Hàng về cắt lỗ sớm . chuyển qua hàng hót thôi
Giá dầu 200 USD/thùng, chiến dịch của TT Putin khiến thế giới chao đảo
07/03/2022 06:00 GMT+7
Cuộc chiến dầu khí một lần nữa có thể lại xảy ra, khi mà nước Mỹ tính tới phương án cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Nước Nga và thế giới sẽ chao đảo. Giá dầu có thể lên 200 USD/thùng và nhấn chìm nền kinh tế thế giới.
Giá dầu lên mốc 130 USD/thùng, đắt nhất 14 năm qua
Đánh vào túi tiền TT Putin: Nga thiệt nặng, toàn cầu đối mặt mối nguy
Âu - Mỹ tung đòn tàn khốc, TT Putin đối mặt mối nguy từ bên trong
Mỹ cân nhắc đòn chí mạng
Trên CNBC, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền ông Joe Biden đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, trong bối cảnh Quốc hội nước này gây áp lực lớn. Nhiều nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, thậm chí cả Đảng Dân chủ, trong đó có chủ tịch Hạ viện bà Nancy Pelosi, cũng đã lên tiếng.
Trên thực tế, nhập khẩu dầu thô từ Nga chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường dầu của Mỹ, chỉ khoảng 1-3%, do Mỹ là nhà sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới và nước này nhập phần lớn từ Canada (trên 60%). Sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga là không lớn nên việc Mỹ ngừng nhập khẩu dầu của Nga theo lý thuyết sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, nếu Mỹ quyết định cấm nhập khẩu dầu từ Nga thì các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác cũng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự, theo áp lực dư luận và quốc hội các nước.
Một động thái như vậy của chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sẽ gây hỗn loạn trên quy mô toàn cầu.
Trên tờ FT, Scott Sheffield, CEO công ty khai thác dầu đá phiến lớn nhất Mỹ Pioneer Natural Resources, cho rằng, giá dầu WTI sẽ tăng từ mức 110 USD/thùng hiện nay lên 200 USD/thùng nếu phương Tây cấm dầu và khí đốt của Nga. Một năm qua, giá dầu đã tăng gần gấp đôi.
Giá dầu tăng mạnh và được dự báo lên 200 USD/thùng nếu phương Tây cấm nhập dầu khí Nga.
Phó chủ tịch IHS Markit Daniel Yergin nhận định trên CNBC, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể gây ra gián đoạn năng lượng trên quy mô lớn, tương đương cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 1970. Giá dầu có thể lên 185 USD/thùng.
Nhiều dự báo cho thấy, Mỹ không thể thay đổi tình trạng thiếu dầu trong năm nay và cần một kế hoạch 2-3 năm để có thể thay thế nguồn cung từ Nga.
Tình hình thị trường dầu khí gần đây thực sự căng thẳng, khi công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới Shell tuyên bố ngừng "hầu hết các hoạt động liên quan đến dầu Nga”. Shell sẽ rút khỏi các liên doanh với Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga cũng như đường ống dẫn khí Nord Stream II.
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh hôm 27/2 cũng tuyên bố rút số cổ phần trị giá 14 tỷ USD khỏi đường ống lớn dầu khí quốc doanh Rosneft của Nga một cách đột ngột và tốn kém, kết thúc 3 thập kỷ hợp tác. Hãng dầu khí Equinor của Na Uy cho hay sẽ rút đầu tư khỏi Nga, gia tăng áp lực lên các công ty phương Tây khác có tham gia các dự án dầu và khí tại nước này như ExxonMobil và TotalEnergies.
7 năm 3 cuộc khủng hoảng dầu khí: Ván cờ Đông Tây thay đổi
Trong vòng chưa tới một thập kỷ, thế giới chứng kiến 3 cuộc khủng hoảng dầu khí, trong đó hai lần giá xuống và lần này là một cuộc chiến giá lên.
