VNDirect: Nhiều công ty dệt may đang có động lực tăng trưởng lớn từ mảng bất động sản

VNDirect: Nhiều công ty dệt may đang có động lực tăng trưởng lớn từ mảng bất động sản

Giá cổ phiếu ngành dệt may Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua, theo chuyên gia VNDirect nhà đầu tư nên đầu tư chọn lọc, tập trung vào các doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng công suất.

Ngành dệt may tăng trưởng ấn tượng trong quý 4/2021

Theo VNDirect Research, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong quý 4/2021 có sự phục hồi mạnh mẽ sau 3 tháng bị giãn cách tại khu vực miền Nam. Giá trị xuất khẩu vải và hàng may mặc trong Q4/21 tăng 21,6% lên 9,5 tỷ USD.
image

image

Hàng xơ sợi được hưởng lợi lớn vì dịch bệnh đã khiến nhu cầu tiêu thụ sợi toàn cầu tăng lên để đáp ứng các đơn đặt hàng trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang. Ngoài ra, Việt Nam còn tận dụng lợi thế từ việc dịch chuyển đơn hàng sợi từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Kết quả là, kim ngạch xuất khẩu xơ và sợi quý 4/2021 tăng 52,9% so với cùng kỳ lên 1,5 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu xơ và sợi lớn thứ sáu trên thế giới với tổng giá trị xuất khẩu sợi đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2021, tăng 50,8%.

Việt Nam hiện tại nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm đến 52% toàn ngành và xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, đạt 15,9 tỷ USD chiếm 40,7%. Xuất khẩu sang các thị trường EU và Trung Quốc đạt 3,7 tỷ USD và 4,4 tỷ USD, tăng lần lượt 23,3% và 238,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

image
Theo ước tính của VNDirect, năm 2021, tổng doanh thu của các công ty dệt may niêm yết tăng nhẹ 7,6%, trong khi lợi nhuận ròng năm 2021 tăng 57,4% so với năm 2021 và cao hơn 6,0% so với 2019 ( thời điểm trước đại dịch). Các công ty may mặc phía Bắc có mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong 2021 còn các công ty may mặc phía Nam có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn do các nhà máy may chỉ hoạt động 50-60% công suất trong thời gian xã hội giãn cách và hạn chế di chuyển.

Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất sợi được cải thiện, đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021 nhờ giá sợi toàn cầu tăng do thiếu hụt nguồn cung bông; và ngành sợi ít ảnh hưởng hơn từ Covid-19 so với các công ty may mặc do thâm dụng lao động thấp hơn.

Triển vọng năm 2022

Chuyên gia VNDirect kỳ vọng vào triển vọng của ngành dệt may Việt Nam vào năm 2022 cùng với sự phục hồi của thị trường Mỹ và EU.

Theo Liên đoàn Dệt may Châu Âu (Euratex), ngành dệt may EU tiếp tục chứng kiến sự phục hồi sau COVID-19.

Bên cạnh đó, ngày 23/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu bông nguyên liệu được sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc). Chuyên gia VNDirect kỳ vọng các nhà sản xuất sợi bông của Việt Nam như Tâp đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex (VGT), CTCP Damsan (ADS) có thể giành được “miếng bánh” mà các nhà sản xuất Tân Cương để lại. Còn Sợi Thế Kỷ vốn là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi lớn nhất trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng của việc ưa chuộng các vật liệu thân thiện với môi trường.
Hiện nay, các công ty dệt may lớn như May 10 (M10), Sợi Thế Kỷ (STK), Dệt May Thành Công (TCM) đều đã đủ đơn đặt hàng đến quý 2/2022 và quý 3/2022.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2022 sẽ quay trở lại mức 2019, đạt khoảng 740 tỷ USD. VNDirect cho rằng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2022 (43 tỷ USD).

image

Tuy nhiên, các doanh nghiệp may mặc sẽ gặp áp lực từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo World Bank, giá bông dự kiến sẽ tăng 15% vào năm 2022 do vụ thu hoạch kém ở Mỹ và Ấn Độ. Các doanh nghiệp may mặc sử dụng sợi bông cho quá trình sản xuất như May Sông Hồng (MSH), Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), Dệt may Thành Công (TCM).

Chuyên gia VNDirect kỳ vọng cho thuê bất động sản KCN sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu chính của một số công ty dệt may trong năm 2022. Các doanh nghiệp dệt may như CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (GIL), ADS, TCM, TNG đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản và bất động sản khu công nghiệp.
image

Đãi cát tìm vàng

Giá các cổ phiếu dệt may đã tăng 111% từ T1/21 đến ngày T2/22, cao hơn 77% so với VN-Index nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Các cổ phiếu có mức tăng tốt nhất bao gồm VGT (+ 153%); MSH (+ 126%); STK (+ 178%); TNG (+ 116%); và ADS (+ 291%). Nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022-25. Lựa chọn của VNDirect là STK và MSH vì tiềm năng tăng trưởng từ các dự án Unitex và SH10.

image

image

Vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022 về việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện.

