dốt thì chịu khó học tý, hnx biên 10% còn upcom biên 15% đấy
CHÚC mừng e tìm đúng cổ a nói, hàng ngon đấy nổ vol cho múc còn chê nhỉ :))
chê đâu anh, em múc 12.6 rồi
tối a sẽ chém về nó cho ace thấy tiềm năng, 2x ko được hơi phí :))
f247 có blacklist ko, để cho chú ấy vào cái. Đánh mồm đau đầu quá
Mà con TIS bác chủ nói là công ty con của TVN
TIS có gì mà 2x Một cổ phiếu có cả than + thép
- Đầu tư công giai đoạn đầu thép xây dựng + xi măng là hot nhất, thép Thái Nguyên 1 tên tuổi thực sự ở phía Bắc. Nhất là khu vực Thái Nguyên và các tỉnh lân cận ko chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid nên sản lượng tiêu thụ không ảnh hưởng quá lớn
- Sở hữu vài mỏ sắt, thậm chí mỏ Tuyên Quang còn chưa thèm khai thác. Cơn sốt hàng hóa đang bùng nổ tất cả các loại vật liệu thô thời cơ tới rồi, ngay cả HPG cũng phải sang tận úc để mua mỏ sắt đủ thấy lợi thế của TIS
- Than cốc cũng đang cực HOT việc sở hữu như TIS lại thêm 1 lợi thế
- Dự án mở rộng GĐ 2 ĐANG được xử lý dứt điểm tạo tiền đề cho TIS cất cánh
Nắm cả 2 ngành đang vào sóng. Dự là ngon đấy a
a đã giới thiệu cổ nào đều độc lạ khác biệt và doanh nghiệp ngon mới chia sẻ
hàng độc quá anh ạ. khó người tìm được. NKG TLH HSG toàn mã bác phím giờ nó tím. ối dồi ôi luôn
TNS giá 7 chú cũng chê giờ quên ko liệt kê cho đủ bộ :))
em có dám chê đâu 7 em cũng làm ít hôm nay cần tiền nên cho e nó đi giá 10.1 rồi cũng lồi mồm lắm a ạ. Nhờ anh mà em về đến bờ đó ạ.
Thảo nào TVN phi khủng
Vì sao cổ phiếu than tăng mạnh?
ĐTCK) Giá than thế giới đã tăng lên rất nhiều từ giữa năm 2021. Giá than thế giới đã tăng so với năm 2020 khoảng 130%, còn giá than trong nước đã tăng khoảng 30% .
Giá Than thế giới trong năm 2020 có mức bình quân khoảng 73 USD/tấn, giá than 5 tháng đầu năm 2021 có mức khoảng 85 USD/tấn. Ở trong nước, giá than năm 2020 có mức bình quân khoảng 1.580.000 đồng/tấn và 6 tháng đầu năm 2021 là khoảng 1.650.000 đồng/tấn.
Bắt đầu từ tháng 6/2021, than thế giới bắt đầu tăng phi mã từ mức 90 USD lên đến nay là hơn 170 USD và giá than trong nước cũng đã tăng lên mức bình quân hơn 2.000.000 đồng/tấn. Như vậy, giá than thế giới đã tăng so với năm 2020 khoảng 130%, còn giá than trong nước đã tăng khoảng 30%.
Có 5 nguyên nhân khiến giá than tăng phi mã.
Thứ nhất, Trung Quốc gia tăng nhà máy nhiệt điện than.
Vào những năm 2014 - 2017, Trung Quốc là nước sản xuất nhiệt điện than lớn nhất thế giới có xu hướng cắt giảm nhiệt điện than để chuyển sang điện sạch hơn, thân thiện với môi trường nên nhu cầu tiêu thụ than bắt đầu giảm xuống, đỉnh điểm có lúc đã xuống tới 48,5 USD/tấn vào ngày 7/9/2020.
Nhưng hiện nay đã thay đổi, Trung Quốc đã và đang thực hiện kế hoạch xây 147.000 MW nhiệt điện than. Việc xây thêm các nhà máy nhiệt điện than này bắt đầu từ năm 2017 đến nay đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động nên nhu cầu than của Trung Quốc bắt đầu tăng cao.
Cứ 1.000 MW thì cần bình quân khoảng 2,6 triệu tấn than và với 147.000 MW sẽ cần 147×2,6 =382,2 triệu tấn. Như vậy nhu cầu than của Trung Quốc sẽ tăng thêm 382,2 triệu tấn .
Năng lực sản xuất than của Trung Quốc theo thống kê các năm: 2014 sản xuất được 3,91 tỷ tấn; 2015 sản xuất được 3,68 tỷ tấn; 2016 sản xuất được 3.41 tỷ tấn; 2017 sản xuất được 3,52 tỷ tấn; 2018 sản xuất được 3,55 tỷ tấn; 2019 sản xuất được 3,75 tỷ tấn; 2020 sản xuất được 3,84 tỷ tấn
Nhìn thống kê sản lượng than của Trung Quốc ở trên cho ta thấy sản lượng than cao nhất là vào năm 2014 sau đó các năm sau lại giảm dần và phục hồi lại từ năm 2019
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ Than của Trung Quốc: năm 2018 là 3,796 tỷ tấn; năm 2019 là 3, 83 tỷ tấn; năm 2020 là 4, 04 tỷ tấn; dự kiến năm 2021 là 4,1 tỷ tấn .