Trong cuộc chiến dầu khí 2015, nước Nga rơi vào một tình huống vô cùng khó khăn khi bị tước mất vũ khí quan trọng nhất là dầu khí. Giá mặt hàng này tụt giảm, từ trên dưới 100 USD/thùng trong giai đoạn 2011-2014 xuống mức 30-50 USD/thùng từ 2015-2016. Cùng với đó, hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga sau khi Kremlin chiếm bán đảo Crimea năm 2014.
Biến động giá dầu kể từ 1998 tới nay.
Trước đó, trong giai đoạn 2003-2008, giá dầu thế giới đã tăng từ 18 USD lên 130 USD/thùng, qua đó giúp nước Nga đã thu về một khoản tiền khổng lồ, tái đầu tư vào dầu lửa, phát triển kinh tế và gia tăng tiềm lực quốc phòng.
Trong năm 2020, giá dầu một lần nữa tụt giảm do đại dịch Covid-19. Với việc ngành hàng không và du lịch quốc tế tê liệt, nhu cầu dầu tụt giảm hàng chục triệu thùng/ngày khiến giá giảm mạnh xuống ngưỡng 20-60 USD/thùng. Có thời điểm tháng 7/2020, giá dầu xuống mức âm do các nhà khai thác không còn chỗ chứa dầu.
Giá dầu giảm, nhiều nước dựa chính vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga và Saudi Arabia vẫn phải giữ sản lượng để có nguồn thu. Bên cạnh đó chiến lược cạnh tranh giữ thị phần cũng khiến cuộc chiến giữa các nước sản xuất dầu căng thẳng, đặc biệt giữa Nga và Saudi Arabia. Còn tại Mỹ, việc sản xuất hay không không phụ thuộc vào chính quyền mà do DN quyết định.
Cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia kéo dài, khiến giá dầu Brent sụt giảm từ mức 70 USD/thùng hồi đầu tháng 1/2020 xuống tới 20 USD/thùng chỉ trong vài tháng. Cuộc chiến này chỉ bớt căng thẳng khi các quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới sau đó đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác gần 10%.
Tới nay, giá dầu tăng trở lại, nước Nga duy trì được thị phần và được hưởng lợi từ việc giá lên cao. Với mức giá cao như hiện tại, một ngày nước Nga thu một lượng tiền lớn, cả tỷ USD, từ dầu, khí và than đá từ châu Âu cũng như thế giới.
Hoạt động mua bán dầu với Nga vẫn tiếp diễn.
Theo CNBC, mặc dù phương Tây đang dồn dập trừng phạt Nga nhưng Bộ Tài chính Mỹ cho rằng các tay buôn và ngân hàng phố Wall Street vẫn có thể mua và bán dầu và khí của Nga bình thường. Mỹ ra lệnh trừng phạt lên các ngân hàng lớn nhất của Nga, trong đó có Ngân hàng VTB Bank, nhưng không áp dụng đối với các giao dịch trong lĩnh vực năng lượng cho đến 24/6.
Việc cấm nhập khẩu dầu Nga cũng vô cùng khó khăn khi đi ngược với sáng kiến khí hậu của Chính quyền Biden. Trước đây, ông Biden đã giảm nguồn cung từ dầu của Mỹ để theo đuổi các loại năng lượng sạch hơn. Và đây là cam kết khi tranh cử của ông.
Nhiều chuyên gia và một số thành viên Đảng Dân chủ Mỹ lo ngại, việc cấm nhập khẩu dầu Nga có thể làm tăng giá năng lượng, vốn đã tăng vọt, nhưng lại chẳng thể gây ảnh hưởng tới kinh tế Nga, đặc biệt là khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tỷ dân, vẫn mở cửa với dầu của Nga.
Tập đoàn Shell có kế hoạch giảm hơn nữa việc sử dụng dầu Nga, nhưng thừa nhận rằng việc tìm những nguồn cung khác là vô cùng thách thức hiện nay.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki Mỹ không muốn làm gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu hay làm tăng giá xăng dầu. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 4/2 cũng bác bỏ những đề nghị kêu gọi trừng phạt ngành dầu khí Nga. Theo ông Blinken, các biện pháp trừng phạt liên quan năng lượng chống lại Nga sẽ khiến giá xăng dầu ở Mỹ tăng mạnh, thậm chí Nga còn có lợi từ việc này.
