“BRIAN JACOBSEN: Yeah. It’ll be interesting to see what exactly happens. The IEA’s announcement. I don’t think took a lot of people by surprise. I know that it’s been floated by a lot of people about whether or not there would be this release from the Strategic Reserve. And the problem with the Strategic Reserves is it’s a finite amount that’s in the grounds or in the pipelines and the such. And as you pointed out, it really won’t make up for if there’s any fall off of supply coming out of Russia. I mean, maybe it can offset about six days worth of production. But that’s not really a lot. What could really help is if OPEC stepped up and decided that they’ll increase output. They’re scheduled to meet tomorrow. The technical report that they released today indicated that they might not want to. And so I think that might be more what the market is reacting to, is the technical report showed that as far as the amount of oversupply that they kind of model is suggesting that that’s getting a little bit-- the market is still kind of out of balance. Too much supply relative to demand, despite the fact that we see these really high prices. And so the going into the meeting for tomorrow, it doesn’t look like they’re going to open the spigots. But I think that could actually be the surprise, is that from a political perspective, they could really win some massive brownie points here with the West and the rest of the civilized world if they decided to try to stick it to Russia by actually allowing that oil to flow. Now, the only one who can really do that probably is Saudi Arabia, who is a US ally.”
Bất chấp đà tăng của giá dầu, OPEC+ vẫn giữ nguyên mức tăng sản lượng
02-03-2022 22:01:55+07:00
1 giờ trước [ 1](javascript:void(0))
OPEC và các đối tác, liên minh năng lượng có tên OPEC+, đồng ý giữ nguyên kế hoạch nâng sản lượng trong tháng 4/2022, bất chấp lời kêu gọi nâng mức tăng sản lượng.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu đang tăng cực mạnh khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bước sang ngày thứ 7.
Liên minh này cho biết họ đồng ý nâng sản lượng hàng tháng 400,000 thùng/ngày, khớp với dự báo trước đó của các chuyên viên phân tích.
Giá dầu nhảy vọt sau thông tin trên. Hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 8% lên 113 USD/thùng, còn dầu WTI tăng gần 8% lên 111.42 USD/thùng.
Chỉ riêng OPEC đã chiếm gần 40% nguồn cung dầu thế giới. Trước cuộc họp, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các nước thành viên đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu để bù đắp cho khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga. Trong đó, 30 triệu thùng đến từ dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.
John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, mô tả cuộc xung đột Nga-Ukraine là “khoảnh khắc kịch tính cho thị trường và thế giới, và cả nguồn cung dầu”. Ông kêu gọi Ả-rập Xê-út – lãnh đạo không chính thức của OPEC – sử dụng công suất dư để kìm hãm đà tăng của giá dầu, bù đắp cho sự thiếu hụt từ Nga. “Họ có thể dễ dàng tăng sản lượng thêm 1-2 triệu thùng/ngày, gần như là ngay lập tức”, ông nói
Còn 3 dự án điện khí khổng lồ nữa
- Bạc Liêu $4 tỷ Q2
- Ô Môn $10 tỷ cuối Q2
- Hải Phòng do Nhật đầu tư
Cậu chuyện sắp tới cũng có nhiều key tăng trưởng khi giá dầu lên cao. CP bắt buộc phải khởi động lại các dự án lớn. Dòng P đoạn này khó để chỉnh được, cứ chỉnh là có dòng tiền vào bắt
Opec + không mở rộng sx nhanh đâu vì họ vừa bị cú shock giá dầu tơi về -40 , đó là cú shock thế kỷ và phương tây lúc ấy cứ đòn bỏ dầu và chuyên năng lượng xanh. Tương lai mấy năm sau năng lượng xanh sẽ phổ biến nhưng dầu vẫn còn được sự dụng dài dài.
