VTP - Khỏe, xây xong 3 nền giá chồng nền là ổn
CTD - Báo cáo tài chính, trích lập dự phòng rất lớn - chưa rõ ntn nhưng khoản đó hoàn nhập sẽ rất ổn kiểu giống như VGI đã từng,
Kỹ thuật khỏe
VTP
Trong năm 2024, công ty công bố đã đạt công suất gần 2 triệu bưu kiện/ngày nhờ việc bổ sung thêm cơ sở phân loại Quang Minh vào cuối năm 2023 và rút ngắn thời gian giao hàng thêm tối đa 8-10 giờ so với những năm trước. Do đó, chúng tôi kỳ vọng công ty sẽ tận dụng sự cải thiện về công suất và chất lượng này để cải thiện thị phần và lợi nhuận trong thời gian tới.
Theo công bố sơ bộ từ Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT), trong Q3/2024, Viettel Post đã ghi nhận 2,6 nghìn tỷ đồng doanh thu dịch vụ (+40% svck) và LNTT đạt 133 tỷ đồng (+3,3% svck). Ngoài ra, công ty sẽ đưa Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào họat động vào đầu tháng 12/2024 và thúc đẩy phát triển logistics thương mại điện tử xuyên biên giới và cửa khẩu thông minh
Sơ bộ về quy mô thị trường của các dịch vụ mới như sau:
• Giá trị thương mại Việt Nam-Trung Quốc khá đáng kể: Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu 110 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc (chiếm 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) và xuất khẩu 61 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
• Tại cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn (đây là cửa khẩu biên giới lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc), mỗi ngày có 1.300 xe container qua lại, tương đương với khoảng 500.000 TEU hàng hóa. Mỗi container có thể yêu cầu các dịch vụ khác nhau như: thông quan, lưu kho và depot, xử lý và xếp dỡ hàng….
• Quy mô thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc (xuất khẩu sang tất cả các quốc gia) đạt 250 tỷ USD vào năm 2021, tăng 31% svck
-
SZC công bố báo cáo tài chính Q3.2024, với doanh thu và LNST lần lượt là
165 tỷ đồng (-21% yoy) và 60 tỷ đồng (+9% yoy). Trong đó, doanh thu từ KCN
đạt 142 tỷ đồng (-16% yoy) chiếm 83% doanh thu thuần. Biên LNG mảng KCN
đạt 64% so với 51% của cùng kỳ năm trước. Như vậy, lũy kế 9T.2024, SZC ghi
nhận doanh thu 641 tỷ đồng (+15% yoy; đạt 73% kế hoạch doanh thu), LNST ghi
nhận 227 tỷ đồng (+39% yoy; đạt 99,5% kế hoạch LNST 2024 là 228 tỷ đồng).
SZC ghi nhận KQKD tăng trưởng mạnh trong bối cảnh tỉnh BR-VT cũng thu hút
lượng vốn FDI lớn, đạt 1,9 tỷ USD cao gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. -
Người mua trả tiền trước tăng mạnh. SZC ghi nhận khoản mục người mua trả
tiền trước ngắn hạn tại 30.09.2024 đạt 701 tỷ đồng (+96% so với 01/01/2024).
Chủ yếu ghi nhận từ Công ty TNHH Electronic Tripod VN 359 tỷ đồng (hợp đồng
cho thuê 18ha đất; giá cho thuê ước tính 80 USD/m2/kỳ thuê) và CTCP Thép
KTC Steel Builder 178 tỷ đồng (hợp đồng cho thuê 7,5ha đất; giá cho thuê ước
tính 95 USD/m2/kỳ thuê). Giá cho thuê trung bình của SZC trong hai hợp đồng
này ước tính khoảng 84USD/m2/kỳ thuê. -
BOT 768 chuẩn bị thực hiện thu phí trở lại. Ngày 13/10, thông tin từ UBND
tỉnh Đồng Nai cho biết, dự kiến từ ngày 1/12 tới, dự án BOT đường tỉnh 768 sẽ
thu phí trở lại để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan
chức năng, sau khi thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, tách hạng mục đường
Nhà máy nước Thiện Tân - Hoàng Văn Bổn ra khỏi dự án thì nguồn vốn cần thu
phí để hoàn vốn với các hạng mục còn lại khoảng 425 tỷ đồng. Với số vốn này,
thời gian thu phí dự kiến của dự án sẽ thực hiện trong hơn 9 năm. Trước khi
dừng thu phí, mỗi năm BOT 768 đem lại cho SZC khoảng 66 tỷ đồng doanh thu
phí đường bộ (chiếm 15% doanh thu thuần 2020), với LNG khoảng 32 tỷ đồng
(chiếm 14% LNG năm 2020) -
Kế hoạch thoái vốn của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi,
MCK SNZ). Dự kiến sẽ thoái vốn tại 6 công ty kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp trong đó có SZC. Tỷ lệ sở hữu hiện nay là 46,84% thoái vốn giảm xuống
còn 36%. Kế hoạch thoái vốn đề ra trong 2024-2025. Do đó, câu chuyện thoái
vốn tại SZC có thể sẽ có diễn biến hơn trong thời gian tới.