Tại văn bản này, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước, tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Bộ Công thương nhấn mạnh, trong bất kỳ trường hợp nào, các đơn vị cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.

Trước đó, Bộ đã nhận được một số văn bản của một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than báo cáo về việc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.
Số liệu cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký và thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này. Nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy, có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Chuyên gia khuyên cân bằng danh mục đầu tư khi lạm phát ngoài tầm kiểm soát ra sao? - DNTT online

Chuyên gia khuyên cân bằng danh mục đầu tư khi lạm phát ngoài tầm kiểm soát ra sao?

Theo Quỹ Usbank (Mỹ), lạm phát ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và theo thời gian lạm phát còn làm mất đi lợi nhuận trong các khoản đầu tư.

image

Theo Forbes, một số lĩnh vực đầu tư có thể giảm rủi ro lạm phát đó là tài sản hữu hình, hàng hóa và trái phiếu. Tài sản hữu hình tập trung phần lớn vào bất động sảncác khoản ủy thác đầu tư bất động sản. Lạm phát có lợi cho các nhà đầu tư bất động sản vì bất động sản làm tăng vốn chủ sở hữu, làm tăng thu nhập cho thuê và không tác động tiêu cực đến giá trị bất động sản.

Đối với trái phiếu, đầu tư vào trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát (TIPS) là lựa chọn phù hợp để duy trì các khoản đầu tư trái phiếu ngay cả trong thời kỳ lạm phát tăng cao. Trong khi trái phiếu thường có rủi ro khi lạm phát ngoài tầm kiểm soát, thì TIPS là trái phiếu được điều chỉnh giá trị gốc dựa trên lạm phát.

Trên thực tế, các tài sản có dòng tiền cố định có xu hướng hoạt động kém hơn khi lạm phát tăng cao, do sức mua của các dòng tiền tương lai giảm theo thời gian. Ngược lại, hàng hóa và tài sản có dòng tiền có thể điều chỉnh được, điển hình như thu nhập cho thuê tài sản, thường có xu hướng hoạt động tốt hơn khi lạm phát tăng cao.

Quỹ Usbank (Mỹ) cho biết, lạm phát có thể nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm gì để bảo toàn các khoản đầu tư và tiết kiệm khỏi ảnh hưởng của lạm phát. Theo Forbes, bằng cách hiểu rõ tác động của lạm phát đối với các lĩnh vực, các nhà đầu tư có thể chủ động phòng ngừa trước các tác động của lạm phát.

Forbes cho biết, chiến lược trong đầu tư tránh rủi ro lạm phát chính là cân bằng danh mục đầu tư. Cụ thể, việc kết hợp 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu sẽ giúp giảm rủi ro lạm phát và mang lại tiềm năng sinh lời trong dài hạn. Cách phân bổ này là một chiến lược đầu tư thận trọng và không phải lúc nào cũng hiệu quả cao trong các hoàn cảnh kinh tế khác nhau.

Theo Investopedia, danh mục đầu tư kết hợp 60/40 giữa cổ phiếu và trái phiếu mang lại lợi nhuận vượt trội ở một số thị trường nhất định. Tuy nhiên, mức kết hợp này cũng có một số hạn chế. Sự hỗn loạn thị trường ngày nay khiến cho nhiều nhà đầu tư thực hiện phân bổ danh mục đầu tư rộng hơn, đa dạng hơn để đạt được tăng trưởng trong dài hạn với mức rủi ro hợp lý.

Giám đốc chiến lược đầu tư của Ngân hàng đầu tư Tangent Capital, ông Bob Rice cho biết, quỹ đầu tư của Đại học Yale đã thực hiện cân bằng danh mục đầu tư bằng cách đầu tư 5% vào cổ phiếu và 6% trái phiếu, còn 89% còn lại được phân bổ vào các lĩnh vực và loại tài sản khác. Theo ông Bob Rice, quỹ đầu tư của Đại học Yale có tính thận trọng cao nên tỷ lệ 5% vào cổ phiếu và 6% vào trái phiếu có tính rủi ro thấp. Đặc biệt, đây là tỷ lệ phân bổ thấp nhất trong lịch sử.

Theo Giám đốc điều hành đầu tư tại Quỹ đầu tư Merrill Lynch (Mỹ), ông Alex Shahidi, một danh mục đầu tư kết hợp 30% trái phiếu kho bạc dài hạn, 30% trái phiếu TIPS, 20% cổ phiếu và 20% hàng hóa là sự kết hợp ổn định trong dài hạn. Ông cho biết, danh mục đầu tư này mang lại lợi nhuận tốt, gần như tương tự nhau trong các chu kỳ kinh tế và ít bị biến động theo thị trường. Bên cạnh đó, TIPS và hàng hóa có xu hướng hoạt động tốt hơn trong thời kỳ lạm phát tăng cao.

