Đầu tư công: Quả đấm thép cứu nền kinh tế của Tân Thủ tướng

, , , , ,

Tất cả đều đang ở nền tích luỹ và mới vừa chạy đà do đó mua đỏ hay xanh đều được. Kì co vài giá rồi hôm sau nhìn giá lại cao hơn, phá cản này cản kia. Target thì cứ để lãi chạy, nên bình quân giá lên nếu mua đúng sau đó sếp cứ giữ hết quí 1 năm sau.

BCC giá nào vào được cụ ơi?

BCC đỉnh ở 28 lận, sếp mua càng xa mục tiêu càng tốt. Mà mua quanh giá 14 tới 16, nếu đúng thì cổ phiếu lên 28, ăn 100%. Nếu sai thì thủng 14 kèm khối lượng khủng thì cắt lỗ. Deal này thành công là ăn 14-12 giá, còn nếu sai thì mất 2 giá hoặc ko mất gì.

HT1 cũng đang ở điểm mua đẹp, giá mua từ 19-20 giải ngân tỷ trọng 50%, lên phá qua 23 thì mua thêm 30%, nếu phá qua tiếp đỉnh 32 thì mua 20% còn lại. HT1 phá đỉnh 32 lúc đó phía trước là bầu trời. Cổ phiếu này sếp theo ngắn hay trung dài hạn đều được.

1 Likes

Tất cả các mã này đều 100% sẽ phá đỉnh.

Ví dụ, hãy so sánh HT1/BCC hiện tại với DPM ngày 23/7.

DPM

DPM chỉ là cổ phân ăn theo giá tăng nhất thời. Tăng rồi thì sẽ giảm, gánh nặng đè lên nông dân thì chính phủ sẽ can thiêp. Còn Cổ đầu tư công là cổ thiên thời địa lợi và địa chính trị. Nó mới là dòng đầu tư theo sóng dài. Vấn đề chính trị là Tân Thủ tướng sẽ phải đầu tư công mới kéo dc tăng trưởng GDP.

Cửa thua là 0%. Đó là lý do tôi đang ALL IN vào 4 mã này dựa trên các nền tảng FA tốt của các doanh nghiệp này + sự ủng hộ tuyệt đối từ chính sách vĩ mô.

1 Likes

PLC đang có giá đỏ nhé. Có thể mua quanh 36.X, càng gần 36.0 càng tốt. Sẽ rút chân lên khi chốt phiên.

1 Likes

Để dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây không bị gián đoạn do dịch

Dù gặp khó khăn, song với nỗ lực từ nhiều phía, quá trình thi công dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây vẫn không bị gián đoạn. Điều này giúp tuyến cao tốc sớm thành hình, đảm bảo tiến độ đề ra.

1 Likes

VTV.vn - Với mục tiêu đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng, không để giải ngân vốn đầu tư công “dậm chân tại chỗ”, một số đơn vị đã xây dựng kế hoạch linh hoạt, phù hợp với tình hình mới.

7 tháng qua, giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới chỉ đạt chưa đến 37%. Trước tình hình đó, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác này.

Cầu Vĩnh Tuy 2 là 1 trong 6 dự án của Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông được TP Hà Nội cho phép thi công trong thời gian giãn cách và phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.

Hơn 500 công nhân tại dự án này đang được chia thành 11 mũi thi công và thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ở và làm việc thành từng khu vực riêng) để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đại diện chủ đầu tư, đến nay dự án đã giải ngân 100% vốn kế hoạch của cả năm. Hiện phương án rà soát, chuyển vốn từ các dự án giải ngân kém sang dự án giải ngân tốt đang được thực hiện.

Linh hoạt giải pháp, không để giải ngân vốn đầu tư công “dậm chân tại chỗ” - Ảnh 1.

Triển khai thực hiện một đoạn Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn (1 trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông) có vốn đầu tư công. (Ảnh: Báo Đầu tư)

“Đối với dự án chậm tiến độ vướng mặt bằng không khởi công được thì điều chỉnh, điều hòa cho các dự án có khối lượng khởi công, đặc biệt cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã bố trí 600 tỷ, đến nay chúng tôi đã giải ngân 100%. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi tiếp tục thi công trong mùa lũ vượt nắng thắng mưa và dự kiến giải ngân thêm 300 tỷ để bù được giải ngân chậm của các dự án khác”, ông Đỗ Đình Phan, Trưởng phòng Giám sát 2, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Hà Nội, cho biết.

“Sau khi thi công xong thì lập hồ sơ và phối hợp với các bên để tiến hành nghiệm thu thanh toán. Việc giải ngân kịp thời giúp cho dòng tiền của các nhà thầu lưu thông và sẽ đáp ứng được tiến độ thi công tổng thể”, ông Lê Linh, Giám đốc Ban điều hành dự án Công ty Trung Chính, cho hay.

Nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách vì dịch bệnh cũng là trở ngại cho dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam. Bởi số lượng người lao động nhiều, địa bàn thi công trải dài qua nhiều vùng. Trong khi số lượng vaccine tiêm cho nhân công còn hạn chế.

Đến thời điểm này, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông Vận tải đạt khoảng 19.000 tỷ đồng, tương đương hơn 44%. Trong đó, 10 trong tổng số 11 đoạn thuộc cao tốc Bắc Nam đã được triển khai. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay sẽ có 2 đoạn hoàn thành. Vì vậy, mới đây Bộ Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho các luồng vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình.

Đồng thời, đại diện Bộ này cũng khẳng định sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để tình trạng chậm giải ngân xuất phát từ phía chủ quan.

1 Likes

TT đẹp quá, mở cửa tàu cho lên.

Thị trường rơi 20 điểm mà những mã này vẫn cứng. TT mà hồi lên thì bọn này sẽ thế nào nhỉ.

Cuối năm là xu thế đầu tư công.

AE giữ chặt hàng! Hôm nay trả điểm phiên hôm qua, bank xả SML, hàng VN30 ko ngon.

Cứ Midcap này mà hold, chả vấn đề gì cả.

4 Likes

Ủng hộ bác

Mua chưa? AE điểm danh xem ai bị mất hàng? :muscle:

TPO - Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Singapore và Việt Nam sẽ bắt đầu từ ngày 22/8. Mục đích của chuyến đi là để khẳng định Mỹ “sẽ ở đó”, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với Reuters.

Với chuyến thăm này, bà Harris sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden đến thăm khu vực, nhằm thúc đẩy quan hệ với các đối tác ở đây.

1 Likes

Thắt đai an toàn.

Nổi lên cái cho phấn khởi. Vẫn trên con tàu này dài hạn. Hàng vẫn trong trend cực đẹp. Nice weekend nhé!

1 Likes

Hôm nay em cũng lên thuyền một ít :grinning:

Thứ sáu 20/08/2021 18:20

Kho bạc Nhà nước yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước vừa ký Công điện số 10/CĐ-KBNN đề nghị các đơn vị trực thuộc thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và công tác phòng, chống dịch COVID-19.


KBNN đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh minh hoạ

Công điện này được ban hành nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 cùng các quy định của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (KBNN) về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Công điện, Tổng Giám đốc KBNN Trần Quân yêu cầu các đơn vị KBNN đẩy mạnh giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến KBNN; tuân thủ thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước (NSNN) và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, đối tượng phục vụ, Tổng Giám đốc KBNN yêu cầu các đơn vị KBNN tuyệt đối không hách dịch, sách nhiễu trong giải quyết công việc; không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do.

Tổng Giám đốc KBNN cũng nghiêm cấm việc lợi dụng vị trí công việc được giao để mưu lợi cá nhân, làm chậm quá trình chi NSNN và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Đồng thời, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra đột xuất của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát nội bộ về nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN để kịp thời phát hiện các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, chậm giải quyêt hồ sơ cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư.

Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư, Tổng Giám đốc KBNN đề nghị các đơn vị KBNN tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư, tháo gỡ và khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kế hoạch vốn.

Đặc biệt, đối với nhóm dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 vẫn còn tồn đọng quyết toán và kế hoạch vốn chưa giải ngân, chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với nhà thầu để thanh toán công nợ theo quy định (đối với dự án đã phê duyệt quyết toán); hoàn tất thủ tục lập, trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 để phê duyệt trước 30/9/2021.

Ngoài ra, đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo KBNN yêu cầu siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chổng dịch COVID-19 tại đơn vị.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, Tổng Giám đốc KBNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch, bố trí công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan và làm việc trực tuyến tại nhà đối với các nhiệm vụ được phân công theo đúng quy định; bảo đảm không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và DN.

Tăng cường nâng cao ý thức và sự chấp hành của từng công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý đối với các yêu cầu của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng về cách ly và giãn cách xã hội.

Công điện cũng nêu rõ giám đốc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan KBNN chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc KBNN về việc để công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính, đặc biệt là chậm trễ trong giải quyết hồ sơ kiểm soát chi NSNN và giải ngân vốn đâu tư; vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến 31/7/2021 mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), đặc biệt tỉ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, trong đó có nội dung đề nghị cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt với quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.

Anh Minh

2 Likes

Đầu tư công phải có sắt thép chứ bác nhỉ; sao thiếu được ạ?

Có thép. Nhưng lưu ý là thép tăng khủng quá suốt năm 2020 và nửa đầu năm nay, nhiều mã tăng 10 lần, nên dư địa bé. Bọn xi măng, nhựa đường, hay đá… vùng giá đang thấp vì chưa tăng.

1 Likes