CTD cập nhật:
Năm 2024 (CTD sử dụng năm tài chính bắt đầu từ tháng 07 hàng năm), doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CTD đạt lần lượt 21.045 tỷ đồng (31% yoy) và 309 tỷ đồng (491% yoy), hoàn thành lần lượt 104% và 102% kế hoạch năm. Biên lợi nhuận gộp năm 2024 cải thiện đáng kể so với cùng kỳ nhờ: (1) các hợp đồng ký kết trong giai đoạn 2021-2022 với giá thấp đã dần hoàn thiện, trong khi những hợp đồng xây dựng công nghiệp mới có biên lợi nhuận cao hơn (2) Mặt bằng giá nguyên vật liệu xây dựng có dấu hiệu ổn định.
Trong Q1/2025, doanh thu của CTD ước đạt 4.708 tỷ đồng (+15% yoy). Doanh số ký mới đạt khoảng 8.559 tỷ đồng, trong đó gần 69% đến từ hoạt động repeat sale (kí hợp đồng mới với các khách hàng quen thuộc và có uy tín tốt). Giá trị mà Coteccons đang tham gia đấu thầu đạt khoảng 16.900 tỷ đồng.
Doanh thu Q1/2025 tăng trưởng tích cực nhờ giá trị backlog cải thiện trong năm 2024, đến từ các dự án xây dựng công nghiệp lớn như: Nhà máy Lego, nhà máy Suntory Pepsico, nhà máy Pandora. Tỷ lệ repeat sale trong cơ cấu doanh thu ký mới cao, qua đó hạn chế rủi ro trích lập nợ xấu trong năm 2025.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
-
Mảng xây dựng dân dụng: những tín hiệu phục hồi đầu tiên từ thị trường BĐS
Trong giai đoạn 2025 – 2026, VCBS đánh giá nguồn việc và KQKD mảng xây dựng dân dụng của CTD sẽ ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ (1) nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng, (2) Chính phủ đã có những động thái rõ ràng và tương đối quyết liệt trong việc đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý các dự án. -
Mảng xây lắp công nghiệp & hạ tầng: động lực tăng trưởng quan trọng cho khối lượng backlog
Vị thế vững vàng trong mảng xây dựng công nghiệp là động lực đem lại khối lượng backlog ở mức cao (khoảng 25.000 – 30.000 tỷ đồng) cho CTD trong giai đoạn 2025-2027 nhờ: (1) Tiềm năng thu hút FDI tại Việt Nam còn lớn, (2) CTD sở hữu kinh nghiệm quan trọng và uy tín tốt sau khi thi công thành công các dự án lớn, đòi hỏi khắc khe về kĩ thuật và tiến độ xây dựng, (3) Việc tiên phong áp dụng mô hình quản trị theo các tiêu chí ESG giúp gia tăng khả năng trúng thầu. -
Tiềm năng mở rộng biên lợi nhuận
VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận của CTD sẽ tiếp tục được cải thiện trong giai đoạn 2025-2027 nhờ gia tăng tỷ trọng đóng góp từ các gói thầu xây dựng công nghiệp và giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng phải thu.
DBD - CÂU CHUYỆN CÒN DÀI
Trong quý III, Bidiphar đạt được những kết quả tích cực. Doanh thu ước đạt hơn 452 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu thuốc tự sản xuất ở cả hai kênh ETC (thuốc kê đơn) và OTC (thuốc tại quầy) đều tăng trưởng tốt. Lãi trước thuế ước đạt hơn 80 tỷ đồng, tăng trưởng 5%.
Tính từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp ước đạt doanh thu thuần gần 1.27 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 5.1% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng Công ty sản xuất ước đạt hơn 1.15 ngàn tỷ đồng, tăng 6.1% so với cùng kỳ. Doanh thu kênh ETC và OTC tăng trưởng lần lượt 8.6% và 1.7%.
