Đón 🌙 trăng mới của tháng 6 2024, hoặc cơ hội để kiếm một con đường mới!

HHT chia sẻ cùng các bạn :sunflower:

Sau phiên giảm điểm mạnh ngày hôm qua 24.6.2024

Vnindex giảm -27,9 điểm (-2,18%), đóng cửa tại 1.254,12 điểm. Tổng KLGD đạt 1,2 tỷ đơn vị.

Chỉ số đã giảm về dưới kênh tăng giá ngắn hạn tại 1.272. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX lùi về vùng trung tính yếu.

Theo đó, quán tính giảm có thể tiếp tục trên chỉ số và hướng đến vùng hỗ trợ trung hạn 1.245 - 1.248. Nếu phản ứng tích cực tại vùng này, chỉ số có thể quay lại trạng thái tích lũy tìm tín hiệu cân bằng. Ngược lại, rủi ro sẽ gia tăng khi đánh mất mốc trên.

Các bạn chú ý trước diễn biến tiêu cực của thị trường phiên hôm qua.

Chủ động cơ cấu lại danh mục theo hướng tập trung vào các mã có triển vọng phục hồi KQKD mạnh ở Q2.2024 và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong cửa cuối năm. Cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp, và tăng vốn là dấu hiệu cho mở rộng tăng trường của doanh nghiệp cũng vẫn sẽ là các câu chuyện được thị trường ưa thích.

Đồng thời, tỷ trọng cổ phiếu giao dịch ngắn hạn trong danh mục nên ở mức thấp khi xu hướng chung đã chuyển sang GIẢM ngắn hạn và chờ tín hiệu phục hồi rõ nét hơn để gia tăng vị thế.

Cân nhắc tích lũy từng phần cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn.
Các bạn Hạn chế fomo, bắt đáy sớm.

Chúc các bạn may mắn và bình an :four_leaf_clover:

13 Likes

Một nhà máy của Heineken tại Việt Nam tạm dừng hoạt động

Thứ 2 , 24/06/2024, 17:41

Theo thông tin mới đây từ Báo Quảng Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam đã gửi văn bản tới UBND tỉnh Quảng Nam và Ban quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh để báo cáo về việc tạm dừng hoạt động dự án Nhà máy Bia Heineken Việt Nam, chi nhánh Quảng Nam (Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam).

Nội dung văn bản cho biết từ sau giai đoạn Covid-19, ngành kinh tế nói chung, trong đó có ngành bia đã đối diện nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, dẫn đến sụt giảm nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hình thành thói quen mới của người tiêu dùng. Kết quả là thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể.

Cũng theo thông tin từ Báo Quảng Nam, Heineken Việt Nam cho biết để có thể thích ứng với tình hình hiện tại và tiếp tục phát triển, đơn vị cần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó cần tinh giản hoạt động để tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Chúng tôi cần tiếp tục tối ưu hóa với ít nhà máy hơn nhưng mỗi nhà máy lớn hơn về quy mô”, văn bản của Heineken Việt Nam có đoạn.

Quyết định này cũng phù hợp với tham vọng và trách nhiệm của Việt Nam và Heineken Việt Nam trong việc hướng tới mục tiêu không phát thải carbon trong hoạt động sản xuất.

Một nhà máy của Heineken tại Việt Nam tạm dừng hoạt động- Ảnh 1.

Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam hoạt động tại KCN Điện Nam – Điện Ngọc từ năm 2007, nổi tiếng với các sản phẩm bia Heineken, Tiger, Larue… Đây là nhà máy nhỏ nhất về quy mô trong số 6 nhà máy bia của Heineken Việt Nam. 5 nhà máy còn lại được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lý giải cho tình hình ảm đạm chung của ngành bia, một nguyên nhân thường xuyên được đề cập là việc xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện vô cùng quyết liệt, với mức phạt tiền kịch khung cho người lái xe máy vi phạm lên tới 6-8 triệu đồng, còn ô tô là 30-40 triệu đồng (Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Không dừng lại ở đó, bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế khiến người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, cùng sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá nguyên liệu ngành bia tăng phi mã cũng là những lý do quan trọng. Ngoài ra, giới trẻ ngày càng hạn chế bia rượu nên nhu cầu tiêu thụ đồ uống có cồn giảm mạnh, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Theo Minh Anh

9 Likes

Nhiều năm liền nộp ngân sách cả nghìn tỷ chỉ đứng sau THACO, Heineken tạm dừng nhà máy sẽ tác động lớn tới tỉnh Quảng Nam?

Thứ 2 , 24/06/2024, 20:07

Nguồn thu dự toán cho Chi nhánh Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại Quảng Nam trong năm 2024 khoảng 570 tỷ đồng. Tuy nhiên đến hết quý I mới chỉ thu được 19,5 tỷ đồng, giảm rất sâu so với cùng kỳ năm 2023.

Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam gửi văn bản đến UBND tỉnh Quảng Nam và Ban quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh để báo cáo về việc tạm dừng hoạt động dự án Nhà máy Bia Heineken Việt Nam, chi nhánh Quảng Nam (Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam).

Heineken Việt Nam cho biết việc triển khai nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng đã góp phần thay đổi hành vi, thói quen mới của người tiêu dùng. Kết quả là thị trường bia Việt Nam đã sụt giảm liên tục doanh số. Do đó, để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, Heineken quyết định tinh giản hoạt động, tạm dừng nhà máy tại Quảng Nam.

Trước khi tạm dừng, Nhà máy của Heineken tại Quảng Nam nằm trong các DN đóng góp ngân sách lớn nhất cho Tỉnh, cùng với các doanh nghiệp lớn như Thaco, nhóm công ty thuỷ điện…

Nhà máy của Heineken tại Quảng Nam đi vào hoạt động từ năm 2007, đóng tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn). Dù quy mô nhỏ nhất trong 6 nhà máy khắp cả nước, Heineken Quảng Nam vẫn là doanh nghiệp đóng góp lớn vào nguồn thu địa phương và được tỉnh Quảng Nam nhiều lần ghi nhận.

Trước COVID-19, bình quân mỗi năm Heineken đóng góp ngân sách Quảng Nam từ 1.000 - 1.200 tỷ đồng. Vài năm gần đây, con số này liên tục sụt giảm. 3 tháng đầu năm 2024, Heineken đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 20 tỷ đồng.

Thông tin cụ thể trên báo Quảng Nam hồi tháng 4/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang cho biết, một trong các khó khăn lớn ảnh hưởng đến thu ngân sách của Điện Bàn năm nay là sự sụt giảm nguồn thu từ doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.

"Nguồn thu dự toán cho Chi nhánh Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại Quảng Nam (KCN Điện Nam - Điện Ngọc) trong năm 2024 khoảng 570 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ điều tiết được hưởng từ nguồn này của Điện Bàn là 43%, tỉnh hưởng 39% và Trung ương 18%. Tuy nhiên đến hết quý I mới chỉ thu được 19,5 tỷ đồng, giảm rất sâu so với cùng kỳ năm 2023” - ông Quang nói.

Liên quan đến việc giải quyết quyền lợi với người lao động đang làm việc tại Quảng Nam, Heineken cho biết đội ngũ nhân sự sẽ được bố trí công việc tại các nhà máy khác. Với những người không thể bố trí được, doanh nghiệp sẽ giải quyết chính sách trên tinh thần quan tâm, tôn trọng, áp dụng gói hỗ trợ mất việc làm tốt hơn quy định hiện hành.

Hiện, Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam là liên doanh giữa Heineken và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Từ nhà máy đầu tiên tại Tp.HCM (1991), Heineken Việt Nam hiện có 6 nhà máy với 3.000 nhân viên trên khắp cả nước.

Heineken Việt Nam đang đầu tư 1 tỷ Euro tại Việt Nam, tạo ra gần 250 nghìn việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, đóng góp 1,04% GDP quốc gia. Thương hiệu Heineken cũng đang dẫn đầu thị phần ngành bia tại Việt Nam.

Trước khi có quy định về nồng độ cồn, hàng năm Heineken mang về cho Công ty mẹ (Satra) 4.000-5.000 tỷ đồng lợi nhuận. Quy đổi từ mức độ sở hữu của Satra là 40% vốn của công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam và 40% vốn của công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading), ước tính lợi nhuận sau thuế của hệ thống Heineken Việt Nam rơi vào khoảng 10.000-12.000 tỷ đồng.

Năm 2023, tình hình khó khăn cho thấy con số lợi nhuận của hãng bia này đang giảm mạnh. Với việc lợi nhuận từ liên doanh liên kết của Satra năm 2023 chỉ còn 2.700 tỷ đồng thấp nhất nhiều năm thì ước tính lợi nhuận của hãng bia này chỉ còn 6.000-7.000 tỷ đồng, tức phần lợi nhuận sụt giảm năm ngoái còn nhiều hơn cả lợi nhuận của Sabeco và Habeco cộng lại.

