tích lũy chặt quá… bùng nổ bất kể khi nào !
Chart giống đoạn 9. - 9.8, dự cuối tuần sau hoặc tuần sau nữa phi về 15.-16., sau đó điều chỉnh về vùng 11. - 12., cứ vậy tịnh tiến xây nền 1 bước giá, đọc vị Game là dễ, kk
Chiến lược của DL1:
(i) HĐQT DL1 tiếp tục cơ cấu lại các ngành nghề kinh doanh tiềm năng, thế mạnh nhằm mang lại hiệu quả cao để mở rộng ngành nghề;
(ii) Nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và điện tử công nghệ cao với các Dự án đã đi vào hoạt động ổn định như: Nhà máy Điện mặt trời Thuận Nam Đức Long, Nhà máy điện tử ở KCN cao Tp. Hồ Chí Minh;
(iii) Hoàn thiện pháp lý và triển khai các Dự án đã được Tỉnh và các Bộ ban ngành chấp thuận chủ trương đầu tư như: Dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng - Chư Prông công suất 50 MW, Trạm biến áp 500 KVA, Dự án Điện gió Ia Blứ công suất 306 MW, Dự án Điện mặt trời Ia Blứ công suất 1.500 MW, Dự án sản xuất linh kiện điện tử ở Bình Dương, Đà Nẵng…;
(iv) Duy trì, đầu tư phát triển theo chiều sâu các lĩnh vực truyền thống trên cơ sở tận dụng những lợi thế, kinh nghiệm sẵn có…
Trong khi đang khủng hoảng điện… Kiểu này vỡ mồm với DL1 rồi các bác à
Ối DL1 ghê gớm thế bác. Bảo sao dòng tiền vào mạnh. Hic sang tuần chắc phải ôm thêm
Vâng, riêng khoản đầu tư ở BĐS chính là phần chìm chưa được lộ thiên, của để dành của DL1.
Còn nói về mảng điện của DL1. Sau này sẽ là nguồn thu rất ổn định với biên lợi nhuận cực lớn.
Tks bác vanga. Thấy bên kia bác chơi con TAR khá hay nhưng anh em xấu tính chim lợn ds
Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đe dọa toàn cầu
Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch, khiến nhiều nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung.
Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu, nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu đang ở mức thấp đáng báo động.
Rắc rối bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, khi thời tiết lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng trữ lượng khí đốt xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Tới mùa xuân, với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại nhanh chóng, thúc đẩy làn sóng tiêu thụ năng lượng mới.
Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa hè, do thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng về nguồn cung, khi dòng khí đốt Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu vẫn ở mức bình thường bất chấp giá cả tăng. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả.
Tim Gore, chuyên gia thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu, cho biết ngoài những lý do trên, nhiều yếu tố khác đang khiến vấn đề thêm trầm trọng. “Chúng tôi đã thành công trong việc đưa than đá khỏi mạng lưới điện, nhưng nguồn năng lượng từ gió gần đây lại sụt giảm vì thời tiết”, Gore giải thích.
Hệ quả là giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua. Dù Liên minh châu Âu (EU) đang dần cắt giảm sự phụ thuộc lâu nay vào nhiên liệu hóa thạch, với việc năng lượng tái tạo lần đầu tiên trở thành nguồn điện chính của khối vào năm ngoái, sự thay đổi này chưa đủ nhanh và rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Các thợ điện làm việc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 27/9. Ảnh: AFP.
Giờ đây, ngay cả một mùa đông với mức nhiệt bình thường tại Bắc Bán cầu cũng có nguy cơ đẩy giá khí đốt ở hầu hết khu vực trên thế giới lên cao. Các nhà hoạch định hy vọng thời tiết sẽ không quá cực đoan, bởi đã quá muộn để tăng nguồn cung.
“Nếu mùa đông năm nay thực sự lạnh, chúng tôi lo ngại sẽ không có đủ khí đốt để sưởi ấm tại châu Âu”, Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo, nói thêm rằng đối với một số nước, tình trạng thiếu khí đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Châu Á cũng rơi vào tình huống tương tự, khi các nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đang phải trả mức giá kỷ lục đối với thời điểm này trong năm nhằm đảm bảo nguồn cung. Một số bắt đầu tăng cường mua những nhiên liệu có hại cho môi trường hơn như than và dầu sưởi, phòng trường hợp thiếu năng lượng.
Tình trạng này có thể gây suy yếu nỗ lực đạt những mục tiêu đầy tham vọng về môi trường của chính phủ các nước, bởi khí đốt thải ra lượng CO2 khoảng một nửa so với than đá.
Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc, nước mua nhiều khí đốt nhất thế giới, đã không tăng dự trữ khí đốt đủ nhanh, dù lượng nhập khẩu gần gấp đôi so với năm ngoái, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy giảm ô nhiễm.
Mục tiêu này buộc chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc phải áp dụng những biện pháp tình thế như cắt điện diện rộng, mặc dù tình trạng thiếu than cũng được cho là một lý do gây ra cảnh khan hiếm điện đang bao trùm đất nước. Một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc thêm trầm trọng, khi giới chức sử dụng khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong mùa đông thay vì sản xuất điện.
Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Tại châu Âu, chi phí năng lượng tăng đột biến cũng đã buộc một số nhà máy phân bón phải giảm sản lượng, cùng nhiều cơ sở sản xuất khác sắp rơi vào cảnh tương tự. Vì vậy, chi phí sản xuất của nông dân có nguy cơ cũng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu.
Sau khi châu Âu dần nối lại hoạt động, các nước Đông Á cũng tái khởi động nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng. Các dịch vụ cung cấp điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc phần lớn được đảm bảo nhờ những hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng dài hạn.
Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hàn Quốc hôm 23/9 thông báo sẽ tăng giá điện lần đầu tiên trong vòng 8 năm, bởi một đợt lạnh đột ngột có thể buộc các công ty phải mua khí đốt khẩn cấp với giá cao kỷ lục. Tình huống này đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái.
Chi phí đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng thậm chí châm ngòi bất đồng chính trị tại Pakistan, khi các chính trị gia đối lập yêu cầu điều tra hoạt động nhập khẩu mặt hàng này do các công ty quốc doanh thực hiện.
Tại Brazil, dòng chảy trên lưu vực sông Parana xuống mức thấp nhất trong gần một thế kỷ, khiến sản lượng thủy điện giảm, buộc các công ty điện lực phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Hồi tháng 7, nước này tăng lượng nhập khẩu khí đốt lên mức cao kỷ lục, khiến hóa đơn điện của các hộ gia đình cũng tăng vọt.
“Cơn khát” năng lượng từ châu Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ khiến cả thế giới hướng đến các nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng như Qatar, Mỹ, Trinidad và Tobago.
“Mọi khách hàng của chúng tôi đều có nhu cầu rất lớn, nhưng không may, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả”, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi cảnh báo tại một hội nghị trong tháng này.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Mỹ sẵn sàng vận chuyển nhiều hàng hơn nhờ những dự án khai thác mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đồng nghĩa với lượng khí đốt trong nước giảm bớt.
Dù giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn đáng kể so với châu Âu và châu Á, chúng đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014. Lượng khí đốt dự trữ cũng đang thấp hơn mức trung bình theo mùa. Tổ chức Người tiêu dùng Năng lượng Công nghiệp Mỹ đã yêu cầu Bộ Năng lượng nước này giảm xuất khẩu cho tới khi lượng khí đốt dự trữ trở lại mức bình thường.
Động thái này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt năng lượng ở nước ngoài. Vì vậy, giới quan sát nhận định nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ “thấm đòn” từ sự phụ thuộc vào khí đốt trong mùa đông năm nay.
DL1 như cá gặp nước rồi.
UBND tỉnh Gia Lai vừa chấp thuận cho nhà đầu tư là CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng – Chư Prông, dự án có công suất 50MW, với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã ký quyết định số 627/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng – Chư Prông, nhà đầu tư là CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông (có trụ sở 90 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai).
Dự án được thực hiện tại các xã Ia Me, xã Ia Boòng, xã Ia Drang, xã Ia O huyện Chư Prông; với diện tích đất sử dụng là 28,8ha (trong đó: 18,8 ha đất có thời hạn và 12ha đất tạm thời), thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án có công suất 50MW với các hạng mục như trụ gió, đường giao thông nội bộ, đường dây 22/220kV trên không, đường dây 220KV mạch đơn…
Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 1.664 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 499,18 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư của dự án; vốn vay từ ngân hàng là 1.165 tỷ đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư.
Thời gian hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng dự án bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Thời gian xây dựng dự án từ tháng 2/2021 đến tháng 5/2021. Thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021.
CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông được thành lập vào ngày 1/9/2020, do ông Trần Đình Anh Dũng (SN 1988 – Gia Lai) làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Công ty này có vốn điều lệ 130 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển điện năng Đức Long Gia Lai góp 13 tỷ (10%); CTCP Tập đoàn Năng lượng tái tạo Việt Nam góp 84,5 tỷ (65%), ông Bùi Minh Long góp 32,5 tỷ (25%).
Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Năng lượng tái tạo Việt Nam (trước đây là CTCP Đầu tư Phát triển Dịch vụ công trình công cộng Đức Long Gia Lai) được thành lập vào ngày 21/12/2007, do ông Nguyễn Tường Cọt (SN 1984 – Gia Lai) làm đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Khi thành lập, công ty này có vốn điều lệ 28,5 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm: CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai góp 13,57 tỷ đồng (54,67%), ông Nguyễn Đình Trạc góp 1,15 tỷ đồng (4,67%), ông Đỗ Chiến Đấu góp 515 triệu đồng (2,07%), Lê Phú Hà góp 515 triệu đồng (2,07%). Đến tháng 9/2016, công ty này tăng vốn điều lệ lên 168,92 tỷ đồng.
DL1 các bác cầm phải còn lâu
Em thấy DL1 rất tiềm năng.
Xứng đáng là cp để mua đầu tư dài hạn .
Dự sang tuần tới sau khi tích luỹ sẽ bứt phá, các bác chú ý nhé
Nghe nói DL1 là sân sau của DLG à các bác ?
Ban lãnh đạo của DL1 đã quyết tâm làm thay đổi bộ mặt của DL1 và có tham vọng rất lớn. Các bác cứ yên tâm Buy & Hold giá hiện tại càng sớm càng tốt nhé. Còn đợi giá đã tăng lên rồi mà mới mua thì thiệt thôi.
Thấy Trưởng ban KS là Mr Nhân Louis mới vào 6.2021, lại đăng ký bán 2.5 tr cổ? Có liên gì ko các bác?
Nhân DL1 không phải là Nhân Louis đâu bác nhé. Các bị nhầm rồi đó.
Việc Bán của Nhân DL1:
- Đã bán xong
- Việc bán này là do kế hoạch của Cty để tăng thanh khoản cho DL1 bởi trước kia đây DL1 không có thanh khoản do lượng cổ đông quá cô đặc do trước đây cổ đông hầu như nắm giữ của DL1 là của những cổ đông liên quan của Cty với chỉ khoảng 285 cổ đông.
sorry, số lượng cổ đông chỉ là 228 cổ đông thôi các bác nhé.