Trong báo cáo mới nhất, Moody cho rằng, việc Nga đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây ra cú sốc giá năng lượng, đặc biệt là ở châu Âu, khi Nga chiếm khoảng 12% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của cả thế giới. Giá khí đốt ở châu Âu đã lên mức cao nhất lịch sử, 2.400 USD/1.000 mét khối.
M. Hà
Nhiều yếu tố bất lợi ập đến, giá dầu tăng dựng đứng gần 10% - tiến sát 130 USD/thùng
07-03-2022 - 08:26 AM | Thị trường
[Chia sẻ92](javascript:
BÁO NÓI - 3:23
Thoả thuận hạt nhân với Iran bị đình trệ trong khi Mỹ và châu Âu đang xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga khiến giá dầu tăng vọt.
- 04-03-2022 Dầu thô của Nga thành ‘bát súp bỏng tay’ không ai dám cầm
- 04-03-2022 Dầu thô của Nga tiếp tục sale-off
Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do đàm phán với Iran rơi vào bế tắc. Việc dầu Iran chậm trễ quay lại thị trường trong khi Mỹ và các nước đồng minh xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga khiến giá dầu tăng vọt.
Cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân của Iran và các cường quốc đã bị sa lầy vào ngày chủ nhật (6/3) sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Tehran. Theo các nguồn tin, Trung Quốc cũng đưa thêm các yêu cầu mới.
Phản hồi lại yêu cầu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm chủ nhật rằng các lệnh trừng phạt áp đặt với Nga không liên quan đến một thoả thuận hạt nhân tiềm năng với Iran.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang thăm dò về một động thái cấm nhập khẩu dầu của Nga, ông Blinked cho biết hôm chủ nhật. Nhà Trắng đã phối hợp với các uỷ ban quan trọng của Quốc hội và tiến hành lệnh cấm của riêng họ.
Dầu Brent tập tức tăng 11,67 USD, tương đương 9,9% lên 129,78 USD/thùng vào lúc 6h50 chiều (giờ Mỹ) trong khi dầu thô Tây Texas tăng 10,83 USD, tương đương 9,4% lên 126,51 USD/thùng, mức tăng điểm phần trăm cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Trong vài phút giao dịch đầu tiên vào ngày chủ nhật, giá của cả 2 loại dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 với dầu Brent ở mức 139,13 USD/thùng và dầu WTI ở mức 130,50 USD/thùng.
“Iran là nhân tố duy nhất có thể khiến giá dầu giảm vào lúc này nhưng nếu bây giờ thoả thuận với Iran bị trì hoãn, giá dầu sẽ diễn biến khó lường, đặc biệt khi dầu của Nga vẫn chưa xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài”, Amrita Sen – đồng sáng lập của Energy Aspects cho biết.
Các nhà phân tích của JP Morgan trong tuần trước dự đoán giá dầu có thể tăng lên 185 USD/thùng trong năm nay.
“Ý tưởng không phải là trừng phạt dầu và khí đốt vì bản chất thiết yếu của chúng nhưng dầu Nga đang bị ‘trừng phạt’ bởi các thương gia không muốn mua chúng hoặc các cảng không muốn nhận. Việc này càng kéo dài, chuỗi cung ứng càng thắt chặt”, Daniel Yergin - Phó chủ tịch của S&P Global cho biết.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày và các sản phẩm tinh chế, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một lượng không nhỏ dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng bị thị trường “tẩy chay”.
Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết nếu phần lớn dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, sự thiếu hụt trên thị trường có thể lên đến 5 triệu thùng/ngày hoặc lớn hơn. Điều này đồng nghĩa giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 USD lên 200 USD/thùng.