Giờ Opec+ khai thác ít , bán được giá cao và giữ nguồn dự trữ cho họ sau này…họ đâu tội gì hy sinh lợi ích của mình đâu
Thực lòng Ko muốn P tăng nhưng xu thế rồi, Phải nương theo thôi, Ôm cổ P lúc này là thiên thời
Cụ ko có em PvC là thiệt thòi rồi
Có cease fire đi nữa thì các lệnh trừng phạt vẫn kéo dài, không thể giải quyết trong thời gian ngắn vì mâu thuẫn rất lớn xưa giờ…thế giới phân cực mạnh rồi
Lô cá voi xanh ko có áp lực từ TQ nữa thì CP ta khởi động lại được khi đó cổ phiếu P ko có gì cản nổi
Cạn xăng dầu ở đảo quốc Ấn Độ Dương
Giao thông công cộng tại Sri Lanka đình trệ với hàng loạt xe buýt cạn dầu, giữa lúc cả nước không đủ USD để nhập khẩu nhiên liệu.
Hiệp hội Chủ xe buýt Tư nhân Sri Lanka có hơn 20.000 xe trong hệ thống. Ngày 2/3, tổ chức này cho biết họ chỉ còn đủ năng lực vận hành 1/4 biên chế vì thiếu dầu. Tài xế hôm nay phải cho xe nối đuôi xếp hàng ở các trạm xăng chờ bơm dầu. Có người phải chờ đến 7 tiếng mới đến lượt.
“Tôi không chạy xe đã hai ngày, vì hết sạch dầu rồi”, Sarath, tài xế 51 tuổi, chia sẻ. “Tôi đậu xe chờ bơm dầu đã 7 tiếng rưỡi rồi”.
Các đơn vị điều hành xe buýt ở Sri Lanka tuần này thông báo cắt giảm đáng kể số chuyến. Nhiều người buộc phải chuyển qua xe đạp hoặc dùng ôtô cá nhân để di chuyển trên đảo quốc.
Lanka IOC, một trong những đại lý xăng dầu lớn nhất đảo quốc Ấn Độ Dương, điều chỉnh giá nhiên liệu tăng khoảng 12% vào ngày 27/2. Tập đoàn Xăng dầu Ceylon (CPC) đã yêu cầu chính phủ cho phép áp dụng biện pháp tương tự. Một số nguồn tin nội bộ CPC khẳng định
Giờ ok với TQ chưa bác ơi?
ExxonMobil tiếp tục dự án mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam, Trung Quốc không dọa được Mỹ
© AP Photo / Reed Saxon
ExxonMobil (Exxon Mobil Corporation), tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu của Mỹ sẽ tiếp tục công việc chuẩn bị cho dự án khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) Việt Nam.
Theo giới quan sát quốc tế, Trung Quốc khó lòng dọa được Mỹ hay Nga, ngăn cản Việt Nam hợp tác khai thác tài nguyên khí đốt ở Biển Đông, bởi dự án mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn) của Bắc Kinh.
Lãnh đạo Việt Nam trong các tuyên bố chính thức đều hoan nghênh các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có ExxonMobil tiếp tục đầu tư, làm ăn lâu dài, ổn định, mang lại lợi ích hợp tác chiến lược cho cả hai nước.
ExxonMobil vẫn tiếp tục dự án Cá Voi Xanh ở Việt Nam
Hôm 29/11, phía công ty ExxonMobil (XOM) thông báo cho biết họ đang tiếp tục công việc chuẩn bị cho dự án khí đốt mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) tại thềm lục địa miền Trung, Việt Nam.
Tuy nhiên, quyết định đầu tư cuối cùng của ExxonMobil còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm cả phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định và hợp đồng bán khí, thỏa thuận về giá bán khí đốt cho bên tiêu thụ.
Công ty JERA của Nhật Bản có kế hoạch cùng với ExxonMobil sản xuất điện từ LNG tại Việt Nam
28 Tháng Mười 2020, 17:52
Hồi tháng 10, Hội đồng Quản trị tập đoàn ExxonMobil (được bầu từ tháng 5/2021) tranh luận gay gắt về việc có nên tiếp tục một số dự án dầu khí lớn ở nước ngoài hay không.
Lãnh đạo ExxonMobil băn khăn về các dự án lớn bao gồm cả chương trình khai thác khí đốt ở Việt Nam (mỏ Cá Voi Xanh) và dự án trị giá trên 30 tỷ USD ở Mozambique.
Quan ngại của ExxonMobil được đặt trong bối cảnh các nhà đầu tư chuyên thúc đẩy năng lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng ý thức sâu sắc hơn về chi phí khai thác cũng như tầm quan trọng của việc chuyển hướng sang các nguồn năng lượng xanh thân thiện như điện gió và điện mặt trời.
