Bài viết có phần về TQ hay. Còn đầu tư chứng khoán thì cần biết minh định rủi ro, đặc biệt khẩu vị rủi ro, chứ đổ lỗi cho ai bây giờ, luật chơi nó thế.
“Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với ngành thép, khi sản lượng thép của quốc gia này chiếm gần 53% quy mô toàn cầu, đồng thời nhu cầu tiêu thụ chiếm hơn 56% thế giới. Tuy nhiên, sức tiêu thụ của nước này đã suy yếu dần, với dấu hiệu cảnh báo đã có từ hồi quý IV-2021, khi chứng kiến Tập đoàn bất động sản Evergrande phải nhờ đến sự hỗ trợ của chính phủ.”
Cả SSI và VDSC đều thấy ngành Thép khó chung, đặc biệt một số “ông Tôn Ngộ Không”. Giai đoạn thanh lọc đến rồi, HPG có vị thế vững mạnh, bao quát được gần như toàn bộ chuỗi giá trị, sẽ vượt qua thôi.
Trừ đầu tư công vẫn là câu chuyện chính thì việc nước bạn Trung mở cửa trở lại sớm cũng sẽ là điều cần theo dõi kỹ. Đặc biệt gần đây có nhiều động thái nới lỏng thấy rõ ở một số tỉnh thành không có số Covid mắc mới cao.
Với giả định các hoạt động kinh tế của Trung Quốc bình thường hóa từ quý 3/2023, tiêu thụ thép của nước này sẽ tập trung vào nội địa. Theo đó, mặt bằng giá thép có thể diễn biến dao động quanh mức hiện tại trước khi tăng dần từ giữa năm 2023 nhờ nhu cầu trở lại tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và cạnh tranh từ Trung Quốc giảm.
Bác Long nhiều lần nhấn mạnh rằng HPG chỉ làm những gì mà thị trường cần thôi.
Mà cũng cần nhấn mạnh rất ít nhà máy đầu tư quy mô lớn như Dung Quất lại có lãi trong năm đầu hoạt động theo chia sẻ của bác Long.
Mình vẫn tin rằng “phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi”.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu HRC của Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 12 triệu tấn/năm. Cả Formosa và Hòa Phát có thể cung ứng cho thị trường khoảng 8 triệu tấn/năm, nghĩa là mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nội địa, chưa kể thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để Tập đoàn Hòa Phát đầu tư, triển khai dự án Khu liên hợp 2 với quy mô công suất dự kiến 5,6 triệu tấn HRC/năm, trên diện tích 284ha, tổng vốn đầu tư 85 nghìn tỷ đồng. Dự kiến khi hoàn thành dự án vào năm 2025, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ đạt 14 triệu tấn/năm; trong đó, HRC là 8,6 triệu tấn/năm.
Dù có ý dưới đây hay thể hiện vị thế hàng đầu của Hòa Phát song không thể phủ nhận rằng cầu tiêu thụ vẫn đang khó, ít nhất đến giữa 2023, khi mà thị trường BĐS còn trong cú điều chỉnh.
Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã tiên phong chế tạo ra các dòng thép cuộn chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ sản xuất thép dự ứng lực, thép rút dây, thép làm tanh lốp ô tô, lõi que hàn, đinh vít.
Kinh tế tuần hoàn vốn đã là xu hướng mà cách doanh nghiệp niêm yết triển khai mấy năm nay.
Thí dụ VNM dưới đây tận dụng hệ thống Biogas để tiết kiệm năng lượng cũng hay, phân bò tính ra cũng có nhiều ích lợi chứ đùa.
HPG làm thép, ngành công nghiệp “nặng” khỏi bàn, song cũng áp dụng hay phết.
Nhờ công nghệ lò cao (BOF) tiên tiến, họ tận dụng được lượng nhiệt dư từ luyện thép, biến nhiệt năng thành điện năng, thành ra cũng bớt tiền điện cho nhà máy.
Trước mắt làm như vậy cũng tối ưu được chi phí. Còn về dài các quỹ đầu tư cũng để ý do có xu hướng đầu tư theo chuẩn ESG.
Còn kinh tế tuần hoàn với kinh tế tuyến tích khác nhau ra sao có lẽ bàn “ba ngày, ba đêm” vẫn chưa hết vậy.
Vẫn là câu chuyện cũ liên quan đến (1) đầu vào: quặng cùng than cốc hạ nhiệt dần trong khi (2) đầu ra: BĐS Việt lẫn Trung đều ảm đạm kéo theo giá bán chẳng tăng nổi.
Có điều bên Trung nới lỏng giãn cách song tâm lý dân chúng khá sợ. Bữa mình coi Bloomberg đưa tin thấy đường phố ở Bắc Kinh vẫn vắng tanh.
Đà này thì Thép như HPG, HSG và NKG vẫn khó đến hết năm sau vậy.
Lúc làm Thép khó thì lại có thêm câu chuyện để kể, nay về trứng gà - mảng vốn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu thu của HPG.
Trứng gà có DBC sở trường rồi. Giờ lên kệ của Winmart thấy có cả hai.
Cần nhấn mạnh rằng tính cạnh tranh ngành cực kỳ cao, thậm chi đến từng xu vì người tiêu dùng đâu có phân biệt được trứng nào bổ hơn trứng nào thành ra họ chọn lô rẻ hơn.
Vừa rồi có tin đồn HSG hay NKG lại lỗ tiếp trong Q4.
Chưa biết tính xác thực thế nào, bằng giờ tháng sau có báo cáo thì biết liền.
Song nhìn nhận công bằng nhìn nhận rằng đến cả ông trùm bao trọn cả chuỗi giá trị ngành thép, từ nhập than với quặng về luyện rồi đúc với cán, như HPG còn đang yếu thì chưa chắc mấy anh nhỏ còn lại khỏe ngay được.
Đấy, như anh SMC dưới đây dù “tự tin đặt kế hoạch” năm mới song có được 150 tỷ trên giấy, còn so với 2021 thì là hơn 900 tỷ lời sau thuế cơ mà.
Đúng là giá đầu ra có cải thiện cùng giá vốn dịu dần song nhu cầu, đặc biệt thị trường BĐS hiện nay, còn yếu, thậm chí rất ảm đạm.
KIS nhấn mạnh, không có ngoại lệ trong bối cảnh thị trường ảm đạm đối với ngành thép. Đối với HPG, việc giá HRC cải thiện gần đây nhờ tâm lý thị trường tốt hơn từ Trung Quốc có thể hỗ trợ tốt cho kết quả hoạt động của công ty trong năm 2023. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức thấp có thể cải thiện được biên lợi nhuận.