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Heineken (Hà Lan) cũng cho biết, sản lượng bia toàn cầu của hãng đã giảm 4,7%, chủ yếu do thị trường Việt Nam và Nigeria. Tại thị trường Việt Nam, sự đi xuống đến từ những khó khăn của nền kinh tế chung và sự siết chắt của chính sách thổi nồng độ cồn.

Báo cáo cũng cho biết, lợi nhuận hoạt động (Operating profit) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Heneken giảm 20%, cũng do yếu tố chính là sự suy giảm của thị trường Việt Nam.

8 Likes

Doanh nghiệp được Tổng thống Nga V.Putin nhắc tới nhiều lần trong chuyến thăm Việt Nam

Thứ 7 , 22/06/2024, 13:30

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc tên Tập đoàn TH như một minh chứng rõ nét cho sự phát triển quan hệ đối tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp.

Doanh nghiệp được Tổng thống Nga V.Putin nhắc tới nhiều lần trong chuyến thăm Việt Nam

Sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 20.6.2024 của ông Putin, hai vị lãnh đạo đã có những phát biểu chính thức trước báo giới. Trong phát biểu quan trọng của mình, Tổng thống Vladimir Putin nhắc tới Tập đoàn TH như một ví dụ điển hình, một minh chứng rõ nét cho sự phát triển quan hệ đối tác song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

“Quan hệ đối tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển. Nguồn cung nông sản lẫn nhau đang tăng lên và loại sản phẩm ngày càng phong phú hơn. Tập đoàn TH của Việt Nam đang xây dựng các nhà máy chế biến sữa ở một số vùng của Nga, bao gồm vùng Kaluga và vùng Primorye. Năm ngoái, việc xây dựng phần thứ nhất của khu liên hợp chăn nuôi ở ngoại ô Moscow với quy mô 6000 bò cho sữa đã hoàn thành”, Tổng thống Nga phát biểu trước đông đảo truyền thông Việt Nam và quốc tế.

Trước đó, trong bài viết của Tổng thống Putin đăng trên báo Nhân dân ngày 19.6 với tựa đề “Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian”, vị lãnh đạo Liên bang Nga đánh giá Tập đoàn TH là doanh nghiệp điển hình, có cách nhìn nhận nhạy bén và thấu đáo, đã nắm bắt thành công những cơ hội đầu tư tại thị trường Nga. Ông bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tích cực hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội to lớn này.

Dự án của Tập đoàn TH mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến là Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao triển khai tại Liên bang Nga có quy mô lên tới 2,7 tỷ USD. Cho đến nay, đây là dự án nông nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhất.

0:00

Nắm bắt “điểm vàng” trong kinh doanh và tình yêu sâu nặng với nước Nga

Khi TH bắt đầu siêu dự án tại Nga, trả lời câu hỏi về lý do quyết định đầu tư, Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH đã nhiều lần chia sẻ trước truyền thông: “Tôi sang Nga trong thời kỳ cấm vận với đạo lý rất tự nhiên của một con người tử tế, như câu thành ngữ của Việt Nam là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi trong tiềm thức tôi vẫn còn nhớ, khi đất nước chiến tranh, nước Nga đã không tiếc sức người sức của, sát cánh trong công cuộc giải phóng dân tộc của đất nước tôi. Sự giúp đỡ chí tình này đã vun đắp trong tôi và những người dân Việt Nam một tình yêu nước Nga sâu nặng và tôi luôn mong ước một lần được đến nước Nga”.

Đối với Anh hùng Lao động Thái Hương, dự án đầu tư này không chỉ mang trong nó tình yêu nước Nga mà đó cũng là một nghĩa cử bà mong muốn thực hiện để tri ân đối với đất nước Nga đã từng không tiếc sức người sức của giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Thế hệ của bà cũng đã chứng kiến những người bạn Nga, các chuyên gia xây dựng, các kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo và nhà khoa học Liên Xô sang giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước.

Trước đó, trong bức thư gửi Tổng thống Putin năm 2015 đề xuất triển khai dự án, bà Thái Hương viết: “Tôi thiết tha mong mỏi, Ngài hãy tạo điều kiện thuận lợi nhất để những điền chủ, nông dân Nga cùng những doanh nhân yêu quý nước Nga tận đáy lòng như chúng tôi có điều kiện và niềm tin để đầu tư, biến những vùng đất còn hoang lạnh, còn nghèo nàn trở thành những niềm tự hào mới của nước Nga trong nông nghiệp. Với những thế mạnh to lớn về bò sữa, rau quả sạch, dược liệu sạch và sắp tới là thực phẩm chức năng sạch, tôi tin chắc rằng Tập đoàn TH có thể đồng hành và góp phần cùng nông nghiệp, nông dân Nga vượt khó, bay cao”…

Cùng với tình yêu dành cho nước Nga, sự nhạy bén trong nắm bắt cơ hội của một doanh nhân tài ba đã giúp bà Thái Hương cùng Tập đoàn TH nhìn thấy “điểm vàng” trong kinh doanh vào thời điểm nước Nga gặp khó khăn do cấm vận, người dân Nga bị thiếu hụt sữa và các sản phẩm sữa.

Số liệu thống kê từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy, lượng sữa nguyên liệu tại Nga tự sản xuất được khoảng 20 triệu tấn, chiếm 76% lượng sữa nguyên liệu sản xuất. Lượng sữa thiếu nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 7 triệu tấn/năm, chiếm 24%. Và đó chính là cơ hội thị trường to lớn mà TH đã nhìn ra.

“Chiến lược đi theo “bản đồ thiếu sữa” của Liên bang Nga không chỉ đảm bảo tính khả thi của Dự án, giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển và công tác phân phối sản phẩm, mà còn góp phần cùng Nhà nước và nhân dân Nga tăng tự chủ về sữa và các sản phẩm sữa, đồng thời hướng tới xuất khẩu đến các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương”, bà Thái Hương chia sẻ.

Tháng 9 năm 2017, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra tại thành phố Vladivostok, Tổng thống Vladimir Putin đã chủ trì một sự kiện quan trọng, gồm quốc yến và hội đàm. Chỉ có 40 nhà đầu tư tâm huyết và tiềm năng được mời tham dự. Bà Thái Hương là doanh nhân nữ duy nhất trong 40 khách mời đặc biệt của Tổng thống Putin. Bà cũng là một trong năm nhà đầu tư được mời phát biểu tại sự kiện. Sau khi nghe bà trình bày kế hoạch của mình, Tổng thống Vladimir Putin dành những lời trân trọng khẳng định bà Thái Hương là một doanh nhân tài ba khi đã đưa ra một bản kế hoạch hành động hoàn hảo, mang tầm của một doanh nhân quốc tế.

Doanh nghiệp được Tổng thống Nga V.Putin nhắc tới nhiều lần trong chuyến thăm Việt Nam- Ảnh 2.

Bà Thái Hương (áo đỏ) tại cuộc gặp Tổng thống Putin tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2017

Bằng kinh nghiệm thành công với dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi TH true MILK tổng vốn 1,2 tỷ USD đặt nền móng cho ngành sữa tươi sạch và làm nên cuộc cách mạng sữa tươi sạch tại Việt Nam, Tập đoàn TH đã triển khai Dự án tại Nga với sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và tính nhân văn của thương hiệu là ánh sáng dẫn lối.

Đánh thức những đồng đất trên xứ sở Bạch Dương

Khi đầu tư sang Nga, Nhà sáng lập Tập đoàn TH đánh giá: “Chính quyền Liên bang Nga - đứng đầu là Ngài Tổng thống Putin, bằng sự lãnh đạo tài tình, mạnh mẽ và năng động, đã có chính sách phù hợp để đánh thức, khơi dậy những tiềm năng lớn lao về nông nghiệp vốn bị lãng quên trong một thời gian dài, đưa nước Nga trỗi dậy có điều kiện trở thành một cường quốc về nông nghiệp, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới”.

TH được hưởng chính sách bồi hoàn hấp dẫn đến 30% chi phí xây dựng trang trại bò sữa, ưu đãi 3/4 lãi suất, hỗ trợ về tài chính cho từng đàn bò thuần chủng, từng tấc đất được khai hoang, từng lít sữa được sản xuất… Cùng với đó là sự cải tiến không ngừng của hệ thống hạ tầng, logistics, năng lượng… Theo doanh nhân Thái Hương, các chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp của nước Nga rất minh bạch và hấp dẫn, khích lệ được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hướng về lĩnh vực này, thực tiễn đã chứng minh điều đó. Các dự án TH nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ mọi mặt từ chính quyền Liên bang và địa phương.