Liên quan đến những vướng mắc và lo ngại chung, phía ExxonMobil nêu ra một vài lý do đáng chú ý. Trong đó, để duy trì những dự án lớn sẽ phải đầu tư lượng vốn – nguồn tài chính khổng lồ, nhưng phải mất nhiều năm khai thác, vận hành, phát triển mới có thể sinh lời. Do đó, nhiều thành viên HĐQT của Exxon Mobil Corporation muốn tính toán kỹ lưỡng và đánh giá lại tiềm năng, triển vọng thực tế của các dự án đầu tư ở nước ngoài, trong đó có dự án mỏ Cá Voi Xanh.
Ngoài ra, khi giá dầu thế giới lên cao, vấn đề chia lợi nhuận cổ đông và theo thỏa thuận hợp đồng với phía đối tác cũng hết sức “nóng”.
Đối với dự án mỏ Cá Voi Xanh, phía ExxonMobil cũng gặp một số trở ngại mang yếu tố chính trị nhạy cảm khi tiến hành khai thác vùng biển ngoài khơi Việt Nam, nơi có tranh chấp chủ quyền, mà đáng quan tâm nhất chính là xung đột ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil
30 Tháng Tám 2017, 05:53
Cũng như cách Bắc Kinh luôn “gây rối” cho Philippines, Malaysia, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình luôn tìm cách ngăn cản nước láng giềng Việt Nam tiến hành khai thác dầu khí với đối tác, bởi nguồn tài nguyên ở Biển Đông đóng vai trò rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, mang lại lợi nhuận thương mại, công nghiệp khổng lồ.
“Chúng tôi đã hoàn thành thiết kế và kỹ thuật ban đầu cho dự án (mỏ Cá Voi Xanh) vào tháng 5 năm 2020 và hiện đang hoàn thiện kế hoạch phát triển cuối cùng”, người phát ngôn của ExxonMobil trả lời Reuters về dự án khai thác dầu khí tại Việt Nam.
Như đã biết, nếu Việt Nam và ExxonMobil đạt được thỏa thuận thành công, tiến hành khai thác thuận lợi, mỏ Cá Voi Xanh có khả năng trở thành dự án khí đốt lớn nhất cả nước, với trữ lượng ước tính 150 tỷ mét khối, ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Theo kế hoạch ban đầu của dự án, khí đốt khai thác được sẽ dẫn qua đường ống dài hơn 80 km để đưa đến cơ sở xử lý ở gần thành phố Đà Nẵng và sau đó cung cấp cho bốn nhà máy điện (trung tâm Khí điện) ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam.
“Quyết định sau cùng về đầu tư sẽ còn tùy thuộc một số yếu tố khác như nhận được sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền quản lý ngành dầu khí của Việt Nam, sự đảm bảo từ cơ quan Chính phủ, thỏa thuận về giá bán khí đốt khi đã được khai thác, tính cạnh tranh về kinh tế”, phía ExxonMobil cho biết.
Trung Quốc không ngăn được Mỹ hay Nga hợp tác với Việt Nam
Giới quan sát quốc tế nhận định, hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi Biển Đông của Việt Nam gặp trở ngại lớn do áp lực từ phía Trung Quốc.
Như đã biết, mỏ Cá Voi Xanh có trữ lượng khí khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây - Lan Đỏ ở Nam Côn Sơn của Bắc Kinh.
Ngoài ra, phía Trung Quốc hướng đến chính sách o ép, “hai mặt”. Trong đó, họ vừa gây sức ép, quấy rối các dự án dầu khí (như với Repsol, Rosneft, hay ExxonMobil). Phần khác, họ muốn cùng Việt Nam phải khai thác chung khí đốt với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không dễ dàng gây sức ép cho Việt Nam và các đối tác vì Cá Voi Xanh hoàn toàn không giống như Cá Rồng Đỏ và Lan Đỏ. Theo GS. Carl Thayer từng lưu ý, dự án Cá Voi Xanh nằm ngoài “đường chín đoạn”, “đường lưỡi bò”, yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Tiếp đó, ExxonMobil hay Rosneft của Nga không phải là Repsol, và Trung Quốc không bắt nạt được Mỹ hay Nga.