Chia sẻ tại Hội thảo, Tổng Giám đốc Bidiphar Phạm Thị Thanh Hương cho biết, trong thời gian tới, Bidiphar sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới, tập trung vào nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng.
“Mục tiêu của Bidiphar đến năm 2030 là đạt doanh thu 4 ngàn tỷ đồng và vươn lên Top 3 doanh nghiệp dược uy tín tại Việt Nam. Công ty đã hoàn thành nhà máy thuốc trị ung thư đạt tiêu chuẩn GMP-EU và đang trong quá trình xin chứng nhận”, Tổng Giám đốc Bidiphar Phạm Thị Thanh Hương cho hay .
Bidiphar hiện có 16 hoạt chất trong lĩnh vực thuốc ung thư, 37 hoạt chất kháng sinh, và đứng thứ 2 về dung dịch thẩm phân máu. Công ty cam kết phát triển các sản phẩm mới, bao gồm thuốc điều trị ung thư và kháng sinh phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước. Với phương châm “Chất lượng - Hiệu quả - Thỏa mãn khách hàng”, Bidiphar không ngừng nỗ lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, vì sức khỏe cộng đồng, mang lại lợi ích kinh tế cho cổ đông và tạo ra giá trị đích thực cho xã hội.
… còn nhiều…
- Đồ thì kỹ thuật: Vào xu hướng tăng, vol khoẻ,…
KDH - cập nhật:
Từ ngày 15/10/2024, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc (“Công ty Khang Phúc”), thành viên của Tập đoàn Khang Điền, bắt đầu bàn giao những căn hộ đầu tiên cho khách hàng của Dự án Khu nhà ở cao tầng Công ty Khang Phúc tại phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (“Dự án THE PRIVIA”).
THE PRIVIA tọa lạc tại trung tâm quận Bình Tân, liền kề công viên Lý Chiêu Hoàng, di chuyển thuận lợi từ 3 – 5 phút đến Aeon Mall, Co.op Mart, Mega Market Bình Phú, Bến xe Miền Tây, Công viên Phú Lâm và trường học các cấp; 15 phút đến Chợ Lớn và các bệnh viện lớn. Dự án có qui mô 1.043 căn hộ, đa dạng loại hình từ 1 đến 3 phòng ngủ và căn hộ Studio, theo phong cách trẻ trung và hiện đại.
THE PRIVIA ra mắt vào Quý IV/2023 với đầy đủ văn bản pháp lý cho việc mở bán. Khách hàng được tài trợ vốn bởi các ngân hàng uy tín như VietinBank, Vietcombank, BIDV… Chỉ trong vòng 3 tháng, dự án đã bán hết 100% tổng số căn. Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, THE PRIVIA được giới chuyên gia tôn vinh qua 2 giải thưởng uy tín: “Dự án căn hộ Mid End tốt nhất tại TP. HCM” và “Dự án căn hộ có thiết kế nội thất tốt nhất” tại giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2022.
CTD
Nhóm quỹ liên quan Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam đã mua thêm tổng cộng 550.000 cổ phiếu CTD để nâng sở hữu lên 7,18% vốn. Trong khi đó, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT mua vào 200.000 cổ phiếu CTD để sở hữu 1,57%.
CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD - sàn HoSE) gần đây liên tục ghi nhận biến động sở hữu của cổ đông nội bộ và nhóm quỹ ngoại.
Ngày 22/10, nhóm quỹ liên quan Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam đã mua thêm tổng cộng 550.000 cổ phiếu CTD để nâng sở hữu từ 6,63%, lên 7,18% vốn điều lệ…
- Kỹ thuật: Có nền tích luỹ kiến tạo, Gía đang vùng kháng cự MA200, chuẩn bị vượt…
- Doanh thu 2025 dự kiến tăng trưởng mạnh
Dự báo doanh thu năm 2025 của CTD sẽ đạt 24.291 tỷ đồng (+11% so với năm trước) nhờ backlog duy trì ở mức cao từ 25.000 – 30.000 tỷ đồng. CTD đã trúng thầu các dự án lớn như Nhà máy Lego, Pandora và Suntory Pepsico
Bùng nổ doanh thu! Với những hợp đồng lớn, CTD đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
- Biên lợi nhuận cải thiện đáng kể
Biên lợi nhuận gộp của CTD dự kiến tăng từ 3.4% năm 2024 lên 4.4% vào năm 2026, nhờ tỷ trọng xây dựng công nghiệp cao hơn và giảm áp lực dự phòng nợ xấu.
