Dfund - ngành, cổ phiếu tiềm năng tăng giá

Nhóm đầu tư công VCG HHV LCG … có dấu hiệu tạo đáy và bước vào nhịp hồi phục tăng giá thời gian tới.

  • HHV ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý II/2024, đạt hơn 125 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty báo lãi gần 239 tỷ đồng.

  • VCG đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất
    quý II/2024, ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.(

  • LCG không ghi nhận doanh thu từ hoạt động
    bất động sản, trong khi quý 2/2023 thu về 22 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, LCG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty Lizen đạt 1.081 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 59 tỷ đồng, lần lượt tăng 50% và 90% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 45% kế hoạch về cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm nay.

Các cổ phiếu đều đã hoàn thiện mẫu hình đảo chiều VĐV đẹp LCG, HHV

Tranh


Hôm nay đã khác

Key PHP có gì:

  1. NN thoái vốn
  2. Cước dịch vụ cảng biển tăng từ 1/7
  3. Lạch huyện 3-4 vào hoạt động công suất gần bằng GMD đang giá 8x. Tăng công suất lên 50%.
  4. Nhận tiền bồi thường cảng hoàng diệu hơn 300 tỷ LN từ quý 3.
  5. Lợi nhuận các quý đang duy trì tăng trưởng tốt, Xuất Nhập Khẩu cuối năm dự báo tốt.

II. Đồ thĩ kỹ thuật đẹp:

Không bắt đáy, mua an toàn ở 3 cp khoẻ nhất nhóm Chứng Khoán

TRIỂN VỌNG VÀ RỦI RO CUỐI NĂM NGÀNH CẢNG BIỂN

• Chính sách tiền tệ tại các thị trường trọng điểm: Trong Q2, một số Ngân hàng Trung ương phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát gần đây đang hạ nhiệt và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed đã tăng mạnh lên 1–1.25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.

• Các nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng: Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự báo GDP thực năm 2024 của các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.5%; trước đó: +1.6%); EU (+0.7%; không thay đổi); Nhật Bản (+0.9%; trước đó: +0.7%); và Trung Quốc (+4.8%; trước đó: +4.5%). GDP tiếp tục tăng trưởng sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu tại các thị trường này.

• Niềm tin tiêu dùng phân hóa: Nhìn chung, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm vẫn ổn định trong Q2. Chỉ số này tại Hàn Quốc, Nhật Bản và EU vẫn đi ngang. Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so với số liệu đầu năm 2024, trong bối cảnh dữ liệu kinh tế suy yếu và nỗi lo suy thoái gia tăng. Ngoài ra, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ chứng kiến mức tiết kiệm hộ gia đình giảm và vẫn ở mức thấp, báo hiệu không tốt cho khả năng tiêu dùng trong tương lai. Bên cạnh đó,các tín hiệu khác cho thấy nhu cầu vận chuyển và thông quan cảng suy yếu đã xuất hiện: 1) doanh thu lũy kế 12T đến cuối Q2 của các công ty vận tải biển lớn đã giảm xuống mức thời COVID; và 2) sản lượng thông quan tại các cảng biển lớn đã giảm, đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ, với mức giảm 12.5% CK trong T6.

• Rủi ro trong phần còn lại của năm 2024: Mặc dù lĩnh vực cảng biển đã phục hồi mạnh mẽ trong 7T, chúng tôi tin rằng vẫn còn những rủi ro đáng kể trong phần còn lại của năm 2024. Mức tiết kiệm hộ gia đình tại Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp, báo hiệu không tốt cho tiêu dùng trong tương lai. Mức tiêu dùng thấp và chính sách tiền tệ thắt chặt đe dọa sự phục hồi tiêu dùng tại Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, nỗi lo suy thoái gia tăng đang làm trầm trọng thêm sự suy giảm niềm tin hiện tại của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Trong khi đó, giữa bối cảnh các công ty vận tải chủ chốt hành động nhằm cắt giảm nguồn cung vận chuyển, cũng như căng thẳng leo thang ở Trung Đông, chúng tôi tin rằng giá vận tải biển sẽ duy trì ở mức cao ít nhất là trong thời gian còn lại của năm 2024, do các tuyến đường thương mại dài hơn gây căng thẳng cho năng lực vận chuyển. Giá vận chuyển cao hơn sẽ gây áp lực lên thương mại toàn cầu, thúc đẩy lạm phát và ảnh hưởng đến mức tiêu dùng chung.

