Dầu Khí - Khủng hoảng thiếu Tạo sóng đại hồng thuỷ 10 năm mới lặp lại

, , , ,

Tổ chức gì đi nữa thì khi tham gia đấu trường mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận thôi…mục đích cuối cùng đều giống nhau cả!

Phố wall là đấu trường , đấu trí và CK cũng chẳng đợi một ai cả…ai chậm chân thì dưới tàu nhìn đoàn tàu chạy…đơn giản thế thôi! Hầu như các tổ chức cũng bỏ lở con sóng thần dòng bđs vừa qua vì sóng thần bđs vừa qua là từ các BB, nhóm cá nhân và bà con nhỏ lẻ !

Lần này dòng dầu khí thì còn có tổ chức tham gia dù không nhiều …nhưng theo BĐ thì đã có những nhóm lớn thống trị rồi và vài tuần vừa qua họ đè cover và gom cật lực …nhưng giờ muốn tham nữa cũng quá khó rồi…hihi

1 Likes

Sóng ngành dầu khí khủng đã ở ngay phía chước rồi . bà con nhỏ lẻ chuẩn bị va ly đi ạ :sweat_smile:

Ông Putin nêu điều kiện để kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine

Việt Hà | 19:02 06/03/2022

Tổng thống Vladimir Putin nói chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ chỉ chấm dứt nếu các yêu cầu về bảo đảm an ninh của Nga được đáp ứng, theo Điện Kremlin.

Thông báo của Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Putin nói ông hy vọng các nhà đàm phán của Ukraine sẽ có cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn, và lưu tâm đến tình hình thực tế khi thảo luận, theo Reuters.

■■■■

Tổng thống Putin nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác nước ngoài. Ảnh: Reuters.

Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ vẫn tiếp diễn theo kế hoạch và lịch trình đã đặt ra. Tuy nhiên, ông nói với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga sẵn sàng đối thoại với Ukraine và các đối tác nước ngoài.

Ông nhấn mạnh điều kiện để chiến dịch ở Ukraine ngưng lại là Ukraine phải ngừng chiến đấu, và các yêu cầu về bảo đảm an ninh của Nga được đáp ứng.

Thông báo của Điện Kremlin được công bố sau khi Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đăng nội dung điện đàm kéo dài một giờ vào hôm 6/3 giữa nhà lãnh đạo hai nước.

Theo Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thúc giục Nga tuyên bố ngừng bắn tại Ukraine, mở cửa các hành lang nhân đạo và ký kết một hiệp ước hòa bình.

Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng góp vào việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Theo ông Erdogan, lệnh ngừng bắn sẽ giảm thiểu những quan ngại về tình hình nhân đạo.

“Tổng thống Erdogan nhắc lại lời kêu gọi ‘cùng nhau mở đường cho hòa bình’”, thông báo của Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

1 Likes

EC kêu gọi thoát hoàn toàn khỏi dầu mỏ và khí đốt Nga
10:23 | 06/03/2022 Chia sẻ
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 5/3 nói rằng Liên minh châu Âu (EU) cần hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga thông qua việc dạng hóa, sử dụng hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng.
Bà Ursula von der Leyen nói: “Năng lượng vẫn là một trong những vấn đề quan trọng. EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga. Để làm được điều này, chúng ta cần đa dạng hóa nguồn cung, đạt kết quả tốt hơn về hiệu quả năng lượng và chúng ta phải đầu tư ồ ạt vào các nguồn năng lượng tái tạo”.

Người đứng đầu EC lấy ví dụ Tây Ban Nha, nước chưa bao giờ là “nhà nhập khẩu nhiên liệu đáng kể của Nga”.

Người đứng đầu EC cũng lưu ý rằng EU cần hỗ trợ người tiêu dùng đang gặp vấn đề nghiêm trọng với việc giá hydrocacbon ở châu Âu tăng nhiều lần trong giai đoạn 2021-2022.

Theo bà, vấn đề này sẽ trở thành một trong những vấn đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Versailles ngày 10-11/3. Cần lưu ý rằng hiện nay Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước EU và 45% lượng khí đốt nhập khẩu trên thế giới.

Trong một diễn biến khác, trong một tuyên bố ngày 5/3 trên trang Twitter, tập đoàn Shell của Anh viết: “Hôm qua, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là mua một lô dầu thô của Nga. Các nhà máy lọc dầu của chúng tôi sản xuất xăng và diesel, cũng như các sản phẩm khác mà mọi người sử dụng hàng ngày.

Chúng tôi muốn nói rõ rằng không có nguồn cung cấp dầu thô liên tục đối với các nhà máy lọc dầu, ngành công nghiệp năng lượng sẽ không thể đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa cần thiết ổn định trên khắp châu Âu. Hàng hóa từ các nguồn thay thế không thể đến đủ nhanh để tránh gián đoạn nguồn cung”.

Công ty đảm bảo “sẽ tiếp tục chọn nguồn thay thế cho dầu mỏ của Nga bất cứ khi nào có thể”, nhưng việc thay thế sẽ mất thời gian. Shell hứa sẽ chuyển lợi nhuận nhận thu được từ dầu mỏ của Nga vào một quỹ đặc biệt, quỹ đó có thể được sử dụng để giúp người dân Ukraine.

Trước đó, Shell đã thông báo rút khỏi tất cả các dự án chung với Nga do tình hình Ukraine.

2 Likes

Berkshire Hathaway rót 3 tỷ USD vào cổ phiếu dầu khí khi chiến sự Ukraine bùng phát - Ảnh 4.

Cổ phiếu Occidental tăng mạnh sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát ngày 24/2/2022.
Đây là biểu đồ giá cổ phiếu mà Warren Buffett đã đầu tư. Giá tăng phi mã và còn tăng tiếp

1 Likes

ExxonMobil tiếp tục dự án mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam, Trung Quốc không dọa được Mỹ

16:11 03.12.2021

© AP Photo / Reed Saxon

Theo dõi Sputnik trênGoogle news

ExxonMobil (Exxon Mobil Corporation), tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu của Mỹ sẽ tiếp tục công việc chuẩn bị cho dự án khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) Việt Nam.

Theo giới quan sát quốc tế, Trung Quốc khó lòng dọa được Mỹ hay Nga, ngăn cản Việt Nam hợp tác khai thác tài nguyên khí đốt ở Biển Đông, bởi dự án mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn) của Bắc Kinh.

Lãnh đạo Việt Nam trong các tuyên bố chính thức đều hoan nghênh các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có ExxonMobil tiếp tục đầu tư, làm ăn lâu dài, ổn định, mang lại lợi ích hợp tác chiến lược cho cả hai nước.

ExxonMobil vẫn tiếp tục dự án Cá Voi Xanh ở Việt Nam

Hôm 29/11, phía công ty ExxonMobil (XOM) thông báo cho biết họ đang tiếp tục công việc chuẩn bị cho dự án khí đốt mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) tại thềm lục địa miền Trung, Việt Nam.

Tuy nhiên, quyết định đầu tư cuối cùng của ExxonMobil còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm cả phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định và hợp đồng bán khí, thỏa thuận về giá bán khí đốt cho bên tiêu thụ.

Exxonmobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2020

Công ty JERA của Nhật Bản có kế hoạch cùng với ExxonMobil sản xuất điện từ LNG tại Việt Nam

28 Tháng Mười 2020, 17:52

Hồi tháng 10, Hội đồng Quản trị tập đoàn ExxonMobil (được bầu từ tháng 5/2021) tranh luận gay gắt về việc có nên tiếp tục một số dự án dầu khí lớn ở nước ngoài hay không.

Lãnh đạo ExxonMobil băn khăn về các dự án lớn bao gồm cả chương trình khai thác khí đốt ở Việt Nam (mỏ Cá Voi Xanh) và dự án trị giá trên 30 tỷ USD ở Mozambique.