Tăng trưởng biên lợi nhuận! Hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTD ngày càng được nâng cao.
- Phục hồi mạnh mẽ từ lĩnh vực xây dựng dân dụng
Mảng xây dựng dân dụng của CTD sẽ hồi phục từ năm 2025 khi thị trường bất động sản dần khởi sắc, với Chính phủ đẩy mạnh phê duyệt pháp lý các dự án.
Tăng tốc trở lại! Thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ, tạo cơ hội lớn cho CTD.
- Áp dụng tiêu chuẩn ESG giúp tăng khả năng trúng thầu
CTD tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn ESG, giúp nâng cao uy tín và khả năng trúng thầu các dự án FDI lớn.
Tiên phong bền vững! ESG giúp CTD mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế.
DPG
- Xây lắp hạ tầng – năng lực đấu thầu, thi công được củng cố: Tổng giá trị backlog chuyển sang 2024 đạt 6,000 tỷ (tăng +71% YoY và gấp 3.8 lần so với giai đoạn 2018- 2022). Biên lợi nhuận gộp được kỳ vọng duy trì ở mức 6-7% do phần lớn danh mục dự án ký mới đều yêu cầu chất lượng kỹ thuật cao như cầu, cao tốc và giá VLXD giảm
Một số hợp đồng, gói thầu mà DPG trúng thầu trong 6T24, bao gồm Gói thầu số 1: 470 tỷ đồng, số 11.2: 58 tỷ đồng, số 15: 101 tỷ đồng, số 11: 60 tỷ đồng.
- Thủy điện
Có thể nói rằng, nguồn điện năng từ thủy điện là nguồn điện giá rẻ nhưng sản lượng điện hằng năm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết. Sau hơn một năm kết quả lao dốc do điều kiện thủy văn không thuận lợi, nhóm doanh nghiệp thủy điện kỳ vọng kinh doanh sẽ khởi sắc khi hiện tượng La Nina quay lại.
Triển vọng của nhóm nhà máy thủy điện giai đoạn cuối năm 2024 sẽ cải thiện sản lượng, với dự báo xác suất xảy ra La Nina là cao, cường độ ảnh hưởng mạnh
- Mảng mới:Kính hoa siêu trắng
Kết thúc quý 2, DPG đã ký hợp tác thành công với Tập đoàn Khải Định (Trung Quốc) về việc cung cấp lắp đặt dây chuyền thiết bị cho nhà máy kính siêu trắng; tổng giá trị hợp đồng đạt 45 triệu đô. Hiện tại, DPG đang bắt đầu đầu tư xây dựng nhà máy, mới ghi nhận khoản chi phí trong Q2/2024.
Đây là bước tiến quan trọng của Tập đoàn Đạt Phương trong việc đa dạng nguồn thu trong tương lai gần; dự kiến giai đoạn 1 (năm 2026) cho công suất 400 tấn/ngày. Đây là sản phẩm của tương lai trong xu thế năng lượng sạch, vật liệu chính sản xuất pin mặt trời.
- Tình hình tài chính
Đến hết Q2/2024, DPG ghi nhận tổng nợ vay tài chính 2.236 tỷ (- 13,5% YoY); tỷ lệ nợ/VCSH đạt 0,9 lần, trong xu hướng giảm trung hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp có lịch sử trả cố tức tiền mặt đều đặn với tỷ lệ 10% hằng năm. Điều này phản ánh năng lực quản lý tài chính tốt của DPG trong bối cảnh khối lượng công việc rất cao.
Đạt Phương cũng đã hoàn tất mua lại lô trái phiếu DPGH2124001 với quy 200 tỷ đồng trong Q2/2024.
- Kỹ thuật: … vài điểm đặc biệt về DPG …
chữ in đậm
SZC
Giá trị người mua trả trước ngắn hạn của SZC đã có đà tăng mạnh nhất trong khoảng 4 năm trở lại đây, đạt mức kỷ lục trong lịch sử là 701 tỷ. Trong đó, 359 tỷ đến từ Electronic Tripod VN (khoảng 18 ha) và 178 tỷ đến từ Steel Builder (khoảng 7,6 ha). DSC đánh giá, với việc đã thu về gần như 100% giá trị hợp đồng ước tính, cả 2 hợp đồng trên có thể ghi nhận doanh thu ngay trong quý 4. Đây là cơ sở để chúng tôi nâng dự phóng KQKD 2024, với doanh thu thuần đạt 1.196 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 392 tỷ.
- Kỹ thuật: Vùng đặt cược được