Đúng bác, thời đó kiệt quệ thanh khoản khi lãi suất liên ngân hàng lên đến 36%/năm khoảng 6 Ngân hàng bị cảnh báo có khả năng sụp đổ vì thiếu thanh khoản và một số NHTM Cổ phần đang trong tình trạng nguy cấp.
Sau đó NHNN phải chuyển chế độ lãi suất từ “Tự do hoá lãi suất áp dụng từ giai đoạn 2003” sang điều hành lãi suất có biên độ. Tỷ giá khủng hoảng, cán cân thương mại thâm hụt lớn, dự trữ ngoại hối thấp, lạm phát cao.
Lúc đó Chính phủ quyết định hỗ trợ lãi vay, công bố lãi suất cơ bản 10.5% và chi hỗ trợ lãi suất 6.5%. 6 tỷ này ít được hấp thụ vào sản xuất mà chảy vào TTCK làm TTCK phục hồi từ đáy 285 năm 2008 lên đỉnh 624 năm 10/2009. Sốt đất tây Hà Nội tăng cả chục lần. Sau cú vỡ 2009, thị trường đã hỗn loạn, vĩ mô lại đóng băng khi dòng tiền 6 tỷ hết tác động. Thậm chí năm 2008 khi bi quan nhất mình điều phối nguồn của cả Công ty, đã nhận định Bank không phá sản. Mình và anh Giám đốc/Chủ tịch (rất có kinh nghiệm từ thời OTC) quyết định đầu tư phần lớn tiền khi giá ngon tập trung cổ phiếu công nghiệp với DRC là chủ lực. Bên mình thành công để đời với DRC khi nó tăng đến tận 180 sau có 6 tháng do lợi nhuận tăng gấp 5 lần năm 2008, EPS DRC 2009 đạt hơn 25 nghìn/cổ.
Có thể nói " Giai đoạn quản lý vĩ mô kém thời TT Dũng, vị thế vĩ mô kém xa hiện nay cả về cân bằng tổng thể bên trong và bên ngoài". Dấu hiệu khủng hoảng vĩ mô, bất ổn tỷ giá rất rõ ràng. Đầu tư công không hiệu quả. Hiện nay, Vĩ mô khá ổn so với thế giới, năm nay có thể tăng GDP khoảng 8.5% triển vọng năm sau từ 5-6%. Lạm phát thấp so với EU và kể cả Mỹ do giá năng lượng, giá thực phẩm Việt nam vẫn được CP cố kìm nén. Mình chưa thấy dấu hiệu bất ổn vĩ mô lớn dù trái phiếu doanh nghiệp đang bị đặt dấu hỏi nhưng chưa tới mức ghê gớm, kiểm soát, chấn chỉnh tốt.
Sau đó giai đoạn 2010 - 2012 chấn chỉnh đầu tư công, và quản trị NHTM. TTCK, BĐS phía bắc vỡ tan, đóng băng tạo đáy 2012-2013, BĐS phía Nam tiếp tục đóng băng sau cú tăng ảo giai đoạn 2007. Giai đoạn 2010 - 2013 rất u ám. Tận 2014 - 2015 bắt đầu có tín hiệu vĩ mô tốt trở lại sau thời gian thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ.
Vĩ mô năm nay tương đối ổn, không có các dấu hiệu như năm 2008. Lạm phát mục tiêu 4%, nới lỏng tỷ giá 3-5% là đúng để hỗ trợ xuất khẩu và đối phó với USD mạnh lên do FED tăng lãi suất. Tổng thể vĩ mô khá ổn. Thị trường giảm là do quá nóng và tăng đủ 3 sóng, phân phối đỉnh Penny phân phối, trụ hết đà và chết Margin thì phải giảm.
Giờ vĩ mô ổn hơn, từ 2015 đến nay liên tục thặng dư thương mại, FDI tăng trưởng càng giúp cán cân tổng thể thặng dư. Hơn năm trước dự trữ 110 tỷ cao nhất mọi thời đại. Năm 2008 sau khi bỏ ra hơn 6 tỷ USD có lúc dự trữ ngoại hối chỉ còn tầm hơn 20 tỷ USD.
Hài cái, thằng Credit Suisse đánh năm 2008 ngồi đánh giá Bank Việt nguy cấp, xếp hạng nhiều bank mức C-. Giờ bank Việt lại khoẻ và Credit Suisse lại có vấn đề.
Tóm lại : Vĩ mô nhiều tin đồn trái phiếu, kinh tế thế giới ở EU và Mỹ có khả năng suy thoái vì chiến tranh Ucraian. Tuy nhiên, các chỉ báo và cân đối vĩ mô ở Việt Nam vẫn ổn, không có gì nghiêm trọng. GDP năm 2023 dự báo sẽ suy giảm vì 2022 tăng mạnh (khả năng tầm 8.5%) do bù năm dịch âm nhưng tăng trưởng vẫn ở mục tiêu trên 5%.