Quan ngại của ExxonMobil được đặt trong bối cảnh các nhà đầu tư chuyên thúc đẩy năng lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng ý thức sâu sắc hơn về chi phí khai thác cũng như tầm quan trọng của việc chuyển hướng sang các nguồn năng lượng xanh thân thiện như điện gió và điện mặt trời.

Liên quan đến những vướng mắc và lo ngại chung, phía ExxonMobil nêu ra một vài lý do đáng chú ý. Trong đó, để duy trì những dự án lớn sẽ phải đầu tư lượng vốn – nguồn tài chính khổng lồ, nhưng phải mất nhiều năm khai thác, vận hành, phát triển mới có thể sinh lời. Do đó, nhiều thành viên HĐQT của Exxon Mobil Corporation muốn tính toán kỹ lưỡng và đánh giá lại tiềm năng, triển vọng thực tế của các dự án đầu tư ở nước ngoài, trong đó có dự án mỏ Cá Voi Xanh.

Ngoài ra, khi giá dầu thế giới lên cao, vấn đề chia lợi nhuận cổ đông và theo thỏa thuận hợp đồng với phía đối tác cũng hết sức “nóng”.

Đối với dự án mỏ Cá Voi Xanh, phía ExxonMobil cũng gặp một số trở ngại mang yếu tố chính trị nhạy cảm khi tiến hành khai thác vùng biển ngoài khơi Việt Nam, nơi có tranh chấp chủ quyền, mà đáng quan tâm nhất chính là xung đột ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn ExxonMobil (Hoa Kỳ) phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Ðông G.Ghíp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil

30 Tháng Tám 2017, 05:53

Cũng như cách Bắc Kinh luôn “gây rối” cho Philippines, Malaysia, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình luôn tìm cách ngăn cản nước láng giềng Việt Nam tiến hành khai thác dầu khí với đối tác, bởi nguồn tài nguyên ở Biển Đông đóng vai trò rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, mang lại lợi nhuận thương mại, công nghiệp khổng lồ.

“Chúng tôi đã hoàn thành thiết kế và kỹ thuật ban đầu cho dự án (mỏ Cá Voi Xanh) vào tháng 5 năm 2020 và hiện đang hoàn thiện kế hoạch phát triển cuối cùng”, người phát ngôn của ExxonMobil trả lời Reuters về dự án khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Như đã biết, nếu Việt Nam và ExxonMobil đạt được thỏa thuận thành công, tiến hành khai thác thuận lợi, mỏ Cá Voi Xanh có khả năng trở thành dự án khí đốt lớn nhất cả nước, với trữ lượng ước tính 150 tỷ mét khối, ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

Theo kế hoạch ban đầu của dự án, khí đốt khai thác được sẽ dẫn qua đường ống dài hơn 80 km để đưa đến cơ sở xử lý ở gần thành phố Đà Nẵng và sau đó cung cấp cho bốn nhà máy điện (trung tâm Khí điện) ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam.

“Quyết định sau cùng về đầu tư sẽ còn tùy thuộc một số yếu tố khác như nhận được sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền quản lý ngành dầu khí của Việt Nam, sự đảm bảo từ cơ quan Chính phủ, thỏa thuận về giá bán khí đốt khi đã được khai thác, tính cạnh tranh về kinh tế”, phía ExxonMobil cho biết.

Trung Quốc không ngăn được Mỹ hay Nga hợp tác với Việt Nam

Giới quan sát quốc tế nhận định, hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi Biển Đông của Việt Nam gặp trở ngại lớn do áp lực từ phía Trung Quốc.

Như đã biết, mỏ Cá Voi Xanh có trữ lượng khí khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây - Lan Đỏ ở Nam Côn Sơn của Bắc Kinh.

Ngoài ra, phía Trung Quốc hướng đến chính.

1 Likes

Liệu phương Tây có cấm vận nguồn cung dầu và khí đốt của Nga?

Khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, ý tưởng trừng phạt nhằm vào mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga lại được đặt lên bàn cân dù nó có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế phương Tây.

Thanh Long (Theo Financial Times) Chủ nhật, 6/3/2022, 14:00 (GMT+7)

Kể từ khi bắt đầu cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng các lệnh trừng phạt hà khắc liên quan tới vấn đề Ukraine, các lãnh đạo của phương Tây xác định rõ rằng mọi hành động sẽ phải tránh làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng, huyết mạch của nền kinh tế phương tây cũng như của Nga. Tuy nhiên, khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, ý tưởng trừng phạt nhằm vào mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga lại được đặt lên bàn cân dù nó có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế phương Tây.

Canada, dù là thị trường xuất khẩu năng lượng nhỏ của Nga, cấm nhập khẩu dầu thô. Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden cũng đang chịu áp lực ngày càng lớn từ liên minh đảng Cộng hoà và Dân chủ, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, để cấm dầu mỏ của Nga.

cam-van-dau-nga-3-jpeg-1646537-2101-9230
Ý tưởng trừng phạt nhằm vào mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga lại được đặt lên bàn cân dù nó có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế phương tây. Ảnh: Getty Images.

Vậy các nhà lãnh đạo phương Tây đang cân nhắc điều gì khi xem xét một số hình thức cấm vận dầu thô của Nga?

Liệu Nga vẫn có thể cung cấp dầu và khí đốt ra thị trường?

Đến nay, phương Tây dường như rất thận trọng trong việc loại bỏ năng lượng khỏi các lệnh trừng phạt.

Tuần trước, khi tuyên bố sẽ cấm các ngân hàng lớn nhất của Nga, gồm Sberbank và VTB, xử lý các giao dịch thanh toán ở Mỹ, Washington đã loại trừ ngân hàng lớn thứ ba của nước này là Gazprombank, đơn vị phục vụ cho tập đoàn năng lượng Gazprom. Gazprombank và Sberbank cũng vắng mặt trong danh sách 7 tổ chức tín dụng mà Brussels muốn cấm sử dụng hệ thống SWIFT. Chưa kể, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ cũng ban hành một giấy phép chung loại trừ các giao dịch năng lượng ra khỏi lệnh trừng phạt của họ.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ngân hàng, nhà máy lọc dầu và chủ tàu của phương Tây lại đang “tự xử”, tức là họ hành xử như thể ngành năng lượng của Nga đang bị trừng phạt. Một nhân viên ngân hàng nói: “Dầu của Nga đang trở nên ‘độc hại’ hơn”.

Một số khách mua dầu thô lớn nhất của Nga đã huỷ các chuyến hàng và đơn đặt hàng khi nhiều doanh nghiệp, từ ngân hàng đến công ty bảo hiểm, chủ tàu, rút khỏi Nga.

Theo công ty tư vấn Energy Aspects, khoảng 70% dầu thô của Nga đang vật lộn tìm người mua. Bằng chứng là, dầu thô Urals của Nga, mặt hàng chủ lực cho các nhà máy lọc dầu ở Tây Bắc châu Âu và Địa Trung Hải, được rao bán với mức chiết khấu kỷ lục hơn 18 USD/thùng vào ngày 2/3.

Lệnh cấm vận dầu mỏ có tạo ra sự khác biệt?

Nguồn thu từ dầu và khí đốt rất quan trọng đối với Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Nước này xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó khoảng một nửa số đó đến châu Âu, và 2,7 triệu thùng các sản phẩm khác từ dầu mỏ, theo giới thương nhân. Tổng doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga đạt hơn 235 tỷ USD trong năm 2021, theo Viện Tài chính Quốc tế.

