Đầu tư công: Quả đấm thép cứu nền kinh tế của Tân Thủ tướng

, , , , ,

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút

KINH TẾ

05:02 PM 23/08/2021

Trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách xã hội vì dịch bệnh, 7 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 37%. Do đó trong giai đoạn tiếp theo, cần tăng tốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

[In bài viết](javascript::wink:

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7 mới đạt 169.335,05 tỷ đồng, như vậy, giải ngân vốn kế hoạch năm 2021 mới đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp, đạt 7,52%, thấp hơn cùng kỳ gần 10%.

Như vậy, còn 2/3 số vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương trên 290.000 tỷ đồng cần phải giải ngân trong giai đoạn nước rút…

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút - Ảnh 1.

Thúc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn nước rút. Ảnh: VnEconomy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu các bộ. ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Cùng với đó, Nghị định 79 sửa đổi quy định về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng vừa được Chính phủ ban hành.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95% kế hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; Rà soát, phân bổ vốn đảm bảo không dàn trải, kéo dài; Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân; Thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan và chủ tịch UBND các cấp đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả thực hiện được; Tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục nghiệm thu thanh toán, điều chuyển vốn ngay cho các dự án giải ngân tốt.

Trao đổi tại hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ sự lo lắng khi bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Song, không thể đổ lỗi chậm giải ngân vì đại dịch COVID-19 diễn biến dai dẳng, mà nhiều năm qua, “căn bệnh” chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn về đích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư phải bổ sung các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ các công trình, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Vụ Kế hoạch Đầu tư phải thường xuyên rà soát, kiểm điểm các dự án giải ngân chậm, để điều hòa vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn hoặc thiếu vốn. Mục tiêu phải hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021.

Bộ GTVT mới đây cũng đã đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho các luồng vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình. Đồng thời, đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng khẳng định sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để tình trạng chậm giải ngân xuất phát từ phía chủ quan.

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút - Ảnh 2.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Đỗ Đình Phan, Trưởng phòng Giám sát 2, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Hà Nội, cho biết: “Đối với dự án chậm tiến độ vướng mặt bằng không khởi công được thì điều chỉnh, điều hoà cho các dự án có khối lượng khởi công đặc biệt như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã bố trí 600 tỷ đồng, đến nay chúng tôi đã giải ngân 100% và nay đến cuối năm chúng tôi tiếp tục thi công trong mùa lũ vượt nắng thắng mưa và dự kiến giải ngân thêm 300 tỷ để bù được giải ngân chậm của các dự án khác”.

Ông Lê Linh, Giám đốc Ban điều hành dự án công ty Trung Chính, gợi ý sau khi thi công xong thì lập hồ sơ và phối hợp với các bên để tiến hành nghiệm thu thanh toán. Việc giải ngân kịp thời giúp cho dòng tiền của các nhà thầu lưu thông và sẽ đáp ứng được tiến độ thi công tổng thể.

An Mai (t/h)

1 Likes

Nay rung lắc quá, đầu tư công vẫn ở chân sóng…

1 Likes

PVD, PLC, HT1 mình đang gồng lỗ nè :sob::sob:

Tiếp tục dồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

Cập nhật lúc: 23:41, 25/08/2021 (GMT+7)

Theo phương án dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, hạ tầng giao thông tiếp tục là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư.


Đường 319, H.Nhơn Trạch là một trong những dự án giao thông quan trọng được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công đã hoàn thành xây dựng trong năm 2020. Ảnh: Phạm Tùng

Nguồn vốn đầu tư công dành cho lĩnh vực giao thông sẽ được phân bổ để thực hiện các dự án nhằm phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối vùng.

