dạ ok bác nhé. có gì bác nhớ nhắn tôi với ạ
Ngày nào cũng vào mà chưa lên được tàu nào
E đợi bác từ thứ 6 rùi ạ
Ý e là a chốt 1 kèo lớn luôn… ví dụ còn lại 5ce.
E kèo luôn kèo đó cho máu
vâng. để en dọn kho . lên tàu.mà canh tàu của bác khó thật. Mạng sập liên tục
kh bác…từng phiên 1 nó mới tăng độ nóng…chơi 5 ce 1 phát không máu xuống BIA bác ạ
CHỨNG KHOÁN Trái phiếu Quốc tế Nhận định Phái sinh Bên lề Ảnh Shutterstock. Ảnh Shutterstock. FTM - “cú lừa” thập kỷ? Tác giả Người quan sát20/09/2019 06:25 Tweet (ĐTCK) Việc nhà đầu tư bị mất niềm tin, bị lừa, cháy tài khoản dư luận đã nghe nhiều, nhưng chuyện các công ty chứng khoán (CTCK) cùng phản ánh về việc có dấu hiệu bị lừa, bị thiệt hại do cho margin 1 mã cổ phiếu thì dường như đây là lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam. Mã cổ phiếu đó là FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân (HOSE), mã đã có 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Các công ty chứng khoán “dính” việc cho vay margin mã này có cả công ty trong TOP 10 thị phần, có công ty quy mô nhỏ, có công ty 100% vốn nước ngoài… Thanh khoản eo hẹp, sức ép doanh số và một số yếu tố khác… là những nguyên nhân cùng lúc tác động đến nhân sự của hơn 10 CTCK để đi đến cái “gật đầu” cấp margin cho mã FTM. Theo đó, khoảng 30 triệu cổ phiếu FTM, tương đương 60% cổ phần của doanh nghiệp này đã được sử dụng để vay nợ margin tại các CTCK. Nếu như vùng thị giá vay của FTM khoảng 10.000 đồng thì với tỷ lệ cho vay thông thường ở mức 50%, khoản tiền các CTCK đang bị “chôn” ở mã FTM khoảng 200 tỷ đồng. Thực tế, FTM không phải là câu chuyện duy nhất tạo nên “cú” mất đau cho các CTCK trong 1 thập niên qua. Điểm khác biệt ở vụ FTM là các CTCK cùng hoàn cảnh đã và đang tập hợp nhau lại bàn cách lên tiếng, trước hết là để đòi nợ và nếu không thể đòi được thì sẽ đưa vụ việc đến cơ quan quản lý. Ở thời điểm hiện tại, chưa ai có thể kết luận chủ mưu làm giá cổ phiếu FTM này là ai, ai trục lợi, nhưng câu chuyện FTM đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các chủ thể tham gia thị trường ở tính độc đáo của vụ việc: Bên bị hại đang được cho là các CTCK. Câu chuyện này cũng gợi cho nhiều người trong nghề nhớ lại những nỗi đau mất tiền của nhiều chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, trong đó có nhà đầu tư đại chúng và cả CTCK. Ngoài câu chuyện làm giá, phần lớn các nỗi đau mất mát đều xuất phát từ một kịch bản: Doanh nghiệp yếu được “mông má” lên sàn. Nhiều CTCK, với con mắt tinh tường hơn nhà đầu tư, nhưng cũng không thoát khỏi sự mất mát khi không kiểm soát kỹ chất lượng cổ phiếu cầm cố trong cho vay margin. Thị trường chứng khoán hiện có trên 60 mã có giá dưới 1.000 đồng, trong số này có không ít mã từng có giá 20.000-30.000 đồng/cổ phiếu và không ít CTCK đã cho vay margin ở vùng giá cao này. Cái gốc của niềm tin là sự minh bạch và sự minh bạch quan trọng nhất là minh bạch về sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Đã có hàng vạn nhà đầu tư thua đau do mua phải những cổ phiếu yếu như CTN, KSK, DPS, LCM, KSH, ACM, SPI, CDO… Trong số này, không ít mã rơi về vùng giá chết (dưới 1.000 đồng/cổ phiếu) không chỉ vì doanh nghiệp gặp biến cố trong kinh doanh, khó khăn đổ ập đến, mà vì cái gốc của doanh nghiệp là rởm, sinh ra các cổ phiếu rởm, sau thời gian lướt lát trên sàn trục lợi, cổ phiếu/doanh nghiệp trở về nguyên hiện trạng ban đầu. Để kỳ vọng lợi nhuận, người đầu tư phải chấp nhận mức rủi ro nhất định. Rủi ro do doanh nghiệp mình đầu tư bị thua lỗ trong kinh doanh là điều nhà đầu tư phải chấp nhận, nhưng rủi ro do mua phải cổ phiếu rởm hoặc cho vay cầm cố nhầm cổ phiếu rởm là điều thật không thể chấp nhận trên thị trường chứng khoán. Để chặn những nỗi đau mất tiền oan, cái gốc là DN trên sàn phải minh bạch thực sự và thị trường cần một cơ quan độc lập, giám sát xuyên suốt sự liêm chính của các chủ thể tham gia. Nếu cứ để tình trạng mỗi bên kiểm soát “một khúc” niềm tin và khi ghép lại thì vẫn đầy khoảng hở thì thị trường sẽ còn vỡ ra những câu chuyện nữa, có thể còn lớn hơn vụ FTM… FTM là doanh nghiệp địa phương, vốn điều lệ có 500 tỷ đồng…
Kaka
Vậy e chốt thêm 15 thùng bia 333 nếu Ce tiếp ngày mai nhé
Đội Lái đảo tay cướp hàng mà bác , rung thế các bác sẵn hàng chẳng chạy vội , đi gần 20 điểm
Chứ nhỏ lẻ nay mua trần đc bn đâu
FTM…lùa 11 cty ck…liệu cty ck nào nuốt FTM
Vụ sập sàn cổ phiếu FTM: 11 công ty chứng khoán bị thiệt hại chỉ ra người đứng sau thao túng giá
Tác giả Phan Hằng
18/09/2019 15:05
(ĐTCK) Cuộc họp của đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến vụ “sập sàn” cổ phiếu FTM đã chỉ ra người đứng sau các vụ giao dịch nghi thao túng giá cổ phiếu FTM.