Vì vậy, các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga sẽ đe doạ đến nguồn thu của Moscow, ngay cả khi nước này có thể tiếp tục bán hàng cho Trung Quốc và những nước chưa có lập trường rõ ràng về xung đột chính trị ở Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố ký kết hợp đồng dầu khí mới trị giá 118 tỷ USD khi gặp mặt tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng trước, chỉ vài tuần trước khi Nga động binh ở miền động Ukraine.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lập luận rằng do khoảng 2/3 số người mua dầu thô có vẻ sẽ tẩy chay Nga nên một lệnh cấm vận chính thức sẽ có tác động tức thời nhưng hạn chế đến nước này, đồng thời sẽ dấy lên lo ngại giá dầu bị đẩy lên cao sau khi chạm mức cao nhất 8 năm hiện nay.

Christyan Malek, giám đốc chiến lược năng lượng tại JPMorgan, cho biết ngay cả khi không có lệnh trừng phạt, việc thiếu người mua có thể buộc Nga phải cắt giảm sản lượng dầu khi các kho dự trữ của họ đã đầy. Một động thái như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng lực sản xuất của Nga: các giếng dầu bị đóng cửa có thể khó hoạt động trở lại.

“Phương Tây có thể không trừng phạt Nga nhưng họ có thể chết vì hàng nghìn giàn khoan bị cắt giảm”, ông nói.


10% sản phẩm tinh chế và hơn 20% dầu thô của châu Âu đến từ Nga. Ảnh: Financial Times.

Liệu lệnh cấm vận có gây tổn hại cho Mỹ và các đồng minh?

Giới phân tích nhận định việc cấm nhập khẩu dầu vào Mỹ không tác động nhiều đến giá nhiên liệu ở nước này. Nhập khẩu dầu thô từ Nga của Mỹ giảm xuống còn 13.500 thùng/ngày kể từ đầu năm 2022, theo S&P Global Platts. Vì Mỹ ngày càng phụ thuộc hơn vào các sản phẩm tinh chế một phần nền kho dự trữ này sẽ dễ dàng bị thay thế bởi nguồn nhập khẩu từ Canada hoặc Mexico, theo hầu hết chuyên gia trong ngành.

“Tôi không cho rằng lệnh cấm vận dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga sẽ khiến giá xăng biến động. Đây sẽ chỉ là một bất tiện nhỏ đối với hệ thống lọc dầu của Mỹ”, Zachary Rogers, giám đốc của công ty tư vấn năng lượng Rapidan, nói.

Theo các lãnh đạo trong ngành năng lượng, một vấn đề lớn hơn đối với Mỹ là lệnh cấm vận sẽ không cô lập các đồng minh châu Âu. Theo các nhà giao dịch, 10% sản phẩm tinh chế và hơn 20% dầu thô của châu Âu đến từ Nga. Lý do chính để không làm điều này bây giờ là Mỹ không muốn đặt người châu Âu vào vị thế là họ phải tuân theo Mỹ, một lãnh đạo cho hay.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng yêu cầu Brussels cấm than, dầu và khí đốt từ Nga nhưng ông là người thiểu số. Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức, ngày 3/3 cho biết ông phản đối bất kỳ lệnh cấm vận nào. “Chúng tôi cần nguồn cung này để duy trì sự ổn định về giá cả và an ninh năng lượng”.

Richard Nephew, người từng giúp vạch ra chính sách trừng phạt Iran dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết một lựa chọn là các nước phương tây giảm nhập khẩu dầu thay vì cấm vận ngay lập tức. “Với Iran, chúng tôi áp dụng mức giảm 20% cứ sau mỗi 6 tháng. Làm điều tương tự với Nga sẽ vừa đạt được mục đích trừng phạt vừa giảm nguy cơ giá dầu tăng đột biến”, ông Nephew cho hay.

Nguồn cung khí đốt sẽ thế nào?

Lệnh cấm vận khí đốt sẽ có tác động ngay lập tức nhưng việc này có khả năng ít xảy ra hơn. Theo các nhà phân tích của Rystad Energy, xuất khẩu khí đốt của Nga đến châu Âu đạt khoảng 450 triệu USD/ngày, theo giá hiện hành, qua 3 đường ống chính và đáp ứng 1/3 nhu cầu của khu vực này.

Không giống như dầu, người mua khí đốt ở châu Âu vẫn đang đặt hàng từ Nga, thậm chí còn tìm cách tối đa hoá những gì họ nhận được theo hợp đồng dài hạn với Gazprom, tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu của chính phủ Nga, vì giá hiện rẻ hơn hàng mua trên thị trường giao ngay.

Tom Marzec-Manser, giám đốc phân tích mảng khí đốt tại công ty ICIS, nói: “Dòng chảy đang tăng, vì vậy khí hợp đồng dài hạn vẫn có người ký”.

Tuy nhiên, những công ty có hợp đồng cung ứng ngắn hạn linh hoạt hơn đã bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế, ông nói. Sự gia tăng nhu cầu này góp phần đẩy giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lên cao hơn. Nhiên liệu này tăng 50% trong này 2/3 lên cao nhất mọi thời đại là 185 euro/MWh.

EU từng nói rõ rằng họ muốn giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga bằng cách đẩy nhanh việc tìm các nguồn cung cấp thay thế và phát triển năng lượng tái tạo nhanh hơn. Châu Âu đã tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng và đổ đầy một số kho chứa khi đốt. Tuy nhiên, không có nguồn cung khí đốt nào đủ lớn để thay thế hàng của Nga trong ngắn hạn.

Emre Peker, giám đốc thị trường châu Âu của công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết lệnh cấm vận dầu và khí đốt Nga có lẽ vẫn là một bước đi quá xa đối với châu Âu vì nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với kinh tế EU.

1 Likes

Ukraine: Vòng đám phán thứ 3 với Nga sẽ bắt đầu ngày mai

Người trong phái đoàn của Ukraine, nghị sĩ David Arakhamia, cho biết Moscow và Kyiv sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ ba vào ngày 7/3, trong khi phía Nga chưa xác nhận thông tin cụ thể.

Theo Zing Chủ nhật, 6/3/2022, 09:51 (GMT+7)

“Vòng đàm phán thứ ba sẽ diễn ra vào thứ hai tới (ngày 7/3)”, Reuters trích lời nghị sĩ David Arakhamia, lãnh đạo đảng của Tổng thống Volodymyr Zelensky, viết trên bài đăng ở Facebook.

Hãng thông tấn Interfax sau đó dẫn lời nhà đàm phán của đoàn Nga, Leonid Slutsky, cho biết “vòng thứ ba thực sự có thể diễn ra trong những ngày tới, có thể là vào thứ hai”.

Phái đoàn từ Ukraine và Nga đã có hai vòng đàm phán kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng hôm 24/2. Hôm 3/3, tuy không đạt thỏa thuận ngừng bắn, các bên đã đồng ý mở hành lang nhân đạo cho phép dân thường sơ tán khỏi một số khu vực chiến sự, mặc dù quá trình thực hiện có một vài sự chậm trễ.

Phái đoàn Nga và Ukraine đàm phán vòng thứ hai ngày 3/3. Ảnh: Reuters.
Phái đoàn Nga và Ukraine đàm phán vòng thứ hai ngày 3/3. Ảnh: Reuters.

Điện Kremlin cho biết tiến triển trong các cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Kyiv đối với quan điểm của Moscow về cách kết thúc giao tranh. Thông điệp này đã được chuyển tới Ukraine cùng ngày diễn ra vòng đàm phán thứ 2.

Hôm 5/3, Ukraine cho biết các cuộc đàm phán không mang lại kết quả, nhưng họ sẽ tiếp tục theo đuổi biện pháp này.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nỗ lực của ông Zelenskiy nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ trực tiếp của NATO trong cuộc xung đột không giúp ích gì cho các cuộc đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, Moscow đã sẵn sàng cho vòng đàm phán thứ ba, ông nói.

Trong khi đó, trước đó một ngày, NATO từ chối lời kêu gọi của tổng thống Zelenskiy về việc tạo vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, khiến tổng thống Ukraine nói rằng liên minh đã bật đèn xanh cho Nga để tiếp tục chiến dịch.

