Dfund- thị trường chung và cổ phiếu khỏe

,

Số đông còn sợ là còn tăng
Phiên nay họ nhà F tăng đẹp

1 Likes

Phiên Bank (CTG, BID, VCB với thông tin rumor), họ FPT, bán lẻ, Blue kênh trên hút tiền tốt quá.

1 Likes

THỊ TRƯỜNG SAU PHIÊN 21/8/2024

VNIndex sau FTD tiếp tục phiên thứ 3 liên tiếp tăng giá tốt kèm vol tăng tốt có thấp hơn chút so với phiên hôm qua, đà tăng tiếp tục được duy trì. Dòng tiền tập trung nhóm Bank đặc biệt VCB, BID, CTG với thông tin được tăng vốn (như phiên qua đã có chút thông tin). Một điều quan trọng là các cổ phiếu mạnh về cơ bản có phá vỡ thoát khỏi các mẫu hình biểu đồ, nền giá thích hợp… vẫn tiếp tục giữ và tăng giá tốt, nhóm Leader của thị trường hiện tại đang xác định là nhóm bán lẻ với MWG, PNJ, VNM, MSN, FRT… Tâm điểm phiên nay FRT có tím (Sau MWG, PNJ tăng mạnh các phiên trước đó)

  • Phiên nay với tâm điểm là FRT, FPT và cổ phiếu Bank về cuối phiên dòng tiền vào mạnh, giúp kéo điểm thị trường. Dòng tiền vào các nhóm này đảm bảo hơn cho xu hướng tăng của thị trường.

  • Hay các cổ phiếu khác tiếp tục duy trì tốt về cả cơ bản và kỹ thuật, sức mạnh giá như: GAS, BCM, GMD, REE, BSR, OIL…
    => Những cổ phiếu này cần tiếp tục giữ -tăng giá tốt là điều kiện cần để đảm bảo phiên FTD thành công, thị trường quay lại tăng giá tốt. (TẬP TRUNG VÀO LEADER, CỔ MẠNH VỀ GIÁ VÀ CƠ BẢN)

  • Nhóm BĐS, Đầu tư công - 2 Nhóm mạnh này vẫn xác định đang là nhịp hồi từ đáy muốn lên mạnh, vững cần quan sát nhịp rũ, rung, chốt lời 1-2 phiên tới. Một số cổ phiếu Đầu tư công đã hình thành xong mẫu hình đảo chiều VĐV ở đáy, có thể quay lại tăng giá tốt 1 nhịp tới. Nên chú ý việc mua đuổi. 2 Nhóm này đang gặp áp lực chốt lời phiên nay khi thấy các cổ Bank, Blue tăng tốt. Nhóm Chứng khoán các cổ phiếu mạnh nhất cũng đang hấp thụ tốt lực chốt lời.

  • Sau phiên nay VNindex vượt 1280 càng lên vùng kháng cự mạnh hơn 1290 -1300, thị trường cũng đã lên mạnh liên tiếp, cổ phiếu bắt đáy,… đã số đều có lãi tốt nên nhịp rung lắc chốt lời, hay tâm lý gặp kháng cự bán sẽ mạnh hơn, đặc biệt nhóm bắt đáy, đầu cơ cao nên việc giải ngân với các cp này hết sức thận trọng. Đã sử dụng FTD thì chỉ nên giải ngân đúng tiêu chí theo phương pháp Canslim.

Nhóm cp khác cần theo dõi hàng ngày:
Nhóm BĐS: KDH, NLG, TCH, VHM, PDR,…
Nhóm Bank: MBB, CTG, VCB, BID
Dầu khí: OIL, BSR
Nhóm Phân: DCM, DPM*,…
Nhóm Vận tải biển: PVP, GSP, PDV,…
Khác DL1, HAX…

  • Mua-bán như thế nào: Vẫn như nhận định bài gửi phía trên, đến phiên hôm nay và trước phiên FTD đã xuất hiện các cổ phiếu đạt tiêu chí giải ngân hết rồi. “Phải duy trì kỷ luật cổ phiếu đạt tiêu chí”
1 Likes

