Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022 T.T - 11/08/2021 14:24 Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố về xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022. TIN LIÊN QUAN Đôn đốc báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn Bài toán khó của kế hoạch đầu tư công Theo đó, kế hoạch đầu tư công năm 2022 phải dựa trên tình hình thực hiện đầu tư công năm 2021. Cụ thể, về thực hiện kế hoạch đầu tư công cả năm 2021, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương cần báo cáo chi tiết tình hình thực hiện thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi ứng trước; tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành trong năm; tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành. Cùng với đó, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố cần nêu rõ: số dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và số vốn còn lại chưa được bố trí để thanh toán so với giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2021, dự kiến đến hết năm 2021, nguyên nhân và giải pháp xử lý. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố đánh giá chính xác, nêu bật các kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021. Đồng thời, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công trong năm; phân tích rõ nguyên nhân giải ngân không đạt được tiến độ theo yêu cầu của từng dự án và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022 theo 5 nội dung, bao gồm: định hướng đầu tư công năm 2022; dự kiến nhu cầu kế hoạch đầu tư công năm 2022 theo từng nguồn vốn; dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển ngoài vốn đầu tư công. Cùng với đó, nêu rõ các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư năm 2022 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; các đề xuất, kiến nghị và giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cũng như dự kiến các kết quả đạt được. Về việc lập kế hoạch đầu tư công năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất phải đảm bảo 3 yêu cầu như: lập kế hoạch đầu tư công năm 2022 phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước… Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021; các nội dung trình phê duyệt về mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của quốc gia và từng địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ… các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xác định dự án đầu tư trọng tâm, trọng điểm thực hiện trong năm 2022. Đồng thời, chủ động rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải. Cùng với đó, xác định rõ mục tiêu, ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công năm 2022 phù hợp dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, từng vùng lãnh thổ. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân trong năm 2022…
HT1: vừa mới công bố báo cáo kiểm toán
Tổng tài sản cuối quý 2 là hơn 9 nghìn tỷ, giảm nợ vay ngắn hạn lãi suất thấp chỉ ở mức 1.8 nghìn tỷ, không có nợ vay dài hạn.
Dòng tiền kinh doanh dương 422 tỷ.
Trong những năm tới, KSB sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản lượng khai thác tại mỏ đá Tân Mỹ và Phước Vĩnh để bù đắp thiếu hụt từ mỏ Tân Đông Hiệp. Mặt khác, KSB cũng thực hiện trình UBND Tỉnh Bình Dương xin cấp phép khai thác xuống sâu -150m với mỏ Tân Mỹ và -100m với mỏ Phước Vĩnh.
Việc đẩy mạnh chi tiêu công cho các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm (Sân bay Quốc Tế Long Thành, các tuyến Metro, …) sẽ giúp tăng nhu cầu đá xây dựng trong thời gian tới. KSB nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực đá xây dựng nói chung đều hưởng lợi từ xu hướng này.
https://fili.vn/2021/03/goc-nhin-dau-tu-2021-nganh-vat-lieu-xay-dung-ky-2-582-827334.htm
Ảnh so sánh vui, với sự tương đồng đến ngỡ ngàng.
DPM hiện tại (vèo cái đã 12 giá kể từ lúc phá đỉnh)
HT1/BCC hiện tại (phiên bản của ẻm giống với DPM ngày 25-26/7 ấy nhỉ)
PLC thì đã hội tụ đủ yếu tố của 1 siêu cổ. Em đang khỏe nhất dòng đầu tư công, cũng phải thôi vì chỉ có duy nhất PLC sx kinh doanh nhựa đường trên 3 sàn. Thị phần thống lĩnh ở VN và lại thêm mảng hóa chất rất HOT trong mùa dịch Covid.
Chart HT1 đang đẹp, KSB cũng ngon
HT1 ngoài hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công, thì công ty từ 2021 không phải chịu chi phí tài chính hàng năm 300 đến 1000 tỷ lãi vay nữa. Do không còn nợ vay dài hạn. Mặc định lợi nhuận sẽ gia tăng lên đạt 1000 tỷ.
Có ai xem VTV thời sự tối nay ko nhỉ? Thấy mấy người xem chia sẻ là VTV phát sóng chỉ thị của Thủ tướng, rất quyết liệt việc giải ngân. Tiếc ko có thời gian xem lúc đó.
Cứ lãi nghìn tỷ là ngon khiếp. Tháng 9 ăn cổ tức 12% nữa.