Chiến sự ở Ukraine tàn phá các thị trường châu Âu thế nào

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine khiến giá hàng hóa và năng lượng tăng mạnh.Bất ổn địa chính trị thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn, làm suy yếu đồng tiền chung châu Âu cùng các thị trường chứng khoán.

Như Tâm (Theo Reuters) Chủ nhật, 6/3/2022, 07:28 (GMT+7)

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine khiến giá hàng hóa và năng lượng tăng mạnh, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn, làm suy yếu đồng tiền chung châu Âu cùng các thị trường chứng khoán.

Dưới đây là 6 đồ thị cho thấy sự tàn phá trên các thị trường ở châu Âu.

Euro

Euro xuống dưới mức đổi được 1,1 USD hôm 4/3, lần đầu tiên trong gần 2 năm và đã mất giá hơn 3% so với đồng bạc xanh trong tuần này, tuần tệ nhất kể từ tháng 3/2020.

Đồng tiền chung châu Âu còn mất giá mạnh hơn so với franc Thụy Sĩ, gần 4%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2015, khi Thụy Sĩ bỏ giới hạn tỷ giá đã duy trì 3 năm với euro.

1-4300-1646500284.png
Diễn biến tỷ giá euro so với USD và franc Thụy Sĩ.

Lo ngại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ giáng đòn vào nền kinh tế, đặc biệt là khi giá năng lượng ngày càng tăng, lý giải tại sao euro nằm trong số những đồng tiền tệ nhất tuần.

Lúa mỳ và kim loại

Giá các nguyên liệu thô từ lúa mỳ đến kim loại tăng lên đỉnh nhiều năm khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây làm gián đoạn vận tải đường không, đường biển với các mặt hàng do Nga sản xuất và xuất khẩu.

Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới. Giá lúa mỳ đã lên đỉnh 14 năm hôm 4/3, tăng gần 40% kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24/2.

2-4546-1646500284.jpg
Diễn biến giá palladium, đồng, nhôm, nickel và lúa mỳ.

Nga còn là một nhà cung ứng kim loại. Giá nhôm lập đỉnh lịch sử hôm 4/3. Giá đồng, mặt hàng Nga chiếm 3,5% nguồn cung thế giới, về gần đỉnh lịch sử.

Năng lượng và khí đốt

Giá dầu Brent tăng 21% trong tuần, đóng cửa cao nhất kể từ năm 2013, với người mua và hãng vận chuyển ngày càng né tránh nguồn cung từ Nga – quốc gia cung cấp khoảng 5 triệu thùng/ngày cho thế giới

3-7349-1646500284.jpg
Diễn biến giá dầu Brent và khí đốt ở châu Âu (màu cam).

Kịch bản có thêm nguồn cung 1 triệu thùng/ngày từ Iran nếu đạt được thỏa thuận hạt nhân với phương Tây hay các quốc gia phát triển nhất trí xả kho 60 triệu thùng dầu đều không thể làm tình hình thay đổi.

Giá khí đốt tại châu Âu tăng 120% trong tuần, lên 208 euro/mwh – cao kỷ lục.

Các ngân hàng châu Âu

4-7063-1646500284.jpg
Diễn biến chỉ số Euro Stoxx ngân hàng và giá cổ phiếu ngân hàng Societe Generale, Raiffeisen.

Các ngân hàng châu Âu trải qua một tuần tồi tệ do ảnh hưởng liên hoàn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga, triển vọng tăng lãi suất và môi trường vĩ mô ngày càng xấu đi.

Những nguyên nhân trên đã xóa sạch phần tăng thêm hồi đầu năm, khi đà phục hồi kinh tế cho phép các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, có lợi cho các ngân hàng.

Chỉ số SX7E các cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm khoảng 16% trong tuần, tuần tệ nhất kể từ tháng 3/2020, đồng nghĩa giảm 20% từ đầu năm. Cổ phiếu các ngân hàng có liên quan đến nga như Raiffeisen của Áo và SocGen của Pháp mất khoàng 1/3 vốn hóa thị trường.

Trái phiếu

Biến động trên các thị trường châu Âu, bất ổn gia tăng về triển vọng kinh tế và xác suất tăng lãi suất giảm đồng nghĩa nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn là trái phiếu.

Tại Đức, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 30 điểm cơ bản trong tuần, tuần giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011.

5-3393-1646500285.jpg
Diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm.

Ở -0,08%, lợi suất trái phiếu Đức đã quay lại vùng âm. Nói cách khác, nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm tiền cho chính phủ Đức để được sở hữu trái phiếu nước này trong môi trường bất ổn. Một tuần trước, lợi suất trái phiếu chính phủ Đức là 0,22%.

Ruble

Ruble Nga mất hơn 30% giá trị tại thị trường nước ngoài, tuần tệ kỷ lục, và khoảng 20% tại thị trường nội địa. Chênh lệch mua – bán rất lớn, dấu hiệu cho thấy thanh khoản bốc hơi.

Sự chênh lệch tỷ giá giữa trong nước và nước ngoài phản ánh sự mất kết nối của Nga với các thị trường tài chính toàn cầu sau khi bị phương Tây trừng phạt và Moscow đáp trả.

6-3555-1646500285.jpg
Diễn biến giá trị ruble Nga tại thị trường trong và ngoài nước.

1 Likes

Xu thế dòng tiền: “Bão giá” cổ phiếu hàng hóa cơ bản sẽ còn kéo dài?

Những cổ phiếu hàng hóa cơ bản như thép, than, dầu khí, phân bón… là tâm điểm của thị trường tuần qua với biên độ tăng giá vượt trội.Tuy nhiên đà đi lên mạnh mẽ và kéo dài lại khiến các nhà đầu tư chậm chân phải cân nhắc rủi ro khi gia nhập thị trường muộn…

Theo VnEconomy Chủ nhật, 6/3/2022, 14:45 (GMT+7)

VN-Index vẫn có thể xuất hiện nhịp tăng mới? Ảnh: VNEconomy
VN-Index vẫn có thể xuất hiện nhịp tăng mới? Ảnh: VnEconomy

Các chuyên gia đã khuyến nghị quan tâm tới nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản từ trước, nhưng trên thị trường luôn có những đợt mua bán nối tiếp sớm muộn khác nhau, với quan điểm ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Do đó đánh giá rủi ro của các chuyên gia lúc này cũng có sự phân hóa: Quan điểm từ các giao dịch sớm và ngắn hạn cho rằng lợi nhuận cao sẽ dẫn đến các đợt chốt lời và nếu đua giá dễ vướng phải đỉnh. Nhà đầu tư ngắn hạn nên chờ đợi các nhịp chốt lời để tham gia mua với rủi ro giảm xuống.

Quan điểm dài hạn lại đánh giá xu hướng tăng giá nguyên vật liệu cơ bản trên toàn cầu đã kéo dài từ trước và xung đột Nga – Ukraine chỉ góp phần làm gia tăng cường độ. Các chất xúc tác mới từ việc cấm vận khó có thể gỡ bỏ một sớm một chiều, nên động lực cho đà tăng giá hàng hóa cơ bản vẫn sẽ tiếp tục.

Liên quan đến tác động trung và dài hạn của giá hàng hóa tới cân đối vĩ mô, nhất là lạm phát trong nước, các chuyên gia đều có đánh giá lạc quan. Yếu tố chi phí đẩy là rủi ro nhất nhưng Việt Nam vẫn có dư địa để kiềm chế. Những yếu tố khác như cung tiền của Việt Nam không mạnh như các nước khác. Sức ép từ giá cả hàng hóa, hệ thống cung ứng được dự báo sẽ giảm dần về cuối năm 2022.

  • Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Đúng như nhận định của anh chị tuần trước, ảnh hưởng của xung đột Nga –Ukraine không còn phản ánh lên biến động thị trường tuần này và dòng tiền cũng có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, VN-Index vượt trở lại lên trên mốc 1.500 điểm. Tuy nhiên thị trường phái sinh lại đang tạo chênh lệch lớn. Liệu có phải thị trường cơ sở đang tăng trong nghi ngờ?

Theo tôi, giá nguyên vật liệu tăng cùng với mức lạm phát cao đang là một xu hướng chứ không còn mang tính nhất thời, và cuộc xung đột Ukraine – Nga là một chất xúc tác đẩy xu hướng lên cao trào. Mặc dù, cổ phiếu của các nhóm ngành này, như thép, than, dầu khí, phân bón… đã tăng với biên độ lớn, nhưng nhiều khả năng là sóng tăng vẫn chưa kết thúc.

Ông Nguyễn Văn Sơn

  • Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS: Thị trường phái sinh thường biến động mạnh hơn so với thị trường cơ sở cả về 2 hướng – Chỉ số VN30 đang diễn biến tiêu cực hơn khi giảm dưới các đường trung bình động là tín hiệu đang cho thấy khả năng điều chỉnh thêm – nên sự chênh lệnh giữa Vn30 và VN30F1M cũng là điều dễ hiểu.

Tôi cho rằng nhà đầu tư nhìn chung vẫn đang dự báo về kịch bản thị trường có thể điều chỉnh thêm, ít nhất việc dao động đi ngang cũng khiến phe “Short” chiếm ưu thế. VN-Index không diễn biến tệ, nhất là đang vận động hồi phục ở các phiên cuối tuần khá tốt nên chênh lệch giữa VN30 và VN30F1M cũng sẽ sớm được thu hẹp.

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS: Thị trường phái sinh thường phản ứng nhạy hơn với thị trường chứng khoán thế giới và với thị trường cơ sở. Trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn diễn biến tiêu cực trong phiên cuối tuần, việc thị trường phái sinh giảm với “gap” âm khá lớn phản ánh tâm lý thận trọng của thị trường chung, cũng là tâm lý hoài nghi của nhà đầu tư vào đà tăng hiện tại.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng: Đúng là ảnh hưởng từ cuộc xung đột đã không còn tác động nhiều tới thị trường, khi VN-Index vẫn giữ được trạng thái giằng co và tạo được nền cân bằng trong tuần qua. Điều này cho thấy tâm lý của thị trường tuy có thận trọng nhưng không bi quan.

Tôi cho rằng mức chênh lệch âm giữa thị trường phái sinh và chỉ số cơ sở được hình thành trên trạng thái tâm lý đó. Vì trong bối cảnh thị trường cơ sở giằng co và phân hóa với tâm lý thận trọng, thì thường thị trường phái sinh cũng trở nên trầm lắng, và mức chênh lệch âm là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Theo tôi thị trường giai đoạn hiện tại đã tích cực hơn ở 2 điểm: Thanh khoản ở mức cao và thị trường giữ được trên mốc 1.500 điểm.

Thị trường hiện tại vẫn trong giai đoạn nhà đầu tư nghi ngờ, dòng tiền mua giá cao hiện tại khá yếu và chủ yếu là canh giá thấp mua; tâm lý thận trọng vẫn bao trùm khi diễn biến lạm phát cao sẽ xảy ra (giá các hàng hóa cơ bản đều tăng khá cao). Nếu sang tuần thị trường dòng tiền mạnh đẩy vượt hẳn 1.520 điểm thì thị trường sẽ xác nhận vào pha tăng mới dòng tiền sẽ cuốn lại vào thị trường mạnh.

Ông Huỳnh Hữu Phước – Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt: VN-Index tiếp tục có một tuần đứng vững trước sóng gió của thị trường chứng khoán thế giới do ảnh hưởng của của xung đột Nga – Ukraine, kết tuần chỉ số tăng 0,43% cùng với thanh khoản duy trì ở mức cao, dòng tiền tham gia tích cực ở các nhịp giảm giá cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã cân bằng và dường như thông tin về cuộc chiến đã được thẩm thấu vào giá.

Đối với thị trường phái sinh, đây là thị trường phản ánh độ nhạy tâm lý cực cao do biên độ dao động rộng và đòn bẩy tài chính lớn, do vậy việc tạo khoảng trống chênh lệch với thị trường cơ sở là điều dễ hiễu trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất định như hiện tại. Tuy nhiên với tâm lý phản ứng thái quá ở cả hai chiều, tôi cho rằng thị trường phái sinh sẽ nhanh chóng thu hẹp thậm chí tạo chênh lệch dương với thị trường cơ sở khi xuất hiện những tín hiệu tích cực từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.

- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản thu hút chú ý lớn của thị trường tuần qua khi giá nguyên vật liệu thế giới tăng dữ dội. Tuần trước anh chị cũng khuyến cáo nhà đầu tư quan tâm tới các mã này. Tuy nhiên nhiều cổ phiếu các nhóm ngành như thép, than, dầu khí, phân bón… đã tăng với biên độ lớn. Liệu có quá muộn và rủi ro cao khi tiếp tục đua giá lúc này?

Thị trường hiện tại vẫn trong giai đoạn nghi ngờ, dòng tiền mua giá cao hiện tại khá yếu và chủ yếu là canh giá thấp mua. Nếu sang tuần thị trường dòng tiền mạnh đẩy vượt hẳn 1.520 điểm thì thị trường sẽ xác nhận vào pha tăng mới dòng tiền sẽ cuốn lại vào thị trường mạnh.

Ông Nguyễn Việt Quang

  • Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Theo tôi giai đoạn hiện tại với các cổ phiếu thuộc nhóm ngành trên nhà đầu tư không nên mua đuổi, hành động này sẽ rất dễ dẫn đến lỗ ngắn hạn và nhiều nhà đầu tư có thể bán đúng đáy nhịp điều chỉnh. Với các nhóm ngành trên chúng ta nên đợi một nhịp điều chỉnh về nền hỗ trợ thì tham gia sau (Nếu diễn biến căng thẳng Nga và Ukraine tiếp tục).

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS: Động lực tăng giá ở nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản trong nhịp tăng lần này chủ yếu đến từ đà tăng phi mã của giá nguyên vật liệu thế giới với nguyên nhân lớn đến từ xung đột Nga – Ukraine, ảnh hưởng đến nguồn cung từ Nga, vốn là 1 quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Dù không cho rằng các lệnh cấm vận của Mỹ và EU lên hàng hóa xuất khẩu từ Nga có thể được tháo gỡ một sớm một chiều, tôi cho rằng giai đoạn tăng mạnh mẽ nhất của giá hàng hóa đã qua đi và việc đầu tư ở nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản hiện tại nhìn chung tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cơ hội.

Ông Huỳnh Hữu Phước – Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt: Giá cả các loại hàng hóa cơ bản đã tăng mạnh trong thời gian qua tạo lực hút dòng tiền ở các nhóm cổ phiếu ngành thép, than, dầu khí, phân bón… Cuộc xung đột Nga – Ukraine khó có thể kết thúc một sớm một chiều khiến giá cả các loại hàng hóa cơ bản sẽ neo ở mức cao, từ đó những doanh nghiệp hưởng lợi trong các nhóm ngành trên sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt trong 2022. Do vậy theo tôi việc tăng tỷ trọng ở các nhịp điều chỉnh vẫn được khuyến khích.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng: Theo tôi, giá nguyên vật liệu tăng cùng với mức lạm phát cao đang là một xu hướng chứ không còn mang tính nhất thời, và cuộc xung đột Ukraine – Nga là một chất xúc tác đẩy xu hướng lên cao trào.