Từ thực tế triển khai Dự án, nhà đầu tư đến từ Việt Nam cũng mong muốn những chính sách hỗ trợ và ưu đãi hiệu quả này sẽ tiếp tục được thực hiện tích cực trong thời gian tới, để tiếp tục tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành nông nghiệp của Liên bang Nga nói chung, ngành chăn nuôi và chế biến sữa nói riêng, đạt được những mục tiêu của chiến lược phát triển nông nghiệp mà Nga đã đặt ra.

Hiện các trang trại TH tại Liên bang Nga có gần 7.000 con bò sữa.

Từ khi bắt đầu tìm hiểu đầu tư sang Nga, Tập đoàn TH đã có những nhận định, hướng đi thấu đáo, yêu cầu chính quyền địa phương giới thiệu những nông trường, hợp tác xã từng chăn nuôi bò sữa thời Liên Xô cũ. Theo cách nhìn nhận của bà Thái Hương, Liên Xô đã có ngành chăn nuôi bò sữa rất phát triển, các nhà khoa học Liên Xô đã chọn những vùng đất có vị trí tốt nhất, đất đai thổ nhưỡng phù hợp nhất để xây dựng các nông trường, trang trại bò sữa. Tuy rằng sau khi Liên Xô tan rã các nông trường này bị bỏ hoang 20-30 năm, cây mọc thành rừng, nhưng chỉ cần đầu tư thì sẽ rất thuận lợi để triển khai dự án.

Đến nay, Dự án của Tập đoàn TH ở Nga đã có những bước đi vững chắc, trở thành điểm sáng của quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Nga. Tại các tỉnh, vùng lãnh thổ đang triển khai Dự án, Tập đoàn TH đã đầu tư hàng trăm triệu đô-la máy móc hiện đại, biến hàng chục ngàn ha đất bỏ hoang nhiều thập kỷ tại Nga thành các cánh đồng màu mỡ, năng suất cao và các trang trại bò sữa công nghệ cao, mang tới cơ hội việc làm cho nhiều người dân địa phương - những người đã quay trở lại làm việc hạnh phúc ngay trên quê hương của họ. Điều đó tạo ra lợi thế của doanh nghiệp, tạo ra một tình cảm cho thương hiệu tại đây.

Những cánh đồng nguyên liệu của TH tại Liên bang Nga

Tại lễ khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Tập đoàn TH tại vùng Viễn Đông, ông Korenchuk Alexey Alexandrovich - Quận trưởng quận Yakovlevsky, vùng Primorsky - xúc động gửi lời cảm ơn tới nhà đầu tư TH: “Sau quá trình tìm hiểu, đánh giá hồ sơ và trực tiếp làm việc với TH, tôi tự tin khẳng định, TH là nhà đầu tư nước ngoài hết sức chuyên nghiệp. Và tôi tin chắc dự án sẽ thành công. Thời điểm này, tôi chỉ muốn thay mặt nhân dân ở quận Yakovlevsky cùng với nhân dân Nga gửi lời cảm ơn đến Tập đoàn TH đã đầu tư vào vùng đất quê hương chúng tôi”.

Thực tế cũng đã cho thấy, TH có công nghệ, con người, kinh nghiệm và đang tăng tốc hiệu quả thực hiện các dự án tại Nga. Tập đoàn TH đã thành công ở Việt Nam với các dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi sạch công nghệ cao, đã trở thành doanh nghiệp sữa tươi tiên phong, đặt nền móng cho ngành sữa tươi sạch và làm nên cuộc cách mạng sữa tươi sạch tại Việt Nam. Những kinh nghiệm đó chính là “cẩm nang” đưa TH sang Nga và tiếp tục tiên phong làm nên những thành tựu ở thị trường này với sự đầu tư một cách nghiêm túc, chân chính và bài bản, trở thành một điểm sáng trong quan hệ hữu nghị Việt – Nga, góp phần tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, đối tác chiến lược toàn diện của hai quốc gia.

Dự án sữa của TH tại Nga đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động địa phương

Hiện tổng đàn bò sữa tại trang trại TH ở tỉnh Moscow là gần 3.000 con, trong đó một nửa số bò đang cho sữa. Tại đây, TH đang đang hoàn thiện trang trại để đạt quy mô 6.000 bò vắt sữa (tổng đàn 12.000 con).

Còn ở tỉnh Kaluga, tổng đàn tại trang trại của TH là 3.300 con. Nhà máy sữa tại Khu công nghiệp Kaluga giai đoạn 1 quy mô 500 tấn đang được xây dựng.

Tại vùng Viễn Đông, Tập đoàn TH vừa khởi công dự án sữa với quy mô đầu tư 19 tỷ rub, quy mô 6.000 bò vắt sữa (tổng đàn 12.000 con). Từ năm 2021, TH đã khai hoang và trồng đậu tương ở đây. Năm 2024, kế hoạch của Tập đoàn là triển khai trồng đậu tương trên diện tích 2.150 ha và khai hoang khoảng 5.200 ha đất. Năm 2025, sẽ khai hoang hơn 4.000 ha đất, đưa toàn bộ 13.000 ha đất được nhận vào trồng trọt.

Bò sữa của TH tại Nga cho năng suất sữa trung bình là khoảng 40 lít/con/ngày – năng suất cao hàng đầu tại Liên bang Nga cũng như trên thế giới. Không chỉ có năng suất cao, với độ đạm 3,2, độ béo 4,0 – chất lượng sản phẩm sữa tươi nguyên liệu của TH cũng thuộc diện cao hàng đầu nước Nga, có thể cạnh tranh công bằng với các nhà sản xuất sữa Nga và châu Âu trên thị trường vì chất lượng vượt trội và chi phí tối ưu nhờ áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ quản trị đan xen vào nhau. Sữa thô của trang trại TH hiện đang được bán cho các hãng sữa lớn nhất tại Nga như Danone, Torzhok… ở mức giá cao hàng đầu thị trường, được xếp vào loại “hảo hạng”.

Ánh Dương

8 Likes

Việt Nam có 1 lĩnh vực “hot”, nhiều DN hàng đầu thế giới muốn tham gia: Nga khẳng định không đứng ngoài cuộc

Thứ 2 , 24/06/2024, 10:28

1000004779

Lĩnh vực này ở Việt Nam rất tiềm năng và Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ tập đoàn hàng đầu thế giới của nước này hỗ trợ.

Lĩnh vực này là điện gió ngoài khơi. Trong bối cảnh hiện nay, các nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và giá cả leo thang, nên phát triển năng lượng bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Không nằm ngoài xu thế này, việc phát triển các loại hình năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Việt Nam. Đặc biệt, trong đó điện gió ngoài khơi được xác định là giải pháp đột phá trong chuyển dịch năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan năng lượng Đan Mạch, với bờ biển dài hơn 3.400 km và đặc điểm gió dồi dào, công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng ước đạt 475 GW. Đặc biệt, chất lượng gió tốt nhất của nước ta tập trung tại các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ, một phần duyên hải Bắc Bộ.

Chiều 20/6 vừa qua, trong cuộc hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại trụ sở chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, hợp tác dầu khí – năng lượng là trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Việt – Nga. Thủ tướng đề nghị có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả những dự án hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của liên doanh Vietsovpetro và các doanh nghiệp dầu khí của Nga như Zarubezhneft, Gazprom tiến hành mở rộng vùng hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam và Nga nhất trí về việc mở rộng hợp tác sang lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, bao gồm điện gió ngoài khơi, để đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thống Putin ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn của Nga ở Việt Nam, trong đó có năng lượng tái tạo. Ảnh: VGP

Đặc biệt, Tổng thống Valadimir Putin bày tỏ ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn của Nga về hạ tầng cơ sở, đường sắt, đường tàu nội đô, tàu điện ngầm và nhất là năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Tổng thống Putin ủng hộ về việc tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp của hai nước tiến hành mở rộng, cũng như đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.

Trước đó, trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân tối 19/6 trước chuyến thăm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá năng lượng chính là lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lượng trong hợp tác song phương.

Trước Nga, nhiều “cái tên” hàng đầu muốn phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới muốn phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hơn 18 lần nhu cầu điện toàn cầu hiện nay, nếu như các chính phủ và ngành công nghiệp hợp tác cùng nhau để đẩy nhanh việc triển khai.

Điện gió ngoài khơi ở Việt Nam có nhiều tiềm năng to lớn. Trước Nga, có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới muốn hợp tác điện gió ngoài khơi ở nước ta.