*** Gần 32 ngàn tỷ đồng dành cho lĩnh vực giao thông**

Theo UBND tỉnh, căn cứ văn bản số 491/TTg-KTTH ngày 2-4- 2021 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến thẩm định của Bộ KH-ĐT, UBND tỉnh dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của tỉnh là hơn 67,7 ngàn tỷ đồng. Trong số này, nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 33,5 ngàn tỷ đồng gồm: nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn xổ số kiến thiết và nguồn bội chi ngân sách địa phương. Nguồn vốn ngân sách trung ương hơn 11,2 ngàn tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Cùng với đó là nguồn vốn khoảng 23 ngàn tỷ đồng từ khai thác đấu giá đất trên địa bàn tỉnh.

Về dự kiến danh mục và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực giao thông tiếp tục được xác định là trọng điểm ưu tiên đầu tư. Theo phương án dự kiến, gần 32 ngàn tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sẽ được dành để đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông bao gồm các dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới.

Theo UBND tỉnh, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đã được HĐND tỉnh cho ý kiến tại Nghị quyết số 28/NQ- HĐND ngày 4-12-2020. Ngày 2-4-2021, Thủ tướng Chính phủ có văn bản về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Sau đó, UBND tỉnh đã thực hiện điều chỉnh nguồn vốn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh phù hợp với thông báo dự kiến của Chính phủ để trình Bộ KH-ĐT thẩm định. Đến nay, Bộ KH- ĐT đã có văn bản về việc thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh đã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo ý kiến thẩm định và gửi Bộ KH-ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, đối với nguồn vốn hơn 9,2 ngàn tỷ đồng từ ngân sách trung ương (không tính nguồn vốn nước ngoài), có đến khoảng 8,5 ngàn tỷ đồng được phân bổ cho các dự án giao thông. Trong đó, dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành (dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025) tiếp tục được bố trí nguồn vốn lớn với hơn 4,6 ngàn tỷ đồng để thực hiện.

Cùng với đó, 2 ngàn tỷ đồng cũng được bố trí cho dự án trọng điểm có tính liên kết vùng là dự án Đường liên cảng H.Nhơn Trạch, sẽ được khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025.

Hơn 1,9 ngàn tỷ đồng còn lại sẽ được bố trí cho 5 dự án giao thông khác theo chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương gồm: 1 dự án chuyển tiếp là dự án Hương lộ 10, đoạn 2 (từ ranh giới H.Long Thành và H.Cẩm Mỹ đến vị trí giao với đường tỉnh 769) và 4 dự án khởi công mới gồm: Nâng cấp đường tỉnh 763 (đoạn còn lại); Xây dựng đường trục trung tâm TP.Biên Hòa (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn); Đường ven sông Đồng Nai, TP.Biên Hòa (từ cầu Hóa An đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu); Đường vành đai 1, TP.Long Khánh.

Trong khi đó, đối với nguồn vốn hơn 33,5 ngàn tỷ đồng từ ngân sách địa phương, các dự án hạ tầng giao thông cũng dự kiến được ưu tiên phân bổ hơn 23,3 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ dành để thực hiện 29 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016- 2020 sang giai đoạn
2021-2025 và 57 dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới là xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, trung tâm công nghiệp và dịch vụ cảng hàng không, cảng nước sâu, cửa ngõ giao thương quốc tế. Đưa Đồng Nai trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước vào năm 2025 và là một trong những tỉnh phát triển trong tốp đầu của cả nước vào năm 2030. Do đó, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cũng được thực hiện đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và xã hội. “Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kết nối với vùng” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho biết.

*** Phấn đấu có thêm hơn 1 ngàn km đường giao thông mới**

Với nguồn vốn dự kiến được phân bổ cho các dự án giao thông, Đồng Nai đặt mục tiêu sẽ gia tăng đáng kể năng lực mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2021-2025, mạng lưới giao thông của tỉnh sẽ có thêm 53km đường giao thông từ các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và hơn 1 ngàn km đường giao thông từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Trong khi nguồn vốn ngân sách trung ương chủ yếu được phân bổ cho dự án Sân bay Long Thành và các dự án giao thông mang tính liên kết vùng, dự án giao thông trọng điểm của tỉnh thì nguồn vốn ngân sách địa phương sẽ được ưu tiên cho các dự án nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các tuyến đường tỉnh, đường huyện.