ông này siêng vcc :))

1 Likes

Nay báo chí dồn phân hơi nhiều ae nhỉ :thinking:

1 Likes

Chả biết sao, nhưng chưa có tin gì là chính thức bác ạ

Căng vỡi :joy:

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường: Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm chưa hình sự hoá khi chưa có quy định pháp luật

image

Trả lời ý kiến đại biểu có nên hình sự hành vi đấu giá đất Thủ Thiêm lũng đoạn thị trường hay không thì Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này hiện nay chưa thể hình sự hóa, nếu muốn hình sự hóa phải bổ sung chế tài để xem xét dấu hiệu lợi dụng trục lợi để xử lý.

Liên quan đến các vụ đấu giá đất gần đây, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, việc đấu giá đất trong thời gian qua đã nổi lên, không chỉ có thổi giá mà còn thực tế dìm giá, quân xanh quân đỏ, đó là điều hết sức bức xúc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tiến độ thị trường BĐS, làm thất thoát tài sản nhà nước. Đồng thời việc thổi giá tạo một mặt bằng mới, làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống kinh tế. Đằng sau việc thổi giá còn rất nhiều hệ luỵ.

Bộ trưởng cũng cho rằng việc xác định tiêu chí, thủ tục đấu giá cần quy trình chặt chẽ hơn, cần áp dụng công nghệ, bảo vệ những người tham gia đấu giá. Thực tế có chuyện gây sức ép, đe dọa người tham gia đấu giá; các phiên đấu giá lộn xộn, mất trật tự.

Trong đó Luật Thuế phải nói rõ là “đấu giá thì phải trả tiền”, thời gian không phải 90 ngày mà phải trong mấy ngày. Không để có thời gian chờ để làm đảo lộn thị trường. Vì vậy luật phải quy định làm sao để không đủ thời gian cho người đấu giá lợi dụng luật để thực hiện ý đồ của mình.

Bộ trưởng cũng thông tin thêm, hiện nay tiền đặt cọc chỉ có 5-10%. Điều này phải xem xét khi doanh nghiệp đưa giá lên bao nhiêu thì phải có tài sản chứng minh thông qua thẩm định của các cơ quan.

Trao đổi với báo chí mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết hiện ngoài 2 doanh nghiệp đã “bỏ cọc”, hiện vẫn chưa rõ hai doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại nộp tiền hay là bỏ. “Hai doanh nghiệp kia đã rõ rồi, còn 2 doanh nghiệp sau chưa rõ tình hình vì vẫn còn trong thời hạn 90 ngày theo quy định. Thành phố đang tiếp tục theo dõi tình hình để đánh giá. Chắc chắn phải có phương án” – Chủ tịch UBND TPHCM nói.

Ngày 10-12-2021, tất cả 4 lô đất đều được đấu giá thành công với số tiền tổng cộng 37.346 tỉ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm. Cụ thể, lô đất 3-5, diện tích 6.446,1 m2, được bán đấu giá thành công với giá 3.820 tỉ đồng, gấp 6,6 lần giá khởi điểm; lô đất 3-8 rộng 8.500 m2, qua 67 lượt trả giá đã đấu thắng với mức 4.000 tỉ đồng, tăng gần 4 lần so với giá khởi điểm; lô đất 3-9 diện tích 5.009,1 m2 có giá trúng 5.026 tỉ đồng, gấp 6,9 lần giá khởi điểm; lô đất 3-12 rộng 10.059 m2 có giá trúng 24.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó 2 doanh nghiệp trúng lô đất 3-12 và 3-9 đã xin bỏ cọc, riêng hai doanh nghiệp còn lại vẫn chưa nộp tiền theo mốc ngày 6-2 của cơ quan thuế TP HCM.

Phiên 17/3: Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng trên HOSE, trở lại mua ròng gần 135 tỷ đồng, tập trung “gom” DPM, CTG

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ đã trở lại mua ròng sau chuỗi 8 phiên bán ròng liên tiếp. Trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 112 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán phiên 17/3 ghi nhận áp lực bán gia tăng mạnh tại. nhóm cổ phiếu hàng hoá cơ bản như dầu khí, phân bón, than, thép trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới có phần chững lại. Tuy nhiên, lực đỡ từ các nhóm vốn hoá lớn như ngân hàng, bất động sản, xây dựng đã giúp VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu “họ FLC” cũng tăng khá tốt trong phiên hôm nay, trong đó FLC dư mua trần hơn 3 triệu cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 2,01 điểm (0,14%) lên 1.461,34 điểm; trong khi HNX-Index dừng tại mốc tham chiếu 446,16 điểm và UPCom-Index giảm 0,09% xuống 115,94 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 25.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ đã trở lại mua ròng sau chuỗi 8 phiên bán ròng liên tiếp. Trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 112 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực mua tập trung vào DPM, CTG, PNJ, GMD, NLG…

Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay cắt chuỗi bán ròng 8 phiên liên tiếp, trở lại mua ròng hơn 1,5 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng ghi nhận gần 135 tỷ đồng

Tại chiều mua, DPM và CTG đồng loạt được khối ngoại mua ròng tích cực với giá trị mua ròng mỗi cổ phiếu lần lượt là 80 tỷ đồng và 71 tỷ đồng, bên cạnh PNJ cũng được mua ròng 52 tỷ đồng, GMD được mua ròng 38 tỷ đồng.

Tâm điểm bán ròng hôm nay là cổ phiếu LPB, chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 86 tỷ đồng, bên cạnh đó HPG cũng bị bán ròng 46 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có VIC (38 tỷ đồng), VND (34 tỷ đồng) và VCI (27 tỷ đồng).

Phiên 17/3: Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng trên HOSE, trở lại mua ròng gần 135 tỷ đồng, tập trung gom DPM, CTG - Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng nhẹ 251 nghìn cổ phiếu, giá trị bán ròng hơn 22 tỷ đồng

Tại chiều mua, IDC, PVI. PGN, GIC… là những cổ phiếu được mua ròng hôm nay với giá trị mỗi cổ phiếu dưới 1 tỷ đồng.

Ngược lại, THD hôm nay bị bán ròng khoảng 10 tỷ đồng; VCS cũng bị bán ròng 6 tỷ đồng. Danh sách bán ròng trên 1 tỷ đồng còn có PLC, CEO, BVS.

Phiên 17/3: Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng trên HOSE, trở lại mua ròng gần 135 tỷ đồng, tập trung gom DPM, CTG - Ảnh 2.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 870 triệu đồng.

Cổ phiếu VTP hôm nay được khối ngoại mua ròng 5 tỷ đồng, ngoài ra CSI và VEA cũng được mua ròng mỗi cổ phiếu khoảng 0,9 tỷ đồng. Trong khi đó, LTG và BVB hôm nay lần lượt bị khối ngoại bán ròng 3 tỷ và 2 tỷ đồng.

Phiên 17/3: Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng trên HOSE, trở lại mua ròng gần 135 tỷ đồng, tập trung gom DPM, CTG - Ảnh 3.

Phiên 17/3: Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng trên HOSE, trở lại mua ròng gần 135 tỷ đồng, tập trung "gom" DPM, CTG - DNTT online

Một pha xử lý hơi khó hiểu từ vị trí của khối ngoại khi liên tục mua vào DPM, còn bán thì … =))) ôi giời ôi

Tin tức nổi bật trong ngày 17.3.2022:

:city_sunrise: Tin trong nước:

  • Tạo mọi điều kiện cho quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia làm ăn tại Việt Nam
  • Thủ tướng: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm độc lập, tự chủ và cân đối về năng lượng”
  • Khẩn trương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cảng Hồng Vân, sớm thành cảng container trọng điểm
  • 26 dự án giao thông trọng điểm sẽ hoàn thành trong năm 2022
  • Đẩy nhanh tiến độ khởi công 4 bến cảng container gần 16.000 tỷ đồng tại Hải Phòng
  • WB đánh giá cao chính sách điều hành tiền tệ chủ động của Việt Nam
  • Google, YouTube, Netflix… phải nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam
  • Vietcombank là đầu mối thu xếp tín dụng cho Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2
  • Hải Phòng đề xuất xây dựng Trung tâm logistics tại cửa sông Văn Úc
  • Philippines xem xét gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam

:earth_africa: Tin thế giới:

  • Thủ tướng Séc: Nga có ưu thế vượt trội, Ukraine chỉ trụ được nếu phương Tây cấp đủ khí tài
  • EU tăng thuế nhập khẩu thép không gỉ của 2 nước châu Á, do được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp không công bằng có liên quan tới Trung Quốc
  • Nga có thể mất 30% sản lượng dầu chỉ trong vài tuần
  • Dow Jones tăng hơn 500 điểm khi quyết định nâng lãi suất của Fed củng cố niềm tin của nhà đầu tư
  • Tổng thống Biden công bố viện trợ “chưa từng có” cho Ukraine sau khẩn cầu từ ông Zelensky
  • Mỹ cấm công ty viễn thông Trung Quốc vì 'rủi ro an ninh’
  • NATO chỉ ‘gia cố’ sườn phía Đông, không vào Ukraine