Như vậy, thống kê cho thấy sản lượng than của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được nhu cầu mà phải nhập thêm khoảng 300 nghìn tấn mỗi năm và năm 2021, 2022 sẽ phải nhập thêm từ 360 - 400 triệu tấn .
Thứ hai, Trung Quốc đầu tư nhiệt điện than ra nước ngoài.
Các nước tại châu Á, châu Phi , Trung Mỹ , Trung Đông đều gia tăng xây dựng nhà máy nhiệt điện than .
Trung Quốc đang có 106 dự án BOT nhiệt điện than tại nước ngoài, trong đó có 52 dự án đã và đang thực hiện và 54 dự án chuẩn bị thực hiện. Tổng mức đầu tư cho các dự án này khoảng 150 tỷ USD tương đương khoảng 100 nghìn MW.
Nhật Bản đã và đang xây dựng 22 dự án nhiệt điện Than từ nay đến 2025.
Bangladesh đang xây dựng khoảng 10.000 MW nhiệt điện than. Đây là nước không có mỏ than nên hoàn toàn đi nhập.
Ngoài ra còn có hơn 20 nước, trong đó tại châu Á có 4 nước, châu Phi có 9 nước, Trung Đông có 2 nước, Trung Mỹ có 3 nước, châu Âu có 2 nước vẫn tiếp tục xây nhà máy nhiệt điện than và tổng số 70 nhà máy sẽ được hoàn thành từ nay đến năm 2025.
Như vậy, tổng nhà máy nhiệt điện than trên khắp thế giới với tổng công suất khoảng 300 nghìn MW đã và sẽ đưa vào vận hành từ nay đến năm 2025. Với công suất này khoảng 300.000 MW × 2,6 triệu tấn = 780 triệu tấn than, như vậy thời gian tới thế giới cần thêm khoảng 780 triệu tấn than thì mới đáp ứng được nhu cầu than của thế giới .
Thứ ba, dự trữ than của Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Trước năm 2021, Trung Quốc thường xuyên có một lượng dự trữ đủ dùng trong nước khoảng 20 - 25 ngày thì hiện nay lượng dự trữ này chỉ đủ dùng trong vòng 7 ngày .
Có 3 lý do làm lượng dự trữ này sụt giảm, đó là Nhu cầu tiêu thụ than tăng nhanh; Rất nhiều mỏ khai thác than bị đóng cửa do bị tai nạn sập hầm tại tỉnh Hồ Bắc, Thiểm Tây (tỉnh sản xuất than nhiều nhất Trung Quốc chiếm 1/4 sản lượng cả nước) trong năm 2021; Trận lụt vừa qua đã làm gián đoạn việc khai thác than ở các tỉnh Hồ Bắc, Thiểm Tây.
Thứ 4, nguồn cung than đang bị hạn chế dần.
Các nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới gồm: Indonesia, Úc, Nam Phi, Mỹ, Nga, Ba Lan, Canada…
Trong đó, 2 nước xuất khẩu than lớn nhất là Indonesia xuất khẩu 300 - 400 triệu tấn/ năm và Úc xuất khẩu khoảng 250 - 300 triệu tấn/năm. Hiện nay, cả 2 nước này đều có xu hướng bám sát nhu cầu thị trường để sản lượng xuất khẩu vừa đủ để giữ giá .
Các nước Bắc Mỹ và châu Âu đều không có kế hoạch tăng sản lượng Than vì lý do bảo vệ môi trường.
Trung Quốc có kế hoạch mở thêm các mỏ mới khai thác tăng lên 200 triệu tấn than thì cũng phải mất vài năm nữa mới đạt được, do khai thác mỏ mới công tác chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, thường mất từ 3 - 10 năm, khi đó nhu cầu của Trung Quốc đã tăng lên 4,3 tỷ tấn và vẫn phải nhập khẩu hơn 300 triệu tấn than.
Thứ năm, nguyên liệu than có mặt trên khắp thế giới dồi dào và rẻ hơn dầu hoả và khí đốt nên các quốc gia vẫn lựa chọn cho nhiều ngành công nghiệp (xi măng, nung gạch, nung gốm sứ, phân bón hay lò hơi cho các ngành: dệt, may, nước ngọt, hoá học…) vì vậy nhu cầu than vẫn sẽ tăng lên.
Những nguyên nhân trên đã làm cho giá than trên thế giới tăng mạnh trong thời gian qua và dự kiến vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới. "Thời thế ngành than đã thay đổi, từ anh học trò nghèo nay đã trở thành trạng nguyên".
Thế này các cổ phiếu than sẽ tăng gấp 2 từ giá ngày hôm nay sao. Sánh cùng cổ phiếu thép bác chủ
Sáng ra nhanh trí mua cả TIS và TVN.
Đặt đủ số lượng rồi nhấn mua thôi bác
Châu âu họ thiếu khí sưởi hay sao kéo ghê thế
Nhôm thép xi măng khí than CE đến bao giờ
Thanks bác chủ. Múc than hôm bữa thì h lồi mồm rồi. Hôm qua múc ít Pvg nay cũng CE .
dầu khí PVD PVS nữa a Linh