• Một cuộc chiến tranh thương mại mới?: Việc Hoa Kỳ tăng thuế gần đây đối với ô tô điện, tấm pin mặt trời, thép và các mặt hàng khác do Trung Quốc sản xuất có thể thúc đẩy một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế. Điều này gây ra những mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phục hồi của thương mại thế giới. Chúng tôi tin rằng một số ngành xuất khẩu tại Việt Nam có thể được hưởng lợi, vì lợi thế về giá của hàng hóa Trung Quốc sẽ thu hẹp, điều này sẽ hỗ trợ một phần cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thuế quan cao hơn có thể gây thêm áp lực lên tỷ lệ lạm phát cao gần đây, điều này có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của Fed và cuối cùng cản trở tăng trưởng tiêu dùng dài hạn tại các thị trường chính.

Cập nhật ngành cảng biển:
Theo số liệu 7 tháng đầu năm 2024 cho thấy sản lượng tăng trưởng mạnh qua cảng Việt Nam (+20% svck ở miền Bắc, +24% svck ở miền Nam). Điều này phản ánh sự phục hồi như dự kiến từ mức nền thấp của các ngành sản xuất và xuất/nhập khẩu. Về phía cung, chúng tôi nhận thấy khả năng tăng trưởng có phần hạn chế hơn ở khu vực miền Nam (TP. HCM/Cái Mép) trong khi khá mạnh ở miền Bắc (Hải Phòng/Lạch Huyện), với khả năng tăng trưởng 50% trong 2 năm tới, có thể gây ra cạnh tranh giá gay gắt trong khu vực này.

SIP - CHẮC ĂN Ở TRUNG HẠN

SIP là một trong những doanh nghiệp có quỹ đất KCN lớn nhất tại miền Nam với
3.205ha đất Khu công nghiệp đang khai thác, trong đó tổng diện tích đất thương phẩm là 2.450ha và diện tích cho thuê còn lại có thể khai thác là 1.061ha tại Tây Ninh, TP. HCM và Đồng Nai.

Dự kiến, 564ha đất còn lại chưa đền bù GPMB của KCN Phước Đông B sẽ được hoàn thành trong Q3.2024. Việc hoàn thành đền bù cho KCN Phước Đông B sẽ tăng diện tích đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê của KCN Phước Đông thêm 362ha; lên tới 755ha.

  • Giá trị hợp đồng các quỹ đất còn lại là rất lớn

Cùng với KCN Phước Đông, SIP còn đang phát triển KCN Lê Minh Xuân 3 với 105ha
đất còn lại tại TP. HCM và KCN Lộc An - Bình Sơn, KCN có diện tích lớn thứ 6 tại Đồng Nai, với tổng diện tích thương phẩm còn lại có thể kinh doanh là 131ha.
Các Khu công nghiệp đều tại các tỉnh tập trung lượng lớn vốn FDI tại miền Nam, tạo
cho SIP cơ hội đón dòng vốn và tăng trưởng trong dài hạn. BVSC ước tính tổng giá trị hợp đồng tới từ các KCN đang hoạt động của SIP là 33.890 tỷ đồng (đã tính phần diện tích dự kiến sẽ hoàn thành đền bù GPMB của Phước Đông B trong 2024).

  • Dịch vụ cung cấp tiện ích điện nước là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho SIP

Trong cơ cấu doanh thu thuần của SIP, doanh thu cung cấp tiện ích điện nước luôn
chiếm trên 85% tổng doanh thu công ty mẹ, 75% tổng doanh thu hợp nhất qua các năm và luôn duy trì ổn định với tỷ trọng đóng góp doanh thu lớn nhất qua các năm. Dự phóng doanh thu hoạt động này tăng trưởng với CAGR từ nay đến 2027 là 6,7%/năm.

** KL: Tiềm năng trung và dài hạn của SIP đến từ quỹ đất lớn còn lại từ các khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi, giá chào thuê hợp lý cũng như diện tích thương phẩm sẵn sàng cho thuê lớn. Các quỹ đất này sẽ mang đến dòng tiền thu lớn và đều cho SIP. Điều này sẽ mở ra những cơ hội phát triển lớn hơn cho SIP nếu doanh nghiệp có những định hướng mạnh mẽ trong dài hạn.