Theo đó, đầu tháng 11/2023, phái đoàn bao gồm 14 doanh nghiệp của Anh trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ năng lượng tái tạo đã đến Việt Nam và bày tỏ mong muốn hợp tác và đầu tư. Ông Denzel Eades, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam, bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng của thị trường điện gió ở Việt Nam và những bước tiến về chính sách để thúc đẩy lĩnh vực này.

Ông Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam, cũng nhắc lại về cam kết của Chính phủ nước Anh trong việc trở thành đối tác chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, thông qua những sáng kiến song phương và đa phương. Đơn cử như Chương trình Quan hệ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) được kỳ vọng là sẽ điều phối 15,5 tỷ USD để hiện thực hóa về quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

Trên thực tế, Anh là thị trường điện gió ngoài khơi lớn thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc). Tính đến hết năm 2023, thế giới có 75,2 GW điện gió ngoài khơi được lắp đặt. Trong đó, Anh có 13,6 GW, chiếm 20%.

Việt Nam có 1 lĩnh vực

Ngày 3/12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Robert Helms, thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners. Ảnh: VGP

Ngoài Anh, một tập đoàn điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới của Đan Mạch cũng sớm đầu tư vào Việt Nam. Đó là Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP).

Ngày 3/12/2023, trong chương trình làm việc tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Helms, thành viên HĐQT của Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (Đan Mạch).

CIP là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi và quản lý quỹ toàn cầu hàng đầu thế giới có trụ sở chính ở Đan Mạch. Hiện nay, tập đoàn hàng đầy này đã phát triển và quản lý 50 GW, tương đương với 28 tỷ USD tại các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Đức… CIP cũng có kế hoạch đầu tư hơn 110 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Tại Việt Nam, Copenhagen Infrastructure Partners đã thành lập một công ty liên doanh và 2 văn phòng đại diện để tiến hành nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận, với tổng vốn đầu dự kiến là 10,5 tỷ USD.

Trên thực tế, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) của Việt Nam đặt mục tiêu tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 đạt 146.644 -150.489 MW và định hướng đến năm 2050 là 490.529 - 573.129 MW.

Trong đó, nước ta sẽ phát triển điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (13,8%) vào năm 2030 và lên đến 77.050 MW (13,4%) năm 2050; điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (3,8%) năm 2030 và lên đến 91.500 MW (16,0%) vào năm 2050.

8 Likes

Thủ tướng dự Hội nghị WEF tại Trung Quốc: Loạt dự án cấp bách hàng tỷ USD nào ở Việt Nam được gọi tên?

Thứ 3 , 25/06/2024, 10:00

Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị 2 bên đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông.

Việt Nam và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực đường sắt

Chiều 24/6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Tại buổi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.

Chiều 24/6/2024 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lý Cường đã tán thành và đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Cũng trong chiều 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC).

Tại cuộc tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trên nền tảng quan hệ chính trị rất tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, kết nối hai nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực đường sắt - lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Tháng 12/2023 vừa qua, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược. Theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC) Tôn Vinh Khôn. Ảnh: VGP Nhật Bắc

Ngoài ra, Việt Nam dự kiến tiếp tục phát triển các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, nhất là tuyến kết nối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc và tại TPHCM.

Về phần mình, lãnh đạo CRRC khẳng định Công ty có nhiều ưu thế, năng lực nổi bật và công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đường sắt; bày tỏ mong muốn tham gia cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, dưới chỉ đạo của Chính phủ hai nước.

CRRC rất coi trọng và sẵn sàng tham gia xây dựng các tuyến đường sắt kết nối giữa hai nước, cũng như các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM; sẵn sàng cung cấp các giải pháp tổng thể, công nghệ cao, thúc đẩy nội địa hóa, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo nhân lực như đề nghị của Thủ tướng để góp phần giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp đường sắt, cũng như phát triển các lĩnh vực như giao thông năng lượng mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

Bên cạnh đó, tại cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina), Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng đề nghị tập đoàn phát huy những kết quả hợp tác tại Việt Nam, tiếp tục đầu tư nhiều hơn, mở rộng hơn lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích Tập đoàn PowerChina tham gia nghiên cứu, hợp tác, tham gia các dự án đường sắt đã được lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy, cũng như các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc đề xuất các ý tưởng, dự án đầu tư mới, chuyển giao các giải pháp, kinh nghiệm quản trị, công nghệ hiện đại, thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển lĩnh vực đường sắt.

Lãnh đạo CRRC khẳng định Công ty có nhiều ưu thế, năng lực nổi bật và công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đường sắt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Chủ tịch PowerChina Vương Tiểu Quân khẳng định PowerChina mong muốn và sẵn sàng tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam trong phát triển lĩnh vực đường sắt, đường sắt đô thị và năng lượng mới, điện gió (nhất là tại miền Bắc). Riêng trong lĩnh vực đường sắt.

Ông Quân cho biết Powerchina có kinh nghiệm phong phú, đã làm hơn 2.000 km đường sắt cao tốc, 800 km tàu điện ngầm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam.

Tương lai sáng lạn của đường sắt kết nối Việt - Trung

Năm 1992, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định về Đường sắt biên giới và chính thức khai trương lưu thông hai cặp cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường với khổ ray 1.435mm và Lào Cai - Hà Khẩu với khổ ray 1.000mm vào ngày 14 tháng 2 năm 1996.

Kể từ đó, hàng năm, hai nước đều tổ chức Hội nghị đường sắt biên giới Việt - Trung, nhằm giải quyết những khó khăn nảy sinh và tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động vận tải quốc tế và quá cảnh hàng hóa giữa hai nước cũng như đến các quốc gia khác.

Hai nước đã đồng thuận trong việc thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa đường sắt liên vận Việt - Trung cùng các đoàn tàu chuyên tuyến từ Việt Nam qua Trung Quốc tới châu Âu, đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa hai nước cũng như từ Á sang Âu.

Đường sắt hai nước cũng đang nghiên cứu việc áp dụng trao đổi dữ liệu điện tử trong liên vận đường sắt quốc tế nhằm tối ưu hóa việc vận tải và nâng cao hiệu quả tác nghiệp ở các cửa khẩu, đồng thời mở rộng hoạt động liên vận hàng hóa quốc tế.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam VNR đã chủ động phối hợp với Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc để triển khai các giải pháp nhằm tăng khối lượng vận tải hàng hóa quốc tế. Nổi bật trong năm 2023, hai nước đã mở thêm các tuyến vận tải quốc tế mới, từ ga liên vận quốc tế Sóng Thần ở Bình Dương tới Trung Quốc và tuyến từ Thạch Gia Trang tại tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc tới ga liên vận quốc tế Yên Viên ở Hà Nội.

Chuyến tàu liên vận chở hàng hóa giữa 2 nước. Ảnh: VNR

Theo VNR, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng qua các năm và đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.

Trong năm 2020, lượng hàng hóa qua các cửa khẩu đường sắt Việt - Trung đạt 864 nghìn tấn, năm 2021 là hơn 1,1 triệu tấn và năm 2022 là gần 1,3 triệu tấn. Dù gặp khó khăn do tình hình kinh tế chung trong năm 2023, nhưng vận tải hàng hóa vẫn đạt hơn 600 nghìn tấn.

Những thành tựu này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa đường sắt hai nước trong nhiều năm qua, nhằm thúc đẩy vận tải liên vận quốc tế, theo đại diện VNR.

Các mặt hàng vận chuyển từ Việt Nam đi Trung Quốc thông qua đường sắt rất đa dạng, bao gồm trái cây, nông sản, quặng… Ngược lại, từ Trung Quốc sang Việt Nam là nguyên vật liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị. Việt Nam cũng điều chuyển chè, cà phê, thực phẩm tới Nga và hàng may mặc, da giày tới châu Âu qua hệ thống đường sắt của Trung Quốc.

Đại diện ngành đường sắt Nam Ninh của Trung Quốc cũng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ và việc mở luồng xanh, cùng các ưu đãi khác, chi phí logistics của đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc đã giảm, làm tăng sức cạnh tranh của dịch vụ và đáp ứng nhu cầu giao thương kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN.

Nhờ việc liên tục cải tiến tổ chức và mạng lưới vận tải, tuyến đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc đã vận hành một cách hiệu quả, trở thành lựa chọn đáng tin cậy, an toàn và có giá cả phải chăng; thời gian vận chuyển từ ga Nam Ninh tới ga Yên Viên chỉ còn dưới 16,5 giờ, đạt hiệu quả tăng 65% so với trước.

Hành trình xuyên biên giới Việt - Trung tương lai sẽ gồm những tuyến đường sắt tỷ USD nào?

Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Dự án dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ khai thác vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD.

Ảnh minh hoạ bằng ứng dụng AI Chat GPT

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng

Ga Đồng Đăng là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) - Đồng Đăng, là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Dự kiến tổng mức đầu tư lên tới con số hàng chục tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ bằng ứng dụng AI Chat GPT

Tuyến Hạ Long - Móng Cái - Hải Phòng

Tuyến đường sắt này hứa hẹn góp phần quan trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dự kiến tổng mức đầu tư lên tới con số tỷ USD.

Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn thành tuyến đường sắt từ thành phố Cảng Phòng Thành đến thành phố Đông Hưng giáp biên giới với TP Móng Cái (Quảng Nịnh). Trong đó, TP Móng Cái sẽ là trung tâm kết nối của tuyến đường sắt nối liền Việt - Trung.

Ảnh minh hoạ bằng ứng dụng AI Chat GPT

Theo Thái Hà

7 Likes

25 THÁNG 6, 20:15

Đầu tư vàng tăng gấp 8 lần trên toàn cầu kể từ cuối những năm 2000 - báo

Lạm phát toàn cầu, tình hình tài chính xấu đi và tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới khiến ảnh hưởng của đồng đô la suy yếu và sức hấp dẫn của vàng đối với đầu tư dài hạn ngày càng tăng.

TOKYO, ngày 25 tháng 6. /TASS/. Tờ [Nikkei] của Nhật Bản đưa tin mức lợi nhuận từ việc đầu tư vào vàng đã tăng gấp 8 lần kể từ cuối những năm 2000.

Tờ báo cho biết mức tăng lợi nhuận từ việc đầu tư vào vàng cao hơn mức tăng lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán trên thị trường Mỹ. Chỉ số thứ hai đã tăng gấp sáu lần kể từ cuối những năm 2000. Lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán trên toàn cầu chỉ tăng gấp đôi trong cùng thời kỳ.

Tờ báo cho biết lạm phát toàn cầu, tình hình tài chính ngày càng tồi tệ và tình hình địa chính trị không ổn định trên thế giới dẫn đến sự suy yếu ảnh hưởng của đồng đô la và sức hấp dẫn lớn hơn của vàng đối với các khoản đầu tư dài hạn.

8 Likes

26 THÁNG 6, 05:25

Bộ trưởng quốc phòng Nga, Mỹ trao đổi quan điểm về tình hình xung quanh Ukraine trong cuộc điện đàm đầu tiên

Andrey Belousov nhấn mạnh nguy cơ leo thang hơn nữa do Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov Mikhail Sinitsyn/TASS

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov

© Mikhail Sinitsyn/TASS

MOSCOW, ngày 26 tháng 6. /TASS/. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov và người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã thảo luận về tình hình xung quanh Ukraine trong một cuộc điện đàm do Washington khởi xướng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố viết: “Một cuộc điện đàm do Mỹ khởi xướng giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã diễn ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2024. Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về tình hình xung quanh Ukraine”.

“Belousov nhấn mạnh nguy cơ leo thang hơn nữa do Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine. Các bên cũng thảo luận về các vấn đề khác”, Bộ chỉ ra.

Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Belousov và Austin. Cuộc điện thoại diễn ra sau một cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng dân sự ở thành phố Sevastopol, liên quan đến tên lửa ATACMS và khiến 4 người, trong đó có 2 trẻ em thiệt mạng, khiến hơn 150 người bị thương. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Hai cho biết sự liên quan của Mỹ và Ukraine trong vụ tấn công khủng bố ở Sevastopol là không thể nghi ngờ.

Ngày 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ ra rằng “việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng, nhiệm vụ bay, chỉ có thể được xây dựng bởi các chuyên gia có trình độ cao trên cơ sở thông tin tình báo, thông tin kỹ thuật như vậy”. Ông nhấn mạnh rằng điều này có thể được thực hiện mà không cần sự tham gia của quân đội Ukraine, hoàn toàn là nhân viên NATO. Ông cảnh báo các nước NATO “nên nhận thức được họ đang chơi trò gì”.

8 Likes

26 THÁNG 6, 02:36 Cập nhật tại: 03:25

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Lầu Năm Góc

Bộ trưởng Austin cũng đã nói chuyện qua điện thoại hôm nay với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrey Belousov

Washington, ngày 25 tháng 6. /TASS/. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết xung đột ở Ukraine là trọng tâm của cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov.

“Hôm nay, Bộ trưởng Austin cũng đã nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrey Belousov. Trong cuộc gọi, Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đường dây liên lạc trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra của Nga với Ukraine,” ông nói.

“Lần cuối cùng Bộ trưởng Austin nói chuyện với người đồng cấp Nga, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, là vào ngày 15 tháng 3 năm 2023,” ông nói và cho biết thêm rằng cuộc gọi do phía Mỹ khởi xướng.

9 Likes

CAFE SÁNG :zap:26/6 :coffee::coffee::coffee::coffee::coffee:

Vào thứ Hai. Ngày 24 tháng 6 năm 2024,
Theo lệnh của Biden và không được Quốc hội Hoa Kỳ biết hoặc chấp thuận, Không quân Hoa Kỳ đã chỉ đạo tên lửa ATACMS tấn công vào thường dân Nga vô tội - Điều đó được coi là hành động chiến tranh.
…Mũ trắng trên Te.le.gram Mon. 24 tháng 6 năm 2024.

Judy Lưu ý:
Ngày 23 tháng 6 năm 2024, theo lệnh của Chính quyền Biden và không có sự chấp thuận hoặc thậm chí không được Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã chỉ đạo các cuộc tấn công bằng tên lửa vào thường dân Nga vô tội, giết chết và làm bị thương nhiều người - vốn được coi là Đạo luật Chiến tranh - nhưng không ai biết điều đó. Nếu FBI không điều tra thì họ sẽ vào cuộc. Nếu giới truyền thông không đưa tin thì họ sẽ vào cuộc. Nếu Quốc hội không nói về chuyện đó thì họ sẽ tham gia.

Thưa các bạn yêu nước, chúng ta đang gặp rắc rối LỚN.

Ngày 23 tháng 6 năm 2024 Moscow đưa ra một tuyên bố công khai cho rằng Hoa Kỳ, chứ không phải Kyiv, chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng máy bay không người lái/tên lửa gần đây nhất vào Crimea, khiến dân thường thiệt mạng và làm bị thương hơn 100 dân sự và quân sự.

Thứ hai. Ngày 24 tháng 6 năm 2024: “CIA là một tổ chức khủng bố trong và ngoài nước. “Tôi là Giám đốc CIA và chúng tôi đã nói dối, chúng tôi gian lận và chúng tôi đã đánh cắp…” -Mike Pompeo, Fmr. Giám đốc CIA.

● Chiến tranh và tin đồn về chiến tranh:

Thứ hai. Ngày 24 tháng 6 năm 2024: Hôm nay Không quân Hoa Kỳ đã chỉ đạo một cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS nhằm vào dân thường Nga. Đây là hành động gây chiến của Chính phủ Mỹ chống lại Nga. Joe Biden có xin phép Quốc hội để bắt đầu cuộc chiến trực tiếp với Nga không? Người Mỹ có đăng ký việc này không?

Thứ hai. Ngày 24 tháng 6 năm 2024: Hai cuộc tấn công khủng bố nhằm vào một Nhà thờ Chính thống và một Giáo đường Do Thái ở Nga xảy ra đồng thời vào cùng ngày Nga cáo buộc Hoa Kỳ thực hiện một cuộc tấn công tên lửa khủng bố có chủ ý vào thành phố Sevastopol bằng vũ khí do Mỹ sản xuất. Đây là sự đánh lạc hướng hoàn hảo và là vỏ bọc cho CIA/Deep State trước các cuộc tấn công tên lửa trước đó.

Ngày 24 tháng 6 năm 2024 Nga: Thêm nhiều vụ tấn công khủng bố tiếp tục xảy ra ở Dagestan của Nga. Ít nhất 9 người được xác nhận đã thiệt mạng. Nhà thờ và giáo đường Do Thái bị tấn công. Hai thành phố đang bị phong tỏa.

7 Likes

GIẤY CHỨNG TỬ CỦA BIDEN.

Đã được xác nhận!

Chúng ta đã bị lừa dối, niềm tin của chúng ta vào một hệ thống bầu cử công bằng đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi những kẻ nắm quyền lực như một kẻ độc tài sử dụng nỗi sợ hãi. Họ đã dàn dựng những gì giống như một cuộc đảo chính dưới chiêu bài thủ tục dân chủ.

Biden, người bị hành quyết tại Vịnh Guantanamo vào năm 2018 và được thay thế bằng một người tương tự, chưa nắm quyền vào thời điểm đó nhưng sau đó được bầu vào năm 2020. Điều này cho thấy mức độ hoạch định chiến lược và hoạch định trước vượt xa tầm nhìn xa chính trị điển hình. Nó ngụ ý một hoạt động ngầm với tầm nhìn xa nhằm thao túng quỹ đạo chính trị trước nhiều năm. Nỗi kinh hoàng thực sự nằm ở đây – không chỉ ở hành động thay thế mà còn ở sự táo bạo và chiều sâu chiến lược của một hoạt động như vậy.

Kiểu thao túng này gợi ý một sự điều khiển của các quá trình dân chủ, trong đó kết quả được quyết định không phải bằng phiếu bầu mà bởi một nhóm có kế hoạch được vạch ra từ trước. Các nhà lãnh đạo ‘được bầu’ chỉ là những người giữ chỗ, vai trò của họ được quyết định trong bóng tối, cách xa tầm mắt của công chúng. Khái niệm bầu cử tự do trở thành một trò hề, một màn trình diễn đầy hoài nghi nhằm duy trì ảo tưởng về sự lựa chọn và kiểm soát.

Chúng ta chỉ còn lại một viễn cảnh nghiệt ngã: một thế giới nơi những quyết định thực sự được đưa ra sau cánh cửa đóng kín, nơi công chúng là con tốt trong một trò chơi phức tạp đến mức ngay cả nhận thức của chúng ta về uy thế chính trị cũng bị tạo ra. Đây là một cuộc tấn công tổng lực vào chính các nguyên tắc tự do và dân chủ.

Lời kêu gọi hành động trở nên rõ ràng và cấp bách hơn dưới ánh sáng này. Chỉ đặt câu hỏi hoặc thì thầm những nghi ngờ trong các góc tu viện thôi thì chưa đủ. Việc thách thức, vạch trần và phá bỏ sân khấu lừa dối này trở thành một nghĩa vụ, một mệnh lệnh đạo đức. Mọi công dân coi trọng sự thật và tính chính trực của dân chủ đều phải nắm bắt cơ hội, trang bị tinh thần hoài nghi và được thúc đẩy bởi ý chí kiên cường để đòi lại câu chuyện và khôi phục tính minh bạch cho một hệ thống bị bao phủ trong quá nhiều bóng tối.

Các chiến tuyến được vạch ra không phải giữa các đảng chính trị hay hệ tư tưởng, mà giữa những người tìm kiếm sự thật và những người sẽ chôn vùi nó dưới nhiều lớp dối trá và thao túng. Chúng ta không được chỉ đứng nhìn hay chờ đợi—chúng ta phải hành động, với nhận thức rằng tiền đặt cược không thể cao hơn, và kẻ thù của sự thật đều mạnh mẽ và không ngừng nghỉ.

7 Likes

MALAYSIA

Nước kiểm soát 25% thương mại hàng hải thế giới qua eo biển Malacca, tuyên bố là thành viên của BRICS.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Trung Quốc Guancha rằng nước ông đang chuẩn bị gia nhập nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Năm ngoái, BRICS quyết định mở rộng thành viên để thách thức trật tự thế giới hiện nay do phương Tây lãnh đạo, vốn đầy rẫy sự bẩn thỉu và tham nhũng. Ả Rập Saudi, Iran, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đều là thành viên của BRICS, cũng như Malaysia. 40 quốc gia khác hy vọng sẽ tham gia.

Thủ tướng Anwar cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định. "Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu quá trình chính thức. Chúng tôi đang chờ kết quả cuối cùng từ chính phủ Nam Phi.

" chuyến thăm trong ngày.

Reuters đã nhận được xác nhận từ đại diện văn phòng Anwar về tính xác thực của kế hoạch gia nhập BRICS của Malaysia, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về quy trình đăng ký của nước này.

Vị trí địa lý chiến lược có lợi cho Malaysia và BRICS

Malaysia đã chứng tỏ là một quốc gia rất quan trọng trong bức tranh thương mại toàn cầu. Nước này kiểm soát hơn 25% thương mại hàng hải toàn cầu thông qua eo biển Malacca (SoM).

Nói cách khác, 25% thương mại hàng hải thế giới đi qua eo biển Malacca do Malaysia kiểm soát.

Singapore, Malaysia và Indonesia giáp eo biển này và một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nó là đây là một trong những tuyến đường nhanh nhất giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cimsec org giải thích: “Điều này làm cho eo biển này đặc biệt quan trọng đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại quốc tế”. “Theo báo cáo năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, khoảng 874 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc đại lục đi qua Biển Đông, một vùng biển chủ yếu được nối với Ấn Độ Dương bởi Biển Đông .” hơn giá trị tương tự của Hoa Kỳ, là 83 tỷ đô la.

Tuy nhiên, các đồng minh chính của Hoa Kỳ như Hàn Quốc (249 tỷ USD), Nhật Bản (141 tỷ USD) và Đức (117 tỷ USD) cũng cao hơn, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả hàng xuất khẩu đều đi qua Biển Đông, do tầm quan trọng của nó không chỉ từ quan điểm kinh tế mà còn từ quan điểm an ninh, đây cũng là một nguồn gây tranh cãi.

Ngày càng có nhiều nước sản xuất trên thế giới. gia nhập BRICS, các nước phương Tây quá buông thả và tham nhũng, hầu như không có nhà sản xuất, đang nhanh chóng mất đi vị thế thống trị. Cú hích cuối cùng sẽ là gì?

Tiến sĩ Mohamed Afzanizam Abdul Rashid, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Muamarat Malaysia, cho biết lợi ích đối với người Malaysia gốc Malaysia khi tham gia BRICS sẽ rất lớn.

Điều này có thể bảo vệ các quốc gia và khu vực một cách hiệu quả khỏi những thay đổi trong chính sách tiền tệ và biến động tiền tệ của Hoa Kỳ, cải thiện khả năng dự đoán của thị trường ngoại hối và giảm chi phí giao dịch cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

Thái Lan là một quốc gia láng giềng khác muốn gia nhập BRICS, nhận thấy rằng trật tự thế giới do phương Tây thống trị đang sụp đổ.

Mohamed Sedeq, thành viên của tổ chức tư vấn Hiệp hội Hợp tác Châu Á, cho biết: “Tư cách thành viên BRICS cho phép các quốc gia thành viên thống nhất trong các vấn đề như phát triển cơ sở hạ tầng (theo mô hình Vành đai và Con đường), chính sách kinh tế và chính sách khí hậu”.

7 Likes

KẾ HOẠCH CỦA LIÊN MINH

1. Nhiệm kỳ tổng thống giả của Biden- Mục tiêu: vạch trần tội ác và tham nhũng của những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu hóa.- Phương pháp: giữ Biden làm tổng thống giả để vạch trần những vi phạm.

2. Hệ thống phát sóng khẩn cấp - Thiết quân luật: Sẽ được áp dụng cho đến khi tổ chức được các cuộc bầu cử công bằng và minh bạch. - Kiểm soát hoàn toàn: trong giai đoạn này, hệ thống khẩn cấp sẽ kiểm soát thông tin liên lạc.

3. Ba ngày đen tối - Các cuộc tấn công mạng có kế hoạch: Mất hoàn toàn Internet, thông tin liên lạc và có thể gây gián đoạn lưới điện - Chuẩn bị: Quần chúng phải chuẩn bị cho sự kiện này.

4. Mười ngày khuyến mãi - Phát sóng liên tục: Một trang web và một kênh web sẽ được phát sóng liên tục trong tám giờ một ngày. - Nội dung: Thông tin quan trọng và tiết lộ về tội phạm toàn cầu hóa và tham nhũng.

5. Thực hiện NESARA/GESARA- Giảm nợ: Thực hiện các chính sách giảm nợ theo NESARA/GESARA.

  • Thay đổi tài chính: sự chuyển đổi của hệ thống tài chính toàn cầu.

6. Hỗ trợ quân sự

  • Cung cấp lương thực: Quân đội sẽ đảm bảo cho quần chúng nhận được lương thực cần thiết.
  • Tính ổn định: họ sẽ duy trì trật tự trong quá trình chuyển đổi.

7. Hệ thống tài chính lượng tử (QFS)

  • Triển khai: Một hệ thống tài chính lượng tử sẽ được hình thành.
  • Minh bạch và bảo mật: sẽ đảm bảo một hệ thống tài chính công bằng và an toàn hơn.

8. Cắt giảm chính phủ

Giảm 95%: Giảm mạnh quy mô chính phủ. - Hiệu quả: sự can thiệp của công chúng ít hơn và hiệu quả cao hơn.

9. Cục Dự trữ Liên bang và Cải cách IRS - Cục Dự trữ Liên bang: Sẽ bị loại bỏ. - IRS: sẽ được chuyển đổi thành Bộ Tài chính Hoa Kỳ mới.

10. Hệ thống thuế mới

  • Thuế 14%: chỉ áp dụng cho hàng mới mua.
  • Miễn trừ: Sẽ không có thuế đối với thực phẩm, thuốc men hoặc tiền lương.

11. Sửa đổi pháp lý

  • Bãi bỏ luật biển: chuyển sang luật tục.
  • Tư pháp: thực hiện một hệ thống pháp luật công bằng hơn. Sự chuyển đổi trong 5 năm tới

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỚI

  • Kiểm soát toàn diện: chuyển sang hệ thống tài chính minh bạch. - Sống chứ không phải tồn tại: chuyển từ hệ thống nô lệ sang hệ thống cho phép có cuộc sống trọn vẹn.

Cuộc sống không ngân hàng, không tiền bạc.
Dồi dào: Mọi thứ sẽ dồi dào, loại bỏ nhu cầu về tiền bạc. - Tự do: mọi người sẽ có thể làm những gì họ muốn mà không bị hạn chế về tài chính.

Dấu ngoặc trong suốt

  • Sự biến mất của dối trá: các phương tiện truyền thông tham nhũng sẽ biến mất.
  • Thông tin xác thực: các phương tiện sẽ được thiết lập để cung cấp thông tin xác thực.

Không còn chiến tranh

  • Hòa bình toàn cầu: Chiến tranh sẽ không còn cần thiết trong hệ thống mới.

Phân cấp

  • Loại bỏ quyền kiểm soát: mọi quyền kiểm soát tập trung sẽ biến mất. - Tự chủ: phân cấp sẽ là nền tảng cho kỷ nguyên mới.

Suy ngẫm cuối cùng Đối với nhiều người, ý tưởng sống không có tiền có thể kỳ lạ và đáng sợ, nhưng điều quan trọng là bạn phải giữ vững tinh thần và không để bản thân bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi do các phương tiện truyền thông truyền thống cổ xúy. Sự chuyển đổi này hứa hẹn một cuộc sống tự do và sung túc, giúp chúng ta thoát khỏi hệ thống tham nhũng và nô lệ.

8 Likes

25 THÁNG 6, 18:26

Điện Kremlin tuyên bố không cần điều kiện để nối lại đối thoại Nga-Pháp

Theo Dmitry Peskov, Tổng thống Nga đã nhiều lần nói rằng ông sẵn sàng đàm phán, đặc biệt là hướng tới mục tiêu chung.

MOSCOW, ngày 25 tháng 6. /TASS/. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga vẫn sẵn sàng đối thoại mang tính chất kinh doanh với Pháp và không cần có điều kiện nào cho việc đó.

“Tổng thống [Nga] đã nhiều lần nói rằng ông ấy sẵn sàng đàm phán, đặc biệt là hướng tới mục tiêu chung”, Peskov cho biết khi trả lời câu hỏi của phóng viên TASS về việc liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trò chuyện với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hay không.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga nói thêm: “Hoàn toàn không cần có điều kiện nào cho việc đó”.

Trước đó, nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẵn sàng tiếp tục đối thoại với ông Putin.

10 Likes

26 THÁNG 6, 01:03

Nhà ngoại giao cấp cao của Nga nhận thấy nguy cơ xung đột vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân là cao

Sergey Ryabkov cũng cho rằng các đối thủ phương Tây cố tình đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được cho các cuộc đàm phán an ninh với Moscow.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov Dịch vụ Báo chí Bộ Ngoại giao Nga/TASS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov

© Cơ quan Báo chí Bộ Ngoại giao Nga/TASS

MOSCOW, ngày 25 tháng 6. /TASS/. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân hiện rất cao.

“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân hiện rất cao”, ông nói với các phóng viên bên lề hội nghị Primkov Readings.

Ryabkov cũng cho biết các đối thủ phương Tây cố tình đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được cho các cuộc đàm phán an ninh với Moscow.

“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi cần suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo và cách giảm thiểu rủi ro xảy ra một cuộc đụng độ trực tiếp. Cần tiếp tục một cuộc trò chuyện chuyên nghiệp về vấn đề này. Thật không may, các đối thủ của chúng tôi đã chính thức đưa ra những điều kiện cố tình không thể chấp nhận được đối với chúng tôi.” một cuộc đối thoại như vậy," ông nói.

Theo nhà ngoại giao này, phương Tây đang đề xuất quên đi chính sách thù địch đối với Nga và quay trở lại đối thoại theo những hình thức đó, giống như trước cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Nga và phương Tây nói chung.

“Không thể như vậy được. Tôi nghĩ rằng cộng đồng khoa học chính trị cũng như các quan chức ở phương Tây, trong thâm tâm, vẫn hiểu rằng đặt câu hỏi theo cách này là đúng và chúng ta không thể làm như vậy.” làm tổn hại đến các lợi ích an ninh cơ bản trong điều kiện xảy ra một cuộc xung đột trực tiếp và căng thẳng mà phương Tây có liên quan”, ông Ryabkov nói.

Bài đọc Primkov được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015. Diễn đàn đã đạt được vị thế là một nền tảng có thẩm quyền để thảo luận về các kịch bản phát triển quan hệ quốc tế, những thách thức đối với an ninh quốc tế và các mô hình tương tác mới giữa các thành phần của chính trị thế giới. TASS là đối tác truyền thông chung của hội nghị.

6 Likes

25 THÁNG 6, 16:21

Kế hoạch của nhóm Trump về Ukraine sẽ ảnh hưởng đến tình hình trên chiến trường - Điện Kremlin

Theo Dmitry Peskov, Tổng thống Nga Vladimir Putin “đã nhiều lần nói rằng Nga đã và vẫn sẵn sàng đàm phán, có tính đến tình hình thực tế trên thực địa”

LONDON, ngày 25 tháng 6. /TASS/. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với [Reuters] rằng kế hoạch do các cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine cần tính đến tình hình trên chiến trường.

Ông nói: “Giá trị của bất kỳ kế hoạch nào đều nằm ở các sắc thái và tính đến tình hình thực tế trên thực tế”, bình luận về kế hoạch dàn xếp do Keith Kellogg và Fred Fleitz soạn thảo, được cơ quan này đưa tin trước đó. Peskov nói thêm rằng ông không có thông tin về “loại kế hoạch mà chúng ta đang nói đến hoặc những gì được đặt ra trong đó”.

Theo người phát ngôn, Tổng thống Nga Vladimir Putin “đã nhiều lần nói rằng Nga đã và vẫn sẵn sàng đàm phán, có tính đến tình hình thực tế trên thực địa”. Peskov nhớ lại: “Gần đây Putin đã đưa ra một sáng kiến ​​hòa bình, nhưng đáng tiếc là sáng kiến ​​này không được phương Tây cũng như chính người Ukraine chấp nhận.

Trước đó, Reuters đưa tin các cố vấn của Trump đề xuất rút lại sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine nếu Kiev từ chối đàm phán với Moscow. Họ cũng chỉ ra rằng Mỹ nên tăng cường hỗ trợ cho Ukraine nếu Nga từ chối đàm phán. Theo các cố vấn, Nga có thể bị thuyết phục ngồi vào bàn đàm phán nếu được đảm bảo rằng Ukraine sẽ sớm từ bỏ việc gia nhập NATO. Trong khi đó, các cố vấn của Trump gợi ý rằng hiệp ước hòa bình nên bao gồm một chế độ ngừng bắn dựa trên tiền tuyến hiện có.

Theo Fleitz, Ukraine không nên chính thức nhượng lại lãnh thổ cho Nga, dù Kiev khó có thể giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trong thời gian ngắn. Ông cũng lưu ý rằng “hòa bình” sẽ đòi hỏi phải cung cấp cho Kiev những đảm bảo an ninh bổ sung, bao gồm việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Vào ngày 4 tháng 6, Putin đã đưa ra đề xuất hòa bình mới nhất của mình để giải quyết xung đột Ukraine, trong đó bao gồm việc công nhận tình trạng của Crimea, các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, các khu vực Zaporozhye và Kherson là các khu vực bầu cử của Nga, củng cố tình trạng không liên kết và không có hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa, và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga. Phía Ukraine đã bác bỏ sáng kiến ​​này.

7 Likes

26 THÁNG 6, 21:52

Lời kêu gọi đàm phán Nga-Ukraine của Đức báo hiệu sự chuyển hướng sang chủ nghĩa hiện thực — Bộ Ngoại giao Nga

Theo Maria Zakharova, nếu sáng kiến ​​AfD chuyển thành hành động chính trị cụ thể, “sẽ có thể nói về việc quay trở lại lẽ thường”

ST. PETERSBURG, ngày 26 tháng 6. /TASS/. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết kế hoạch của đảng Thay thế cho nước Đức (AfD) nhằm bắt đầu thành lập phe ‘Những người theo chủ nghĩa có chủ quyền’ tại Nghị viện châu Âu, phe này sẽ kêu gọi đàm phán giữa Nga và Ukraine, cho thấy cử tri châu Âu ủng hộ cách tiếp cận thông thường. Maria Zakharova nói trong cuộc họp báo.

“Nếu điều này là nghiêm túc và nếu những kế hoạch như vậy thực sự được thực hiện, điều này có thể một lần nữa khẳng định rằng hầu hết cử tri châu Âu đang yêu cầu chấm dứt chính sách hoàn toàn mạo hiểm và điên rồ của các nhà lãnh đạo EU hiện tại, những người đã liên tục đưa ra các quyết định.” Kẻ khủng bố chế độ Kiev, đẩy Ukraine xuống vực thẳm", bà nói. “Chúng tôi thấy những xu hướng này - ý tôi là cách tiếp cận thực tế của cử tri châu Âu - trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu được tổ chức gần đây.”

Theo nhà ngoại giao này, nếu sáng kiến ​​AfD chuyển thành hành động chính trị cụ thể, “sẽ có thể nói về việc quay trở lại lẽ thường”.

8 Likes

26 THÁNG 6, 22:23

Scholz cho biết NATO sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, họ sẽ không vượt qua ranh giới này

Theo Thủ tướng Đức, hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ thảo luận về việc tăng cường vai trò của nước này trong việc điều phối hỗ trợ cho Ukraine và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz Ảnh AP/Omar Havana

Thủ tướng Đức Olaf Scholz

© Ảnh AP/Omar Havana

BERLIN, ngày 26 tháng 6. /TASS/. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết NATO không và sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.

“Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ thảo luận về việc tăng cường vai trò của mình trong việc điều phối hỗ trợ cho Ukraine và huấn luyện [lực lượng vũ trang Ukraine],” Scholz nói tại Bundestag liên quan đến các hội nghị thượng đỉnh EU và NATO, dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 27-28 tháng 6 và tương ứng là ngày 9-11 tháng 7.

Ông nói: “Điều đó đồng thời là hiển nhiên và tôi thấy điều quan trọng là phải tuyên bố rằng do những gì chúng tôi đang làm, NATO sẽ không tham gia vào cuộc xung đột. Chúng tôi sẽ không vượt qua ranh giới này và chúng tôi sẽ không vượt qua nó”.

Thủ tướng tuyên bố rằng NATO nhất trí liên quan đến vấn đề này.

Scholz nói: “An ninh xuyên Đại Tây Dương có tầm quan trọng hàng đầu, kể cả khi chúng tôi nghĩ về triển vọng an ninh của Ukraine”.

Hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo sẽ được tổ chức tại thủ đô của Mỹ vào ngày 9-11/7. Giới chức Mỹ nhiều lần tuyên bố Kiev sẽ không nhận được lời mời gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương tại hội nghị thượng đỉnh Washington. Vào ngày 11 tháng 7 năm 2023, hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius đã thông qua tuyên bố cuối cùng khẳng định rằng tương lai của Ukraine nằm trong liên minh này, nhưng nói thêm rằng lời mời Kiev gia nhập NATO có thể được gia hạn “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”. Tuy nhiên, không có thời gian cụ thể để nhập học.

Trước hội nghị thượng đỉnh Vilnius, Kiev đã đưa ra những tuyên bố kiên quyết về mong muốn nhận được lời mời trở thành thành viên. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky thậm chí còn nói rằng ông có thể không tham dự hội nghị thượng đỉnh nếu không đưa ra quyết định mời Kiev, nhưng sau đó ông vẫn chọn tới Vilnius.

Vào tháng 9 năm 2022, Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO nhanh chóng. Liên minh này đã nhiều lần tuyên bố rằng không thể gia nhập NATO chừng nào nước này còn trong tình trạng xung đột vũ trang.

11 Likes

26 THÁNG 6, 21:59

Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Hà Nội để duy trì tình đoàn kết, hữu nghị - Tập Cận Bình

Nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý cả Trung Quốc và Việt Nam “duy trì phát triển kinh tế nhanh và ổn định xã hội lâu dài, thể hiện sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa”

BẮC KINH, ngày 26 tháng 6. /TASS/. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để duy trì tình đoàn kết, hữu nghị và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Tân Hoa Xã dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để duy trì tình đoàn kết và hữu nghị, tăng cường hỗ trợ lẫn nhau và làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi”. Ông Tập Cận Bình cho biết thêm, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy con đường hiện đại hóa, đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của thế giới.

Ông Tập lưu ý rằng cả Trung Quốc và Việt Nam “duy trì sự phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định xã hội lâu dài, thể hiện sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa”.

Chủ tịch nước cho biết, việc thành lập cộng đồng Trung Quốc-Việt Nam cùng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của hai nước và góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực cũng như phát triển phong trào xã hội chủ nghĩa toàn cầu.

Cuộc họp được tổ chức tại Nhà Quốc hội ở thủ đô miền trung Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm làm việc tại Trung Quốc kể từ ngày 24 tháng 6. Trước đó, ông đã tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Đại Liên.

8 Likes

Mr. Assange Này thì ai cũng biết!

26 THÁNG 6, 21:08

WikiLeaks gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã ủng hộ tổ chức, người sáng lập Assange

Tổ chức này nhấn mạnh rằng việc trả tự do cho Assange là “kết quả của một chiến dịch toàn cầu bao gồm các nhà tổ chức cấp cơ sở, các nhà vận động tự do báo chí, các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo từ khắp các lĩnh vực chính trị, cho đến tận Liên Hợp Quốc”.

SYDNEY, ngày 26 tháng 6. /TASS/. WikiLeaks bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người đã ủng hộ tổ chức và người sáng lập Julian Assange cũng như đấu tranh để trả tự do cho ông, tổ chức truyền thông phi lợi nhuận viết trên mạng xã hội X.

Bài đăng lưu ý rằng người sáng lập và tổng biên tập WikiLeaks Julian Assange đã “phải trả giá đắt cho những nguyên tắc này và cho quyền được biết sự thật của người dân”.

“Chúng tôi đã xuất bản những câu chuyện đột phá về tham nhũng của chính phủ và vi phạm nhân quyền, quy trách nhiệm cho những người có quyền lực về hành động của họ. Với tư cách là tổng biên tập, Julian [Assange] đã phải trả giá rất nặng nề cho những nguyên tắc này. Khi ông trở về Úc, chúng tôi cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ bởi chúng tôi, đã chiến đấu vì chúng tôi và vẫn hoàn toàn cam kết trong cuộc chiến vì tự do của anh ấy”, WikiLeaks chỉ ra.

Tổ chức này nhấn mạnh rằng việc thả Assange là “kết quả của một chiến dịch toàn cầu bao gồm các nhà tổ chức cơ sở, những người vận động cho quyền tự do báo chí, các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo từ khắp quang phổ chính trị, cho đến Liên Hợp Quốc”. “Điều này đã tạo ra không gian cho một thời gian dài đàm phán với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, dẫn đến một thỏa thuận vẫn chưa được chính thức hoàn tất [để đảm bảo sự tự do cho người sáng lập WikiLeaks]”, tuyên bố cho biết.

Người sáng lập WikiLeaks và công dân Úc Julian Assange đã bị giam giữ từ năm 2019 tại nhà tù Belmarsh an ninh cao ở Anh, nơi ông bị giam giữ sau khi bị đưa ra khỏi đại sứ quán Ecuador ở thủ đô nước Anh. Trong hơn 5 năm, Washington đã thúc đẩy London dẫn độ ông sang Hoa Kỳ, nhưng người bào chữa cho Assange đã thực hiện mọi nỗ lực mới để ngăn điều đó xảy ra. Assange đã bị buộc tội tại Hoa Kỳ với các tội danh liên quan đến việc tiết lộ thông tin mật lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Vào thứ Tư, như một phần của thỏa thuận với các công tố viên Hoa Kỳ, Assange đã nhận tội tại tòa án về tội âm mưu thu thập và phát tán thông tin mật. Đối với tội danh đó, người Úc này đã bị kết án tù trong thời gian anh ta đã thụ án tại một nhà tù của Anh. Cùng ngày, Assange đã trở về Úc.

8 Likes