Xu hướng đầu tư công là xu thế sắp tới để đạt chỉ tiêu tăng trưởng và kéo dài sang các năm sau
Chẳng có cách nào khác để đẩy GDP, công cụ duy nhất lúc này. Động lực giải ngân chưa bao giờ lớn như bây giờ. 1, Thủ tướng mới lên muốn có “kỳ tích” cứu nền kinh tế, 2, Thực trạng chậm giải ngân nhiều năm, nhưng “may thay” có Covid 2 năm nay “khiến nền kinh tế tụt hậu”, nên có đủ lý do để giải ngân hết công suất, bơm tiền hết khả năng. Tiêu tiền giờ là nhiệm vụ chính trị rồi. Ko tiêu dc tiền thì lãnh đạo địa phương nghỉ hưu hết.
Nhìn đc xu hướng này và HOLD dòng đầu tư công là auto giàu có. Ko cần nghĩ nhiều, Media của các cấp chính phủ sẽ PR miễn phí cho dòng này, sẽ kêu ra rả suốt ngày những tháng cuối năm. Tới đây, 3 triệu tỷ VND giải ngân, VN sẽ làm đại công trường các công trình công. Ko thể khác được. Nên cứ hold dài thì ăn bằng nhiều lần, lướt lát 5-10% thì banh xác vì cái giống vừa bán có tiền sẽ múc ngay cổ khác, dòng khác. Đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ ăn 5-10%.
Đó, gần 3 triệu tỷ đồng bơm ra, khiếp thật. Miếng bánh này ai ăn? DN hưởng lợi đầu tư công nó chia nhau miếng bánh này chứ ai nữa. Có phải là chúng nó auto giàu có ko? Tiền nhà nước bơm cho mà. Nhìn thấy ngay vấn đề rồi.
KSB .PLC đã sẵn sàng đón cơn sóng dài .méo như thằng nào đó hô mua được mấy hôm xong kêu bán .dm
Cá mập có lẽ cũng đánh hơi thấy dòng tiền rồi.
VietinBank Securities: Nhóm vốn hóa lớn và VN30 yếu hơn thị trường chung, cơ hội xuất hiện với midcap nhiều nhóm ngành
Theo đại diện khối phân tích của VietinBank Securities, các cơ hội sẽ xuất hiện nhiều ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa như nhóm cổ phiếu dệt may, bất động sản, bán lẻ hàng chuyên dụng và gia dụng. Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu chứng khoán, nguyên vật liệu và nhóm xây dựng khi được hưởng lợi từ chính sách tăng cường đầu tư công.
Sau nhịp điều chỉnh đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục và liên tiếp tăng điểm ba tuần gần đây. Để nhà đầu tư có thêm góc nhìn về thị trường thời điểm hiện tại, người viết đã có cuộc phỏng vấn đại diện khối phân tích của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, mã: CTS).
PV: Thị trường đang trong giai đoạn hồi phục với chuỗi tuần tăng điểm liên tiếp. Nhiều nhà đầu tư lạc quan cho rằng thị trường sẽ trở lại vùng đỉnh trên 1.400 điểm. Khối phân tích CTS đánh giá như thế nào về khả năng này?
Khối phân tích CTS: Chúng tôi nhận định rằng kịch bản VN-Index trở về lại được vùng đỉnh trên 1.400 điểm là có khả năng nhất là trong bối cảnh dòng tiền đang quay trở lại thị trường tích cực hơn khi mà cả khối lượng giao dịch lẫn cả giá trị giao dịch trong vòng một tuần trở lại đây liên tục duy trì cải thiện tích cực và duy trì được trên 20.000 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, mặc dù vẫn đánh giá cao dư địa tăng giá của VN-Index cùng với sự cải thiện của thanh khoản, chúng tôi vẫn khá quan ngại với diễn biến giao dịch của dòng tiền trong các phiên giao dịch gần đây khi liên tục có hiện tượng phân hóa chỉ tập trung tại một số cổ phiếu nhất định, không tạo được tính chất lan tỏa mạnh trong bối cảnh nhóm vốn hóa lớn và VN30 hiện đang yếu hơn so với mặt bằng thị trường chung.
Điều này có thể gây cản trở tới dư địa hồi phục tăng giá hiện tại của chỉ số khiến cho kỳ vọng quay trở lại vùng 1.425 điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vắng sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng.
PV: Không ít người kỳ vọng rằng dòng tiền sẽ đổ vào kênh chứng khoán khi giãn cách xã hội như kịch bản lặp lại những lần trước đó. Theo quan điểm của bộ phận phân tích CTS, liệu điều này còn đúng trong đợt bùng phát dịch thứ 4 này không?