Giá mục tiêu: 1xx
Lần 1: 73-75

MBB - CỔ PHIẾU KHỎA, MẪU HÌNH ĐẸP

  • Cơ bản: Ngon, …

DCM

  • Lũy kế 6T.2024, sản lượng tiêu thụ phân NPK của DCM tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 khiến doanh thu mảng này tăng 68% YoY bất chấp giá bán bình quân NPK vẫn chưa hồi phục (-26% YoY). Việc mảng NPK có thể bù trừ được cho sự sụt giảm sức tiêu thụ của mảng Ure đến từ việc công ty đã tận dụng được các hệ thống phân phối và dây chuyền của nhà máy KVF trong Q2. Theo đó, chúng tôi đưa ra kịch bản DCM sẽ tăng khoảng 1-2% thị phần mỗi năm nhờ những chính sách bán hàng và các kế hoạch đầu tư hiện tại của doanh nghiệp.
  • Việc sản lượng tiêu thụ giảm trong Q2 là không đáng lo do: (1) Điều này phản ánh đặc điểm của ngành khi các nhà nhập khẩu thường có xu hướng tích trữ vào một số tháng nhất định hơn là mua hàng tháng, và (2) Mặt bằng giá U-rê trong Q2 mặc dù giảm 9% so với Q1 nhưng vẫn còn dư địa tăng giá khi sắp đến mùa cao điểm gieo hạt tiếp theo trong năm.
  1. Thương vụ sát nhập nhà máy NPK Hàn Việt đem lại khoản lãi lớn cùng triển vọng dài hạn. Việc sát nhập nhà máy NPK giúp nâng doanh thu kinh doanh sản phẩm NPK của DCM trong kỳ lên hơn 68%. Ngoài ra KVF có vị trí chiến lược, nằm cách cảng Hiệp Phước chỉ 500 m, thuận lợi trung chuyển hàng hoá và đóng góp cho quá trình hoàn thiện nền tảng logistics, hỗ trợ doanh nghiệp xâm nhập thị trường tiềm năng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

  2. Hoạt động kinh doanh được cải thiện nhờ biên lợi nhuận gộp tăng mạnh. Chi phí khấu hao tài sản cố định trong Quý 2/2024 tiếp tục giảm mạnh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 chi phí khấu hao tài sản cố định chỉ đạt hơn 121 tỷ đồng, giảm 82.75% so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí giá vốn có xu hướng giảm nhanh giúp cho lợi nhuận gộp cũng được cải thiện tăng mạnh 65%, đạt hơn 610 tỷ đồng trong Quý 2.

  3. Kỳ vọng Dự thảo Luật thuế VAT sửa đổi sẽ được thông qua và áp dụng kể từ năm 2025 giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón được hưởng lợi lớn. Nếu Luật thuế VAT sửa đổi được thông qua, lợi nhuận nhóm doanh nghiệp phân bón tăng mạnh 30-50% nhờ được khẩu trừ đầu vào. Đồng thời giá bán phân bón nhập khẩu sẽ tăng thêm 5% do thuế VAT. Điều này giúp gia tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa.

Đồ thị kỹ thuật: Xu hướng tăng, đang giao động thắt chặt

GSP: Mọi thứ vẫn đang bình thường

  • Rũ thêm 1 nhịp cuối cho đúng mẫu hình.

Càng chặt càng dễ phi hơn

CUỐI NĂM HÀNG HÓA CÓ CAO SU

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) vừa điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu lên mức 15,74 triệu tấn; đồng thời, điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống còn 14,50 triệu tấn.
ANRPC cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028 với mức thiếu hụt rơi vào khoảng 600 - 800.000 tấn/năm.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá cao su tự nhiên trên thế giới lên mức cao nhất 2 năm hồi giữa tháng 6/2024, tăng gần 25% so với hồi đầu năm nay.
Ông M Vasanthagesan, Giám đốc điều hành Hội đồng Cao su Ấn Độ, vừa cho biết mưa lớn đang tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác cao su nước này. Ấn Độ hiện thuộc top 5 các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.
Sản lượng cao su của Ấn Độ trong niên vụ 2023/2024 ước đạt 857.000 tấn, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lên tới 1,4 triệu tấn. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, theo ông M Vasanthagesan.
Theo tính toán của SSI Research, giá cao su tăng 1% sẽ giúp biên lợi nhuận gộp mảng sản xuất cao su của Cao su Việt Nam sẽ tăng 0,5%.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã cổ phiếu DPR) cho biết, sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên đạt hơn 1.400 tấn với giá bán bình quân đạt 42,78 triệu đồng/tấn, lần lượt tăng 26,7% về sản lượng tiêu thụ và tăng 25% về giá bán so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, giúp biên lợi nhuận gộp mảng này tăng vọt từ 8% lên 28%.
Tương tự, Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (mã cổ phiếu TRC) ghi nhận lãi ròng quý 2/2024 tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 13 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giá bán mủ cao su khai thác tăng.