MSN

1 Likes

Note

  • BÁN lẻ vẫn mạnh - Leader
  • BĐS, Đầu tư công vẫn thể hiện khả năng hấp thụ cung chốt lời ổn
  • Chứng khoán được xem là rất tích cực khởi động cho vòng mua bán mới. Chốt rồi lại quay lại mua
  • Cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì được tiền vào dương. Trạng thái tích cực mở rộng từ Big3 hôm qua sang 1 số bank tư nhân .
    => Với kiểu đánh cho chốt lãi KHÁ XÔNG XÊNH như thế này thì xác suất cao khả năng xu hướng tiếp vẫn sẽ xoay tua ngành rồi kéo tiếp.
1 Likes

THỊ TRƯỜNG SAU PHIÊN 22/8/2024

Thị trường gặp áp lực chốt lời tại vùng kháng cự 1290-1300 sau khi tăng mạnh từ đáy cũng như tăng liên tiếp các phiên trước đó. Đa số các cổ phiếu đều tăng giá đặc biệt nhóm cổ phiếu bắt đáy như BĐS, Đầu tư công, Chứng khoán… Các cổ phiếu trụ VN30 vẫn thể hiện tốt việc giữ tăng điểm số khi thay nhau tăng giá, phiên nay là 1 số ngân hàng SSB, TCB, CTG và VRE. Nhóm bán lẻ vẫn đang là Leader hiện tại khi các cổ phiếu đều không giảm MWG, PNJ, MSN, FRT,… bán lẻ xăng dầu PLX, ,… Áp lực bán chủ yếu ở nhóm bắt đáy như Đầu tư công, BĐS,… Kết phiên thị trường giảm nhẹ, VN30 xanh nhẹ, khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên tăng trước đó. Nhìn chung thị trường chưa thấy tín hiệu gì mà đang thấy phiên điều chỉnh bình thường sau nhịp tăng mạnh.

Chiến lược hiệu quả vẫn là tập trung xem phản ứng của nhóm Leader, nhóm cổ phiếu trụ, cổ phiếu khoẻ để xem dòng tiền của thị trường có đánh Vnindex vượt đỉnh… Sau phiên FTD số đông đều thấy và hô hào nhưng đã dùng FTD thì số đông lại không dùng để mua bán cổ phiếu đạt 1 số tiêu chuẩn cả cơ bản lẫn kỹ thuật theo 1 số tiêu chí Canslim và thường dòng đầu cơ, bắt đáy. Tương tự đến vùng đỉnh có FTD thì có dùng đếm phân phối và quan sát Leader thì số đông 1-2 phiên giảm lại quay xe nhanh chóng (nhưng thường với chính các cổ phiếu bắt đáy, đầu cơ mạnh). Nên sử dụng FTD thì nên sử dụng phương pháp thống nhất trong việc mua - bán cổ phiếu.

Còn xác định Thị trường Sideway biên rộng thị không dùng FTD và cách chọn cổ phiếu, mua bán cũng khác.

Nhóm cổ phiếu quan tâm:
(Vẫn như những ngày trước nhận định)

  • Mua-bán như thế nào: Cơ bản dùng FTD thì đã giải ngân hết khi xuất hiện cổ mạnh, ngành leader. “Phải duy trì kỷ luật cổ phiếu đạt tiêu chí”
1 Likes

WinCommerce (WCM) – doanh thu bình quân cửa hàng tiếp tục tăng tốc. Doanh thu thuần đạt 15.801 tỷ (+8,8% yoy) và EBITDA 421 tỷ (+87,6% yoy).

:black_small_square: Mở rộng một cách thận trọng. Cuối Q2 2024, WCM có 3.544 cửa hàng mini (WMP) (+43 vs Q4 2023) và 129 siêu thị (WMT) (-3 vs Q4 2023). Trong 1H, WCM tập trung nhiều hơn vào việc chuyển đổi các cửa hàng WinMart+ hiện hữu sang WIN tại vực thành thị và WinMart+ Rural tại khu vực nông thôn. Hai format cửa hàng mới này, đặc biệt là WinMart+ Rural, cho thấy hiệu quả ấn tượng, khi tốc độ tăng trưởng doanh thu LFL (các cửa hàng mở trước 2023) mỗi cửa hàng cao hơn bình quân của cả chuỗi. Thậm chí, hai mô hình mới này đã có lãi ròng ở các cửa hàng LFL trong 1H 2024

1 Likes

MSN - Vẫn ở chân sóng

Kết quả kinh doanh 1H 2024 khả quan như kỳ vọng
MSN công bố KQKD 1H 2024 với doanh thu thuần 38.989 tỷ đồng (+4,5% yoy) và lợi nhuận sau thuế - cđts 607 tỷ đồng (+89,7% yoy) với sự cải thiện đầy ấn tượng của các mảng kinh doanh cốt lõi liên quan tới Tiêu dùng. Như vậy sau 6 tháng, MSN đã hoàn thành lần lượt 46,4% chỉ tiêu về doanh thu và 63,3% chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch kịch bản cơ sở được đặt ra hồi đầu năm.