Các nhà phân tích dự đoán Iran phải mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu ngay cả khi đạt được thoả thuận hạt nhân.
Tập đoàn Eurasia cho biết các yêu cầu mới của Nga có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán hạt nhân mặc dù tỷ lệ đàm phán thành công vẫn ở mức 70%.
Cũng hỗ trợ cho việc tăng giá dầu thô là việc các mỏ El Feel và Sharara của Libya đóng cửa, dẫn đến thâm hụt 300.000 thùng dầu/ngày, Tập đoàn dầu mỏ quốc gia NOC cho biết hôm 6/3. Libya, một thành viên OPEC, đã sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2021.
Nguồn: Reuters
PLX mô hình cốc tay cầm
Họ dầu khí có con PVM là ngon nhất: Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp. Từ sau khi nhà nước thoái vốn, công ty đã đẩy mạnh việc cải thiện quản trị, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra PVM nổi tiếng nắm giữ nhiều đất vàng, ví dụ như lô đất 1827 m2 ở số 8 Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm), lô đất 23600 m2 ở đường Đào Cam Mộc (Đông Anh)…
Lô đất số 8 Tràng Thi (ngay sát Hồ Gươm) nếu đem xây siêu thị DutyFree Shop hoặc xây khách sạn 5 sao thì tuyệt đẹp
Công ty Máy Thiết bị dầu khí PVMachino không chỉ kinh doanh trong ngành dầu khí mà còn có lợi thế lớn là có 3 liên doanh với các DN hàng đầu Nhật Bản trong ngành sản xuất máy móc như Showa, Nippon Seiki, FCC, Asia Honda Motor, Itochu Coporation. Ba liên doanh này chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, xe chuyên dụng và các loại máy khác, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với các khách hàng lớn: BMW, Honda, Harley Davidson… Hoạt động của 3 liên doanh rất hiệu quả, hàng năm mang lại cho công ty PVM thu nhập cổ tức tiền mặt đều đặn từ 70 – 100 tỷ/năm
Bên cạnh đó PVM quản lý và sử dụng nhiều bất động sản như: lô đất 1.827,69 m2 tại số 8 Tràng Thi (Hà Nội); lô đất 23.600 m2 tại đường Đào Cam Mộc (Đông Anh, Hà Nội); thửa đất 44-2 tại số 5 cụm 4 phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Ngoài ra PVMachino sở hữu 10% vốn góp tại dự án “Khu chung cư cao cấp, dịch vụ hỗn hợp - Khu đô thị Nam An Khánh” thuộc lô HH3 của dự án Nam An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Không chỉ PVMachino mà các công ty con, công ty liên kết của PVMachino ở Sài Gòn, Đà Nẵng… cũng có nhiều tiềm năng. Chẳng hạn, Công ty CP Máy thiết bị dầu khí Đà Nẵng (Daesco) là một đại lý rất lớn của hãng ô tô Mitsubishi tại Việt Nam. Năm 2019, Daesco đạt doanh thu 806 tỷ đồng, tương đương với sản lượng xe bán ra là 1.356 xe. Daesco hiện đang quản lý sử dụng nhiều khu đất ở Đà Nẵng như 218,8m2 ở số 53 Trần Phú; 1806,8 m2 ở số 51 Phan Đăng Lưu, hiện nay làm showroom ô tô (thời hạn 50 năm); 3241,6 m2 ở số 495 Nguyễn Lương Bằng hiện là Trung tâm kinh doanh và bảo hành ô tô, xe tải nặng và xe chuyên dùng; 15.356 m2 ở số 10 Nguyễn Phục (Khu công nghiệp dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng). Daesco cũng được nhà nước cho thuê đất với thời hạn 50 năm tính từ năm 2016 ở Khu đô thị mới Đông Nam Thụy An (Thừa Thiên Huế) để đầu tư xây dựng Mitsubishi Daesco Huế
Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp, PVM chốt danh sách để họp ĐHCĐ
Múc đi cụ
Nga - Ukraine đàm phán lần thứ ba lúc 21h hôm nay
07/03/2022 | 20:01
0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
TPO - Vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu lúc 16h ngày 7/3 (giờ Ukraine, tức 21h cùng ngày, giờ Việt Nam).