Trong tuần qua, câu chuyện cổ phiếu hàng hóa cơ bản là điểm nhấn của thị trường, vì nhóm cổ phiếu này đang có kỳ vọng thật, và dựa trên một xu hướng dài hạn. Mặc dù, cổ phiếu của các nhóm ngành này, như thép, than, dầu khí, phân bón… đã tăng với biên độ lớn, nhưng nhiều khả năng là sóng tăng vẫn chưa kết thúc. Do đó, theo tôi, việc đua giá cao đối với nhà đầu tư chậm sóng là không nên, nhưng cơ hội mua sẽ mở ra khi có nhịp điều chỉnh kỹ thuật tại nhóm cổ phiếu này.

Dù không cho rằng các lệnh cấm vận của Mỹ và EU lên hàng hóa xuất khẩu từ Nga có thể được tháo gỡ một sớm một chiều, tôi cho rằng giai đoạn tăng mạnh mẽ nhất của giá hàng hóa đã qua đi và việc đầu tư ở nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản hiện tại nhìn chung tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cơ hội.

Ông Trần Đức Anh

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS: Mỗi nhóm cổ phiếu tăng mạnh 1 nhịp cũng như sẽ vào một giai đoạn điều chỉnh ngắn hoặc kéo dài 3 – 5 phiên là bình thường. Nên đa số các trường hợp, giải pháp thận trọng thường sẽ đợi điều chỉnh mới mua mới các cổ phiếu. Tùy từng cổ phiếu như cổ phiếu, thép, phân bón, than… mà kỳ vọng triển vọng cổ phiếu khác nhau và tùy vào danh mục của từng khách hàng để đưa ra quyết định mua cổ phiếu gì thời điểm nào với tỷ trọng bao nhiêu.

- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Thị trường bắt đầu có những lo ngại về “bão giá nguyên liệu”, chi phí logistics có thể ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô, chẳng hạn tạo áp lực lạm phát. Nhiều phân tích cũng như quan điểm hồi đầu năm vẫn cho rằng khả năng kiểm soát lạm phát tại Việt Nam vẫn đạt mục tiêu. Tuy nhiên đà tăng giá nguyên nhiên vật liệu những tuần qua đã vượt xa dự đoán của bất kỳ ai, nhất là khi bùng nổ xung đột Nga – Ukraine là điều chưa được tính đến trước đó. Theo anh chị nhưng biến số mới này có đủ lớn khiến quan điểm vĩ mô trung và dài hạn thay đổi?

  • Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS: Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng 1 với đóng góp chính vào đà tăng này đến từ nhóm hàng giao thông do đà tăng phi mã của giá dầu. Đây rõ ràng là con số tiềm ẩn nhiều rủi ro đến các cân đối vĩ mô.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại tôi chưa thay đổi dự báo lạm phát cả năm 2022 bình quân ở mức 3.5%-3.8% với kỳ vọng giá hàng hóa nguyên vật liệu sẽ dần hạ nhiệt, đặc biệt giai đoạn nửa cuối 2022 khi các chuỗi cung ứng dần phục hồi, nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén do Covid-19 dần được giải tỏa, và xung đột địa chính trị Nga – Ukraine hạ nhiệt.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng: Lạm phát năm 2022 là một câu chuyện toàn cầu, chứ không riêng gì Việt Nam. Trong năm nay, lạm phát Việt Nam phụ thuộc vào ba yếu tố chính, bao gồm chi phí đẩy (giá nguyên liệu đầu vào tăng…), cung tiền (các gói hỗ trợ …), cầu tiêu dùng phục hồi sau bình thường mới. Và hiện chúng ta thấy rõ nhất sức ép tới từ chi phí đẩy, với giá hàng hóa liên tục tăng cao và hình thành một xu hướng.

Điều này đang đặt ra một thách thức to lớn cho quyết tâm điều hành lạm phát ở mức mục tiêu không quá 4% của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có đủ các công cụ để để đạt được mục tiêu của mình, như Việt Nam không có cung tiền ồn ạt trong đại dịch như các nước lớn, và chiến lược phòng dịch cũng khá hiệu quả, cùng với sự ổn định tốt của tỷ giá và lãi suất vẫn còn nhiều dư địa để kiềm chế lạm phát khi cần (tăng lãi suất). Mặc dù, biến số về chi phí đẩy vẫn đang tác động tới chúng ta, nhưng nếu Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả các công cụ đang có thì tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn vùng đệm để hấp thụ các biến cố từ chi phí đẩy như xung đột Ukraine – Nga.

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS: Có lẽ khi xét toàn cảnh nền kinh tế, đánh giá 13 chỉ tiêu vĩ mô Việt Nam thì nhiều tín hiệu khởi sắc. Các con số lạc quan của 2 tháng đầu năm đang cho thấy các hiệp định thương mại, các số liệu xuất nhập khẩu, FDI tăng tốt, thể hiện những dự báo tăng trưởng GDP của năm 2022 là có cơ sở.

Những nhóm ngành thép, hóa chất, phân bón, dầu khí với triển vọng kết quả kinh doanh dự báo tích cực đã thu hút dòng tiền tham gia. Kể cả câu chuyện lạm phát đang đe đọa tăng trưởng kinh tế thì chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu cũng là chiến lược hợp lý. Dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô năm nay sẽ chú ý nhiều đến hàng hóa nguyên vật liệu tăng, lạm phát tăng, kịch bản tăng trưởng cũng sẽ thay đổi – chưa kể chính sách của FED tăng nhiều đợt trong năm 2022 (tháng 3 chỉ dự kiến tăng 0.25%).

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Theo tôi lạm phát của Việt Nam sẽ mạnh hơn dự báo do căng thẳng Nga – Ukraine, nhưng vẫn sẽ nằm trong khả năng kiểm soát. Giai đoạn này tôi vẫn giữ quan điểm 6 tháng đầu năm khả năng thị trường vẫn ổn, nhưng 6 tháng cuối năm thị trường khả năng sẽ gặp những nhịp điều chỉnh mạnh.

Những nhóm ngành thép, hóa chất, phân bón, dầu khí… với triển vọng kết quả kinh doanh dự báo tích cực đã thu hút dòng tiền tham gia. Kể cả câu chuyện lạm phát đang đe đọa tăng trưởng kinh tế thì chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu cũng là chiến lược hợp lý.

Ông Lê Đức Khánh

Ông Huỳnh Hữu Phước – Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt: Tác động trực tiếp từ xung động Nga – Ukraine đến kinh tế Việt Nam là không quá lớn do hoạt động giao thương giữa Việt Nam và hai quốc gia này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị thương mại. Tuy nhiên cuộc xung đột này tác động đến giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là giá xăng dầu ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam.

Đối với giá xăng dầu, Việt Nam có nhiều công cụ thông qua thuế, phí để bình ổn, do vậy chỉ tiêu lạm phát dưới 4% sẽ kiểm soát được. Ngoài ra Việt Nam bắt đầu mở cửa sau đại dịch và duy trì các chính sách hồi phục kinh tế bao gồm các gói kích thích kinh tế đã được thông qua sẽ là cơ sở tạo động lực cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

- Nguyễn Hoàng – VnEconomy: Vốn ngoại tuần qua đã lại đảo ngược sang bán ròng sau 2 tuần mua ròng tốt. Những thông tin mới nhất gần như chắc chắn xác nhận FED sẽ tăng lãi suất. Theo anh chị điều này có khiến dòng vốn này tiếp tục bán nhiều hơn hay không?

  • Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng: Để nói về bán ròng của khối ngoại, chúng ta cần điểm qua các con số: Khối này đã thực hiện bán ròng liên tục trên HoSE trong hai năm qua, với mức bán hơn 15 nghìn tỷ trong năm 2020, và tăng mạnh lên mức gần 57 nghìn tỷ trong năm 2021. Trong hai tháng đầu năm nay cũng đã bán ròng hơn 3,3 nghìn tỷ đồng. Nói như vậy, chúng ta sẽ thấy xu hướng bán ròng là chủ đạo, và việc khối ngoại quay lại bán ròng trong tuần qua sau hai tuần mua ròng cũng là nằm trong xu hướng này.