  1. Masan Consumer (MCH) – tiếp tục mở rộng thị phần, là trụ cột tăng trưởng. Doanh thu thuần đạt 13.968 tỷ (+11,6% yoy) và EBITDA đạt 3.557 tỷ (+16,2% yoy).
    Mở rộng thị phần. MCH một lần nữa khẳng định hồ sơ năng lực với khả năng nắm bắt và dẫn dắt xu hướng tiêu dùng FMCGs – đó là cao cấp hoá và tiện lợi hoá, ghi nhận tăng trưởng doanh thu vượt xa tăng trưởng chung của ngành.

  2. WinCommerce (WCM) – doanh thu bình quân cửa hàng tiếp tục tăng tốc. Doanh thu thuần đạt 15.801 tỷ (+8,8% yoy) và EBITDA 421 tỷ (+87,6% yoy)
    :black_small_square: Mở rộng một cách thận trọng. Cuối Q2 2024, WCM có 3.544 cửa hàng mini (WMP) (+43 vs Q4 2023) và 129 siêu thị (WMT) (-3 vs Q4 2023). Trong 1H, WCM tập trung nhiều hơn vào việc chuyển đổi các cửa hàng WinMart+ hiện hữu sang WIN tại vực thành thị và WinMart+ Rural tại khu vực nông thôn. Hai format cửa hàng mới này, đặc biệt là WinMart+ Rural, cho thấy hiệu quả ấn tượng, khi tốc độ tăng trưởng doanh thu LFL (các cửa hàng mở trước 2023) mỗi cửa hàng cao hơn bình quân của cả chuỗi. Thậm chí, hai mô hình mới này đã có lãi ròng ở các cửa hàng LFL trong 1H 2024.

  • Duy trì EBIT dương ở mức độ cửa hàng. Q2 2024, WCM báo cáo biên EBIT LFL ở mức độ cửa hàng khả quan với 3,6% cho chuỗi WMP (Q1 6%) và -0,5% cho chuỗi WMT (Q1 2,3%).
  1. Các mảng kinh doanh ngoài The CrownX (TCX) cũng cho tín hiệu khả quan
    :black_small_square: Masan MeatLife (MML) ghi nhận doanh thu thuần 3.510 tỷ (+6,3% yoy) và EBITDA 248 tỷ (+441,9% yoy) trong 1H 2024. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ biên gộp chung tăng 1.200 bps so với cùng kỳ
  • Masan Hi-Tech Materials (MHT) ghi nhận doanh thu thuần 6.742 tỷ (-7,8% yoy) và EBITDA 699 tỷ (-39% yoy) trong 1H 2024. KQKD có nhiều tín hiệu tích cực, riêng Q2 MHT đạt EBITDA 582 tỷ, tăng gần 5 lần so với quý liền trước chủ yếu nhờ giá đầu ra cải thiện, điển hình là giá APT và giá đồng cuối Q2 đã tăng lần lượt 10% và 13% so với đầu năm

  • Phuc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu thuần 778 tỷ (-0,7% yoy) và EBITDA 132 tỷ (+3,1% yoy). Nhờ thận trọng trong việc mở thêm cửa hàng Flagship (chỉ 4 cửa hàng trong 1H) và triệt để thu gọn mô hình Kiosks không hiệu quả, lợi nhuận ròng của PLH có sự chuyển mình mạnh mẽ, đạt 53 tỷ trong 1H so với mức lỗ ròng 9 tỷ năm ngoái. Với xu hướng tích cực trên, BVSC kỳ vọng lợi nhuận PLH cả năm 2024 có thể đạt 92 tỷ, tăng gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước.

  • Techcombank (TCB) đóng góp 2.465 tỷ vào EBITDA của MSN trong 1H 2024, tăng 33% yoy

** Tại cuối Q2 2024, nợ vay ròng ghi nhận 45.895 tỷ, giảm 6.758 tỷ so với cuối 2023 chủ yếu nhờ đã nhận được khoản đầu tư 250 triệu USD từ Bain Capital. Bên cạnh khoản huy động này, cổ tức tiền mặt từ TCB và MCH cộng với KQKD phục hồi tích cực sẽ tạo vị thế tài chính khá an toàn để MSN thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong 12 tháng tới.

1 Likes

THỊ TRƯỜNG TUẦN MỚI
Tập trung vào PHẢN ỨNG nhóm Leader của thị trường hiện tại đang xác định là nhóm bán lẻ với MWG, PNJ, VNM, MSN, FRT…

  • Hay các cổ phiếu khác tiếp tục duy trì tốt về cả cơ bản và kỹ thuật, sức mạnh giá như: FPT, PLX, GAS, BCM, GMD, REE, BSR,…và Dòng tiền vào một số cổ phiếu nhóm ngân hàng , dòng tiền vào các nhóm này đảm bảo hơn cho xu hướng tăng của thị trường.
    => Những cổ phiếu này cần tiếp tục giữ -tăng giá tốt là điều kiện cần để đảm bảo thị trường quay lại tăng giá tốt. (TẬP TRUNG VÀO LEADER, CỔ MẠNH VỀ GIÁ VÀ CƠ BẢN)
  • Nhóm Chứng khoán các cổ phiếu mạnh nhất cũng đang hấp thụ tốt lực chốt lời (FTS, BSI, HCM) Cộng thêm các thông tin hỗ trợ cho nhóm chứng khoán tăng tiếp.
  • Nhóm BĐS, Đầu tư công - 2 Nhóm mạnh này vẫn xác định đang là nhịp hồi từ đáy muốn lên mạnh, vững cần quan sát nhịp rũ, rung, chốt lời. Một số cổ phiếu Đầu tư công đã hình thành xong mẫu hình đảo chiều VĐV ở đáy, có thể quay lại tăng giá tốt 1 nhịp tới. Nên chú ý việc mua đuổi. 2 Nhóm này đang gặp áp lực chốt lời phiên nay khi thấy các cổ Bank, Blue tăng tốt.

** Dòng tiền luân phiên kéo 1 số cp trong 1 sô nhóm ngành, hấp thụ những đội T+, những người bán rồi lại mua lại vào đẩy giá mua cao hơn và đến lúc thị trường đạt đỉnh, xả hàng đúng đội vào cuối hoặc t+ khi thấy các nhóm ngành chạy luân phiên

  • CHÚ Ý: SỰ PHÂN HÓA CỔ PHIẾU Ở CÁC NHÓM NGÀNH SẼ TIẾP TỤC DIỄN RA NÊN CHÚ Ý CHỌN CỔ PHIẾU CŨNG NHƯ DÒNG TIỀN ĐANG CÓ SỰ KÉO LUÂN PHIÊN NÊN CHU Ý VIỆC NHẢY THEO THỊ TRƯỜNG.
1 Likes

Triển vọng của GAS hiện tại đều liên quan đến trử lượng khí mới sẽ khai thác từ dự án Lô B. Đây mới là yếu tố thay đổi mới của GAS đề xứng đáng với mức định giá hấp dẫn hơn.

Trước mắt dự báo GAS sẽ chinh phục mốc 91-92 trong năm nay và neo vùng cao để chờ định giá mới khi tiến độ Lô B sáng sủa hơn, bức tranh rõ hơn thì định giá GAS sẽ thay đổi và hoàn toàn có thể kỳ vọng 1 sóng vượt đỉnh cho GAS trong chu kỳ 2025-2027

1 Likes

THỊ TRƯỜNG PHIÊN 26/8/2024

  • Vùng nhạy cảm, áp lực chốt lời và có thể thêm tâm lý nghỉ lễ nên Thị trường bị bán mạnh ở VN30 và dùng nhóm Chứng khoán kéo. Phiên ATC có lực mua VN30 nhưng nhìn chung là phiên xấu đối với VN30 khi có áp lực bán lớn. Đếm phân phối thì phiên nay là phiên phân phối.

  • Điểm chú ý là các cổ phiếu khoẻ, leader nhóm Bán lẻ bị bán mạnh: Đặc biệt PNJ phiên giảm mạnh và khối lượng giao dịch lớn, MSN, VNM, FRT cũng bị bán mạnh. MWG giảm ít nhất… Các cổ phiếu này gặp vấn đề thì cũng cảnh báo đến xu hương tăng của thị trường. NÊN CHÚ Ý CÁC PHIÊN TỚI KHI LEADER CÓ VẤN ĐỀ

  • Nhóm BĐS vẫn tăng nhẹ khi lực hấp thụ tốt lượng chốt lời và kéo nhẹ, kiểu làm cho người bán quay lại mua sau chốt lời từ đáy để đẩy giá cao hơn chút. Xu hướng đi ngang, tăng nhẹ. Nhóm Đầu tư công cũng tương tự, có thể một số cổ phiếu có thể tăng tiếp tốt hơn. Nên tránh việc mua đuổi, fomo.

  • Nhóm Chứng khoán cũng phân hoá và là nhóm tích cực phiên nay để cân bớt lại lực bán của thị trường, lực bán của nhóm VN30. Chưa thể nói nhóm này an toàn mà phiên nay chỉ đang cân bớt lại điểm số, khi áp lực bán của thị trường vẫn còn.

  • VN30 vẫn cần là đầu tàu để thị trường vượt đỉnh với các cổ phiếu Bank, bán lẻ, các cổ phiếu GAS, PLX, BCM hay nhóm Vin mới đang quay lại xu hướng tăng - test sau thời gian dài giảm và tích luỹ khá ổn về cả giá và nền giá.

  • Nhìn chung Thị trường đang vùng nhạy cảm, tích luỹ vượt đỉnh hoặc đang phân phối. Đánh đầu cơ, T+ khó ăn.
    Chú ý cổ phiếu đang nắm giữ để đưa ra quyết định mua - bán. Việc mua - bán mới chờ đợi các cổ phiếu phản ứng với EMA10, 20 và thị trường chung ở các nhóm cổ phiếu hút dòng tiền.
1 Likes

Cổ Blue, VN30 mới tăng xem xét chỉnh có cơ hội không mong x lần nhưng cơ hội 15-20% đang hiện ra dễ hơn.

1 Likes

MWG phiên chân dài thi hoa hậu

1 Likes

TT đánh kiểu: …đừng cố fomo đua xanh sau khi bán 1 cổ đỏ ra vì có thể hôm sau cổ mới mua lại đỏ mà cổ mới bán lại xanh.

1 Likes

Thị trường chung nhìn chung vẫn ổn, không quá tốt hay quá xấu, nhìn Vol thì xác suất đang hấp thụ tích luỹ cao hơn đang phân phối. Tập trung xem cổ phiếu đang nắm giữ có ổn hay không, hay thuộc hàng yếu hơn thị trường nhiều.

Vẫn thiếu Leader kéo thị trường, Leader bán lẻ đang yếu dần. Sự luân phiên kéo giữ điểm vẫn diễn ra trong nhóm VN30 nên để nói uptrend tăng mạnh là khó và chưa có, mà nhịp tăng của thị trường vẫn phân hoá mạnh ngành và cổ phiếu, nên việc chọn nắm đúng cổ phiếu rất quan trọng.

1 Likes

Phiên giao dịch 26/8 ghi nhận diễn biến đáng chú ý khi Ngân hàng Nhà nước đã dừng chào bán tín phiếu. Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không phát hành tín phiếu mới.

Trước đó, trong phiên 5/8, Nhà điều hành cũng đã giảm lãi suất tín phiếu từ mức 4,5%/năm xuống còn 4,25%/năm, rồi giảm tiếp về 4,2% trong phiên 20/8 và còn 4,15% trong phiên 23/8.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì kênh hỗ trợ thanh khoản qua hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) với quy mô 5.981 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 4,25%. So với các phiên giao dịch trước, kỳ hạn OMO đã tăng lên gấp đôi trong khi lãi suất giữ nguyên. Trước đó, NHNN cũng đã giảm lãi suất OMO từ 4,5% xuống còn 4,25% trong phiên 5/8.

Sau khi cấn trừ với lượng tín phiếu và OMO đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng cho hệ thống ngân hàng hơn 9.100 tỷ đồng trong phiên 26/8.

Hiện, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành giảm về còn 38.700 tỷ đồng, trong khi OMO lưu hành là tăng nhẹ lên 39.484 tỷ đồng. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang trạng thái bơm ròng 784 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng, sau khi liên tục duy trì ở trạng thái hút ròng thanh khoản kể từ đầu tháng 6/2024.

2 Likes

Thế giới chia 2 phe sau động thái của FED.

  • Hình so sánh khá thú vị

2007

  • Lãi suất của Fed là 5,25% tại thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên
  • Từ ngày 18 tháng 9 năm 2007 đến ngày 30 tháng 4 năm 2008, Fed đã cắt giảm lãi suất 7 lần, đưa lãi suất xuống còn 2%.

2024

  • Lãi suất liên bang là 5,25-5,5%
  • Việc cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào ngày 18 tháng 9. Xác suất hiện tại cho thấy có 9 lần cắt giảm tiềm năng, kéo dài đến ngày 17 tháng 9 năm 2025, đưa lãi suất xuống mức 3,25-3,5% .
    GV7yjeIXIAApTI9
2 Likes

cái này có tác động gì đến ttck thế bác

2 Phe là FED giảm lãi suất thì Mỹ suy thoái - hạ cánh cứng và phe Hạ cánh mềm.
Đồ thị đang so sánh Suy thoái 2008 với năm nay đó bác đang có đôi chút giống nhau.
Mỹ Suy thoái thì đi bụi hết cầm tiền thôi bác.

1 Likes

SỮA VẪN THƠM - VNM

Chiều 27/08, tại buổi hội thảo trực tuyến do Chứng khoán TP HCM (HSC) phối hợp tổ chức cùng CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đại diện Vinamilk tiết lộ tình hình bán hàng ở thị trường quốc tế đang rất khả quan. Đồng thời, xu hướng giá nguyên liệu thuận lợi được kỳ vọng giúp Công ty tiếp tục duy trì hiệu quả kinh doanh trong nửa cuối năm.

Sự khả quan tiếp diễn trong 7/2024, đại diện Vinamilk cho biết Công ty tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai chữ số ở kênh xuất khẩu.

Tình hình làm ăn của các chi nhánh Vinamilk ở nước ngoài, tại Campuchia và Mỹ, cũng cho thấy sự khởi sắc. Ông Trung tiết lộ rằng Vinamilk là đơn vị duy nhất sở hữu nhà máy sữa hiện đại tại Campuchia, tạo nên lợi thế lớn so với các đối thủ - vốn chỉ là những nhà nhập khẩu và phân phối. Thêm vào đó, thị trường Campuchia cũng đang gặt hái kết quả từ những nỗ lực marketing trong các quý trước.

Tại thị trường Mỹ, nhà máy mang thương hiệu Driftwood của Vinamilk đã khôi phục được nguồn cung bao bì trong năm 2024. “Chúng tôi nhờ vậy có thể đảm bảo hoàn thành đơn hàng nên doanh thu tại đây có sự tăng trưởng tốt”, ông Trung tiết lộ.

Nhìn về tương lai xa hơn, đại diện Vinamilk cho biết các thị trường lân cận với Việt Nam như Đài Loan và Nhật Bản đang nằm trong tầm ngắm mở rộng, bởi ở đây có cộng đồng người Việt sinh sống đông đảo.

Một vấn đề được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm là nguy cơ giá nguyên liệu tăng trở lại, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Ông Trung giải thích rằng, trong giai đoạn từ 2021-2022, giá nguyên liệu dùng cho sản xuất sữa tăng mạnh do vấn đề đứt gãy nguồn cung, nhưng hiện nay không thấy rủi ro nào tương tự. Theo vị này, giá mua nguyên liệu bột sữa của Vinamilk hiện cũng đã quay về mức trước dịch Covid.

Đại diện Vinamilk lưu ý rằng, nhu cầu bột sữa trên thị trường thế giới hiện nay không cao. Đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu bột sữa đã giảm đáng kể do kinh tế suy yếu, và nước này cũng gia tăng nguồn cung nguyên liệu nội địa trong những năm qua.

“Việc Trung Quốc dần giảm nhu cầu nhập khẩu bột sữa giúp Vinamilk hưởng lợi, bởi chúng tôi có khả năng mua nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung ở Úc và New Zealand với giá tốt hơn” - ông Trung nói.

1 Likes