Mặc dù không uy hiếp được trực tiếp, không ép được Mỹ hay Nga phải bỏ cuộc như Tây Ban Nha, nhưng nhưng theo giới quan sát, Trung Quốc có thể tạo ra “hiệu ứng kép” làm phức tạp thêm vấn đề “cơ chế” như thủ tục phê duyệt và giá cả, cùng nhiều hành vi quấy rối hoạt động thăm dò nghiên cứu khai thác của cả Việt Nam, Philippines, Malaysia ở ngoài khơi Biển Đông như cách họ đã làm ở Bãi Tư Chính.
Việt Nam không muốn ExxonMobil rời đi
Gần nhất, hôm 11/10 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm việc với đại diện ExxonMobil.
Theo thông cáo báo chí của EVN, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và bà Cécile Rauline, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Exxon Mobil Việt Nam đã có buổi làm việc về khả năng tiêu thụ khí Cá Voi Xanh cho các nhà máy nhiệt điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I & III.
Trong cuộc gặp này, hai bên đã tập trung trao đổi về những vấn đề quan trọng như khả năng cung cấp khí hàng ngày, thời gian cấp khí cho cả vòng đời dự án, khối lượng khí bao tiêu.
“EVN và ExxonMobil Việt Nam đã cơ bản thống nhất về khả năng cấp khí ở mức 730 triệu bộ khối/ngày; đồng thời nâng khả năng cấp khí lên tối thiểu 760 triệu bộ khối/ngày trong trường hợp các tổ máy có công suất lớn hơn cần tiêu thụ khí nhiều hơn”, phía EVN khẳng định.
Ngoài ra, tại cuộc họp giữa Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải và bà Cécile Rauline, hai bên cũng thống nhất ExxonMobil sẽ phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam/PVN) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương có cơ chế phù hợp đối với các nhà máy điện để tiêu thụ lượng khí bao tiêu.
Cùng với đó, các nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung quất I & III sẽ được xây dựng tại Trung tâm Điện lực Dung Quất (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Bộ Tài chính Mỹ phạt ExxonMobil vì vi phạm lệnh trừng phạt Nga
20 Tháng Bảy 2017, 22:21
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, nhân dịp dự Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 23/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo tập đoàn ExxonMobil.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh cả ExxonMobil, Next Decade, và Blackrock cùng các nhà đầu tư Mỹ “quan tâm đến Việt Nam”, đầu tư làm ăn, ổn định, phát triển bền vững với Hà Nội.
Người đứng đầu Nhà nước khẳng định, Việt Nam dành ưu tiên cao cho các nỗ lực phát triển ngành năng lượng theo hướng bền vững, với mục tiêu giữ vững an ninh năng lượng quốc gia và giảm phát khí thải nhà kính.
“Việt Nam mong muốn nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng từ Mỹ, qua đó góp phần phát triển thương mại hai chiều hài hòa và bền vững”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đáng chú ý, trong cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Tập đoàn ExxonMobil, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tập đoàn tiếp tục làm việc với các đối tác và cơ quan chức năng của Việt Nam để phát triển các dự án ExxonMobil quan tâm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hoạt động của các công ty dầu khí lớn Mỹ, trong đó có ExxonMobil tại các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt những khu vực nước sâu và nhiều tiềm năng, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai phía mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
“Hoạt động của ExxonMobil hay những tập đoàn năng lượng hàng đầu Hoa Kỳ tại Việt Nam còn phục vụ mục tiêu chung của cả Việt Nam và Mỹ trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực”, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thu ngân sách từ dầu thô tăng trưởng ngoạn mục
17:34 02/03/2022
BizLIVE - Thu NSNN từ dầu thô 2 tháng đầu năm đạt gần 8.100 tỷ đồng, tăng tới 57,2% so với cùng kỳ khi giá dầu thô bình quân khoảng 83 USD/thùng (tăng 59,7%), dù sản lượng giảm gần 9%…
P hưởng lợi chênh lệch giá xăng dầu tăng mạnh.
Giá dầu thô tăng kinh quá . nhóm ngành dầu khí có sóng khủng rồi
Chào anh chị! em cũng mới lên PVD, vốn ít thôi ạ, nay hàng về. Hy vọng tăng nữa ạ!
Hàng về có lời là chốt luôn à