Trong các nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết định của khối ngoại, thì các thay đổi chính sách của FED luôn có một mức tác động nhất định tới quyết định của họ. Trong điều kiện bình thường, khi FED tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường cận biên và mới nổi để quay về thị trường phát triển, và Việt Nam nằm trong nhóm ảnh hưởng này. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch và những biến động địa chính trị khó lường như hiện nay thì dòng vốn có thể hoạt động khác đi đôi chút so với thường lệ, nhưng theo tôi về tổng thể cả năm có thể vẫn là bán ròng.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine tác động đến giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là giá xăng dầu ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam. Đối với giá xăng dầu, Việt Nam có nhiều công cụ thông qua thuế, phí để bình ổn, do vậy chỉ tiêu lạm phát dưới 4% sẽ kiểm soát được. Ngoài ra Việt Nam bắt đầu mở cửa sau đại dịch và duy trì các chính sách hồi phục kinh tế bao gồm các gói kích thích kinh tế đã được thông qua sẽ là cơ sở tạo động lực cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Ông Huỳnh Hữu Phước

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Tôi cho rằng việc khối ngoại đã rút ròng trong cả năm 2021 và đến đầu năm 2022 chuyển sang hoạt động trading lướt sóng khá mạnh. Do vậy sau 2 tuần mua ròng tốt thì việc bán ròng tuần này không phải là một tín hiệu quá xấu cho thị trường mà đây đơn giản là hoạt động chốt lời.

Việc khối ngoại rút ròng trong năm 2021 bất kể hoạt động tăng giảm lãi suất của Fed cũng như mức tăng điểm của VN-Index trong năm qua lên tới 33%, do vậy tôi cho rằng đợt tăng lãi suất này của FED cũng sẽ không có tác động đến hoạt động giao dịch của khối ngoại.

Ông Huỳnh Hữu Phước – Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt: Fed tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn bị rút đi tại các thị trường mới nổi, trong đó Việt Nam sẽ không ngoại lệ. Tuy nhiên việc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam do tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ở mức thấp so với tổng giá trị khớp lệnh, ngoài ra việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng không phải là chuyện lạ trong hơn một năm trở lại đây, do đó tâm lý thị trường cũng đã chủ động quen với hiện tượng này.

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS: Kinh tế Việt Nam hiện nay đã ở một vị thế rất khác so với giai đoạn Fed Tapering 2013 với dự trữ ngoại hối ở mức an toàn, nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ vốn FDI, kiều hối và xuất siêu, kinh tế tăng trưởng cao và ổn định… Điều này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro dòng vốn rút ròng khi Fed và các ngân hàng trung ương lớn dần thắt chặt tiền tệ, trong khi các yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tương đối hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, tôi đánh giá rất ít có khả năng dòng vốn sẽ rút ròng ồ ạt vì yếu tố Fed nâng lãi suất trong thời gian tới.

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS: Số liệu giao dịch của khối ngoại bán ròng trong 2 tháng đầu năm lần lượt là 2,896 tỷ và 520,7 tỷ đồng. Việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất có thể dẫn đến dòng vốn đầu tư có thể chảy từ những thị trường phát triển và mới nổi sang những thị trường cận biên, mới nổi với nền chính trị, kinh tế ổn định như Việt Nam. Tuy nhiên diễn biến bán ròng có thể vẫn sẽ kéo dài cả tháng 3 trước khi được dự báo đảo chiều ở quý II.

1 Likes

VCCI đề xuất giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng

VCCI đề nghị cân nhắc trình thêm một phương án giảm thuế bảo vệ môi trường nữa với mức giảm mạnh hơn, 2.000 đồng/lít với xăng; 1.000 đồng/lít với dầu, mỡ nhờn.Thời gian áp dụng giảm thuế có thể ngắn hơn (3-6 tháng) nếu giá xăng dầu ổn định trở lại, thay vì 8 tháng như hiện nay.

Ngọc Hà Thứ bảy, 5/3/2022, 11:25 (GMT+7)

Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

VCCI đánh giá cao đề xuất của cơ quan soạn thảo về giảm mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Đề xuất này rất quan trọng và đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, nguyên nhiên liệu rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.

VCCI đề xuất giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng.
VCCI đề xuất giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng.

Dự thảo hiện đang đề xuất phương án giảm 1.000 đồng/lít với xăng và 500 đồng/lít, kg với dầu, mỡ nhờn từ 1/4 tới hết năm 2022. VCCI cho rằng là phương án tích cực nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiệp hội thì việc giảm thuế bảo vệ môi trường cần cân nhắc tiến hành mạnh mẽ hơn. Lý do là giá bán lẻ xăng dầu đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay và dự báo tiếp tục tăng cao trong thời gian tới trong bối cảnh xung đột quân sự và trừng phạt kinh tế đang diễn ra căng thẳng tại châu Âu và có xu hướng leo thang. Giải pháp trợ lực giảm thuế phí từ Nhà nước rất quan trọng trong bối cảnh sức khoẻ của doanh nghiệp và cả nền kinh trong giai đoạn này đang yếu ốm, cần hồi phục. Hơn nữa giải pháp này cũng khả thi khi Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ giá xuất khẩu dầu thô tăng và tình hình thu ngân sách 2 tháng đầu năm cũng rất khả quan.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc trình thêm một phương án nữa có mức giảm mạnh hơn, chẳng hạn áp dụng mức giảm 2.000 đồng/lít với xăng; 1.000 đồng/lít với dầu, mỡ nhờn. Thời hạn giảm có thể ngắn hơn, chẳng hạn 3-6 tháng nếu giá xăng dầu ổn định trở lại, thay vì áp dụng một mức cố định trong cả 8 tháng, đến hết năm 2022.

Ngày 3/3, Bộ Tài chính đã có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết 31/12/2022.

Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 1.000 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, xuống 3.000 đồng/lít. Những mặt hàng khác như dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn và dầu hỏa đều giảm 500 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 500 đồng/kg. Riêng nhiên liệu bay được đề xuất giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít

Bộ Tài chính tính toán trường hợp giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/4 đến hết 31/12 năm nay, thì số giảm thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT) sẽ khoảng 11.982 tỷ đồng.

Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/1/2023 thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định xăng, trừ etanol là 1.00-4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 1.000-3.000 đồng/lít; dầu Diesel là 500 đồng đến 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 300 đồng đến 2.000 đồng/lít; dầu mazut là 300 đồng đến 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 300 đồng đến 2.000 đồng/lít và mỡ nhờn là 300 đồng đến 2.000 đồng/kg.

1 Likes

Bất ổn toàn cầu phủ bóng trục chính sách của Fed

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự khi họ đánh giá mức độ cuộc chiến tại Ukraine ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, gây tăng giá cũng như tác động đến chính sách tiền tệ.Vai trò của Fed và vị thế của USD như là tài sản đầu tư an toàn khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Trọng Đại (Theo Reuters) Thứ bảy, 5/3/2022, 18:10 (GMT+7)

Kế hoạch siết các chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed, được triển khai để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó Covid-19, đang phải đối mặt với một bài kiểm tra sớm khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã và đang mang lại những rủi ro tài chính và kinh tế đối với các thị trường toàn cầu.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã có phiên điều trần trước quốc hội hôm 2 và 3/3. Powell đang phải đối mặt với một tình thế đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều kể từ tháng 1, thời điểm ông vạch ra kế hoạch chi tiết nhằm kiểm soát tình hình lạm phát tăng cao tại Mỹ.

Kế hoạch của Fed - dần dần tăng lãi suất, giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu và tích cực quan sát những dữ liệu mới - có thể sẽ vẫn được giữ vững. Lạm phát tăng mạnh và tình hình căng thẳng tại Ukraine lại góp phần làm gia tăng áp lực với việc giá dầu vượt 100 USD/thùng, lên 103 USD/thùng hôm 1/3, tương đương tăng 17% kể từ cuộc họp mới nhất của Fed hồi cuối tháng 1.