  • Chọn doanh nghiệp nào ??? GVR, DPR, PHR,…

DPR CÓ LẼ đang tốt nhất.

Thị trường ngày 22/8

Giá cao su tại Nhật Bản cao nhất 8 tuần

Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 8 tuần, do giá cao su tổng hợp tăng.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn Osaka (OSE) tăng 8,1 JPY tương đương 2,45% lên 339,1 JPY/kg. Trong phiên có lúc đạt 339,4 JPY/kg – cao nhất kể từ ngày 14/6/2024.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn Thượng Hải tăng 135 CNY tương đương 0,84% lên 16.290 CNY (2.284,46 USD)/tấn.

Giá cao su butadiene kỳ hạn tháng 10/2024 trên sàn Thượng Hải tăng 145 CNY tương đương 1% lên 14.610 CNY (2.048,6 USD)/tấn.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 176,3 US cent/kg.

TTA VẪN ĐẸP

Tiếp tục có lực gom

KDH
Dự án The Privia (Bình Tân, Tp. HCM) với quy mô 1,043 căn hộ được mở bán từ Quý
4/2023, đã bán hết 100%. Dự án hiện đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ
bắt đầu bàn giao trong Quý 4/2024. Chúng tôi kỳ vọng dự án sẽ được bàn giao theo đúng kế hoạch, đóng góp chính vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của KDH trong năm 2024. KBSV ước tính doanh thu và LNST của KDH năm 2024 đạt lần lượt là 3,215 tỷ VND (+54%YoY) và 797 tỷ VND (+11%YoY).

Kỳ vọng trong năm 2024, KDH sẽ mở bán hai dự án hợp tác với Keppel là Clarita và Emeria, có quy mô 11.8ha tại Tp. Thủ Đức. Hai dự án này đã khởi công từ Quý 4/2023, hiện đã hoàn thiện xây thô các căn thấp tầng, kỳ vọng có thể đóng góp
vào doanh số bán hàng của KDH từ nửa cuối năm 2024.

Nay tăng được chưa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 7/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186,03 nghìn tấn, trị giá 307,91 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với tháng 6/2024; so với tháng 7/2023 vẫn giảm 15,3% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá, đây là tháng thứ tư liên tiếp lượng cao su xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 912,72 nghìn tấn, trị giá trên 1,41 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Về giá xuất khẩu: Tháng 7/2024, giá bình quân cao su xuất khẩu đạt 1.655 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 6/2024 và tăng 26,8% so với tháng 7/2023.
Tháng 7/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 68,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 127,66 nghìn tấn, trị giá 206,73 triệu USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với tháng 6/2024.

Tính hết tháng 7/ 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 617,03 nghìn tấn cao su, trị giá 924,63 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, trong tháng 7/2024, xuất khẩu cao su sang một số thị trường tăng trưởng tốt so với tháng 7/2023 như: Nga, Hoa Kỳ, Malysia, Sri Lanka, Brasil, Nhật Bản, Bangladesh, Pháp, Đức…

Theo tính toán của SSI Research, giá cao su tăng 1% sẽ giúp biên lợi nhuận gộp mảng sản xuất cao su của Cao su Việt Nam sẽ tăng 0,5%.

Do đặc tính của cây cao su, việc khai thác cao su sẽ diễn ra mạnh từ tháng 3 – 12 hàng năm, do đó quý II trở đi mới là thời điểm sản lượng của Cao su Việt Nam đạt đỉnh, mở ra dư địa tăng trưởng kết quả kinh doanh. Dự báo của một số hãng chứng khoán cho thấy mảng cao su năm nay của Cao su Việt Nam có thể tăng trưởng 15% so với năm 2023.

Gom tiếp:

Giá cao su thế giới đang leo đỉnh, mặt bằng giá cao hơn 2023. Mùa cao điểm xuất khẩu vào các quý cuối năm của ngành cao su