Drg game thoái vốn nhà nước định giá lại tài sản mục tiêu 4x - 2022

Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Dakruco với West Foods

  • Chủ nhật, 23 Tháng 1 2022 02:01
  • font size

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc giữa Công ty Cổ phần cao su Đắk Lắk (Dakruco) và Cty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây (West Foods), với lợi thế của hai bên:

Về phía Dakruco có tiềm năng về vùng quy hoạch trồng cây ăn trái như sầu riêng, mít, chuối, dứa MD2… với quy mô diện tích khá lớn tại xã Cư Bao thuộc thị xã Buôn Hồ và xã EaKpam Huyện Cư Mgar. Thế mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp, với bề dày kinh nghiệp gần 30 năm, quản lý trên 2.500 công nhân và có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp gần 10% số lao động; Kế hoạch phát triển diện tích Dứa MD2 giai đoạn 2022-2025 với tổng diện tích là 290 ha.

Về phía West Foods có kinh nghiệm trên 30 năm trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu trái cây và rau củ quả IQF và đóng hộp, Sản phẩm của Westfoods đang được tiêu thụ tại các thị trường cao cấp như: Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu…; Giống dứa MD2 đã được khảo nghiệm thành công và được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận chính thức giống dứa MD2 cho sản xuất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc từ năm 2018; đã tổ chức thành công Vùng Nguyên liệu dứa MD2 quy mô lớn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long với năng suất cao, chất lượng ổn định đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; Với tiềm năng phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh và có nhiều khách hàng với nhu cầu rất lớn về dứa MD2.

Ngày ngày 19 tháng 01 năm 2022, tại Văn phòng Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk, địa chỉ 30 Nguyễn Chí Thanh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực hợp tác thương mại với các sản phẩm giống Dứa MD2 và một số nội dung hỗ trợ khác trong suốt quá trình hợp tác.

Tham dự Lễ ký kết về phía Dakruco có sự tham dự của ông Nguyễn Viết Tượng - Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Quang Ninh - Tổng Giám đốc và Lãnh đạo các phòng ban Công ty; về phía West Foods có bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và ông Bùi Văn Hoàn, Phó Tổng giám đốc tài chính.

Hai bên đã đi đến thống nhất và cùng nhau hợp tác thường xuyên, lâu dài và bền vững trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên và huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất - cung ứng - thương mại nhằm gia tăng giá trị nông sản của hai bên đảm bảo lợi ích hài hòa đôi bên cùng có lợi.

Phòng Hành chính

bác có nghe tin gì chia cổ tức DRI trước khi thoái vốn hok ? hốt cú chót ấy em thấy là đang rục rịch DHCD thì phỏng

1 Likes

có tin chuyển sàn thôi bác, chia cổ tức chưa thấy thông tin gì.

Giá cao su ngày 10/2: Giá tại Nhật Bản tăng cao nhất 2 tuần

(VOH) - Giá cao su ngày 10/2 tiếp tục tăng tại thị trường Osaka và Thượng Hải. Ngành cao su trở lại đường đua xuất khẩu sau khi phá kỷ lục 10 năm.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 10/2/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 249,3 JPY/kg, tăng mạnh 1,5 yên, tương đương 0,61%.

Giá cao su hôm nay 10/2/2022: Tăng mạnh tại châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 85 CNY, lên mức 14.570 CNY/tấn, tương đương 0,59%.

Giá cao su hôm nay 10/2/2022: Tăng mạnh tại châu Á 2

Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần, được thúc đẩy bởi giá cao su tại Thượng Hải và giá nguyên liệu tăng cao.

Năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với 39,36 nghìn tấn, trị giá 74,98 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 47,2% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 12,4%, tăng so với mức 10,8% của năm 2020.

Ảnh minh họa - Internet

Ngành cao su trở lại đường đua xuất khẩu sau khi phá kỷ lục 10 năm

Năm 2021, xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam phá kỷ lục 10 năm với 3,3 tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 2020.

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên, sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với 2021.

Đáng chú ý, xuất khẩu cao su tự nhiên trong năm 2021 đã đạt được kết quả ấn tượng, vượt năm 2011 nhờ giá bán tăng và những nỗ lực của doanh nghiệp cao su đạt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

Kết quả trên càng khẳng định thêm vị trí thứ ba thế giới về sản lượng và xuất khẩu cũng như thể hiện tín hiệu tích cực từ thị trường đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam với các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Cũng trong năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành cao su, làm gián đoạn thời gian trồng tái canh cao su trong năm và nhiều hoạt động khác tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã cố gắng đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra an toàn. Cố gắng phục hồi sản xuất, vượt mức kế hoạch sản lượng, tạo động lực đạt mục tiêu.

Hiện mức cầu cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục gia tăng trong khi sản lượng thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội làm gián đoạn hoạt động khai thác, đóng cửa nhiều nhà máy.

giá cao su đang tăng rất mạnh theo giá dầu khí:

Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam

XUẤT NHẬP KHẨU THỨ HAI, 14/02/2022 - 17:27

Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc, đạt 2,28 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 chiếm 18,2%, tăng so với mức 16,3% của năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 12,56 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc.

Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc, đạt 2,28 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 chiếm 18,2%, tăng so với mức 16,3% của năm 2020.

Về chủng loại, trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 257,58 triệu USD, tăng 1,2% so với năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 8,3% của năm 2020. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà…

Việt Nam cũng là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc, đạt 1,77 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 31,8% của năm 2020.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như Myanmar, Lào trong năm 2021; trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia… so với năm 2020.

Thế giới có thể thiếu hụt nguồn cung cao su trong năm 2023

07:53 | 16/02/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.

Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.

Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 2 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng trở lại. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng do tâm lý lạc quan, tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi lo ngại về doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 1 giảm.

Doanh số bán ô tô mới giảm làm tăng thêm các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản có thể bị thu hẹp trong quý I/2022 do sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục và sự gia tăng các trường hợp nhiễm biến thể Omicron.

Ngày 9/2, giá cao su RSS3 giao tháng 3/2022 giao dịch ở mức 238,2 Yên/kg (tương đương 2,06 USD/kg), tăng 4% so với cuối tháng 1/2022, nhưng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), thị trường đóng cửa nghỉ Tết đến ngày 07/2, sau khi mở cửa, giá cao su liên tục tăng. Ngày 9/2, giá cao su RSS3 giao tháng 3/2022 ở mức 14.530 nhân dân tệ/tấn (tương đương 2,28 USD/kg), tăng 3,8% so với cuối tháng 1/2022, nhưng giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.

I. Triển vọng ngành:
2022 là năm thiên thời của cao su tự nhiên:
(1) Giá cao su tự nhiên và giá dầu đồng pha với nhau, hiện giá dầu ngày một leo thang;

(2) Hồi phục kinh tế sau đại dịch, tình trang thiếu chip được khắc phục và doanh số oto tăng mạnh trở lại, đặc biệt thị trường Trung Quốc;

(3) Tình hình thiên tai ở một số nước như Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung;

(4) Năm 2021 Việt Nam ghi nhận giá trị xuất khẩu cao su đạt mức kỷ lục 3,2 tỷ đô. Dự báo 2022 tiếp tục phá kỷ lục với 3,5 tỷ đô giá trị xuất khẩu.

II. Triển vọng cặp DRG-DRI
(1) DRG, DRI có lợi thế về quỹ đất nông nghiệp lớn: trong đó DRG trực tiếp quản lý tại VN và Campuchia, DRI quản lý tại Lào.

(2) Dự kiến DRG thoái 30,6% vốn DRI với giá khởi điểm 15.700 đ/cp. Dự kiến thực hiện ngay trong quý 1/202.
(3) DRG dự kiến bán tài sản khu khách sạn Dakruco với thẩm định giá 160 tỷ đồng.

(4) DRG dự kiến thoái vốn tại Công ty con ở Campuchia đang quản lý gần 2.000 ha cao su đang tuổi khai thác.

(5) DRG có kế hoạch mở rộng diên tích nông nghiệp công nghệ cao lên hơn 800 ha.

(6) DRG mới ký hợp tác với West Foods thuộc Tập đoàn FIT tham gia sâu vào chế biến nông nghiệp công nghệ cao. Và dự kiến thành lập nhà máy chế biến hoa quả, nhà máy phân bón nhằm hoàn thiện hệ sinh thái khép kín.

(7) Mảng chỉ thun cao su của DRG đã có sự tăng trưởng khá mạnh trong năm 2021 đánh dấu một bước khởi đầu thuận lợi khi tái cơ cấu mảng này.

(8) DRI hiện đang xin ý kiến cổ đông để chuyển sàn từ upcom lên HNX.

(9) Kết quả kinh doanh 2021 của cặp DRG-DRI cũng tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm cao su tự nhiên và dự báo 2022 sẽ tiếp tục bứt phá mạnh.

DRG đã ra nghị quyết ủy quyền cho chủ tịch HĐQT ký hồ sơ thoái vốn DRI, game thoái vốn đang đến rất gần

thoái 30,6% vốn DRI có thể mang lại cho DRG lợi nhuận đột biến hơn 400 tỷ với giá thị trường hiện nay.

Cao su Đắk Lắk kỳ vọng từ tăng giá cao su tự nhiên

Khắc Lâm - 10/03/2022 14:24

Giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới đang tăng mạnh, kỳ vọng sẽ giúp Cao su Đắk Lắk hưởng lợi và tiếp tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh cao trong năm nay.

TIN LIÊN QUAN


Ảnh minh họa.

Theo dữ liệu cập nhật từ Trading Economics, giá hợp đồng tương lai của cao su tự nhiên trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) trong phiên cuối cùng của tháng 2/2022 đã giao dịch ở mức 260 JPY/kg (tương đương 2.260 USD/tấn), là mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 5/2021 đến nay.

Nguyên nhân đẩy giá cao su tự nhiên tăng mạnh một mặt được đánh giá đến từ sự tăng cao của giá dầu thế giới, khiến giá cao su nhân tạo được sản xuất từ chế phẩm dầu mỏ tăng theo, bởi thế giá cao su tự nhiên cũng tăng.