Theo Phó giám đốc Sở GT-VT Nguyễn Bôn, những năm qua, dù hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng đầu tư và phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng so với tốc độ phát triển chung, mạng lưới giao thông đường bộ hiện vẫn đang trong tình trạng “hụt hơi”. “Mạng lưới giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh và trong khu vực” - Phó giám đốc Sở GT-VT Nguyễn Bôn đánh giá.

Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành là dự án được phân bổ nguồn vốn thực hiện lớn trong giai đoạn từ năm 2021-2025. Trong ảnh: Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn
Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành là dự án được phân bổ nguồn vốn thực hiện lớn trong giai đoạn từ năm 2021-2025. Trong ảnh: Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn

Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển thêm một số tuyến giao thông mở mới đồng thời tăng quy mô các tuyến đường hiện hữu làm cơ sở đáp ứng phát triển hạ tầng giao thông toàn tỉnh trong tương lai là rất cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu trên, trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trong giai đoạn tới, nhiều dự án nâng cấp, đầu tư các tuyến đường tỉnh, huyện mới cũng đã được bố trí vốn để thực hiện như: xây dựng đoạn 2 đường 25C giai đoạn 1 (H.Nhơn Trạch); nâng cấp đường 25B (đoạn từ trung tâm H.Nhơn Trạch ra quốc lộ 51, H.Long Thành); đường vào Khu công nghiệp Ông Kèo (H.Nhơn Trạch); đường Phước Bình - Bàu Cạn - Cẩm Đường (H.Long Thành)…

Trên thực tế, nguồn vốn ngân sách được phân bổ cho các dự án giao thông cũng như các dự án đầu tư phát triển trên các lĩnh vực vẫn khá eo hẹp. Do đó, ngoài nguồn vốn đầu tư công, để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai cũng đã tính toán khả năng huy động thêm các nguồn vốn khác phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.

Cụ thể, tỉnh sẽ xây dựng và công khai những dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, trong đó có các dự án giao thông để thu hút các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư theo các hình thức PPP, ODA… Tập trung hoàn thiện hồ sơ và tổ chức triển khai các dự án triển khai theo hình thức đầu tư PPP. Thực hiện rà soát các khu vực đất công, trụ sở, các thiết chế văn hóa không còn phù hợp quy hoạch hoặc sử dụng không hiệu quả để bán đấu giá, tạo nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, đối với lĩnh vực giao thông, Đồng Nai cũng sẽ rà soát, quy hoạch quỹ đất dọc các tuyến đường giao thông quan trọng, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, bán đấu giá tài sản cũ không còn phù hợp quy hoạch, vay vốn Chính phủ để đầu tư cho các dự án mới phục vụ nhu cầu phát triển.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, Đồng Nai sẽ tập trung thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các công trình giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các dự án động lực có tính lan tỏa cao với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân”.

Phạm Tùng

Còn loss ko bro?

PVD, PLC vẫn còn bác ơi, tiếp tục gồng nè.

Plc em còn -4%, pvd -10%. Bác thấy con PVD này khả quan không ạ. Em cầm pvd hơi nản rồi, đang định về bờ thì thoát hàng đây

Gia tăng tỷ trọng HT1, IJC lúc rung lắc nhé các sếp

1 Likes

IJC tình hình này sao hả bác

Bộ Tứ : KSB - HT1 -BCC - PLC … Hiện tại đã có 3 em CE …!

chuyện như điên rồ ấy.

2 Likes

Đính chính lại : Bộ Tứ SIÊU ĐẲNG : KSB - HT1 - PLC - BCC đều CE hết rồi nhé bác!!!

Chúc mừng các sếp bám được tới giờ này, tiền vào HT1 và PLC mạnh quá

1 Likes

Các cụ muốn mua mới thì bình tĩnh, chờ nó test lại nhát nữa rồi mời lên tàu.

1 Likes

Đầu tư công có em ITD cũng hưởng lợi lớn.

múc hết đầu tư công HHV BCC

Các bác chạy hết rồi hả?

Em mới lên tàu