Thông tin trên được đưa ra bởi Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak.
Hãng thông tấn Tass của Nga cuối tuần trước cũng đưa tin vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 7/3. Địa điểm cụ thể nơi diễn ra cuộc họp vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng theo thông tin mới nhất từ Sputnik, phái đoàn Nga đã đến vùng Brest (Belarus) để chuẩn bị gặp phái đoàn Ukraine.
Trước đó, cuộc đàm phán Nga - Ukraine đầu tiên được tổ chức tại vùng Gomel (Belarus) hôm 28/2, kéo dài khoảng năm tiếng đồng hồ. Phái đoàn Nga do Trợ lý tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu.
Cuộc đàm phán thứ hai diễn ra vào ngày 3/3, cũng tại Belarus. Ông Medinsky mô tả các thỏa thuận đạt được trong vòng này là một tiến bộ nghiêm túc. Đặc biệt, Mátxcơva và Kiev đã đạt được thỏa thuận về hành lang nhân đạo cho dân thường.
Các quan chức Nga và Ukraine tham gia vòng đàm phán thứ hai, ngày 3/3, tại Belarus. Ảnh: Reuters
Cũng trong tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba dự kiến sẽ gặp nhau vào thứ Năm (10/3) tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ), bên lề một diễn đàn ngoại giao quốc tế.
Cuộc họp sẽ diễn ra theo định dạng ba bên, với sự góp mặt của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quan hệ chặt chẽ với cả Nga và Ukraine, đang nỗ lực trở thành trung gian hòa giải giữa các bên tham chiến.
Điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đặt kỳ vọng vào lập trường hợp lý và mang tính xây dựng của phía Ukraine trong các cuộc đàm phán tương lai với Nga.
Tổng thống Putin nhắc lại rằng Nga sẵn sàng đối thoại với Ukraine và tất cả những ai muốn hoà bình ở Ukraine, nhưng với điều kiện phải đáp ứng các đề nghị của Mátxcơva.
Những đề nghị này bao gồm việc Ukraine phải giữ lập trường trung lập và duy trì trạng thái phi hạt nhân; phi quân sự hoá - phi phát xít hoá đất nước; công nhận Crimea là một phần của Nga; công nhận chủ quyền của “Cộng hoà Nhân dân Donetsk” và “Cộng hoà Nhân dân Lugansk” trong biên giới hành chính của các khu vực Donetsk và Lugansk.
CK Canada tiếp tục tăng do cp dầu và khai khoáng , khoáng sản tăng nè các bác
Canada’s main stock index, the S&P/TSX, edged higher on Monday, extending gains from the previous session to levels not seen in three weeks as gains in oil and mining companies more than offset broad declines in other sectors. Crude oil prices surged to $120 a barrel on prospects of a ban on Russian energy imports, after US Secretary of State Antony Blinken said it was discussing the policy with European allies.
Chúc chị em mùng 8/3 luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công
8.3 nhớ mang tiền về cho vợ nhé các anh. Muốn mang nhiều tiền về thì đừng quên múc cổ phiếu dầu khí giá tý hon VMG đang trong chu kì siêu tăng giá
Xu hướng cả thế giới chứ không riêng gì VN bác ơi
PVC khiếp quá
DJ rơi quá trời người mà các cp dòng dầu khí bên Mỹ vẫn up đẹp +15% , +20%/phiên , đi ngược thị trường
Hôm nay bà con nhỏ lẻ chốt lời ge quá
Ko chạy nhanh mất thanh khoản lại tiếc
Thế tốt mà bác …cầu tiềm năng lại càng nhiều,hihi
Đã nói rồi .gem nhóm ngành dầu khí . còn dài dài . lên cứ yên tâm . Ai có lời cứ chốt . môi người một kỳ vọng
Canh lúc rung lắc mà lên chứ bà con chỉ thích đua.