“Công việc của chúng tôi đã khó, giờ còn khó hơn”, Raphael Bostic, chủ tịch Fed Atlanta, chia sẻ. “Giá năng lượng thay đổi rất nhiều. Khả năng con người và hàng hóa lưu thông qua châu Âu, cũng sẽ có sự thay đổi lớn. Điều đó sẽ có những tác động to lớn các chuỗi cung ứng, và rất nhiều vấn đề khác nữa. Có rất nhiều điều mà chúng ta phải làm sáng tỏ”.

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự khi họ đánh giá mức độ cuộc chiến tại Ukraine ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, gây tăng giá cũng như tác động đến chính sách tiền tệ.

Fed họp chính sách tiền tệ vào ngày 15 - 16/3. Ảnh: Reuters.
Fed họp chính sách tiền tệ vào ngày 15 - 16/3 với khả năng cao sẽ quyết định tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Ảnh: Reuters.

Vai trò của Fed và vị thế của USD như là tài sản đầu tư an toàn khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Cùng với đà tăng giá dầu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng bắt đầu giảm xuống, làm suy yếu những gì Fed coi là tích cực để tiến tới nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.

Kể từ khi căng thẳng tại Ukraine leo thang, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, một cơ sở để xây dựng chính sách của Fed, tăng lên 1,62%, nhưng chỉ được giao dịch ở mốc 1,27% vào ngày 1/3.

Trong khi đó, sự cô lập của Nga, với việc các tài sản của ngân hàng trung ương quốc gia này bị đóng băng và các lệnh trừng phạt bắt đầu phát huy tác dụng, khiến cho tâm lý đề phòng rủi ro toàn cầu tăng lên, nâng chi phí huy động vốn bằng đồng USD tại các thị trường tín dụng châu Âu.

Đà tăng này vẫn nhỏ hơn so với giai đoạn đầu của đại dịch, khi giao dịch trở nên khó khăn ngay cả tại các thị trường thả nổi tự do đối với trái phiếu chính phủ Mỹ và Fed đã phải can thiệp với chương trình thu mua trái phiếu quy mô lớn.

Nhưng đó là một lời nhắc nhở rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ gây ra những tác động như làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gia tăng áp lực tài chính.

Các giai đoạn khi giá năng lượng tăng ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng, cùng thời điểm Fed tăng lãi suất từng xảy ra vài lần trong quá khứ, theo Michael Kantrowitz, giám đốc chiến lược đầu tư tại Piper Sandler, và hiện tại, quyền quyết định đang nằm trong tay của Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Powell liệu có để tình trạng này xảy ra thêm một lần nữa hay không.

“Chúng ta chứng kiến mức chi tiêu năng lượng tăng mạnh trong khoảng thời gian gần đây”, ông nhấn mạnh, và nếu Fed đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất, chúng ta hoàn toàn có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023”.

Các điều kiện tài chính thắt chặt đối với các ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài có thể khiến cho Fed gặp thêm nhiều khó khăn để có thể bào chữa cho các kế hoạch cắt giảm nắm giữ trái phiếu của mình cho tới khi các mối căng thẳng toàn cầu hạ nhiệt.

“Hiện tại quá trình thay đổi giá trong các thị trường rủi ro và sử dụng đồng USD đang diễn ra đúng theo trình tự”, theo Al-Hussainy, chuyên gia phân tích tại Columbia Threadneedle. Nhưng sự bất ổn mới này sẽ kiểm chứng mức độ hiệu quả của những chính sách mà Fed ban hành trong suốt cuộc khủng hoảng Covid-19 nhằm đảm bảo các thị trường tài chính hoạt động trơn tru, ông cho biết.

Tập trung vào lạm phát

Báo cáo của Fed công bố hồi tuần trước, ngay sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, nhấn mạnh rằng “các sự kiện căng thẳng địa chính trị có liên quan tới mối quan hệ giữa Nga và Ukraine chính là nguồn cơn cho sự bất ổn trên các thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu”.

Trọng tâm của bản báo cáo chính là tình trạng lạm phát tại Mỹ, hiện tại cao hơn gấp 3 lần so với mức mục tiêu 2% của Fed và có nguy cơ duy trì ở mức cao hơn so với mong muốn trừ khi số lượng việc làm mới hiện tại được lấp đầy và các chuỗi cung ứng vượt qua được tình trạng đứt gãy do đại dịch.

Mức lãi suất cận 0% hiện tại không còn phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch. Khoảng cách giữa lạm phát và lãi suất đang ở mức lớn nhất từng được ghi nhận khi Fed gia tăng hỗ trợ nền kinh tế để đạt được mức tăng trưởng tốt, gia tăng mức lương của người lao động, đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng và gia tăng việc làm trong suốt thời gian qua.

Nhưng những sự kiện gần đây có thể sẽ khiến Fed không quá vội vã.

Các quan chức của Fed trong vài tuần trở lại đây vẫn chưa thể thống nhất liệu cơ quan này có nên nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm tại kỳ họp vào ngày 15 - 16/3 hay không.

Các giao dịch viên trên thị trường từng dự báo Fed sẽ tăng mạnh lãi suất. Nhưng giờ đây, họ nhận định rằng xác suất đó chỉ còn 5%.

“Chúng tôi hiểu điều gì chúng ta đang phải đối mặt: mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với các quốc gia phương Tây. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó đã làm giảm thiểu rủi ro các ngân hàng trung ương đắn đo trong việc kiểm soát lạm phát”, BlackRock Investment Institute cho biết trong một nghiên cứu.

Lãi suất “sẽ tăng”. Các ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với ít áp lực chính trị hơn trong quá trình đối phó với lạm phát của mình khi cuộc xung đột chính là nguồn cơn thúc đẩy giá cả. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ cho phép họ có những nước đi thận trọng hơn”.

1 Likes

Mỹ & EU đang xem xé cấm vận luôn dầu và khí đây nè

U.S. considering Russian oil, natural gas import ban; second attempt at cease-fire in Mariupol fails

Jessica Bursztynsky

Samantha Subin

Katrina Bishop

This is CNBC’s live blog covering Sunday’s updates on the war in Ukraine. Check below for the latest developments.

Secretary of State Antony Blinken said the U.S. and its allies are considering banning Russian oil and natural gas imports in response to the country’s invasion of Ukraine during an interview on Sunday.

“We are now talking to our European partners and allies to look in a coordinated way at the prospect of banning the import of Russian oil while making sure that there is still an appropriate supply of oil on world markets,” he said. “That’s a very active discussion as we speak.”

Earlier in the day, Mariupol City Council announced a second attempt at a temporary cease-fire to enable its civilians to leave. However, Ukrainian Interior Ministry advisor Anton Gerashchenko said Sunday that Russia had once again violated a cease-fire agreement.

2 MIN AGO

1 Likes

Với tình hình này thì sang tuần giá dầu lại tăng phi mã, Cung đã cạn còn xiết cung

2 Likes

Các cty dầu khí có nhập chút đỉnh cũng phải giải trình và dân các nước tư bản họ phản đối các cty đó …nói chung phức tạp lắm

Mở cửa OIL bay 1 phát hơn 10%, lên hơn 127$. Hôm nay chát hàng toàn mặt trận. KHÔNG THỂ THẾ LỰC CÁ MẬP NÀO DÁM ĐÈ OIL NỮA RỒI. Chúng bay sẽ chết bất đắc kỳ tử nếu còn muốn đè.

1 Likes

1 Likes

Nhà đầu tư huyền thoại Mỹ . còn nhảy vào . là ko đùa được đâu :sweat_smile:

1 Likes

2 Likes

Ko thể cản nổi tăng giá của dầu khi nguồn cung khan hiếm

1 Likes