Theo thông tin mà Đầu tư Chứng khoán mới cập nhật thì số lượng công ty chứng khoán bị thiệt hại liên quan tới cổ phiếu FTM lên tới số 11, và bản thân các công ty này đã có sự hợp tác khá sớm để tìm nguyên nhân sự việc.
Ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến việc cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (mã chứng khoán FTM - HOSE) giảm sàn liên tiếp đã nhóm họp.
Tại cuộc họp này, các công ty chứng khoán và ngân hàng đã đưa ra nhận định, cổ phiếu FTM có nhiều dấu hiệu bị thao túng giá bởi cổ đông lớn Lê Mạnh Thường (nguyên Chủ tịch HĐQT FTM, đã từ nhiệm từ tháng 4/2019) và các cá nhân là các chủ tài khoản tại 13 công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán đã trao đổi thông tin và thống kê, hiện có dưới 10 tài khoản mở tại 13 công ty chứng khoán có hiện tượng giao dịch chéo để tạo thanh khoản giả tạo cho cổ phiếu FTM.
Các công ty đã tìm kiếm các bằng chứng về việc đặt lệnh của các tài khoản và được biết, phần lớn các tài khoản đều thực hiện đăng nhập và đặt lệnh thông qua các địa chỉ IP giống nhau và có địa chỉ đăng ký tại 2 tòa nhà ở Hà Nội là tầng 6, Tòa nhà Lya Building, số 24, ngõ 12, phố Đào Tấn, Ba Đình và tầng 9, tòa nhà Icon 4, số 243 La Thành, Hà Nội.
Đây là địa chỉ kinh doanh cũ và mới của Công ty SMD Holding, là công ty có nhiều nhân viên môi giới và cộng tác viên là người trực tiếp đi liên hệ mở tài khoản chứng khoán cho nhóm khách hàng trên tại các công ty chứng khoán. Điều này cho thấy vai trò trung gian thao túng giao dịch cổ phiếu FTM của SMD Holding.
Các công ty chứng khoán cho biết, các cá nhân mở tài khoản và vay margin đều thừa nhận đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường, nguyên Chủ tịch HDQT FTM. Đồng thời, các chủ tài khoản hoàn toàn không biết về các giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản mang tên họ được mở tại các công ty chứng khoán.
Được biết, hầu hết các chủ tài khoản nêu trên đều có địa chỉ cư trú tại Thái Bình và có liên quan trực tiếp tới ông Lê Mạnh Thường, cụ thể là người thân, bạn bè, nhân viên, người lao động tại FTM.
Các bằng chứng trên cho thấy, những hành vi thao túng giá cổ phiếu của ông Lê Mạnh Thường và các chủ tài khoản có liên quan, đồng thời có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các công ty chứng khoán.
Ngoài các chứng cứ nêu trên, các công ty chứng khoán có đầy đủ chứng cứ liên quan khác là các băng ghi âm các cuộc trao đổi với khách hàng, với Hội đồng quản trị và lãnh đạo của FTM, và ghi âm trực tiếp buổi làm việc với ông Lê Mạnh Thường, các tài liệu liên quan đến các giao dịch của khách hàng tại các công ty chứng khoán.
Nhóm công ty chứng khoán đã yêu cầu đại diện của FTM là ông Lê Mạnh Thường, ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT mới có đơn xin từ nhiệm) sắp xếp làm việc với các công ty chứng khoán và có các phương án trả nợ chậm nhất là trước ngày 6/9/2019.
Trong trường hợp phương án trả nợ không được thực hiện, các công ty chứng khoán dự kiến sẽ tố cáo hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM tới các cơ quan chức năng.
úi hơi nhiều bác…để 4 ce làm 10 thùng nữa bác ạ.mai 5 thùng thôi bác
chuẩn bác…FTM đội lái quả cáo tay…
Chắc bác Lâm hốt 200k FTM R , sang tên em ít , e nghèo quá
11 cty ck và 1 ngân hàng đã họp khẩn về kế hoạch FTM…nếu ok đồng thuận vừa lấy lại được xèng lại còn ăn ra khoản trịch lập dự phòng tầm 200 tỏi
pp bà con…chúc bà con ngủ ngon…hẹn gặp lại bà con phiên sáng mai 8h 50p…chúc sức khỏe đội lái FTM .phiên mai chốt 3 ce
Ok Bác, chốt kèo ạ . 5 thùng 333
Bác thích tự bác đi mà làm,nói nhiều mất hay
Chúc Bác Khoai và toàn thể ACE Gà Bay ngủ ngon mai cùng lên tàu mới
Ồ,thế quay lại đội cướp tàu à em