Khối phân tích CTS: Hiện tượng này là đúng theo quan sát của chúng tôi trong bối cảnh kênh đầu tư bất động sản chưa thực sự sôi động trở lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp còn gửi tiết kiệm tại ngân hàng lại không hấp dẫn bằng đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, dòng tiền tham gia vào thị trường mạnh không có nghĩa là thị trường sẽ tăng điểm mạnh nhất là khi so sánh với thời điểm đầu năm 2020 khi đó cũng tình trạng giãn cách dịch bệnh, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường tại thời điểm VN-Index đang ở mức đáy khoảng 650 điểm với nhiều cổ phiếu đã bị chiết khấu về mức giá hấp dẫn.
So sánh với thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiệm cận ngưỡng điểm cao nhất mọi thời đại 1.425 điểm cùng với nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng giá ấn tượng, thậm chí liên tiếp vượt đỉnh lịch sử của mình và tạo ra các ngưỡng giá cao hơn.
Nói một cách tương đối, thị giá các cổ phiếu hiện nay đang có phần trở nên bớt hấp dẫn hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm 2020. Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân giải thích cho việc dòng tiền tiềm năng của các nhà đầu tư “nằm vùng” tại các CTCK mà không giải ngân là rất lớn, lên tới hơn 76.000 tỷ đồng.
Có lẽ nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giải ngân hấp dẫn sẽ sớm xuất hiện hoặc để chờ đợi diễn biến rõ ràng hơn về ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý III.
PV: Nói thêm về câu chuyện thị trường, nếu như trước đây nhà đầu tư đặc biệt là các tổ chức đang cho “điểm cộng” thị trường chứng khoán Việt Nam là công tác kiểm soát dịch bệnh tốt, tăng trưởng vĩ mô. Nhưng thực tế hiện nay việc có dập được dịch trong tháng 8 hay không vẫn còn là ẩn số rất lớn. Vậy, tình hình dịch COVID-19 hiện nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe các công ty niêm yết?
Khối phân tích CTS: Ảnh hưởng lên khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp là điều có thể dự đoán được tuy nhiên ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực hơn thì có lẽ chúng ta sẽ cần thời gian để đánh giá và nhìn nhận trong bối cảnh cuộc chiến với dịch bệnh có thể sẽ còn rất dai dẳng do sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới với tính chất ngày càng phức tạp hơn.
Trong tình hình đó, những doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng tốt với hoàn cảnh mới thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa. Với nhận định về sức khỏe của các doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng nhóm hàng không và du lịch hoặc dịch vụ lưu trú tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề.
Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm khả quan cho nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và nhóm cổ phiếu liên quan tới chính sách đầu tư công. Bên cạnh đó, nhóm bất động sản, chứng khoán vẫn được chúng tôi đánh giá tích cực trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chúng tôi nhận định trung tính.
PV: Với những nhận định trên, bộ phận phân tích CTS có thể cho biết điểm sáng cũng như những rủi ro lớn nhất của thị trường hiện nay?
Khối phân tích CTS: Điểm sáng hiện nay là TTCK đang bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới hơn trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, công tác phòng chống dịch quyết liệt, mặt bằng lãi suất thấp, nhiều kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn, … là những nguyên nhân chính giúp dòng tiền tìm đến với thị trường chứng khoán thời gian qua và giúp VN-Index liên tiếp tăng điểm mạnh.
Diễn biến này rõ ràng cũng đi kèm với sự gia tăng mạnh của hoạt động sử dụng đòn bẩy. Theo ước tính của chúng tôi, dư nợ margin tại thời điểm kết thúc ngày 31/5/2021 đã lên tới hơn 112.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2020.
Mặc dù con số này vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng nếu cứ gia tăng với tốc độ này mà thiếu các biện pháp quản lý hoặc rà soát chặt chẽ hơn thì có thể gây ảnh hưởng tới tính bền vững cũng như ổn định của hệ thống trong bối cảnh TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập.
PV: Cuối cùng, bộ phận phân tích CTS khuyến nghị nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch như thế nào thời điểm này?
Khối phân tích CTS: Chúng tôi cho rằng các cơ hội sẽ xuất hiện nhiều ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa như nhóm cổ phiếu dệt may, bất động sản, bán lẻ hàng chuyên dụng và gia dụng bên cạnh nhóm cổ phiếu chứng khoán, nguyên vật liệu và nhóm xây dựng khi được hưởng lợi từ chính sách tăng cường đầu tư công. Tuy vậy, nhà đầu tư cũng chỉ nên giải ngân ở mức vừa phải, khoảng 50 – 70% danh mục đồng thời hạn chế sử dụng đòn bẩy.