Bên cạnh đó, nhu cầu cao su tự nhiên cũng được dự báo tăng trong năm nay khi các nền kinh tế đẩy mạnh phục hồi sản xuất, ngân hàng trung ương của nhiều nước tung ra các gói hỗ trợ lớn, trong khi nguồn cung mặt hàng này hạn chế do thời tiết bất lợi tại một số quốc gia sản xuất cao su tự nhiên.

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,6 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,4 triệu tấn. Việc giá hợp đồng cao su tự nhiên trên thị trường thế giới tăng mạnh được đánh giá sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm từ mủ cao su hưởng lợi, trong đó có Cao su Đắk Lắk.

Theo báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh tháng 1/2022, do CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (Cao su Đắk Lắk) công bố, trong tháng đầu năm nay, Công ty đã xuất khẩu 930,72 tấn mủ thành phẩm với giá bán bình quân 1.763,87 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,64 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xuất khẩu tăng 50,8%, trong khi đơn giá bán bình quân tăng 4,5%. Cùng với việc tiêu thụ 315 tấn ở thị trường nội địa (cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận), tổng cộng doanh thu lũy kế tháng đầu năm của Công ty đạt 2,167 triệu USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong tháng đầu năm nay, Cao su Đắk Lắk cho biết, đã ký hợp đồng xuất khẩu 614,4 tấn với đơn giá bình quân 1.842,67 USD/tấn, tăng 106% về sản lượng so với hợp đồng ký được trong tháng 1/2021, trong khi về đơn giá, mức tăng là 11,74%. So với tháng 1/2022, mức giá bình quân đã ký kết cũng tăng 4,46%.

Kết quả này cho thấy tình hình tiêu thụ của Công ty trong tháng đầu năm rất tốt với sự cải thiện mạnh cả về sản lượng và giá bán. Với việc giá cao su trên thị trường thế giới đang tăng mạnh, đơn giá bán bình quân dự báo sẽ duy trì xu hướng tăng trong các tháng tiếp theo.

Cao su Đắk Lắk hiện là một trong 50 doanh nghiệp xuất khẩu cao su dẫn đầu năm 2020 tính theo kim ngạch xuất khẩu (xếp thứ 34/50 - Tạp chí Cao su số 1/2021). Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu thực hiện tại công ty con do Công ty đầu tư 100% vốn là Công ty TNHH Cao su Đắk Lắk tại Lào, đang quản lý 8.810 ha cao su, trong đó 8.341 ha đã đưa vào khai thác; 498,64 ha điều và 17,65 ha bạch đàn, 1 nhà máy chế biến mủ công suất 18.000 tấn/năm. Tỷ lệ xuất khẩu chiếm 62,88% sản lượng của Công ty với các thị trường lớn là Đài Loan (21,44%), Ấn Độ (16,24%), Mỹ (14,68%)…

Cơ cấu vườn cây trẻ đem lại năng suất khai thác cao được đánh giá là điểm mạnh của Công ty so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Số liệu năm 2020 cho biết, năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha, trong đó có những lô cao su kinh doanh năm thứ 5, 6 đạt trên 2,65 tấn/ha.

Trong năm 2021, nhờ giá cao su thế giới tăng trưởng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn nửa đầu năm đã giúp doanh thu thuần hợp nhất của Công ty đạt 599,8 tỷ đồng, tăng 35,9% so với thực hiện năm 2020. Biên lợi nhuận gộp đạt 42,3%, tăng đến 13,6 điểm phần trăm so với năm 2020. Khấu trừ chi phí, Công ty thu về 77,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,17 lần năm 2020. Mặc dù so với kế hoạch đã đề ra, Công ty chỉ vượt 2% mục tiêu doanh thu, nhưng đã vượt 68% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Báo cáo tài chính của Cao su Đắk Lắk cũng cho biết, tính đến cuối năm 2021, Công ty đang có dư nợ vay 278,3 tỷ đồng, giảm 27,4% so với đầu năm và chiếm 25% trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 36,6%. Xét trên cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay của Công ty ở mức khá an toàn, chi phí lãi vay cũng không lớn so với lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh của Công ty tạo ra.

Tuy nhiên, do hoạt động của Cao su Đắk Lắk tập trung ở công ty con đặt tại Lào, nên dư nợ vay của Công ty chủ yếu bằng đồng kíp Lào (LAK), điều này khiến kết quả kinh doanh chịu tác động khá lớn từ biến động tỷ giá trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới nhiều biến động thời gian qua. Như trong năm 2021, việc đồng kíp giảm xuống mức thấp nhất 15 năm so với đồng USD đã tăng đáng kể đến chi phí tài chính của Công ty.chữ in đậm

MÚC :muscle: :muscle: :muscle: :muscle:

các bác múc gì tầm này nữa đợi cuối tháng này về 15,xrồi múc

DRG dự kiến thoái DRI giá 14,1k/ cổ phiếu, dự thu về hơn 300 tỏi

Ngoài thoái 30,6% DRI thì DRG đang thúc đẩy việc thoái vốn khỏi khách sạn 4 sao Darkruco.

giá cao su vượt đỉnh: