Ok tks bác, để e tìm đọc lại
Đến lượt vàng nhẫn cháy hàng. Vòng xoáy bất tận, giá cao là đổ xô đi mua, lại ủn giá, xây nền lên nấc mới. Thật sự thất vọng đến giờ vẫn chưa sửa đổi quy định về kinh doanh vàng để liên thông thế giới. THeo đánh giá thì nhu cầu nhập vàng hàng năm còn thua xa hàng xa xỉ như ô tô, điện thoại, rượu, hoa quả. Đến lúc cho liên thông lại đi ủn giá vàng thế giới thì dân lại khổ
Bác Songda có nhận định gì về giá vàng trong ngắn hạn ko?
Vàng trong tình trạng bo cung, các quỹ lớn, các ngân hàng trung ương vẫn nắm giữ chưa bung. Giá được thao túng bằng tâm lý khi khắp nơi đều có ngòi nổ xung đột. Giá vàng thế giới hạ khi hòa bình, ổn định và lãi suất về đáy.
Trước mắt cần chú ý là tuần có phiên họp quyết định ls của fed. Sau đó tôi dự báo giá vàng có thể vào pha điều chỉnh tích lũy trước khi leo thang. Khung tháng mới lên 2 nhịp, theo lí thuyểt sóng thì có thể còn 1 nhịp.
Vàng hiện nay giống giai đoạn 2009-2011, giá chỉ chỉnh nhẹ rồi lại lên.
Xét yếu tố phân tích kỹ thuật, giá vàng có thể đi sóng mở rộng. Điều này phù hợp yếu tố phân tích cơ bản là căc ngòi nổ xung đột luôn sẵn sàng kích nổ. Trump tuyên bố sẽ đem lại hòa bình, kết thúc xung đột nhưng trước khi hòa bình thì các bên sẽ đẩy cao xung đột nhằm kiếm lợi thế đàm phán. Giống như VN, mẽo chỉ chấp nhận kí hiệp định Paris sau khi thất bại trên bầu trời Hà Nội
Trong pic này, tôi có dự báo giá vàng có thể lên mốc 3200, đỉnh của vàng có thể đạt vào năm 2025 nếu kết thúc được chiến tranh, nhưng việc mở rộng thêm xung đột Trung Đông và có thể là Đông Á thì phe đầu cơ vàng có vẻ sẽ chưa dừng lại.
Vì fed tuyên bố lộ trình cắt giảm ls về đáy năm 2026, như vậy yếu tố thứ 2 là ls hạ về đáy cho 1 chỉ báo khác là 2026 mới có thể là đỉnh vàng. Khi đó kết thúc nhịp tăng lần 3 theo sóng Eliot cũng là phù hợp
Lưu ý cả 2 yếu tố là ls fed về đáy và hòa bình ổn định. Khi an toàn thì tâm lý cởi trói, người ta sẽ giảm nhu cầu tài sản trú ẩn. Ls thấp thì các kênh đầu tư chứng khoán, bđs, coin,… có mức sinh lợi tốt hơn sẽ hút dòng tiền
Tuy nhiên, còn 1 yếu tố cơ bản khác cũng tác động lớn lên giá vàng là cung tiền. Hiện nay phần lớn các nền kinh tế đều sẽ có gói kích thích kinh tế sau 1 khoảng thời gian trì trệ. Và hậu quả là tiền mất giá, buộc người ta phải tìm cách bảo vệ tài sản. Vàng mỗi năm hiện cung khai thác mới chỉ tăng khoảng 1% trong khi riêng Mẽo tính trung bình cung tiền là 4,5%. Nên về lâu dài thì việc vàng tăng giá là điều hiển nhiên, chỉ là từng giai đoạn cần luân chuyển và phân bổ tài sản hợp lý
Tới lúc đó thì vàng TG có thể giảm nhưng vàng trong nước so với vnd thì khó giảm. Đơn giản là nhìn bát phở cũng ra vấn đề. Dân đất cát có nhưng thời kì thường nói: Đất thế này là chưa lên đâu, mà là…mất giá nên tưởng nó lên đấy…nhìn bảng giá phở ông Thìn đi
Đó là câu chuyện mà bên trên tôi có nói, các cặp tiền tệ khi so sánh với nhau thì ngoài yếu tố lãi suất còn yếu tố cung tiền. Ông nào bơm nhiều hơn thì tiền yếu hơn.
VN thời kì đang phát triển, nhu cầu đầu tư lớn nên cung tiền sẽ mạnh
A V mua cp quỹ bà con lại nhớ vụ mua năm 2019. Tóm lại là khi a ý mua thì giá phải rẻ bớt đi
Vni, vẫn trong tình trạng thiếu tiền. Đi lên hoàn toàn bằng margin chứ tiền tươi vẫn đứng ngoài. Điều này cũng phù hợp tâm lý phòng thủ. Tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng dù ls không cao, hay đổ xô đi mua vàng trong khi lượng vay margin lại lập kỉ lục mới
BĐS hút tiền mới kinh khủng. SG bắt đầu nóng thôi chứ HN giao dịch xuyên đêm lâu rồi. Cuối tuần rồi, 1 đội khách VIP(nav>30 tỏi) ở 1 cty CK clear hết danh mục, cuối tuần đi mua LK-BT. Có tư vấn họ từ rất lâu(cả trên F) này là nếu dmuc dài hạn thì thôi, vứt đấy. Còn lại cứ sổ đỏ/vàng cất két.
Vàng vài tháng trở lại đây - khó mua.
Khi bđs, vàng cùng tăng thì người ta lại càng fomo. Bđs, vàng được bank quy định là tài sản ít rủi ro để làm ts đảm bảo trong khi chứng khoán là tài sản rủi ro biến động mạnh. Việc luật đất đai mới hạn chế nguồn cung sơ cấp càng khiến xã hội giữ tâm lý nắm chặt đất, ai cũng khao khát sở hữu bđs.
Vàng thời điểm này không nên mua vàng vật chất. Có thể giá rướn thêm 1 chút nhưng chênh 2 đầu lớn, khi vào điểm điều chỉnh sẽ thua lỗ trong ngắn hạn. Nên chờ pha tích lũy
pre-funding, hiệu lực thi hành từ ngày 2/11.
Theo đánh giá của bác @Songda nó có tác động gì nhiều với diễn biến hiện tại của TT không?
Tuần sau, sẽ có vài thứ tác động tương đối mạnh. Pre funding, cuộc họp lãi suất tháng 11 của Fed. Cả 2 đều có tác dụng về tâm lý còn bản chất thị trường, vni vẫn thiếu tiền. Số lượng cp phát hành thêm đã tăng hơn 40% so với đỉnh 2022 mà thanh khoản thì chỉ còn 1/3, lượng margin tăng cao. việc bđs, vàng tăng nóng hút dòng tiền ra khỏi chợ trứng thì khó có thể quay lại nhanh chóng. Với dòng vốn ngoại, cơ hội các thị trường khác đang định giá hấp dẫn hơn như Trung Quốc, Nhật,… VNI trứng tốt thì đã tăng nhiều, trứng lởm thì khó hút tiền ngoại
Vàng thì tuần này và tuần sau là giai đoạn khả năng vào pha phân phối trung hạn, rất có thể sau đó sẽ điều chỉnh tích lũy. Còn cơn sốt đất thì tôi không dự báo được khi nào kết thúc vì việc om dự án quá lâu khiến hụt cung và việc dòng tiền nhàn rỗi thiếu chỗ thoát khiến cho bđs thành kênh hút tiền mà lại được tâm lý là an toàn hơn chứng thì khó quay đầu ngay